Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp liên môn CON ĐƯỜNG TỪ NHÀ ĐẾN TRƯỜNG – GIAO THÔNG AN TOÀN CHO HỌC SINH...

Tài liệu Tích hợp liên môn CON ĐƯỜNG TỪ NHÀ ĐẾN TRƯỜNG – GIAO THÔNG AN TOÀN CHO HỌC SINH

.DOCX
10
1340
88

Mô tả:

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phốố Hà Nội Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ Bài viết dự thi Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học Trường Trung học cơ sở Chu Văn An Địa chỉ: 17 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội Điện thoại: 0904255931 Email: [email protected] Thông tin về học sinh: Họ và tên: Lương Nhật Minh Ngày sinh: 6/11/2000 Lớp: 9A6 BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9 BÀI: VĂN NGHỊ LUẬN VỀỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐỐNG 1. Tình huống cần giải quyết là: Trong một hội nghị về vấn đề: “An toàn giao thông cho học sinh” em được đề cử để trình bày một bài viết nói lên suy nghĩ, ý kiến của mình về một hiện tượng, thực trạng đang sử dụng phương tiện giao thông mất an toàn đối với học sinh trung học cơ sở. Em sẽ viết bài văn nói lên suy nghĩ của mình về việc học sinh đi xe đạp điện từ nhà tới trường làm thế nào để giữ được an toàn ? 2. Mục tiêu: Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về: + Hiện tượng đang diễn ra + Nguyên nhân + Hậu quả + Cách khắc phục + Suy nghĩ, đánh giá riêng của bản thân 3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống: Cần kết hợp các kiến thức trong thực tế đời sống: - Hiện tượng ùn tắc giao thông đang trở thành nỗi lo của nhiều người hiện nay. - Nguyên nhân của hiện tượng. - Hậu quả và cách khắc phục hiện tượng. - Suy nghĩ, đánh giá riêng của bản thân. 4. Giải pháp giải quyết tình huống: Vận dụng các kiến thức liên môn: - Ngữ văn – sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn. - Giáo dục công dân – bài học về sự quan tâm, thực hiện tốt luật pháp nhà nước. - Địa lý – vị trí địa lý nhiều trường học. - Tin học – giúp tìm hiểu, tìm hình ảnh … 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống: Viết các ý chính -> Tìm hiểu -> Trao đổi -> Viết thành bài văn. * Tư liệu sử dụng: từ kiến thức thực tế trong đời sống, tham khảo ý kiến, suy nghĩ về hiện tượng của một số cá nhân. * Ứng dụng công nghệ thông tin: máy tìm kiếm google Từ các kiến thức đó , em đã viết thành bài làm văn nghị luận: CON ĐƯỜNG TỪ NHÀ ĐẾN TRƯỜNG – GIAO THÔNG AN TOÀN CHO HỌC SINH Hiện nay vì có nhiều tiện lợi nên trong thời gian gần đây, xe đạp điện được coi là một phương tiện “lên ngôi”. Nhưng, đi cùng những lợi ích thì xe đạp điện đang ẩn chứa mối nguy hiểm khôn lường bởi chính cách sử dụng của người điều khiển nó. Và trong số đó có rất nhiều trường hợp của chính những bạn học sinh đang hàng ngày tham gia giao thông trên con đường từ nhà đến trường. Học sinh coi việc sử dụng xe đạp điện đến trường là một mốt thời thượng. Nhận thấy ngay ở những trường THCS trên toàn thành phố Hà Nội, xe đạp điện đều xuất hiện rất nhiều. Mỗi ngày đều có khoảng trên dưới 100 chiếc xe đạp điện được xếp ngăn nắp, thẳng hàng phía trong sân trường và nhà để xe. Hàng ngày, cứ vào giờ cao điểm đến trường hoặc tan trường , thì mỗi con đường lại bị ùn tắc giao thông . Trong số các phương tiện giao thông của các bạn học sinh, đa số là xe đạp điện. Điều đó cho ta thấy rằng: phần lớn học sinh thời nay đều sử dụng xe đạp điện để đi học. Tuy vậy, hầu hết các bạn học sinh khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện đều vi phạm luật giao thông. Sau giờ tan học, nhiều học sinh vẫn đầu “ trần”, phóng xe vun vút trên đường. Nhiều nhóm học sinh tụ tập 3 – 4 chiếc xe đạp điện, vừa dàn hàng ngang, vừa vô tư trò chuyện chiếm gần hết làn đường dành cho các phương tiện khác. Khi thấy lực lượng cảnh sát giao thông ở các ngã ba, ngã tư phía trước, những học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm vội rẽ sang tuyến đường khác, để không bị lực lượng chức năng tuýt còi xử lý. Trong số đó, ở trường, các thầy cô giáo, nhà trường thường xuyên nhắc nhở học sinh về quy định đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện. Thậm chí, nhà trường còn quy định khi đi xe đạp điện, học sinh phải có mũ bảo hiểm mới được vào trường. Tuy nhiên rất nhiều học sinh đã không thực hiện những quy đinh này. Đã có những hậu quả thật đáng tiếc gây ra tai nạn giao thông cho chính các bạn học sinh và những người tham gia giao thông trên đường. Và những nỗi buồn … Vậy những trường hợp vi phạm giao thông trên là do đâu? Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tai nạn: - Do gia đình còn sao nhãng trong việc nhắc nhở con cái về thực hiện luật an toàn giao thông. - Do học sinh chưa nắm được luật an toàn giao thông và chưa thực hiện đúng luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông - Do ý thức kém của học sinh khi tham gia giao thông thường có các hành vi sau: + Đi xe dàn hàng ngang. + Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác. + Sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh khi tham gia giao thông. + Sử dụng xe để kéo đẩy các xe khác… + Buông hai tay hoặc có các hành vi khác gây mất an toàn. - Do quy định xử phạt xe đạp điện vi phạm giao thông chưa thực sự đủ sức răn đe. - Nguyên nhân chính yếu nhất là các bạn học sinh chưa nâng cao ý thức khi tham gia giao thông. Làm thế nào để mỗi học sinh tham gia giao thông trên con đường từ nhà tới trường được an toàn? - Cần phải giáo dục văn hóa giao thông ngay từ trong gia đình. Các phụ huynh cần nhắc nhở con em mình tham gia giao thông an toàn đúng luật một cách thường xuyên. - Phải tổ chức học tập về luật an toàn giao thông có hiệu quả và có giá trị thực tiễn để luật được thực hiện ở mỗi một cá nhân học sinh khi tham gia. Bằng các cuộc thi tìm hiểu về luật an toàn giao thông. Hoặc có hẳn một bộ môn về an toàn giao thông, luật giao thông cho học sinh, có sách giáo khoa phổ biến phù hợp với các đối tượng ở các cấp học. - Mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững các luật lệ và qui định đảm bảo an toàn giao thông. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông như: + Phải đội mũ bảo hiểm. + không dùng ô khi đi xe đạp điện; không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đúng chỗ qui định, khi rẽ hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu cho người sau biết, đi chậm và qua sát cẩn thận khi đi qua ngã ba, ngã tư + Không dàn hàng ngang, vừa đi vừa trò chuyện hoặc sử dụng các thiết bị âm thanh. - Cần phải có những biện pháp xử phạt nghiêm và đủ sức răn đe ở các tổ chức trong nhà trường và ngoài xã hội. - Tuyên truyền luật an toàn giao thông: Trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền về an toàn giao thông đến tất cả mọi người. Điều quan trọng nhất là ý thức của mỗi người tham gia giao thông cần phải được nâng cao và trở thành thói quen, thành văn hóa giao thông trong các bạn học sinh. Và đó là những hành động mà bản thân mỗi học sinh chúng ta nên làm ngay bây giờ... Chúng ta đều đã được giảo dục về luật an oàn giao thông, từ khi còn là một đứa trẻ. Đến trường ta được giáo dục với những bài hát cề an toàn giao thông. Đến bây giờ khi đang ngồi trên ghế trường cấp 2, bản thân mỗi chúng ta đã được trang bị những thứ cơ bản và sự hiểu biết về an toàn giao thông, đã biết như thế nào là an toàn giao thông từ khi còn rất nhỏ, được giao lưu ngoại khóa. Vì vậy đừng nói rằng bạn không biết luật mà vi phạm, hay cố tình hoặc vô tình gây lỗi. Đó là bạn đang biện minh cho sự thiếu ý thức của bạn. Vậy chính bản thân chúng ra hãy làm thật tốt luật an toàn giao thông khi đi xe đạp điện vì chính bản thân chúng ta là hạnh phúc của những người xung quanh. Để mỗi ngày trên con đường tới trường của các bạn học sinh khi tham gia giao thông đều được an toàn. Và luôn nhớ rằng an toàn khi tham gia giao thông là niềm hạnh phúc cho tôi cho bạn và cho tất cả mọi người ! Con đường từ nhà đến trường bằng phương tiện xe đạp điện và những hình ảnh đẹp: 6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống: Đối với bài văn nghị luận, việc kết hợp các kiến thức liên môn như Địa lý, Tin họcGiáo dục công dân, ... vào môn Ngữ văn rất quan trọng. Nhờ đó, bài làm văn trở nên bao quát, đầy đủ ý và giàu sức thuyết phục hơn, nhất là đối với bài văn nghị luận. Việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn trong học tập là vô cùng quan trọng, đem lại nhiều lợi ích thiết thực. Có thể khẳng định, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chủ động, giúp học sinh sáng tạo không ngừng nghỉ, đem lại hiểu biết không chỉ về những bài học trên trường lớp mà còn giúp học sinh hiểu hơn về cách sống trong xã hội ngày này.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan