Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh tại s...

Tài liệu Tích hợp liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh tại sao thanh thiếu niên không nên lạm dụng rượu

.PDF
11
942
106

Mô tả:

I. TÌNH HUỐNG : Sử dụng rượu là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Mặc dù không dễ uống, song rượu lại là chất kích thích, gây nghiện vì vậy người sử dụng rất dễ bị lệ thuộc dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu. Thực trạng thanh thiếu niên (TTN) vi phạm pháp luật, gây tai nạn giao thông có nguyên nhân từ rượu đang trở thành vấn đề đáng báo động cần được ngăn chặn. Điều đó thôi thúc em trở thành một tuyên truyền viên phòng chống tác hại lạm dụng rượu trong TTN: “TẠI SAO THANH THIẾU NIÊN KHÔNG NÊN LẠM DỤNG RƯỢU ?” II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng các kiến thức liên môn để tìm hiểu, tuyên truyền cho TTN về tác hại của việc lạm dụng rượu từ đó giúp họ tránh xa hoặc biết cách giảm thiểu tác hại của nó đối với bản thân và gia đình mà vẫn giữ được nét tập quán văn hóa truyền thống. Góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, an toàn và văn minh. III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: III.1. Tình hình lạm dụng rượu, bia ở thanh thiếu niên Việt Nam Tại Việt Nam, mức tiêu thụ rượu bình quân đầu người từ 15 tuổi trở lên năm 2012 là 6,6 lít rượu nguyên chất, cao hơn mức trung bình của thế giới; và là nước tiêu thụ rượu mạnh nhất khu vực ASEAN năm 2013 (68 triệu lít). Theo nghiên cứu của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam thì tỷ lệ TTN lạm dụng rượu đang có xu hướng tăng cả về số lượng và mức độ. Tại các khu vực Tây Bắc và Đông Bắc thì tỷ lệ này cao nhất cả nước. Nam TTN có tỷ lệ sử dụng rượu (80%) cao hơn nữ giới (37%), Đi cùng sự gia tăng sử dụng rượu là sự gia tăng tai nạn giao thông, bạo lực và các bệnh mãn tính không truyền nhiễm. 1 III.2. Vậy rượu là gì ? Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, rượu đế, rượu nếp, rượu thuốc, các loại rượu đóng chai trong và ngoài nước… Về mặt hóa học, rượu là một dung dịch gồm nước và etanol C2H5OH (ancol etylic hoặc rượu etylic). Etanol tan vô hạn trong nước. Số ml etanol có trong 100ml dung dịch rượu gọi là độ rượu. Độ rượu càng lớn thì tỉ lệ phần trăm về thể tích của etanol trong hỗn hợp càng tăng. Về mặt y học, rượu có tính gây ngủ và an thần, ức chế thần kinh, giảm đau, nếu uống ít sẽ tăng tiết dịch vị, tăng hấp thụ, tăng nhu động ruột, ăn ngon miệng... nhưng một lượng lớn rượu có thể dẫn đến tình trạng say rượu, ngộ độc rượu cấp tính thậm chí là đột tử. Thanh thiếu niên bị xem là lạm dụng rượu nếu uống hơn 2 đơn vị rượu/ngày. Đơn vị rượu tương đương với 10 gr etanol nguyên chất chứa trong dịch uống (khoảng 100 ml rượu vang 13,5%, 30 ml rượu mạnh 40%-43%). III.3. Tác hại của rượu: a. Tác hại về sức khỏe: Rượu uống vào chủ yếu được hấp thụ tại ống tiêu hóa bằng thẩm thấu ngay từ màng niêm mạc miệng. Rượu xâm nhập nhanh vào máu nhiều nhất là ở tổ chức của gan sau đó não, phổi... Như vậy ô-xy hóa rượu ở gan đóng vai trò chính (90%), một lượng nhỏ được đào thải qua phổi, nước tiểu, mồ hôi (5 - 10%) và etanol chính là tác nhân gây ra những tác hại cho sức khỏe: - Gây rối loạn hoạt động của não bộ. - Gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Nghiện rượu gây ra các biến chứng như thủng dạ dày và chảy máu dạ dày. - Gây viêm tụy mãn tính. 2 - Rượu khiến chức năng của gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan. - Rượu làm cho cơ tim bị thoái hóa, bộ máy tim mạch bị tổn thương, dần dẫn tới suy tim, gây nguy cơ tử vong cao. - Giảm sức đề kháng của cơ thể - Nguyên nhân của bệnh gout. - Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản : Rượu làm suy yếu nòi giống; gây nguy cơ sinh non cao ở phụ nữ. - Gây ra các bệnh về tâm thần : hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động; làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, làm gia tăng các ý tưởng tự sát. Rượu gây tổn thương trí nhớ ở trẻ vị thành niên; làm giảm khả năng học tập, suy luận và lựa chọn quyết định của học sinh ở độ tuổi này. 3 b. Nguyên nhân gây suy thoái đạo đức, vi phạm pháp luật: Thanh thiếu niên uống nhiều rượu hay có hành vi bạo lực, bê tha, giảm sút tình cảm đạo đức, thay đổi phản ứng cảm xúc: khoái cảm, nói năng luyên thuyên, hay đùa cợt, xàm xỡ, công kích, mất kiểm soát … gây phương hại cho những mối quan hệ với bạn bè, gia đình và xã hội; dễ đi vào quan hệ tình dục không an toàn hoặc bị tấn công về tình dục nhất là đối với các bạn nữ. Tình trạng TTN uống rượu gây ra nhiều vụ án hiếp dâm, cướp của, giết người thương tâm…đã được đài, báo liên tục đưa tin gần đây. c. Nguyên nhân gây tai nạn giao thông: Rượu ảnh hưởng đến thị giác khiến những bảng chỉ đường có vẻ nhỏ hơn; khả năng ước tính khoảng cách và tập trung vào những vật ở xa bị giảm sút. Vì vậy TTN đi xe máy sau khi uống rượu thường vi phạm các lỗi: tốc độ; đi không đúng phần đường, làn đường; không chấp hành tín hiệu giao thông, đi vào đường ngược chiều dẫn đến nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông và 34% số người tử vong do tai nạn liên quan đến rượu. 4 d. Tác hại của rượu đối với nền kinh tế - xã hội : Người Việt Nam phải chi phí cho sở thích uống rượu khoảng 3 tỉ USD/năm –số tiền đủ mua hàng nghìn ngôi nhà ở xã hội. Những chi phí cho hệ lụy của việc uống rượu quá giới hạn cũng rất tốn kém (chiếm 2-8% GDP quốc gia). Trong khi các khoản đóng góp từ ngành sản xuất rượu và đồ uống có cồn vào ngân sách được 1 đồng thì phải chi tới 2- 3 đồng đề giải quyết hậu quả của nó. Và đặc biệt, các vụ tai nạn giao thông đã làm mất đi lực lượng lao động sung sức cho xã hội. IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: Vận dụng các kiến thức liên môn để giải quyết tình huống: “TẠI SAO THANH THIẾU NIÊN KHÔNG NÊN LẠM DỤNG RƯỢU ?” Môn hóa học: Tìm hiểu về rượu. Môn vật lý và công nghệ: Qui trình sản xuất rượu truyền thống. Môn sinh học: Biết được ảnh hưởng của rượu đối với sức khỏe của con người. Môn giáo dục công dân: + Biết được ảnh hưởng tiêu cực của rượu đối với gia đình và xã hội. + Tuyên truyền, giáo dục ý thức phòng, chống lạm dụng rượu ở TTN. - Môn tin học và toán thống kê: Thu thập và xử lý thông tin tìm kiếm từ thực tế, báo, internet và các môn học ở bậc THCS. - Môn ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn nghị luận. - V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: V.1. Hoạt động điều tra (phụ lục ): Em đã tiến hành điều tra ở một số bạn học sinh (hs) khối 9 Trường THCS Trung Hòa (nữ + nam) và một số học sinh THPT (nữ + nam) ở khu Trung Hòa – Nhân Chính nơi em ở theo nội dung sau : Sử dụng rượu Hiểu biết về Học sinh Tác hại của rượu Rượu Không Biết chưa biết đầy đủ Gia đình (gđ) Bản thân Biết rõ Không sử dụng Có sử Thường Không dụng xuyên sử dụng Có sử dụng Thường xuyên 7,5% 87,5% 5% (3 gđ) (35 gđ) (2 gđ) 90% 10% (36 gđ) (4 gđ) Lớp 9 92,5% 5% 80% 15% 67,5% 32,5% (40 hs) (37 hs) (2 hs) (32 hs) (6 hs) (27 hs) (13 hs) THPT 100% 73% 27% 20% 75% 5% (40 hs) (40 hs) (29 hs) (11 hs) (8 hs) (30 hs) (2 hs) 0% 0% 0% Kết quả điều tra tuy ở phạm vi nhỏ nhưng cho thấy: - Hầu hết học sinh ở cả hai nhóm đều hiểu biết chưa đầy đủ tác hại của việc lạm dụng rượu; - Có sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như mức độ sử dụng rượu từ sau tuổi 14. 5 → Việc tuyên truyền và giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu và các giải pháp phòng chống rất cần được thực hiện sớm ở học sinh THCS. V.2. Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm dụng rượu ở TTN. a. Nguyên nhân chủ quan: - Lý do chủ yếu là sự tác động từ bạn bè cùng trang lứa: bị bạn bè rủ rê hoặc ép buộc, vì nể bạn, sợ bạn chê là quê mùa, hèn nhát. Bản thân tò mò muốn biết rượu như thế nào, và nhất là do đang ở tuổi thích thử nghiệm những thứ mới, mà rượu là thứ thông thường nhất. Áp lực về học tập, thi cử, muốn khẳng định bản thân của tuổi đang lớn. Họ sử dụng rượu để giảm stress. Trạng thái hưng phấn của bản thân, coi việc uống rượu như thứ "gia vị". Sự kém hiểu biết, thiếu giáo dục về luật pháp và tác hại của việc lạm dụng rượu. b. Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng từ gia đình: - Nhiều cha mẹ uống rượu, nên không thể khuyên con được. - Cha mẹ chưa quan tâm đến tâm lý và hành vi của con cái. Ảnh hưởng từ xã hội: - Do đời sống kinh tế xã hội đi lên và các mối quan hệ của TTN được mở rộng hơn. - Do việc quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại rượu đầy hấp dẫn trên phim và các phương tiện thông tin đại chúng. - Việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và tác hại của việc lạm dụng rượu trong tầng lớp TTN chưa sâu và rộng. - Các hình phạt cho việc vi phạm pháp luật và gây tai nạn giao thông do sử dụng rượu chưa đủ mạnh. - Sống trong vùng sử dụng nhiều rượu… Nguồn cung cấp rượu: Rượu Việt Nam không cầu kỳ, đắt đỏ và rất dễ mua ở mọi nơi: cửa hàng tạp hóa, quán nước…. Đặc biệt, 95,7% người sử dụng rượu uống rượu nấu thủ công vì giá thành rẻ và dễ làm. 6 Em đã tiến hành tìm hiểu thực tế ở quê ngoại của mình, làng Lạc Đạo (huyện Văn Lâmtỉnh Hưng Yên). Tại đây, rượu trắng truyền thống được sản xuất từ tinh bột với qui trình công nghệ đơn giản và thô sơ ở hầu hết các hộ gia đình. Nguyên liệu: Tinh bột thô (gạo nếp, gạo tẻ, sắn…) Thổi chín (C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6 Để nguội Ủ men (12 - 15 ngày) C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 Chưng cất Rượu thành phẩm C2H5OH + H2O Bã rượu Sơ đồ công nghệ sản xuất rượu trắng truyền thống. Chưng cất rượu: Là quá trình tách hỗn hợp rượu (sôi ở 78oC) và nước (sôi ở 100oC). Người ta tiến hành đun sôi hỗn hợp lên men, hơi bay lên đi qua ống dẫn được làm lạnh nhờ bồn nước để ngưng tụ rượu. Dung dịch rượu thu được trong suốt có mùi thơm đặc trưng và nồng độ rượu sẽ giảm dần theo thời gian chưng cất. Chưng cất rượu truyền thống. 7 Giá khoảng 40.000 đồng/lít rượu 40º . Hiện nay, trên thị trường còn tràn ngập các lọai rượu có giá rẻ giật mình, chúng không được nấu theo cách truyền thống mà sử dụng công thức pha chế: Cồn công nghiệp (~20 lít) + nước giếng (~ 200 lít) = rượu trắng (~ 220 lít) Hoặc: Men tươi Trung Quốc + cơm ủ = rượu trắng. Cảnh pha cồn với nước trong phuy làm thành rượu ở Đại Lâm. Giá khoảng 10.000 đồng/lít Điều nguy hiểm nhất là các loại rượu giá rẻ có thể chứa rượu metanol (rất độc: gây mù lòa hoặc tử vong.) V.3. Giải pháp: Từ những nguyên nhân kể trên, em xin đưa ra những giải pháp cụ thể và khả thi nhằm giảm thiểu tác hại của việc lạm dụng rượu ở TTN. a. Trao đổi với cô giáo tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn tổ chức các buổi tuyên truyền, phổ biến về tác hại của rượu và cách phòng chống tác hại của việc lạm dụng nó mà chính em sẽ là tuyên truyền viên nhỏ tuổi theo các nội dung : - Quy định về việc cấm sử dụng rượu khi tham gia giao thông (2007). - Nghiêm cấm việc bán và uống rượu trong các trường phổ thông… - Cấm các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, bến xe, trạm dừng nghỉ không bán rượu cho trẻ em và người dưới 18 tuổi. - Cấm quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và tài trợ đối với các loại rượu từ 15 độ trở lên dưới mọi hình thức. 8 - Nhà trường giảng dạy tác hại và hướng dẫn kỹ năng từ chối uống rượu cho học sinh. - Động viên các bạn sống cởi mở để cha mẹ có thể giúp mình vượt qua những trở ngại trong học đường, ngoài xã hội và đối phó với áp lực của bè bạn. - Hãy nói không với rượu và không điều khiển xe cơ giới khi chưa đủ 18 tuổi. - Không lạm dụng rượu trong đám tang, lễ hội, đám cưới… - Sử dụng rượu điều độ, đúng chỗ, đúng cách để ngăn chặn các tác hại của rượu: o Chỉ uống các loại rượu có độ cồn thấp và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn. o Không uống rượu khi bụng đói. Nên ăn cơm với rau để làm chậm mức hấp thu rượu nhờ có sinh tố B, cacbohydrat có trong gạo và các vitamin, khoáng chất có trong rau. o Khi bị say, nên nôn cho rượu ra ngoài để giải rượu; ăn hoặc uống nhiều nước trái cây chứa vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi, cóc… vì chúng chứa nhiều axit nên có tác dụng giải rượu nhanh chóng. 9 b. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi vẽ tranh cổ động hoặc dựng các vở kịch có nội dung lồng ghép cuộc vận động TTN không lạm dụng rượu với các cuộc vận động “TTN với văn hoá giao thông”, “TTN đồng hành cùng với ATGT”, “TTN sống đẹp”. c. Tổ chức đi thăm bệnh nhân tại khoa tâm thần, khoa các bệnh không truyền nhiễm, khoa chấn thương ở các bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức… để họ tận mắt thấy được tác hại của việc lạm dụng rượu. d. Kiến nghị: - Nâng cao các mức phạt đối với TTN gây mất trật tự xã hội, gây tai nạn giao thông do rượu. - Quy định in thông tin về tuổi, đối tượng không được sử dụng và cảnh báo tác hại của rượu trên nhãn sản phẩm. 10 - Các nhà khoa học nghiên cứu những sản phẩm mới tiện dụng có khả năng chuyển hóa rượu và giảm lượng cồn trong máu. VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TINH HUỐNG Việc hoàn thành bài dự thi giải quyết tình huống “TẠI SAO THANH THIẾU NIÊN KHÔNG NÊN LẠM DỤNG RƯỢU ?” đã mang lại ý nghĩa giáo dục tích cực: 1. Giúp giới trẻ hiểu rõ hơn những tác hại của việc lạm dụng rượu. Từ đấy họ sẽ nâng cao ý thức, hiểu biết về pháp luật và có đủ bản lĩnh làm chủ được bản thân. Điều này rất quan trọng, bởi sự giàu có và phồn vinh của đất nước được cấu thành từ yếu tố con người, và có sự góp sức của lứa tuổi thanh thiếu niên. 2. Giúp học sinh nhận thức rõ tầm quan trọng của sự kết hợp chặt chẽ giữa các môn học và đẩy lùi tình trạng học lệnh đang phổ biến ở học sinh. Qua đó khuyến khích học sinh chủ động tìm hiểu các vấn đề, phát huy được tính tích cực, sáng tạo để giải quyết vấn đề. Đây chính là nhân tố góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện của đất nước. Em mong rằng Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức thêm nhiều cuộc thi bổ ích và lý thú hơn nữa cho học sinh chúng em. Học sinh trình bày Vũ Phương Nhi 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan