Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp kiến thức các môn vật lí, hóa học, công nghệ, địa lí, lịch sử… vào giản...

Tài liệu Tích hợp kiến thức các môn vật lí, hóa học, công nghệ, địa lí, lịch sử… vào giảng dạy chương iii “con người, dân số và môi trường” môn sinh học lớp 9

.DOC
11
1421
143

Mô tả:

PhiÕu th«ng tin vÒ nhãm dù thi Sở Giáo Dục & Đào Tạo Phú yên - Phòng Giáo Dục & Đào Tạo CÈm phả - Trường Trung học cơ sở vũ X¸ - Địa chỉ: khu 8 Xã vũ X¸ - CÈm phả- Phú yên - Điện thoại: Email: [email protected] - Họ và tên nhóm giáo viên 1. Trưởng nhóm: Duong ngọc Th¸i Điện thoại: 0973600505 2. Nguyễn ThÞ BÝch Cơ 3. ThiÒu Quang V¶i 4. NguyÔn Thanh B×nh 1 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án dạy học: tÝch hîp kiÕn thøc c¸c m«n vËt lÝ, hãa häc, c«ng nghÖ, ®Þa lÝ, lÞch sö… vµo gi¶ng d¹y ch ¬ng iii “con ngêi, d©n sè vµ m«I trêng” m«n sinh häc líp 9 2. Mục tiêu dạy học: - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. Nhưng cùng với sự phát triển nhanh về dân số, về khoa học kỹ thuật. Con người đã tác động tới chính môi trường sống của mình làm cho nó suy thoái và ô nhiễm. Để góp phần vào hoạt động bảo vệ môi trường mà cả thế giới đang quan tâm. Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra biện pháp giúp các em học sinh lớp 9 sau khi học song ch¬ng iii “con ngêi, d©n sè vµ m«I trêng” sẽ biết vận dụng kiến thức của các môn học trong trường phổ thông để giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương. Cụ thể là: * Về kiến thức: - Giúp các em nắm được và hiểu rõ các tác động của con người tới môi trường qua các thời kỳ xã hội đã làm cho môi trường tự nhiên suy thoái và ô nhiễm - Giúp các em hiểu được khái niệm ô nhiễm môi trường, nắm được các tác nhân gây ô nhiễm môi trường và nguồn gốc phát sinh - Giúp các em nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường như: + Hạn chế ô nhiễm không khí + Hạn chế ô nhiễm nguồn nước + Hạn chế ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật + Hạn chế ô nhiễm do chất thải rắn + Hạn chế ô nhiễm do tiếng ồn… 2 * Về kỹ năng: - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích kênh hình, làm bài tập thực hành, liên hệ thực tế * Về thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống * Đồng thời trong chương này học sinh cần kết hợp kiến thức của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Lịch sử, Địa lí, Công nghệ… để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường và đề ra các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương 3. Đối tượng dạy học của dự án: * Đối tượng dạy học của dự án là học sinh - Số lượng học sinh: 49 em - Số lớp thực hiện: 2 lớp - Khối lớp: 9 - Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án: + Dự án mà nhóm chúng tôi thực hiện là một chương gồm 5 bài trong chương III của chương trình Sinh Học lớp 9 đồng thời trực tiếp giảng dạy với các em học sinh lớp 9 nên có nhiều thuận lợi trong quá trình thực hiện Thứ nhất: Các em học sinh lớp 9 đã tiếp cận 4 năm học với kiến thức chương trình bậc THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà giáo viên đề ra Thứ hai: Đối với bộ môn Sinh học các em đã được học rất nhiều bài từ lớp 6 có liên quan đến vấn đề môi trường và có tích hợp giáo dục môi trường vào môn học. Ví dụ: Bài 2, bài 3, bài 11, bài 21… đặc biệt Bài 46: “Thực vật góp phần điều hòa khí hậu” và Bài 47: “Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước”. Trong chương trình Sinh học 7 và 8 cũng vậy. Ví dụ: Bài 22: “Vệ sinh hệ hô hấp” trong chương trình Sinh học 8 các em đã được nghiên cứu rất kỹ về vấn đề môi trường đối với sức khỏe con người 3 Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Vật lí, Hóa học, Địa lí… các em đã được tìm hiểu về kiến thức môi trường được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh học để giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ. Ví dụ: Nếu như học sinh lớp 6, lớp 7 mà kết hợp với kiến thức môn Hóa học vào môn Sinh học là không thể được. Ngay cả đối với học sinh lớp 8 việc thực hiện này cũng rất khó khăn. Như vậy chỉ có học sinh lớp 9 mới có thể kết hợp được kiến thức của các môn học để giải quyết một vấn đề nào đó trong môn học một cách thuận lợi nhất 4. Ý nghĩa của dự án: Qua thực tế dạy học nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em gải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất. Nhóm giáo viên chúng tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Sinh học lớp 9 năm học 2011 - 2012 vừa qua. Và sẽ thực hiện tiếp trong năm học 2012 - 2013 này - Đồng thời nhóm chúng tôi thấy rằng “tích hợp” là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó - Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn Cụ thể: Đối với dự án này khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và từ đó tự mình tìm ra được những biện pháp khắc phục những nguyên nhân đó 4 Giúp các em tự tìm hiểu được tính hình ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ các kiến thức đã học của các môn học như: Vật lí, Hóa học, Công nghệ… các em có thể phân tích được nguyên nhân gây ô nhiễm, mức độ ô nhiễm môi trường ở địa phương. Từ đó tự mình có thể đề ra các biện pháp khắc phục, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương * Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên linh hoạt, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn 5. Thiết bị dạy học, học liệu: a. Đối với bài 53: “Tác động của con người đối với môi trường” - Giáo viên: + Tranh phóng to H 53.1, H53.2 SGK + Tranh ảnh, băng hình về các hoạt động chặt phá rừng và hậu quả của việc chặt phá rừng + Kiến thức lịch sử về sự phát triển của loài người + Kiến thức Địa lí, Công nghệ về việc trồng và bảo vệ rừng b. Đối với bài 54 và bài 55: “Ô nhiễm môi trường” - Giáo viên: + Chuẩn bị tranh, ảnh, băng hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường + Tài liệu về tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam và trên thế giới + Kiến thức về Vật lí, Hóa học, Công nghệ c. Với bài 56, 57 học sinh cần chuẩn bị giấy bút để tiện ghi chép kết quả điều tra thực hành 5 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học: A. Đối với bài 53: “Tác động của con người đối với môi trường” I. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - Học sinh chỉ ra được các hoạt động, tác động của con người làm thay đổi thiên nhiên - Ý thức được trách nhiệm của bản thân, cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường cho hiện tại và tương lai b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng thu thập thông tin từ sách, báo, tranh ảnh… - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm và khái quát kiến thức c. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường II. Đồ dùng dạy học: - Tư liệu về môi trường ( băng, đĩa, tranh ảnh về hoạt động của con người tác động đến môi trường ) III. Hoạt động dạy học: Các hoạt động dạy và học trong bài diễn ra bình thường. Nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh kết hợp với kiến thức của các môn học khác để hiểu rõ hơn, sâu hơn về vấn đề đó - Để dạy hoạt động 1: Tác động của con người đến môi trường qua các thời kỳ của xã hội. Giáo viên cần kết hợp với kiến thức môn lịch sử để giúp học sinh nắm được lịch sử phát triển của loài người. Giáo viên cần kết hợp kiến thức môn Địa lí để giúp học sinh nắm được khu vực nào diện tích rừng đang bị thu hẹp để biến thành nhà máy, xí nghiệp. Khu vực nào đang bị sa mạc hóa do đốt rừng, chặt phá rừng… Kết hợp với kiến thức môn Công nghệ để biết được cách trồng cây, gây rừng, chăm sóc cây, lai tạo giống cây có năng suất cao, phẩm chất tốt 6 IV. Kiểm tra, đánh giá: Học sinh trả lời câu hỏi: Trình bày nguyên nhân dẫn đến suy thoái môi trường do hoạt động của con người B. Đối với bài 54 và 55: “Ô nhiễm môi trường” Bài này học sinh được học 2 tiết. Ngoài các bước lên lớp và sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh diễn ra bình thường. Giáo viên cần giúp học sinh kết hợp kiến thức các môn Vật lí, Hóa học, Công nghệ… vào từng phần trong bài học I. Mục tiêu bài học: a. Kiến thức: - Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm từ đó có ý thức bảo vệ môi trường sống - Mỗi học sinh hiểu được hiệu quả của việc phát triển môi trường bền vững, qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát tranh, kênh hình, phát hiện kiến thức - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm - Kỹ năng khái quát hóa kiến thức - Rèn kỹ năng trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể c. Thái độ: - Giáo dục ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường II. Đồ dung dạy học: 1. Giáo viên: - Tư liệu về môi trường, tư liệu băng hình về các tác nhân gây ô nhiễm môi trường - Tư liệu về các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường 2. Học sinh: - Tranh ảnh về môi trường bị ô nhiễm, tranh ảnh xử lý rác thải, trồng rừng, rau sạch… 7 III. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy học diễn ra bình thường nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau: - Thứ nhất: Đối với khái niệm ô nhiễm môi trường ngoài khái niệm trong sách giáo khoa giáo viên yêu cầu các em nhớ lại và cung cấp thêm khái niệm môi trường và ô nhiễm môi trường đã được học ở môn Công nghệ để các em hiểu sâu hơn về vấn đề này - Thứ hai: Ở phần II Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm Ở phần 1: Ô nhiễm do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt: Cần giúp các em vận dụng kiến thức môn Hóa học để nắm bắt được các loại khí thải có hại như: CO, SO2, CO2, NO2… Từ đó hiểu được nguồn gốc phát sinh các loại khí thải đó Ở phần 2: Ô nhiễm do chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học cần phải vận dụng tối đa các kiến thức Hóa học và Công nghệ để biết và tìm hiểu nguồn gốc của các loại thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp, các chất độc hóa học như đi ô xin, DDT… Ở phần 3: Ô nhiễm do chất phóng xạ cần giúp học sinh vận dụng kiến thức môn Vật lí, Hóa học để giúp học sinh hiểu được chất phóng xạ là gì, hậu quả của viện rò rỉ chất phóng xạ ở các nhà máy điện nguyên tử và qua những vụ thử vũ khí hạt nhân Cần giúp các em sử dụng kiến thức vật lý để nắm được nguyên lý hoạt động của việc sử dụng nguồn năng lượng gió ( cối xay gió ) và năng lượng ánh sáng mặt trời. Nắm được chu trình hoạt động của sơ đồ xử lý nước thải ở các nhà máy, xí nghiệp. Đồng thời ứng dụng kiến thức môn Công nghệ để tìm hiểu các biện pháp hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt, xây dựng mô hình trồng rau sạch an toàn và hiệu quả… hoặc đối với biên pháp hạn chế ô nhiễm tiếng ồn cần kết hợp với kiến thức môn Vật lí để giúp các em hiểu được nguyên nhân và cách khắc phục hạn chế ô nhiễm tiếng ồn 8 C. Với bài 56, 57: Thực hành: “Tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương” I. Mục tiêu bài học: - Học sinh nêu được nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường ở địa phương và từ đó đề xuất được các biện pháp khắc phục - Nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác chống ô nhiễm môi trường Ở bài này các bước lên lớp diễn ra như hướng dẫn trong sách giáo khoa. Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu sự ô nhiễm môi trường ở địa phương. Học sinh thu thập thông tin và phân tích thống kê tổng hợp lại. Yêu cầu các em phải tính toán tốt để phân tích các thành phần ô nhiễm và mức độ ô nhiễm + Yêu cầu các em nắm được kiến thức các môn học như Vật lí, Hóa học… để hiểu được đâu là nguyên nhân do tác nhân Vật lí, đâu là nguyên nhân do tác nhân Hóa học… Sau khi hướng dẫn học sinh quan sát, tìm hiểu giáo viên cho các em làm bài thực hành theo nhóm có nhận xét cụ thể và chấm điểm. Có tuyên dương, khen thưởng những em đạt điểm cao 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Quá trình kiểm tra đánh giá chính là bài kiểm tra thực hành mà học sinh đã được học 2 tiết 56 và 57. Đồng thời mỗi em làm một bài về nhà với nội dung câu hỏi sau Câu hỏi 1: Sau khi đã quan sát môi trường ở địa phương em thấy nguyên nhân nào dẫn tới ô nhiễm hệ sinh thái đã quan sát? Có cách nào khắc phục được không? Câu hỏi 2: Những hoạt động nào của con người đã gây nên sự biến đổi hệ sinh thái mà em đã quan sát đó? Xu hướng biến đổi của hệ sinh thái đó là tốt lên hay xấu đi? Theo em chúng ta cần làm gì để khắc phục những biến đổi xấu của hệ sinh thái đó 9 Câu hỏi 3: Cảm tưởng của em sau khi học xong bài thực hành về tìm hiểu tình hình ô nhiễm môi trường ở địa phương? Nhiệm vụ của học sinh đối với công tác phòng chống ô nhiễm môi trường là gì? 8. Các sản phẩm của học sinh: Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100 % học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình về các biện pháp khắc phục, hạn chế ô nhiễm môi trường ở địa phương. Tìm hiểu được sự ô nhiễm môi trường ở địa phương đang ở mức độ nào. Đặc biệt các em đã biết kết hợp kiến thức các môn học như: Vật lí, Hóa học, Công nghệ… vào để làm bài Kết quả đạt được như sau: - 1 học sinh đạt điểm 10 - 9 học sinh đạt điểm 9 - 11 học sinh đạt điểm 8 - 13 học sinh đạt điểm 7 - 8 học sinh đạt điểm 6 - 7 học sinh đạt điểm 5 Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc kết hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể là dự án của chúng tôi thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Sinh học lớp 9 năm học 2011 - 2012 đã đạt được kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện tiếp dự án này vào học kỳ II của năm học 2012 - 2013 đối với học sinh lớp và sẽ nghiên cứu tiếp các dự án đối với những môn học khác. Giúp các em học sinh không những giỏi một môn mà cần biết cách kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những dự án này sẽ giúp người giáo viên dạy bộ môn không ngừng trau rồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn của mình tốt hơn, đạt kết quả cao hơn 10 Trên đây là dự án thử nghiệm của nhóm giáo viên chúng tôi mong được sự ủng hộ đóng góp của các quý thầy, cô để chúng tôi hoàn thiện hơn dự án này Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Chương Xá; ngày 20 tháng 12 năm 2012 Nhóm tác giả 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan