Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn toán 6 chủ đề phép cộng các số nguyên ...

Tài liệu Tích hợp liên môn toán 6 chủ đề phép cộng các số nguyên

.DOC
16
3598
115

Mô tả:

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học: CHỦ ĐỀ: PHÉP CỘNG CÁC SỐ NGUYÊN (Tiết 45 - 46) 2. Mục tiêu dạy học: 2.1. Kiến thức: - HS phát biểu được: - Cách cộng hai số nguyên dương; - Quy tắc cộng hai số nguyên âm; - Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. - HS biết nhận biết được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( đặc biệt nước ngọt, nước ngầm) ( kiến thức bài 23 Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8.) - HS nhận biết được tác dụng của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông, và tác hại nếu không tiếp tục thực hiện tốt hơn trật tự an toàn giao thông, mở rộng hiểu biết thực tế về số lượng các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trong cả nước (kiến thức bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.) - HS nhận biết được thực phẩm phải được bảo quản đúng cách mới giữ được phẩm chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng hiểu biết thực tế về nhiệt độ và thời gian bảo quản tối đa tôm tươi. ( kiến thức tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn công nghệ 6 ) - HS nhận biết được sự ảnh hưởng của giá cả thị trường đến chi tiêu trong gia đình, cập nhật kiến thức về giá cả thị trường (kiến thức tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.) - HS hiểu được khái niệm nhiệt độ âm, nhiệt độ dương, 0 0C trong thang nhiệt độ Celsius (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai) 2.2. Kĩ năng: - Vận dụng được các kiến thức trên để tính được tổng hai hay nhiều số nguyên; - Vận dụng được các kiến thức trên để tính được số hạng khi biết tổng hai số nguyên và một số nguyên; - Vận dụng được các kiến thức trên để giải được các bài tập thực tế về các đại lượng cùng chiều, ngược chiều. - Vận dụng được kỹ năng đọc nhiệt độ ghi trên nhiệt giai theo thang nhiệt độ Celsius và nêu được ý nghĩa thực tế của nó. (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai) - HS có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học tính được lưu lượng nước, để có thể thích nghi , sống hòa hợp với thiên nhiên, biết cách hành động và lập kế hoạch để bảo về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên nước, thấy được mối liên hệ giữa việc bảo vệ hệ thống sông, hồ, sử dụng điện tiết kiệm cũng là bảo vệ nguồn nước (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.) - HS có thể tính toán lập kế hoạch cân đối chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý khi giá cả thị trường thay đổi. ( tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.) 2.3. Thái độ: - HS tích cực, tự giác và hứng thú trong học tập; - HS đoàn kết, hợp tác nhóm. - HS có ý thức trong việc chấp hành trật tự an toàn giao thông (bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.) - HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên hài hòa (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.) - HS thấy tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc, qua đó biết trân trọng các giá trị lịch sử - văn hóa - xã hội ( Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn, môn Giáo dục công dân lớp 6) - HS thấy được mối liên hệ và tầm quan trọng của tất cả các môn học khi áp dụng trong cuộc sống, từ đó yêu thích các môn học, có thái độ bình đẳng với các môn học. 3. Đối tượng dạy học của bài học: Đối tượng dạy học học sinh khối 6 Số lượng lớp: 2 lớp 6A và 6C Số lượng: 78 học sinh. 4. Ý nghĩa của bài học: - Qua bài học học sinh được cung cấp thêm về kiến thức bảo quản thực phẩm đông lạnh, từ đó biết điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh nhà mình một các hợp vệ sinh. - Học sinh thấy được tác hại của hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông và nguyên nhân hạn chế được tai nạn giao thông từ đó sống có trách nhiệm . - Học sinh biết quan tâm tìm hiểu và bảo vệ tài nguyên môi trường dưới nhũng tác động của con người, điểu chỉnh hành vi của mình để sống hòa hợp với thiên nhiên, yêu thiên nhiên. - Học sinh thấy khoa học bắt nguồn từ cuộc sống, từ đó thấy được những lợi ích và sự cần thiết học tập tất cả các bộ môn, biết vận dụng kiến thức các môn hỗ trợ lẫn nhau và vận dụng được vào cuộc sống, thúc đẩy học sinh yêu thích nghiên cứu khoa học và khả năng vận dụng khoa học vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Học liệu: - Thông tin về nhiệt độ bảo quản thực phẩm do nhà sản xuất thiết bị lạnh khuyến cáo trên trang www.dienmay.com - Thông tin về giá xăng dầu trên trang www.petrolimex.com.vn - Thông tin về tình hình an toàn giao thông trên trang www.congan.com.vn, sonla.gov.vn, baoanhdatmui.vn, - Thông tin xả nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ đông – xuân 2014 trên trang baomoi.com - Thông tin về Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trên trang vi.wikipedia.org - Thiết bị, đồ dùng dạy học: Máy chiếu - Ứng dụng phần mềm Powerpoint. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: 6.1. Mục tiêu a) Kiến thức: - HS phát biểu được: - Cách cộng hai số nguyên dương; - Quy tắc cộng hai số nguyên âm; - Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. - HS biết nhận biết được tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ( đặc biệt nước ngọt, nước ngầm) ( kiến thức bài 23 Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài 7 Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8.) - HS nhận biết được tác dụng của việc chấp hành trật tự an toàn giao thông, và tác hại nếu không tiếp tục thực hiện tốt hơn trật tự an toàn giao thông, mở rộng hiểu biết thực tế về số lượng các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trong cả nước (kiến thức bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.) - HS nhận biết được thực phẩm phải được bảo quản đúng cách mới giữ được phẩm chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mở rộng hiểu biết thực tế về nhiệt độ và thời gian bảo quản tối đa tôm tươi. ( kiến thức tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn công nghệ 6 ) - HS nhận biết được sự ảnh hưởng của giá cả thị trường đến chi tiêu trong gia đình, cập nhật kiến thức về giá cả thị trường (kiến thức tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.) - HS hiểu được khái niệm nhiệt độ âm, nhiệt độ dương, 0 0C trong thang nhiệt độ Celsius (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai) b) Kĩ năng: - Vận dụng được các kiến thức trên để tính được tổng hai hay nhiều số nguyên; - Vận dụng được các kiến thức trên để tính được số hạng khi biết tổng hai số nguyên và một số nguyên; - Vận dụng được các kiến thức trên để giải được các bài tập thực tế về các đại lượng cùng chiều, ngược chiều. - Vận dụng được kỹ năng đọc nhiệt độ ghi trên nhiệt giai theo thang nhiệt độ Celsius và nêu được ý nghĩa thực tế của nó. (Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Nhiệt giai) - HS có kỹ năng vận dụng kiến thức đã học tính được lưu lượng nước, để có thể thích nghi , sống hòa hợp với thiên nhiên, biết cách hành động và lập kế hoạch để bảo về tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt nguồn tài nguyên nước, thấy được mối liên hệ giữa việc bảo vệ hệ thống sông, hồ, sử dụng điện tiết kiệm cũng là bảo vệ nguồn nước (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.) - HS có thể tính toán lập kế hoạch cân đối chi tiêu trong gia đình một cách hợp lý khi giá cả thị trường thay đổi. (kiến thức Tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6.) c) Thái độ: - HS tích cực, tự giác và hứng thú trong học tập; - HS đoàn kết, hợp tác nhóm. - HS có ý thức trong việc chấp hành trật tự an toàn giao thông (bài 14 Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6.) - HS có ý thức trách nhiệm bảo vệ và sử dụng tài nguyên hài hòa (Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống.) - HS thấy tự hào và biết ơn các anh hùng dân tộc, qua đó biết trân trọng các giá trị lịch sử - văn hóa - xã hội ( Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn, môn Giáo dục công dân lớp 6) - HS thấy được mối liên hệ và tầm quan trọng của tất cả các môn học khi áp dụng trong cuộc sống, từ đó yêu thích các môn học, có thái độ bình đẳng với các môn học. 6.2. Phương pháp chủ yếu: Gợi mở vấn đáp, hoạt động nhóm. 6.3. Chuẩn bị: - GV: Máy chiếu, học liệu, phiếu học tập - HS: Các kiến thức đã học, kiến thức thực tế, thông tin về các lĩnh vực trong cuộc sống. 6.4. Tiến trình lên lớp : Chủ đề được thực hiện trong hai tiết, tiết 1 thực hiện hết phần I, tiết 2 thực hiện phần còn lại. a) Tổ chức: Ngày giảng Thứ Tiết Lớp Sĩ số HS vắng b) Kiểm tra bài cũ Gọi 1 HS đứng tại chỗ thực hiện phép tính: (+4) + (+3). GV đặt vấn đề muốn tính các tổng sau ta làm thế nào? Trong thực tế có khi nào ta phải thực hiện các phép tính như thế này? (-2) + (-4) = ?; 3 + (-5) = ? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG DẤU GHI BẢNG I. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN CÙNG Cộng hai số nguyên dương DẤU - Các số như thế nào gọi là số nguyên dương? 1. Cộng hai số nguyên dương: - HS trả lời: Các số tự nhiên khác 0 gọi là số - Cộng hai số nguyên dương chính nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0. - Tính tổng hai số nguyên dương ta làm thế nào? Ví dụ: (+4) + (+3) = 4 + 3 = 7 - HS trả lời: cộng hai số nguyên dương chính là + Minh họa: cộng hai số tự+4nhiên khác 0. +3 - Em hãy cho biết (+4) + (+3) bằng bao nhiêu? +1 +2 +3 +4 +5 -1 0hiện HS thực trên bảng. +6 +7 - Minh họa phép cộng trên trục số, GV trình chiếu, và khẳng định một+7lần nữa (+4) + (+3) = + 7 * Tích hợp bài Sông và hồ môn địa lý lớp 6; bài Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 6; bài Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7; bài 32 Vai trò của điện năng trong sản xuất và đời sống môn công nghệ lớp 8 Bài 1: - GV cho học sinh làm bài tập 1: Hồ Hòa Bình xả: 2721 triệu mét Để bảo đảm đúng lịch lấy nước phục vụ sản xuất khối nước. nông nghiệp vụ đông – xuân 2014 cho các tỉnh hạ Hồ Tuyên Quang xả: 1404 triệu mét lưu sông Hồng, các nhà máy thủy điện Hòa Bình, khối nước. Tuyên Quang và Thác Bà sẽ thực hiện xả nước. Hồ Thác Bà xả: 842 triệu mét khối Hồ thủy điện Hòa Bình tổng lượng xả khoảng nước. 2721 triệu mét khối; hồ Tuyên Quang tổng lượng Tổng lượng xả từ 3 hồ là bao nhiêu xả khoảng 1404 triệu mét khối và hồ Thác Bà triệu mét khối nước? tổng lượng xả khoảng 842 triệu mét khối. Tổng Giải lượng xả từ 3 hồ là bao nhiêu triệu mét khối nước? Tổng lượng nước xả từ 3 hồ là -GV gọi 1 HS lên trình bày, các HS khác nhận xét, 2721 + 1404 + 842 = 4967 ( triệu đánh giá, GV nhận xét, thống nhất cho điểm. mét khối) - Tại sao khi xả nước ta phải phân bổ như vậy? GV phân tích qua hậu quả nếu thiếu nước ở các đập thủy điện. 2. Cộng hai số nguyên âm Cộng hai số nguyên âm 0 * Tích hợp môn vật lý lớp 6, bài 22 Nhiệt kế - Ví dụ: Nhiệt độ buổi sáng -2 C. Nhiệt giai + Buổi chiều nhiệt độ giảm 40C - HS đọc đề và tóm tắt. + Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều? -GV: Giới thiệu quy ước: + Khi nhiệt độ tăng 20C ta nói nhiệt độ tăng 20C. Khi nhiệt độ giảm 50C, ta nói nhiệt độ tăng -50C. Vậy: nhiệt độ buổi chiều giảm 40C, ta có thể nói nhiệt độ tăng như thế nào? (Ta nói nhiệt độ buổi chiều tăng -40C) - Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều trong phòng lạnh ta làm như thế nào? (Ta làm phép cộng: (-2) + (-4) - Giáo viên trình chiếu hình ảnh minh họa và giới Giải thiệu cách tính tổng đó trên trục số. Vậy (-2) + (-4) bằng bao nhiêu? Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày là - Giáo viên gọi 1 HS nêu lời giải, trình chiếu kết (-2) + (-4) = -6 quả, viết lời giải lên bảng. Bài ?1 a/ (-4) + (-5) = - 9 - GV trình chiếu cho HS đọc đề và làm ?1 Nhận xét: Kết quả của phép tính a/ bằng -9 là số đổi của của kết quả phép tính b/ là 9 ( kết quả của phép tính a/ và phép tính b/ là hai số đối nhau) - Từ nhận xét trên em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên âm? - HS phát biểu như quy tắc SGK. Cho HS đọc ví b/ |-4| + |-5| = 4 + 5 = 9 Nhận xét (-4) + (-5) = - (|-4| + |-5|) = -9 Quy tắc (SGK) Ví dụ: (-17) + (-54) = - (17 + 54) = -71 dụ. GV chữa mẫu lên bảng cho HS quan sát. Bài ?2 - GV cho HS làm ?2. GV trình chiếu đáp án, HS tự sửa bài của mình. a)(+37) + (+81) = 118 b) (- 23) + (-17) = - (23 + 17) = -40 * Tích hợp bài 16 Vệ sinh an toàn thực phẩm môn Bài tập 2: công nghệ 6 Lúc đầu: -20 C - GV cho HS làm bài tập 2: Lúc sau: giảm 50C - Nhiệt độ tủ lạnh nhà An đang ở -20C. Mẹ An Lúc sau nhiệt độ tủ lạnh là bao muốn bảo quản tôm để ăn trong khoảng 5 ngày nhiêu độ C ? nên đã điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh giảm 5 0C nữa theo khuyến cáo của các nhà sản xuất tủ lạnh. Để bảo quản tôm, mẹ An đã để nhiệt độ tủ lạnh là bao nhiêu độ C? Giải Mẹ An đã để nhiệt độ trong tủ lạnh - Muốn tính nhiệt độ tủ lạnh sau khi mẹ An điều là: -2 + (-5) = -7 ( độ C) chỉnh ta làm thế nào? - GV gọi HS lên bảng trình bày, cho HS khác nhận xét, đánh giá. - Nếu để nhiệt độ không thích hợp, thực phẩm có thể không được an toàn! GV cho HS nêu qua về một số tác hại khi bảo quản thực phẩm không đúng cách. * Tích hợp bài 14 Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên môn lịch sử lớp 7; bài 6: Biết ơn Bài 3: Trò chơi Đố vui: Ông là ai? Â. 7 + 14 = 21 môn Giáo dục công dân lớp 6 - GV chia lớp thành 6 nhóm. Nêu nhiệm vụ, phát U. |-37| + |+15| = 52 phiếu học tập. Cho HS chơi trò chơi: Đố vui: Ông C. -17) + (-14) = -21 là ai? GV trình chiếu T. (-25) + (-15) = -40 Tìm kết quả của các phép tính dưới đây, sau đó N. |-25| + 15 = 40 viết các chữ cái tương ứng với các số vừa tìm được vào các ô ở hàng dưới em sẽ tìm được một vị Q. 11 + |-5| = 16 anh hung của dân tộc ta đồng thòi là danh nhân Ô. (-2) + (-3) + (-7) = -12 quân sự của thế giới. Â. 7 + 14 U. |-37| + |+15| T. (-25) + (-15) N. |-25| + 15 R. (-5) + (-6) + (-7) = -18 C. -17) + (-14) Q. 11 + |-5| Ô. (-2) + (-3) + (-7) R. (-5) + (-6) + (-7) -40 -18 21 40 16 52 -12 -21 -40 52 21 40 - Sau 5 phút GV cho HS trao đổi bài với nhóm khác, chấm điểm chéo. Mỗi phép tính đúng 1 điểm. Giải được ô chữ xong sớm nhất được cộng 2 điểm, xong thứ hai được cộng 1 điểm, từ thứ 3 không được cộng điểm. - GV trình chiếu đáp án, hình ảnh Trần Quốc Tuấn, giới thiệu sơ lược về ông, thu bài các nhóm và nhận xét, thống nhất cho điểm mỗi nhóm. T R Â N Q U Ô -40 -18 21 40 16 52 -12 C T U Â N -21 -40 52 21 40 - GV trình chiếu và hướng dẫn HS về nhà học bài - Đọc lại SGK và vở ghi, xem lại các bài đã làm. Học thuộc các quy tắc đã học. - Làm bài tập tiết 46: 27, 28, 29, 30 SGK (75) CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU * Tích hợp bài 22: Nhiệt kế - Nhiệt giai, môn Vật II. CỘNG HAI SỐ NGUYÊN KHÁC DẤU lý lớp 6 1. Ví dụ - GV trình chiếu ví dụ đặt vấn đề vào mục II Nhiệt độ buổi sáng 30C. - Tương tự ví dụ bài học trước. Nhiệt độ buổi chiều cùng ngày giảm 50C, ta có thể + Buổi chiều nhiệt độ giảm 50C + Hỏi: Nhiệt độ buổi chiều? nói nhiệt độ tăng như thế nào? - Hướng dẫn HS tìm kết quả phép tính trên dựa Nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi vào trục số GV trình chiếu chiều là 3 + (-5) = -2( độ C) - GV trình chiếu cho HS làm ?1 Bài ?1 ? Thực hiện trên trục số để tìm kết quả , cho HS (-3) + (+3) = 0 và (+3) + (-3) = 0 đúng tại chỗ mô tả cách làm, cho nhận xét. => Kết quả hai phép tính trên bằng nhau và đều cùng bằng 0. - Cho HS làm ?2 vào vở, GV trình chiếu đáp án, Bài ?2 HS tự sửa bài của minh. a/ 3 + (-6) = -3 | -6| - | 3| = 6 – 3 = 3 => Nhận xét: Kết quả của hai phép tính câu a là hai số đối nhau b/ (-2) + (+4) = +2 | +4| - | 2| = 4 – 2 = 2 => Nhận xét: Kết quả của hai phép Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. - Em cho biết hai số hạng của tổng ở bài ?1 là hai số như thế nào? HS: Là hai số đối nhau tính câu b bằng nhau 2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. - Tổng của hai số đối nhau thì bằng 0. - Từ hai phép tính của câu a, b bài ?2 em hãy rút ra quy tắc cộng hai số nguyên khấc dấu. + Quy tắc: (SGK) GV: Cho HS đọc quy tắc và ví dụ SGK. Ví dụ: Tính (-273) + 55 (-273) + 55 = - (273 - 55) (vì 273 > 55) - GV gọi HS lên bảng làm ?3, sau đó cho HS khác = - 218 nhận xét, đánh giá. Bài ?3 a)(-38) + 27 = - (38 - 27) = -11 b)273 + (-123) = (273 - 123) = 150 Bài tập 1: Không thực hiện phép tính, hãy so Bài tập 1: sánh: a) – 2014 + (-2015) < 0 vì tổng của a) – 2014 + (-2015) và 0 b) 2014 + (-2015) và 0 hai số nguyên âm là một số nguyên c) 22 + (- 12) với 0 âm. - Gọi HS đứng tại chỗ trả lời, GV cho nhận xét, b) 2014 + (-2015) < 0 vì đây là tổng đánh giá hai số nguyên đối nhau, mà |-2015| > | 2014| c) 22 + (-12) > 0 vì đây là tổng hai số nguyên đối nhau, mà |22| > | -12| Bài tập 2: Điền số thích hợp vào ô trống a -2 18 b 3 -18 a+b Bài tập 2 12 -5 6 0 4 -10 a -2 18 12 -2 -5 b 3 -18 -12 6 -5 a+b 1 0 0 4 -10 - GV hướng dẫn HS điền vào ô trống. * Tích hợp bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông môn Giáo dục công dân lớp 6. Bài tập 3: Trong tháng 1 năm 2014, trên cả nước xảy ra 2379 Bài tập 3: vụ tai nạn giao thông, tháng 1 năm 2015 số vụ tai Tháng 1 năm trước số vụ là 2379 vụ nạn giao thông giảm 208 vụ so với cùng kỳ năm Tháng 1 năm nay số vụ giảm 208 vụ ngoái. Tính số vụ tai nạn đã xảy ra trong tháng 1 năm nay ? Tính số vụ tai nạn đã xảy ra trong tháng 1 năm nay ? - GV hướng dẫn HS tóm tắt đề và tìm lời giải: Tháng 1 năm trước số vụ là bao nhiêu? Tháng 1 năm nay số vụ là bao nhiêu? Tính số vụ tai nạn đã xảy ra trong tháng 1 năm nay ta phải làm thế nào? - Theo em tại sao số vụ tai nạn giao thông gần đây lại giảm? - GV gọi HS đứng tại chỗ phát biểu các quy tắc Giải Trong tháng 1 năm 2015 số vụ tai nạn giao thông đã xảy ra là: 2379 + (-208) = 2379 -208 = 2047 (vụ) cộng hai số nguyên, trình chiếu slide tổng kết kiến thức hai tiết học. * Tích hợp bài 26: Chi tiêu trong gia đình môn Công nghệ lớp 6. Bài tập 4 Từ ngày 22 tháng 12 năm 2014 đến nay giá xăng liên tục giảm. Mỗi lít lần 1 giảm 2090 đồng, lần 2 Bài tập 4 Lúc đầu giá xăng là 20320 đồng Lần 1 tăng -2090 đồng giảm 310 đồng, lần 3 giảm 1940 đồng. Tính giá Lần 2 tăng -310 đồng xăng hiện nay? Biết trước khi giảm giá lần 1 giá Lần 3 tăng -1940 đồng một lít xăng là 20320 đồng. So với trước ngày 22 Giá xăng hiện nay là bao nhiêu? tháng 12 năm 2014 mỗi lít xăng gia đình em tiết So với lúc đầu tiết kiệm được bao kiệm được bao nhiêu tiền? nhiêu tiền một lít? - Giáo viên hướng dẫn HS tóm tắt đề Giải - Lúc đầu giá xăng là bao nhiêu? Giá xăng giảm Giá xăng hiện nay là: liên tục mấy lần, mỗi lần bao nhiêu? Muốn tính 20320 + (-2090) + (-310) + (-1940) giá xăng hiện nay ta làm thế nào? - Gọi HS lên bảng trình bày = 15980 ( đồng) So với trước ngày 22 tháng 12 mỗi lít xăng gia đình em tiết kiệm được - GV gọi các HS khác nhận xét và đánh giá số tiền là: - GV nhận xét thống nhất cho điểm (-2090) + (-310) + (-1940) = 4340 (đồng). Bài tập 5: Em hãy tự ra một đề bài hợp lý cho Bài tập 5: phép toán sau: (-7) + (-3) = -10 Nhiệt độ buổi sáng tại London là - GV gọi một số HS đứng tại chỗ trả lời. Cho HS -70 C, nhiệt độ buổi chiều tăng thêm khác nhận xét, đánh giá. GV nhận xét và đưa ra 0 3 C nữa. Tính nhiệt độ London vào một số gợi ý, thống nhất cho điểm. buổi chiều. - GV trình chiếu tổng kết kiến thức chủ đề - GV trình chiếu và hướng dẫn HS về nhà học bài - Đọc lại SGK và vở ghi, xem lại các bài đã làm. Học thuộc các quy tắc đã học. - Làm bài tập tiết 46: 27, 28, 29, 30 SGK (75) 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: Học sinh làm bài kiểm tra viết 10 phút: Bài tập 1: Sáu tháng đầu năm 2013 tai nạn giao thông làm chết 4138 người, bị thương 12558 người. Sáu tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm trước số người chết giảm 210 người, số người bị thương giảm 2002 người. a) Tính số người chết và bị thương do tai nạn giao thông trong 6 tháng đầu năm 2014. (6 điểm) b) Dân số trung bình mỗi xã trong huyện hiện nay khoảng xấp xỉ 6000 người, hãy so sánh tổng số người bị thương và số người bị chết do tai nạn giao thông với dân số của một xã? (1,5 điểm) Bài tập 2: . Tủ lạnh nhà Hương đang để ở nhiệt độ -10C. Mẹ Hương mua thịt gà đông lanh, đọc hướng dẫn bảo quản rồi tăng nhiệt độ tủ lạnh thêm -110C. Theo hướng dẫn nếu để ở nhiệt độ đó thịt gia cầm đông lạnh sẽ bảo quản được trong 3 tháng! Tính xem nhiệt độ nào thích hợp để bảo quản thịt gà đông lạnh lâu như thế? ( 2,5 điểm) 8. Các sản phẩm của học sinh: Lời giải bài tập 1: a) Sáu tháng đầu năm 2014 số người bị chết bởi tai nạn giao thông là: 4138 + (-210) = 3928 ( người) Sáu tháng đầu năm 2014 số người bị thương bởi tai nạn giao thông là: 12558 + ( - 2002) = 10556 ( người) b) Tổng số người bị thương và chết vì tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2014 là: 3928 + 10556 = 14484 ( người) Số người bị thương và chết do tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2014 lớn hơn số dân của hai xã trong huyện. Lời giải bài tập 2: Nhiệt độ thích hợp mà nhà sản xuất hướng dẫn để bảo quản thịt gia cầm đông lạnh tối đa 3 tháng là: (-1) + (-11) = -12 (độ C) Kết quả: Số học sinh tham gia kiểm tra: 78 em. Đạt điểm giỏi: 35 em chiếm 45%. Điểm khá: 23 em chiếm 30% Điểm trung bình: 19 em chiếm 24% Điểm yếu: 1em chiếm 1%
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan