Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp giáo dục rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường thông qua bài giảng “hoạ...

Tài liệu Tích hợp giáo dục rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường thông qua bài giảng “hoạt động hô hấp” tiết 23 bài 21 sách giáo khoa sinh học 8

.DOC
18
2053
97

Mô tả:

PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Hà Nội - Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Thanh Trì - Trường THCS Chu Văn An - Địa chỉ: Xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì – thành phố Hà Nội Điện thoại: 046.3281594 ; Email: [email protected] Thông tin về giáo viên (hoặc nhóm không quá 03 giáo viên): 1. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Quyền Ngày sinh: 04 – 02 – 1984 Điện thoại: 093.4414269 Môn: Sinh học ; Email: [email protected] 2. Họ và tên: Nguyễn Ngọc Bích Ngày sinh: 24 – 10 – 1975 Môn: Sinh học Điện thoại: 097.9811103 ; Email: [email protected] 1 PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học GIÁO DỤC RÈN LUYỆN SỨC KHỎE, BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA BÀI GIẢNG “HOẠT ĐỘNG HÔ HẤP” Tiết 23 - bài 21 Sách giáo khoa Sinh học 8 2. Mục tiêu dạy học Trong chu trình sống của con người, hô hấp đóng vai trò rất quan trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và thấy rằng hô hấp còn cần hơn cả ăn uống. Để góp phần giáo dục học sinh rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường không khí, nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận dụng kiến thức các môn học khác nhau như: sinh học, hóa học, địa lí, giáo dục công dân, toán học để giải quyết tốt các vấn đề về môi trường và nâng cao sức khỏe. 2.1. Kiến thức *Môn Sinh học: Học sinh cần: - Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong cơ chế thông khí ở phổi. - Phân biệt được hô hấp thường và hô hấp gắng sức. - Trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào. - Hiểu được thực chất của sự hô hấp xảy ra ở tế bào. - Hiểu được mối quan hệ khăng khít giữa hệ hô hấp và hệ tuần hoàn trong việc thực hiện chức năng hô hấp. *Môn Toán học: - Đếm được số cử động hô hấp trong 1 phút và biết cách tính dung tích sống, dung tích phổi và sự chênh lệch nồng độ khí khi hít vào và thở ra. *Môn Hóa học: - Trình bày và gọi tên được thành phần của các chất khí có trong khí khi hít vào và thở ra. Viết được phương trình hóa học xảy ra. *Môn Vật lí: - Giải thích hiện tượng trao đổi khí ở phổi và tế bào theo định luật khuếch tán. *Môn Giáo dục công dân: - Học sinh nêu được ý thức của bản thân trong việc rèn luyện cơ thể và bảo vệ môi trường. *Giáo dục bảo vệ môi trường: - Học sinh nêu được các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí và nêu được các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí để có ý thức bảo vệ môi trường và từ đó đề ra biện pháp bảo vệ hệ hô hấp. 2.2. Kỹ năng 2 *Môn Sinh học: - Rèn kĩ năng hít thở để rèn luyện sức khỏe. - Vận dụng kiến thức liên quan giải thích hiện tượng thực tế. - Rèn kĩ năng quan sát kênh hình và kênh chữ phát hiện kiến thức. - Rèn kĩ năng thuyết trình nội dung bài học trước lớp. *Môn Toán học: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức toán học vào bài học. *Môn Hóa học: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức hóa học vào bài học. *Môn Vật lí: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức vật lí vào bài học. *Môn Giáo dục công dân, bảo vệ môi trường: - Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức về môi trường, ý thức cá nhân đưa ra những biện pháp rèn luyện sức khỏe, bảo vệ môi trường không khí. *Kĩ năng sống: - Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp thảo luận nhóm. - Rèn kĩ năng quan sát kênh hình và kênh chữ phát hiện kiến thức. - Rèn kĩ năng thảo luận nhóm. 2.3. Thái độ - Có tinh thần học tập Nghiêm túc,tích cực, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. - Yêu thích bộ môn, say mê nghiên cứu khoa học. - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường ở địa phương nơi các em đang sinh sống và rèn luyện cơ thể. 3. Đối tượng dạy học của bài học *Mô tả về đối tượng học sinh : - Số lượng học sinh: 33 – 34học sinh/lớp - Số lớp thực hiện: 02 lớp (8A1=34hs, 8A2 = 33hs) - Khối lớp 8 - Các đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học: + Tích cực tham gia xây dựng bài học. + Chủ động trong việc tìm tòi, lĩnh hội kiến thức. + Muốn tự khẳng định mình với mọi người (tâm lí thích làm người lớn). + Các em học sinh lớp 8 đã tiếp cận và làm quen với kiến thức chương trình bậc THCS nói chung và môn Sinh học nói riêng nên các em không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra. + Đối với kiến thức bài “Hoạt động hô hấp” các em đã học ở khối lớp trước, các bài trước các kiến thức liên quan đến các các giai đoạn của quá trình hô hấp. + Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Vật lí, Hóa học,... các em cũng được tìm hiểu kiến thức liên quan đến môn Sinh học trong đó có kiến thức về “Hô hấp”. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Sinh học để giải quyết vấn đề trong bài học các em không cảm thấy bỡ ngỡ. 3 Ví dụ: Đối với học sinh lớp 6,7 mà kết hợp kiến thức môn Hóa học vào môn Sinh học là không thể được. Như vậy chỉ có học sinh lớp 8 mới có thể tích hợp được kiến thức của các môn học này để giải quyết vấn đề trong môn học một cách thuận lợi nhất. 4. Ý nghĩa của bài học Từ kiến thức của bài học “Hoạt động hô hấp” sẽ giúp các em nắm được, hiểu rõ sự phối hợp hoạt động của các bộ phận ở ngực khi thông khí ở phổi và trình bày được cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào; rèn luyện thói quen hít thở sâu... Từ đó, các em có ý thức rèn luyện cơ thể, bảo vệ môi trường bằng một số biện pháp thiết thực của bản thân. Qua dạy học thực tế nhiều năm, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn học khác để giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất. Khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn. 5. Thiết bị dạy học, học liệu * Giáo viên: - Cốc nước vôi trong, ống thủy tinh thông hai đầu. - Hình ảnh về ô nhiễm và các biện pháp bảo vệ môi trường không khí. - Máy chiếu, kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word. * Học sinh: - Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và một số kiến thức liên môn. Cụ thể: + Kiến thức toán học: số đếm và các phép tính cộng, trừ. + Kiến thức về vật lí: Sự khuếch tán. + Kiến thức hóa học liên quan đến Công thức hóa học, Phương trình hóa học và gọi tên các chất. + Kiến thức giáo dục công dân về ý thức rèn luyện cơ thể và bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác. - Bảng phụ, bút dạ. * Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm powerpoint để soạn giảng và trình chiếu các Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Đối với bài “Hoạt động hô hấp” giáo viên thực hiện theo các bước sau: 4 A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trình bày được các đặc điểm chủ yếu trong thông khí ở phổi. - Trình bày được cơ chế trao đổi khỉ ở phổi và tế bào. - Biết vận dụng kiến thức của các môn học Toán học, Vật lí, hóa, giáo dục công dân để giải thích các hiện tượng liên quan. 2. Kỹ năng - Làm thí nghiệm về tìm hiểu khí khi thở ra. - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường không khí để có được môi trường không khí trong lành. - Giáo dục ý thức bảo vệ, rèn luyện cơ thể, đặc biệt là cơ quan hô hấp để có sức khỏe tốt. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức. B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Cốc nước vôi trong, ống thủy tinh thông 2 đầu. - Máy tính, bảng phụ. 2. Mỗi nhóm học sinh: Nghiên cứu kĩ nội dung bài học và các kiến thức liên môn có liên quan. C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp thực hành. - Phương pháp vấn đáp. - Phương pháp trực quan. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ: - GV đặt câu hỏi: Hô hấp gồm những giai đoạn nào? Mối liên hệ giữa các giai đoạn đó? - Một Hs trả lời: Quá trình hô hấp gồm 3 giai đoạn: + Sự thở (thông khí ở phổi), + Trao đổi khí ở phổi và + Trao đổi khí ở tế bào. 5 Mối liên hệ:…Sự thở giúp thông khí ở phổi tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. - GV: nhận xét và chấm điểm. 2. Bài mới a. Đặt vấn đề vào bài: - GV thuyết trình theo các nhà khoa học:“Chỉ cần ngừng thở từ 3 – 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận” vì: không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập đều đặn, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch ở phổi, TĐK ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O 2 trong không khí ở phổi không ngừng ngấm vào máu và CO2 không ngừng thải ra. Vì vậy nếu ngừng thở, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp, không đủ áp lực vào máu nữa. Tiết học trước, chúng ta đã được tìm hiểu cấu tạo của hệ hô hấp. Trong tiết học này, chúng ta cùng tìm hiểu xem hoạt động hô hấp diễn ra như thế nào? Cơ chế thông khí là gì? Sự trao đổi khí ở phổi và tế bào có gì giống và khác nhau? thông qua bài 21 : Hoạt động hô hấp b. Các hoạt động: Hoạt động 1: Sự thở (thông khí ở phổi) Mục tiêu: + Trình bày được cơ chế thông khí ở phổi thực chất là sự hít vào và thở ra. + Biết được sự phối hợp hoạt động của các cơ quan: cơ, xương, thần kinh… + Phân biệt được hô hấp thường và hô hấp gắng sức. + Giáo dục bảo vệ sức khỏe: Hình thành thói quen thành lập phản xạ có điều kiện: hô hấp gắng sức, luyên tập thể dục thể thao. + Vận dụng kiến thức toán học đếm số nhịp thở trong 1 phút và tính toán dung tích sống, dung tích phổi. Hoạt động của GV -GV : yêu cầu HS làm thí nghiệm : Hít vào và thở ra bình thường và đếm số nhịp thở trong 1 phút GV bấm đồng hồ Hoạt động của HS - HS: 1hs lên bảng thực hiện động tác hít vào và thở ra bình thường. HS vận dụng kiến thức khoa học toán học về số đếm, đếm số lần hít vào và thở ra trong 1 phút sau đó ghi kết quả lên bảng Hs dưới lớp cũng thực hiện động tác như hs trên bảng. Ghi số lần hít, thở trong 1 phút lên bảng -GV : Yêu cầu hs trả lời : -HS: Cá nhân suy nghĩ trả ? Nhờ động tác nào của cơ lời câu hỏi. 6 Nội dung - Sự thông khí ở phổi (sự thở) là nhờ cử động hô hấp (hít vào và thở ra) nhịp nhàng. thể mà phổi được thông khí ? -GV : Thuyết trình: một lần hít vào và thở ra gọi là 1 cử động hô hấp. + HS khác nhận xét, bổ - Nhịp hô hấp là: Số sung nếu có. cử động hô hấp trong Đáp án: 1 phút + Nhờ hít vào và thở ra. + Số cử động hô hấp trong 1 phút: nhịp hô hấp -GV : yêu cầu hs trả lời : - HS: Suy nghĩ trả lời ? Số cử động trong 1 phút Hs khác nhận xét, bổ được gọi là gì? sung. - GV: nhận xét, đánh giá và chốt đáp án - GV: chiếu đoạn video về hoạt động hít thở - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi ra bảng phụ: Khi hít vào và thở ra: + Được thực hiện nhờ sự phối hợp hoạt động của các cơ quan nào? + Thông khí ở phổi làm thay đổi thể tích lồng ngực như thế nào? - GV: yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả hoạt động nhóm. GV: Chiếu H21.1: Sự thay đổi thể tích lồng ngực theo các chiều khi hít vào và thở ra → Nhận xét, tổng hợp và chốt đáp án. - GV: Chiếu 1 số hình ảnh về - HS: theo dõi đoạn video - HS: Hoạt động nhóm (3 phút) + Nhóm 1(tổ 1+ tổ 3): cho biết sự thay đổi thể tích lồng ngực và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khí hít vào. + Nhóm 2 (tổ 1+ tổ 3): cho biết sự thay đổi thể tích lồng ngực và sự phối hợp hoạt động của các cơ quan khí thở ra. - HS: Đại diện nhóm treo kết quả lên bảng và trình bày Hs khác nhận xét, bổ sung Đáp án: - Khí hít vào:cơ liên sườn, cơ hoành co, xương sườn được nâng lên ---> V lồng ngực tăng - Khi thở ra: cơ liên sườn, cơ hoành dãn, xương sườn hạ xuống ---> V lồng ngực giảm - HS: nghe giảng, ghi bài - HS: cả lớp theo dõi hình ảnh minh họa. → nhận 7 - Các cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng phối hợp với xương ức, xương sườn trong cử động hô hấp. các hoạt động của GV như: giảng bài, hoạt động của hs như nói chuyện, ngồi học, ngủ…. Thuyết trình: Tất cả các hoạt động trên chúng ta vẫn thở. Cử động hô hấp này gọi là hô hấp thường và đây chính là các phản xạ hô hấp không điều kiện. Khi các em cố gắng hít vào một hơi thật dài và thở ra hết sức thì cử động này gọi là hô hấp gắng sức. Đây là phản xạ có điều kiện. - GV: Gọi 2 hs lên bảng làm thí nghiệm hít thở GV bấm giờ: 1 phút Ycầu hs dựa vào thí nghiệm vừa làm, trả lời câu hỏi trắc nghiệm: ? Hô hấp gắng sức khác hô hấp thường như thế nào ? a. Hô hấp gắng sức có dung lượng hô hấp lớn hơn hô hấp thường. b. Hô hấp gắng sức có số cơ tham gia nhiều hơn hô hấp thường. c. Hô hấp gắng sức là hoạt động có ý thức, hô hấp thường là hoạt động không ý thức. d. Cả a, b, c đều đúng. - GV: Chiếu hình 21.2: “Đồ thị phản ánh sự thay đổi dung tích phổi khi hít vào – thở ra bình thường và gắng sức” và mục “Em có biết” trang 71: Yêu cầu hs: ? Giải thích các khái niệm: khí bổ sung, khí dự trữ, khí thức vấn đề cần nghiên cứu - HS: nghe giảng -HS: 2 hs lên bảng + 1hs và tổ 1+2: hít thở bình thường. + 1hs và tổ 3+4: hít thở gắng sức HS vận dụng kiến thức môn toán học đếm số nhịp thở trong mỗi phút và mỗi hs ghi đáp án lên bảng - HS: nghiên cứu sơ đồ H21.2.→ cá nhân suy nghĩ trả lời câu hỏi Hs khác nhận xét, bổ sung, sửa chữa nếu sai. Đáp án: d - HS: dựa trên H21.2/ SGK và mục “Em có biết” trang 71 suy nghĩ Cá nhân chỉ trên tranh H21.2 Giải thích các khái niệm: Hs khác nhận xét, bổ sung Đáp án: + Khi hít thở bình thường, lượng khí lưu thông 8 cặn ? khoảng 500ml. + Sau mỗi lần hít vào bình thường, chưa thở ra, mỗi người cũng có thể hít vào cố sức thêm với thể tích khoảng 2100-3100ml: đó là khí bổ sung. + Sau mỗi lần thở ra bình thường, chưa hít vào, mỗi người cũng có thể thở ra cố sức thêm với thể tích khoảng 800-1200ml: đó là khí dự trữ. + Thể tích khí còn lại trong phổi sau khi đã thở ra cố sức gọi là khí cặn. - GV: Dựa vào H21.2/SGK, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi theo nhóm nhỏ (2 HS/nhóm): + Dung tích sống được tính như thế nào, dung tích phổi được tính như thế nào? - HS: Vận dụng kiến thức môn toán học, 2hs/nhóm thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm trả lời. HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: + Dung tích sống = khí bổ sung + khí dự trữ + khí lưu thông=34004800ml + Dung tích phổi = Dung tích sống + khí cặn=4400-6000ml -GV: Cung cấp bảng: “Dung tích sống ở phổi của người Việt Nam”:Bảng 1 - Dung tích phổi phụ thuộc vào giới tính, tầm vóc, tình trạng -GV: Yêu cầu hs dựa vào sức khỏe, lứa tuổi bảng, trả lời: -HS: Cá nhân suy nghĩ trả Thường xuyên luyện ? Dung tích phổi có thể phụ lời tập thể dục, thể thao, thuộc vào các yếu tố nào ? + Dung tích phổi phụ hình thành thói quen thuộc vào: tầm vóc, lứa hít thở sâu. - GV: Nhận xét, chốt đáp án tuổi, giới tính…. HS khác nhận xét, bổ sung. 9 - GV: Yêu cầu HS trả lời: Dựa vào dung tích sống, dung tích phổi hãy cho biết hít thở bình thường hay hít thở sâu có lợi? - GV tích hợp giáo dục bảo vệ sức khỏe: Mỗi HS cần hình thành mình thói quen tập hít thở sâu (hình thành PXCĐK) để nâng cao hiệu quả hô hấp với cơ thể. - GV tích hợp giáo dục ý thức rèn luyện cơ thể bằng câu hỏi: Để có được tổng dung tích phổi là tối đa, lượng khí cặn là tối thiểu, bản thân mỗi chúng ta cần có những biện pháp gì ? - GV chuyển ý: Sau khi sự thông khí ở phổi diễn ra, hoạt động hô hấp tiếp theo diễn ra như thế nào ? → Sang phần II - HS: trả lời Đáp án: + dung tích sống, dung tích phổi khi hít thở sâu có lợi hơn - HS: nghe giảng - HS: trả lời. Đáp án: + Luyện tập cơ thể thường xuyên bằng các hoạt động TDTT như: đạp xe, bơi lội, đi bộ... - HS: nghe giảng. Bảng 1: Dung tích sống ở phổi của người Việt Nam Chiều Nam (ml) cao Tuổi 145-149 150-154 155-159 160-164 165-169 20 30 40 60 20 2800 3125 3500 3625 2900 3150 3400 3650 2725 3025 3325 2400 2550 2700 2150 2350 2550 - 10 Nữ (ml) Tuổi 30 2075 2250 2425 - 40 2000 2175 2350 - 60 1550 1650 1750 - Hoạt động 2: Trao đổi khí ở phổi và tế bào Mục tiêu: + Trình bày được sự trao đổi khí ở phổi và tế bào. + Hiểu được sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào và thực chất của sự hô hấp xảy ra ở tế bào. + Hiểu được mối liên quan khăng khít giữa hai hệ hô hấp và tuần hoàn trong việc thực hiện chức năng hô hấp. + Sử dụng kiến thức môn toán biết được sự chênh lệch nồng độ của các khí khi hít vào và thở ra. + Biết làm thí nghiệm chứng minh thành phần khí thở ra có CO2. + Vận dụng kiến thức vật lí giải thích hiện tượng trao đổi khí ở phổi và tế bào theo định luật khuếch tán. + Vận dụng kiến thức môn hóa học trong việc gọi tên các chất và biết công thức hóa học của các chất có trong thành phần không khí khi hít vào và thở ra. + Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục bảo vệ môi trường không khí. Hoạt động của GV - GV: Chiếu H 21.3/SGK : ? Thiết bị đo nồng độ khí oxi trong không khí khi hít vào và thở ra và yêu cầu hs : ? Mô tả thí nghiệm tiến hành ở hình vẽ này ? - GV : Chiếu bảng 21 ? Gọi tên các CTHH: O2, CO2, N2 có trong bảng 21? ? Hãy so sánh tỉ lệ các khí khi hít vào và thở ra? Hoạt động của HS - HS: Vận dụng hiểu biết cá nhân, mô tả thí nghiệm. -HS: Quan sát kết quả bảng 21: “Thành phần không khí khi hít vào và thở ra” + Hs vận dụng kiến thức môn Hóa học và Toán học để gọi tên các chất có CTHH và nhận biết được sự chênh lệch nồng độ khí khí hít vào và thở ra. + HS khác nhận xét, bổ sung nếu có Đáp án: - Gọi tên: + O2: khí oxi + CO2: Khí cacbonic + N2: Khí nitơ 11 Nội dung - GV giải thích: Có sự chênh lệch nồng độ khí ở phổi và tế bào như vậy dẫn đến sự khuếch tán. ? Hãy cho biết cơ chế của sự khuếch tán ? - So sánh: + Tỉ lệ O2 : hít vào nhiều hơn thở ra. + Tỉ lệ CO2 và hơi nước: thở ra nhiều hơn hít vào. + Tỉ lệ N2 không đổi. - HS: Cá nhân vận dụng kiến thức môn vật lí đã học trả lời câu hỏi Hs khác nhận xét, bổ sung Đáp án: - Sự khuếch tán dẫn đến sự dịch chuyển các phân tử từ một khu vực có nồng độ cao hơn đến khu vực có nồng độ thấp hơn. - GV : Chiếu hình vẽ 21.4/ SGK Yêu cầu HS trả lời câu hỏi - GV?: Giải thích tại sao lại có sự khác nhau ở mỗi thành phần của chất khí khi hít vào và thở ra? ? Em hãy đề xuất phương pháp thí nghiệm để kiểm chứng cho kết quả ở bảng 21 ? - HS: Vận dụng kiến thức hóa học đã học, 2-3HS đề xuất các phương pháp khác nhau Đáp án: Thổi khí vào cốc nước vôi trong -HS: 1hs lên thổi vào cốc nước vôi trong và các HS khác cùng quan sát hiện tượng. - GV : Chốt đáp án + Hs nêu hiện tượng xảy Cho HS làm thí nghiệm thổi ra và lên bảng viết Phương vào 1 cốc nước vôi trong. trình hhóa học (PTHH) để ? Hãy cho biết hiện tượng xảy giải thích. ra và giải thích tại sao lại có + Hs khác nhận xét, bổ hiện tượng như vậy? sung. Đáp án: + Hiện tượng: nước vôi trong vẩn đục. + Giải thích: Do khí thở ra có khí CO2 phản ứng với dung dịch nước vôi trong tạo kết tủa trắng CaCO3 + PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → 12 Các khí trao đổi ở phổi và tế bào diễn ra theo cơ chế khuếch tán: các khí đi từ nơi có nồng độ cao đên nơi có nồng độ thấp. CaCO3↓T + H2O - HS: + Quan sát H21.4 /SGK . + Dựa vào kiến thức đã học, Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến + Đại diện nhóm trình bày - GV: Tổng hợp kiến thức, chốt kết quả trên Hình 21.4 đáp án. + Nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: + Nồng độ O2 hít vào nhiều hơn nồng độ O2 thở ra: O2 từ phế nang vào máu. + Nồng độ CO2 và hơi nước thở ra nhiều hơn nồng độ CO2 và hơi nước hít vào: CO2 và hơi nước - GV: Chiếu H21.4B/ SGK: từ trong máu đi ra phế Sự trao đổi khí ở tế bào và nang. chiếu bảng sau để khắc sâu kiến +Nồng độ N2 không đổi thức trao đổi khí ở tế bào: chứng tỏ cơ thể không cần Áp suất Áp suất N2. - HS: tự ghi chép O2 CO2 Trong - HS: nghe giảng để hiểu máu 100mmHg 40mmHg hơn về sự trao đổi khí ở tế ĐM bào Trong tế bào 30mmHg 50mmHg - GV: Chiếu H21.4 SGK: ?+ Giữa sự trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở tế bào, ở đâu quan trọng hơn. ?+ Thực chất của sự hô hấp xảy ra ở đâu ? - GV giảng giải: - HS: quan sát H21.4. Suy nghĩ, trả lời Hs khác nhận xét, bổ sung Đáp án: Sự trao đổi khí ở phổi tạo điều kiện cho sự trao đổi khí ở tế bào. Chính tế bào mới là nơi sử dụng khí O2 và thải CO2 → Thực chất của sự hô hấp xảy ra ở tế bào. 13 1. Trao đổi khí ở phổi - Nồng độ khí O2 trong phế nang cao hơn O2 trong máu nên khuếch tán từ phế nang vào máu. - Nồng độ khí CO2 trong máu cao hơn trong phế nang nên khuếch tán từ máu vào phế nang. 2. Trao đổi khí ở tế bào - Nồng độ khí O2 trong máu cao hơn trong tế bào nên khuếch tán từ máu vào tế bào. - Nồng độ khí CO2 trong tế bào cao hơn trong máu nên khuếch tán từ tế bào vào máu. Nhờ có sự tuần hoàn của máu trong hệ mạch mà O2 từ phổi được đưa đến tế bào và CO2 từ tế bào được đưa đến phổi. Sự phối hợp hoạt động này là nhờ vai trò điều hòa của hệ thần kinh. - HS: nghe giảng - GV: Không khí bị ô nhiễm từ rất nhiều tác nhân gây hại cho hoạt động hô hấp. - GV?: + Kể tên các tác nhân gây ô nhiễm không khí ảnh hưởng xấu đến hoạt động hô hấp ? + Trong cuộc sống ta cần làm gì để giữ gìn và bảo vệ môi trường không khí giúp cơ thể lấy được khí sạch? - HS: Vận dụng kiến thức thực tế và kiến thức môn Giáo dục công dân, hoạt động nhóm (8hs/nhóm) chuẩn bị trước ở nhà tranh ảnh dán lên giấy Ao và nội dung liên quan. Đại diện nhóm chỉ trên giấy Ao trình bày . - HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Đáp án: + Các tác nhân: các khí độc (SO2, CO, NO…), bụi, vi sinh vật gây bệnh… +Biện pháp:tuyên truyền để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn năng lượng sạch; - GV: Trình chiếu hình ảnh trồng nhiều cây xanh, sử minh họa một số biện pháp bảo dụng các thiết bị lọc khí vệ môi trường không khí. thải của các nhà máy - GV: Đánh giá, cho điểm từng trước khi thải ra môi nhóm và yêu cầu hs thực hiện trường, không hút thuốc tốt các biện pháp bảo vệ môi lá, không đốt nilon, cao su trường không khí và rèn luyện tùy tiện, đi xe đạp, đeo sức khỏe, tập hít thở sâu để có khẩu trang... bầu không khí trong lành có lợi - HS: Quan sát hình ảnh. cho hệ hô hấp và cơ thể khỏe mạnh. E. CỦNG CỐ (5 phút) Câu 1: Sự thông khí ở phổi được thực hiện là do đâu? Câu 2: Thức chất của sự trao đổi khí ở phổi và tế bào là gì ? G. DẶN DÒ (1 phút) 14 - Học thuộc nội dung phần ghi nhớ - Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT - Đọc trước bài mới Các hoạt động dạy học diễn ra theo bài soạn, chủ yếu sử dụng kiến thức môn Sinh học nhưng giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn học khác hiểu sâu hơn, rõ hơn hiện tượng cần giải quyết trong hoạt động 2. Để dạy hoạt động 1, 2 ta cần: - Sử dụng kiến thức môn toán: đếm số cử động hô hấp, biết được sự chênh lệch nồng độ các khí: O2, CO2, N2, hơi nước khi hít vào và thở ra. - Vận dụng kiến thức hóa học: để đọc tên các công thức hóa học trong bảng 21. Viết được phương trình hóa học có sự tham gia của khí CO2. - Vận dụng kiến thức vật lí giải thích cơ chế trao đổi khí ở phổi và tế bào. - Sử dụng kiến thức tin học để hoàn thành bài giảng trên phần mềm powerpoint. - Vận dụng kiến thức môn giáo dục công dân trong việc giáo dục ý thức rèn luyện cơ thể và bảo vệ môi trường. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 7.1. Cách thức kiểm tra đánh giá: - Phỏng vấn trực tiếp học sinh cuối bài học. - Kiểm tra việc hiểu bài của học sinh được thực hiện dưới dạng bài viết. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau. Câu 1: Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người? Câu 2. Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau? Câu 3: Nguyên nhân nào khiến mỗi học sinh sau khi chạy vài vòng quanh sân trường phải thở gấp một lúc, sau đó nhịp thở mới trở lại bình thường? Câu 3. Lấy ví dụ về hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường không khí ảnh hưởng xấu đến hoạt động hô hấp? Nêu một vài biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường không khí? 7.2. Tiêu chí đánh giá theo dạy học tích hợp: - Học sinh không vận dụng được kiến thức môn Sinh học: dưới 5 điểm. - Học sinh chỉ vận dụng được kiến thức môn Sinh học: từ 5-6 điểm. - Học sinh vận dụng kiến thức môn Sinh học và một môn học khác: 7-8 điểm. - Học sinh vận dụng được kiến thức môn Sinh học và 2 – 3 môn học khác: 9-10 điểm. Ngoài các tiêu chí đánh giá trên, học sinh có thể tự đánh giá kết quả lẫn nhau qua phần chuẩn bị tranh ảnh và nội dung liên quan các lần thảo luận nhóm. 15 8. Các sản phẩm của học sinh Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải thích vấn đề, trả lời được câu hỏi nêu ra. Đặc biết các em biết tích hợp kiến thức của các môn học để làm bài. Kết quả đạt được được thể hiện ở bảng sau: Trung Số lượng điểm Sĩ bình Lớp số 0,1, % 3-4 % 5-6 % 7-8 % 9-10 % 2 8A1 34 0 0 0 0 2 6 12 36 20 58 100% 8A2 33 0 0 0 0 1 3 9 27 23 70 100% Một số hình ảnh minh họa cho tiết dạy: 16 17 Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Sinh học nói chung và bài “Hoạt động hô hấp” nói riêng đối học sinh lớp 8 năm học 2014- 2015 đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào HKII của năm học 2014 -2015 đối với học sinh lớp đang giảng dạy và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6,7,9. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để trở thành một con người phát triển toàn diện. Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan