Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn ngũ văn 9 ôn tập văn bản “làng” của kim lân ...

Tài liệu Tích hợp liên môn ngũ văn 9 ôn tập văn bản “làng” của kim lân

.PDF
13
2552
54

Mô tả:

Phụ lục I Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi - Sở giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo quận Tây Hồ - Trường THCS Đông Thái - Địa chỉ: 149 Trích Sài – Phường Bưởi – Quận Tây Hồ - Hà Nội Điện thoại:...........................; Email: [email protected] - Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên): 1. Họ và tên: Bùi Huy Dũng Ngày sinh 1/9/1976 Môn: Ngữ Văn Điện thoại: 0906221976 2. Họ và tên: Phạm Thị Kim Lan Ngày sinh: 21/11/1968 Môn : Ngữ Văn Điện thoại: 0983640619 3. Họ và tên: Phạm Thị Hậu Ngày sinh: 17/3/1970 Điện thoại: 0974499470 Môn : Ngữ Văn Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên 1. Tên hồ sơ dạy học: Ôn tập văn bản “Làng” của Kim Lân (Có tích hợp liên môn) 2. Mục tiêu dạy học - Nắm vững kiến thức trọng tâm của văn bản. - Khai thác nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật, xây dựng tình huống, ý nghĩa nhan đề… - Tích hợp kiến thức liên môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD để xây dựng đoạn văn nghị luận xã hội: biểu hiện của tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. 3. Đối tượng dạy học của bài học a. Đối tượng: Học sinh lớp 9A (10 học sinh), 9D (28 học sinh) b. Những đặc điểm: - Học sinh có lực học từ yếu đến giỏi. - Bước đầu đã có ý thức công dân, ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư có văn hóa. 4. Ý nghĩa của bài học - Cảm nhận được tình yêu làng quê thắm thiết thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến ở nhân vật ông Hai trong truyện. Qua đó thấy được một biểu hiện cụ thể, sinh động về tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp. - Từ chủ đề của truyện, học sinh có ý thức, thái độ về tình yêu làng quê gắn liền với tình yêu nước. 5. Thiết bị dạy học, học liệu - Máy chiếu. - Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trình chiếu Powerpoint; - Tư liệu Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD có liên quan đến bài học. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học CHUYÊN ĐỀ: ÔN TẬP VĂN BẢN “LÀNG” CỦA KIM LÂN (Có tích hợp liên môn) LÀNG Tác giả - Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Sinh năm1920 mất ngày 20/7/2007. - Quê ở Bắc Ninh. - Sở trường về truyện ngắn. - Am hiểu sâu sắc về nông thôn và người nông dân. Tác phẩm Sáng tác năm 1948, thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. Kim Lân Em hãy trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về bối cảnh lịch sử ra đời của tác phẩm “Làng”? Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 Hình ảnh về những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) Lược đồ căn cứ địa Việt Bắc TRÒ CHƠI Ô SỐ MAY MẮN 1 2 3 4 5 6 v Chủ đề của truyện ngắn “Làng” là gì ? ĐÁP ÁN: Truyện viết về tình yêu làng quê, đất nước, tinh thần đi theo cuộc kháng chiến của người nông dân trong những năm đầu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Chủ đề của truyện ngắn “Làng” là gì ? ĐÁP ÁN: Truyện viết về tình yêu làng quê, đất nước, tinh thần đi theo cuộc kháng chiến của người nông dân trong những năm đầu chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Tóm tắt nội dung chính của truyện ngắn “Làng”. ĐÁP ÁN: Truyện ngắn Làng thể hiện chân thực, sinh động một tình cảm bền chặt và sâu sắc là tình yêu làng thống nhất với tình yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân mà điển hình là nhân vật ông Hai. Những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện ngắn “Làng” là gì ? ĐÁP ÁN: - Truyện xây dựng cốt truyện tâm lí, tình huống thử thách nội tâm nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sâu sắc và tinh tế. - Ngôn ngữ sinh động, giàu tính khẩu ngữ, cách trần thuật linh hoạt. Tại sao trong truyện lại chỉ nói tới làng Chợ Dầu nhưng nhan đề của truyện lại đặt tên là “Làng” ? ĐÁP ÁN: Tại vì tác giả muốn điển hình hóa, khái quát hóa từ một làng quê cụ thể, từ một người nông dân cụ thể để qua đó nói lên hoàn cảnh chung của đất nước Việt Nam. Vì làng quê chính là hình ảnh của đất nước thu nhỏ. CHÚC MỪNG BẠN! BẠN ĐÃ CHỌN Ô SỐ MAY MẮN Tình yêu quê hương là một đề tài rất quen thuộc trong văn học. Hãy chỉ ra nét riêng đặc sắc của truyện ngắn “Làng” khi khai thác đề tài này? ĐÁP ÁN: Nét riêng, đặc sắc của truyện ngắn này là đã nêu được mối quan hệ giữa tình cảm làng quê và tình yêu nước trong hoàn cảnh chiến tranh. Bằng cách tạo ra một tình huống có sự xung đột giữa hai tình cảm ấy, truyện đã cho thấy lòng yêu nước là tình cảm lớn lao bao trùm trong con người kháng chiến, chi phối các tình cảm khác. Tình yêu làng quê dù có sâu nặng đến đâu cũng phải nằm trong tình yêu nước, không thể đi ngược lại với lòng yêu nước, với quyền lợi của cả dân tộc. Một số hình ảnh về phường Bưởi Bản đồ phường Bưởi Trách nhiệm của bản thân em và mọi người trong việc xây dựng phường Bưởi thành phường Văn hóa? Phường Văn hóa là sự phát huy và phát triển những giá trị của văn hóa làng xã trong thời đại mới. Văn hóa chính là nền tảng để chúng ta xây dựng phường Văn hóa một cách vững chắc trong bối cảnh hiện nay. Thực tế đã chứng minh, trong quá khứ lịch sử cũng như hiện tại và tương lai, làng, xã (phường) luôn giữ một vị trí hết sức quan trọng trong đấu tranh dựng nước và giữ nước, là nơi lưu giữ trường tồn những giá trị vật chất, tinh thần và bản sắc văn hóa dân tộc… Từ chủ đề của truyện, với tựa đề: “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”, em hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi con người. Gợi ý: * Yêu cầu về hình thức: - Đây là kiểu đoạn nghị luận nhằm làm sáng tỏ một nhận định, quan điểm, ý kiến nên phải vận dụng thành thạo các phép lập luận giải thích, chứng minh; luận điểm, luận cứ thuyết phục; lập luận chặt chẽ. - Đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch. - Không mắc lỗi diễn đạt, ngữ pháp, chính tả. * Yêu cầu về nội dung: - Khẳng định ý nghĩa của gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người: + Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có người thân, nơi chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn và trưởng thành... + Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của ta, nơi ấy có những người thân quen, kỉ niệm ấu thơ, bạn bè... + Gia đình và quê hương chính là bến đỗ bình yên trong cuộc đời mỗi con người. Là chỗ dựa, nguồn động viên của mỗi con người trong cuộc sống... - Những việc làm để xây dựng gia đình, quê hương và kế thừa, phát huy truyền thống gia đình, quê hương: + Với gia đình: là người con hiếu thảo, có trách nhiệm... + Với quê hương: có ý thức, hành động biết yêu thương, đùm bọc, đoàn kết, sẻ chia... + Có thái độ phê phán những hành vi đi ngược, phá hoại hạnh phúc gia đình, truyền thống của quê hương. - Liên hệ, mở rộng: gia đình, quê hương còn là Tổ quốc; tình yêu gia đình luôn gắn với tình yêu quê hương, đất nước. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Trong quá trình kiểm tra, đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết trong 10 phút. Mỗi học sinh hoàn thành bài viết với đề bài: Từ chủ đề của truyện, với tựa đề “Gia đình và quê hương – chiếc nôi nâng đỡ đời con”, em hãy viết đoạn văn diễn dịch nêu suy nghĩ của mình về cội nguồn yêu thương của mỗi con người. 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 95% học sinh đã hoàn thành bài tập này. Kết quả đạt được như sau: Giỏi 30% Khá : 35% Trung bình 30% Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào học kỳ II của năm học 2014 -2015 đối với học sinh các lớp và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 8, 9. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để học sinh có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của nhóm giáo viên Ngữ văn 9, rất mong được sự ủng hộ góp ý của các quý thầy cô để chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Phụ lục III Trang bìa của hồ sơ dạy học HỒ SƠ DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP 1. Tên chủ đề dạy học: Ôn tập văn bản “Làng” của Kim Lân (Có tích hợp liên môn) 2. Môn học chính của chủ đề: Ngữ Văn 3. Các môn được tích hợp: Lịch sử, Địa lý, GDCD
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan