Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Tích hợp các môn âm nhạc, mỹ thuật, gdcd vào giảng dạy môn tiếng anh 6 unit 8 o...

Tài liệu Tích hợp các môn âm nhạc, mỹ thuật, gdcd vào giảng dạy môn tiếng anh 6 unit 8 out and about – c1,2 ( road signs )

.DOC
24
3179
160

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC PHÒNG GD-ĐT TAM DƯƠNG BÁO CÁO SẢN PHẨM DỰ THI DẠY HỌCTHEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP “ TÍCH HỢP CÁC MÔN ÂM NHẠC, MỸ THUẬT, GDCD VÀO GIẢNG DẠY MÔN TIẾNG ANH 6 UNIT 8 : OUT AND ABOUT – C1,2 ( ROAD SIGNS ) ” Họ và tên nhóm giáo viên: 1. Trần Thị Kim Sinh Điện thoại : 0972347151 Email : [email protected] 2. Nguyễn Thị Xuân Thìn Điện thoại : 0986686945 Email : [email protected] Trường : THCS Đạo Tú – Tam Dương - Vĩnh Phúc Năm học 2014 – 2015 Phụ lục I 1 PHIẾU THÔNG TIN VỀ NHÓM GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc Phòng Giáo dục và Đào tạo Tam Dương Trường THCS Đạo Tú Địa chỉ : Xã Đạo Tú – huyện Tam Dương – tỉnh Vĩnh Phúc Điện thoại : 02113 833 241 ; Email: [email protected] - Họ và tên nhóm giáo viên: 1. Trần Thị Kim Sinh Điện thoại : 0972347151 Email : [email protected] 1. Nguyễn Thị Xuân Thìn Điện thoại : 0986686945 Email : [email protected] Xác nhận của nhà trường HIỆU TRƯỞNG Lê Trung Kiên Phụ lục II 2 PHIẾU MÔ TẢ DỰ ÁN DẠY HỌC TÍCH HỢP CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên dự án: Tích hợp kiến thức các môn Âm nhạc 6, Mỹ thuật 7, GDCD 6+8+ 9, Tiếng anh 6 vào giảng dạy chủ đề “ Road signs ” ( biển báo giao thông ) qua bài học Tiếng anh 6 : “ P48 – Unit 8 : Out and about – Lesson 4: C1,2 - Road signs 2. Mục tiêu dạy học: Trong mấy năm gần đây, số lượng những vụ tai nạn giao thông thảm khốc xẩy ra ngày càng nhiều, gây nhức nhối và hoang mang cho người tham gia giao thông và cả những nhà chức trách, tai nạn giao thông đang là một vấn đề nóng bỏng đáng lo ngại của toàn xã hội. Một số nhà nghiên cứu nhận định rằng: “Sau chiến tranh và thiên tai thì tai nạn giao thông là thảm hoạ thứ 3 gây ra chết người và thương vong cho hàng loạt người”. Nguyên nhân ư ? Chắc hẳn chúng ta ai cũng hiểu đó chính là 3 cách ứng xử của mỗi người khi tham gia giao thông hay nói cách khác đó chính là văn hóa giao thông. Vậy thế nào là tham gia giao thông có văn hóa? Đó đơn giản chỉ là những hành động bình thường khi tham gia giao thông như: Đi đúng làn đường, phần đường, không vượt đèn đỏ, tuân thủ quy định về tốc độ, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy.Văn hóa giao thông cũng có thể là tự giác chấp hành quy định kể cả khi không có bóng dáng cảnh sát; sẵn sàng giúp đỡ người khuyết tật, người già, phụ nữ, trẻ em; chấp hành các quy định chung khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng…. Để xây dựng VHGT cần xây dựng phong cách bao dung, nhường nhịn, chia sẻ khi tham gia giao thông. Thực hành VHGT là thể hiện phong cách lịch sự, văn minh, xóa bỏ thói quen xấu, tùy tiện, từng bước hình thành ý thức tự giác của người tham gia giao thông. Thực tế cho thấy tình trạng từ việc va quệt giữa những người tham gia giao thông dẫn tới những xô xát lớn, thậm chí xảy ra án mạng là một dấu hiệu đáng báo động về VHGT. Qua đó cũng có thể nhận thấy, một trong những điểm cốt lõi trong VHGT chính là hành vi tôn trọng và nhường nhịn nhau khi lưu thông trên đường. Sự coi thường pháp luật của người tham gia giao thông đã trở thành thói quen cố hữu của người Việt Nam, trong số đó rất nhiều người là công chức nhà nước. Lâu nay, chúng ta vốn quen đánh đồng người có học và tri thức. Nhưng khi họ ngang nhiên đi lại trên những hướng đi mà do họ tự tạo ra chợt thấy vốn kiến thức về luật, sự hiểu biết về an toàn cho bản thân và trách nhiệm với cộng đồng hình như chẳng có ý nghĩa gì nhiều.Từ chỗ là tấm gương để cộng đồng noi theo, để các thế hệ đi sau học tập, họ biến mình thành gương xấu, là tâm điểm để dư luận phê phán. Một tờ báo đã viết “Người Việt Nam khi tham gia giao thông đã bộc lộ những xấu xí nhất. Phải chăng là văn hóa giao thông của người Việt đang ở điểm trũng nhất thế giới? ”. Có người cho rằng sẽ là quá lời khi đưa ra một nhận xét như thế về một vài vi phạm đơn giản. Nhưng quả thật, sự vô ý thức của họ nguy hại đến cả tính mạng những người tham gia giao thông và trước hết là chính bản thân họ. Nếu như sự liều lĩnh, sai phạm của người thiếu hiểu biết chỉ là đáng trách và đáng tiếc thì sự (cố tình) vi phạm của người có học thức và hiểu biết thật đáng lên án và đáng giận hơn rất nhiều. Khi chúng ta đang hướng đến một nền kinh tế tri thức, một xã hội văn minh, hướng các thế hệ mai sau đến những hiểu biết về pháp luật (nói chung) và luật giao thông (nói riêng) thì sự sai phạm thường xuyên của những tri thức là sự phản cảm và mất lòng tin của toàn xã hội. Bởi đến một lúc nào đó, các em, các cháu sẽ thắc mắc về sự vô ý thức của các cô chú, chúng ta phải đau lòng và hổ thẹn. Thế nên, ngay từ ngày hôm nay, muốn hướng con cháu mình vào những chuẩn mực xã hội, người lớn hãy gương mẫu thực hiện từ những điều nhỏ nhặt nhất, hay thực hiện tốt những quy định giao thông nhỏ nhất bởi đó cũng thể hiện tầm tri thức, văn minh của bản thân mình trước cộng đồng. Một lý do khác cũng có tác động lớn đến việc lựa chọn đề tài của chúng tôi đó là trước thực trạng học sinh học lệch, "học không đi đôi với hành", Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm dạy tích hợp, liên môn ở đa số các tỉnh, thành trong phạm vi 4 toàn quốc nhằm khuyến khích vận dụng kiến thức các môn học khác nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu. Xuất phát từ thực tế đó, nhóm chúng tôi đã tâm huyết chọn đề tài “ Road signs ” nhằm dóng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức chấp hành giao thông ở chính các em học sinh của mình. Nội dung bài học tuy đơn giản về kiến thức ( chỉ luyện tập CAN/CAN’T với đối tượng mới học tiếng anh là học sinh lớp 6 ); song khi tích hợp với các môn học với nhau, đặc biệt môn GDCD thì bài học lại trở thành thước đo để uốn nắn kịp thời ý thức chấp hành giao thông của các em ngay từ khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nội dung tích hợp cụ thể : 2.1- Về kiến thức : a- Môn Mỹ thuật: - Học sinh biết cách vẽ và vẽ được tranh theo cảm nhận riêng về chủ đề an toàn giao thông . -Có ý thức tốt thực hiện những quy định về an toàn giao thông. Khi tham gia giao thông, đi đúng phần đường quy định và thực hiện đúng các chỉ dẫn giao thông. - Học sinh nhận thức rõ tham gia giao thông an toàn là bảo vệ tính mạng, tài sản cho mình, người khác và quốc gia. . Mỹ thuật 7 Tuần 30: Tiết 30 Vẽ tranh : Đề tài An toàn giao thông Tuần 31: Tiết 31 Vẽ tranh : Đề tài An toàn giao thông b- Môn Âm nhạc: - Học sinh hiểu biết thêm về các loại hình dân ca Việt Nam như: chèo, tuồng, cải lương, vè, đồng dao, … . Từ đó khơi dậy ở học sinh tình yêu quê hương đất nước, yêu những làn điệu dân ca cũng như yêu con người Việt Nam. - Học sinh có thể hát được một số bài dân ca của cả ba miền, đặc biệt các bài vè , đồng dao mang tính chất giáo dục như bài vè “ Uống rượu thì đừng lái xe ”như phần mở đầu bài học. - Bài học còn là nguồn kích thích học sinh sáng tác các bài dân ca khác nhằm giáo dục mọi người xung quanh cùng hành động để hướng tới một tương lai không có người vi phạm luật giao thông. . Âm nhạc 6: Tiết 12: ( Tuần 12 ) Phần âm nhạc thường thức: Sơ lược về dân ca Việt Nam Tiết 19 ( Tuần 19) : Sinh hoạt ngoại khóa theo chủ đề tự chọn ( Hát về nhạc dân ca ). c- Môn GDCD: - HS nắm được đặc điểm, vai trò của pháp luật - Thấy được lợi ích của việc thực hiện đúng pháp luật và kỉ luật. - Thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật; mối quan hệ giữa sống có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Tầm quan trọng của trật tự an toàn giao thông, tính chất nguy hiểm và nguyên nhân của tai nạn giao thông. 5 - Ủng hộ những việc làm tôn trọng trật tự an toàn giao thông, phản đối những việc làm không tôn trọng trật tự an toàn giao thông. - Tích cực ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. . GDCD 6: Tiết 24, 25 – Bài 14: Thực hiện trật tự an toàn giao thông . GDCD 8: Tiết 5 – Bài 5: Pháp luật và kỉ luật Tiết 31, 32 – Bài 21: Pháp luật nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam . GDCD 9: Tiết 27,28–Bài 15:Vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý của công dân. d- Môn Tiếng anh: - HS có thêm hiểu biết về các nhóm biển báo giao thông; các biển báo giao thông cơ bản để xử lý đúng khi tham gia giao thông. - Học sinh biết sử dụng CAN/CAN’T chính xác cho tình huống thực. - Từ đó các em biết sống có kỷ luật, làm theo pháp luật và vận động người khác cùng hành đúng pháp luật vì một xã hội văn minh không có người vi phạm luật giao thông. . Tiếng anh 6: Tiết 48 – Bài 8: OUT AND ABOUT – C1,2 ( Road signs ) 2.2- Về kỹ năng :. a- Môn Mỹ thuật: - HS vẽ được tranh về an toàn giao thông theo ý thích, biết phân tích và chọn màu phù hợp để vẽ các nhóm biển báo khác nhau. b- Môn Âm nhạc: - Học sinh có khả năng nhận dạng, thông hiểu về âm nhạc dân ca truyền thống và vận dụng vào thực tế hát và sáng tác các bài hát dựa trên các làn điệu dân ca ( đặc biệt các bài bài vè, đồng dao ) c- Môn GDCD: - Học sinh biết đánh giá hành vi đúng sai của người khác. - Nhận biết một số dấu hiệu chỉ đường. - Biết giao tiếp ứng xử có văn hóa, có đạo đức và tuân theo pháp luật. - Biết phân tích đánh giá các hành vi về đạo đức và tuân theo pháp luật của bản thân và mọi người xung quanh. - Phân biệt được hành vi tôn trọng pháp luật và vi phạm pháp luật để có thái độ và cách cư xử cho phù hợp. d- Môn Tiếng anh: - Giúp học sinh phát triển các kỹ năng giao tiếp thông qua tình huống thực mà các em luyện tập và đóng vai trên lớp. - Từ đó các em biết luyện tập theo chuẩn kiến thức kỹ năng với CAN và CAN’T 2.3- Về thái độ: a- Môn Mỹ thuật: - Thông qua việc thực hành vẽ tranh, biển báo giao thông ở trên lớp, học sinh hình thành nên ý thức hệ về việc chấp hành nghiêm túc luật lệ an toàn giao thông. b- Môn Âm nhạc: 6 - Học sinh biết lựa chọn những giai điệu phù hợp với tuổi thơ, những giai điệu khích lệ mọi người cùng hành động theo hiến pháp và pháp luật. - Tình yêu quê hương đất nước sẽ được nảy sinh từ những làn điệu dân ca mà các em lắng nghe và thể hiện. Và tình yêu đó cũng sẽ là kim chỉ nam cho những hành động có văn hóa và đúng pháp luật. c- Môn GDCD: - Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. - Tích cự ngăn ngừa và đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật. - Biết xây dựng kế hoạch rèn luyện ý thức và thói quen kỉ luật, biết đánh giá hành động của người khác và chính mình trong việc thực hiện pháp luật và kỉ luật. - Bồi dưỡng lòng tin, ý thức tôn trọng pháp luật ở chính mỗi học sinh. d- Môn Tiếng anh: - Từ mục tiêu văn hóa giao thông qua bài học Tiếng anh, học sinh sẽ hiểu mình được phép và không được phép làm gì khi tham gia giao thông. Từ đó, khi tham gia giao thông hay thực hiện bất kỳ công việc gì các em sẽ nhận thức sâu sắc một điều rằng đạo đức và pháp luật luôn đồng hành với nhau để giúp con người dần hoàn thiện mình và vững vàng ở mọi cưng vị cuộc sống. 3. Đối tượng, thời lượng dạy học của dự án: a- Đối tượng : - Học sinh trường THCS Đạo Tú – Tam Dương – Vĩnh Phúc. - Số lượng : 74 học sinh. - Số lớp : 02 - Khối lớp thực hiện : Khối 6 b- Thời lượng của dự án : - Bài học được dạy trong 1 tiết nếu gói gọn kiến thức và chỉ luyện tập với CAN/ CAN’T ( C1,2 ) - Có thể thực hiện thành một chuyên đề để tích hợp kiến thức liên môn được sâu và rộng hơn. * Một số đặc điểm về học sinh khi triển khai dự án tích hợp : + Ưu điểm : - Đa số học sinh có ý thức học tập và chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy của trường, của lớp và trong các tiết học giờ Tiếng anh. - Sách giáo khoa đủ 100%, một số em sôi nổi khi được vẽ tranh, đóng vai và thực hành các tình huống thực như đang tham gia giao thông trên đường. + Nhược điểm : - Do thói quen ít va chạm, nhút nhát và thiếu tự tin trong giao tiếp nên việc thực hành các kỹ năng, đặc biệt phần luyện tập nói gặp rất nhiều khăn. - Một bộ phận nhỏ các em còn trì trệ, mải chơi, không để ý đến việc học. Hơn thế nữa các em lại thiếu sự để mắt, quan tâm từ phía gia đình dẫn đến kết quả học tập quá thấp. 7 - Nhiều học sinh chưa hình thành được phương pháp học và làm bài tập dẫn đến làm sai hoặc không biết làm. - Số đông học sinh còn chưa yêu thích môn học, quá lười học kiến thức ngôn ngữ dẫn đến khi viết và nói một câu đơn giản nhất cũng không có vốn từ để trình bày. Tất cả những hạn chế trên đã gây rất nhiều khó khăn cho chúng tôi khi thực hiện dự án tích hợp này. Quan điểm của nhóm chúng tôi khi triển khai dự án tích hợp : Như bên trên đã nêu, đối tượng áp dụng dự án của nhóm chúng tôi là học sinh THCS tuổi từ 11 đến 15. Thực tế chứng minh đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tách dần khỏi thời thơ ấu để tiến sang giai đoạn phát triển ca o hơn (người trưởng thành) tạo nên sự khác biệt trong mọi mặt phát triển như thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức… của thời kỳ này. Vì thế mà các nhà tâm lý học đã gọi trẻ giai đoạn này với những tên khác nhau như: “ thời kỳ quá độ”, “ tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “ tuổi bất trị”... Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn,điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên. Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. Có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường, mà chỉ quan tâm đến những vấn đ ề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực t ế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập … Về mặt khoa học giai đoạn này có sự biến đổi mạnh về giải phẫu sinh lý như: Cơ thể phát triển mạnh mẽ nhưng không cân đối, quá trình hưng phấn mạnh hơn quá trình ức chế, hay hệ thần kinh chưa chịu được những kích thích mạnh đơn điệu kéo dài. Phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh hơn là tín hiệu ngôn ngữ. Từ đó gây ra sự rối loạn của hoạt động thần kinh như khó làm chủ cảm xúc, dễ bị ức chế hay dễ bị kích động. Tuy vậy, ở giai đoạn này các em cũng rất thích được tham gia các hoạt động sôi nổi, thích mở rộng hiểu biết qua việc liên kết các môn học ở nhà trường. Và tích hợp chính là sân chơi trí tuệ để các em trải nghiệm và thử khả năng học tập của mình. Bài học được liên kết và tích hợp với kiến thức các môn như Mỹ thuật 7, Âm nhạc 6, GDCD 6+8+ 9, Tiếng anh 6 nhằm mở rộng hiểu biết về pháp luật nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng ở các em học sinh. Cũng như các giờ học khác môn Tiếng anh, chúng tôi luôn hướng các em tới đích cuối cùng là sử dụng hoàn toàn tiếng anh để nói. Tuy nhiên do các em mới chỉ ở khối 8 lớp 6, vốn từ còn hạn chế nên khi vận dụng kiến thức liên môn cũng là một khó khăn lớn để diễn đạt câu từ một cách hoàn chỉnh. Vậy khi đó việc sử dụng ngôn ngữ “ easy-to-understand” làm công cụ là ưu tiên hàng đầu với cả thầy và trò trong toàn bộ quá trình luyện tập. Với thời gian chỉ nửa tháng để chúng tôi xây dựng, thực hiện và nâng cấp tiết học tích hợp trên lớp thành dự án dạy học theo chủ đề tích hợp. Hơn thế nữa đây cũng là lần đầu tiên chúng tôi phát triển dự án dạy học tích hợp nên trong quá trình soạn, giảng nhóm chúng tôi còn nhiều bỡ ngỡ và có những tồn tại nhất định về ngôn ngữ, thiết kế và trình bày. Song với mong muốn dự án của chúng tôi sẽ được áp dụng vào thực tế giảng dạy ở các trường THCS trong phạm vi toàn tỉnh chứ không phải là bài giảng mang tính chất lý thuyết, sách vở. Vậy nên chúng tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến, tư vấn của quí thầy cô và độc giả để sản phẩm tích hợp của chúng tôi được hoàn thiện hơn ! 4. Ý nghĩa của dự án : Nhóm chúng tôi đã lựa chọn rất nhiều và quyết định chọn chủ đề “ Road signs” – các biển báo giao thông làm bài giảng tích hợp liên môn. Việc áp dụng và đưa dự án vào thực tế giảng dạy sẽ góp phần làm thức tỉnh ý thức học sinh và giáo dục các em cần phải sống và làm việc theo chuẩn hiến pháp và pháp luật, đặc biệt khi tham gia giao thông công cộng nhằm xây dựng một xã hội lành mạnh và văn minh không có người vi phạm luật giao thông đường bộ. Một số nội dung liên quan : a- Lịch sử giao thông đường bộ Luật giao thông, biển số xe, bằng lái, đèn giao thông hay những khái niệm khác liên quan đến ngành giao thông đường bộ đã trở nên quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng biết rõ lịch sử hình thành và phát triển của chúng. Luật giao thông đầu tiên: Đối với những người sống trong thế kỷ 19, thuật ngữ “giao thông” không bao giờ đi kèm với nhựa đường, xe hơi, đèn giao thông, tín hiệu giao thông, bảng tên đường hay cảnh sát giao thông. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu bùng nổ, đường sắt cũng như những cánh đồng bắt đầu ngập tràn các phương tiện chạy bằng động cơ (hay còn gọi là đầu máy đường bộ). Để di chuyển từ nơi này sang nơi khác, các đầu máy phải chạy xuyên qua những khu vực thành thị, đông dân cư. Mặc dù chậm và ồn ào, chúng vẫn là mối đe dọa lớn cho những người đứng xem hoặc ngựa trên đường. Lo ngại về viễn cảnh người dân bị nghiền nát cũng như đêm đêm phải nghe tiếng thở hổn hển, Quốc hội Anh đã áp dụng Dự luật giao thông dành cho đầu máy vào năm 1861. So với ngày nay, các điều khoản của dự luật có vẻ hài hước và mất dần ý nghĩa theo thời gian. Tuy nhiên, một số điều khoản đã góp phần hình thành nền tảng cho bộ luật giao thông hiện tại. Theo đó, trọng lượng tối đa của một chiếc xe là 12 tấn và giới hạn 9 tốc độ ở con số 16 km/h. Có vẻ như những người làm luật không biết rõ vận tốc thực của một chiếc xe khi chạy trên đường. Năm 1865, dự luật được sửa đổi và thay tên thành Dự luật đầu máy (hay Dự luật cờ đỏ). Dự luật yêu cầu một chiếc xe gắn động cơ bất kể mục đích phải có một người cầm cờ đỏ dẫn đường khi tham gia giao thông (người Anh sử dụng thuật ngữ “highway” cho mọi loại đường, bao gồm cả phố và vỉa hè công cộng). Giới hạn tốc độ giảm xuống còn 6 km/h tại khu vực ngoại thành và 3 km/h trong thành phố. Tuy nhiên, điều khoản bổ sung quan trọng nhất chính là yêu cầu phải có ít nhất 3 người vận hành một chiếc xe: một tài xế, một người đốt lò và một người cầm cờ đỏ lẫn xách đèn. Người cầm cờ có hai nhiệm vụ: giảm tốc độ xe khi buộc phải lái ở vận tốc đi bộ và cảnh báo người đi bộ cũng như người cưỡi ngựa về sự hiện diện của họ. Đến năm 1896, Dự luật giao thông đầu máy sửa đổi (hoặc Dự luật giải phóng) đã chấm dứt yêu cầu về đội lái gồm 3 người, tăng giới hạn tốc độ lên 22 km/h và quan trọng hơn là thiết lập danh sách các loại đầu máy hạng nhẹ với trọng lượng dưới 3 tấn như hiện nay. Để tôn vinh dự luật, ông Harry Lawson đã khởi công xây dựng tuyến đường từ London đến Brighton Run dài nhất thế giới. Biển số xe đầu tiên Khi số lượng xe hơi lưu thông trên đường tăng lên cũng là lúc các nhà lãnh đạo cần phải theo dõi chúng và những chủ sở hữu. Quốc gia đầu tiên sử dụng biển số xe là Pháp vào năm 1893. Tuy nhiên, nước đi đầu trong việc thiết lập một hệ thống biển số quốc gia hoàn chỉnh lại là Hà Lan. Bằng lái xe đầu tiên: Cho đến tận thập niên 1900, mới chỉ có một vài bộ luật qui định về giới hạn và yêu cầu dành cho bản thân những chiếc xe. Năm 1904 là thời điểm chứng kiến một loạt những thay đổi đáng kể. Tại Anh, thói quen sử dụng biển số xe như đã nói ở trên trở thành luật vào năm 1904 khi Dự luật ô tô xe máy bắt đầu có hiệu lực. Lần đầu tiên, thuật ngữ lái xe bất cần được ra đời, song hành cùng hình phạt dành cho những người có tội. Nếu không treo biển số xe, tài xế sẽ bị khép vào tội chống đối. Thật may mắn, cuối cùng thì bằng lái xe cũng xuất hiện. Tuy nhiên, vào thời điểm đó vẫn chưa tổ chức những cuộc thi sát hạch lái xe nên chỉ cần trả 5 xu và điền vào mẫu là bạn có thể sở hữu bằng lái của mình. Hệ thống đèn giao thông đầu tiên: Người Anh giới thiệu loại đèn giao thông đầu tiên trước khi bắt buộc tài xế phải có bằng lái. Bảng tên đường bắt đầu xuất hiện tại thành phố Ur (thuộc Iraq) vào khoảng 4.000 năm trước Công nguyên trong khi phải đến cuối những năm 1800 đèn giao thông mới ra đời. Loại đèn giao thông đầu tiên trên thế giới được lắp đặt bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh có hai màu (đỏ và xanh). Nó không vận hành bằng điện mà dùng khí và phải bật 10 bằng tay. Theo các bản báo cáo, chỉ sau một tháng sử dụng, loại đèn giao thông này phát nổ, do đó nó không bao giờ được tái thiết kế. Tuy nhiên, ý tưởng về hệ thống đèn giao thông lại rất hữu ích. Đến năm 1912, ông Lester Wire tại Mỹ vốn được coi là nhà phát minh ra đèn giao thông đỏ-xanh chạy bằng điện đã hồi sinh ý tưởng đó. Đèn giao thông đầu tiên được lắp đặt vào năm 1914 tại góc phố East 105th và đại lộ Euclid thuộc thành phố Cleveland, bang Ohio. Loại đèn ba màu ra đời như một bước tiến hóa tự nhiên vào năm 1920 dưới bàn tay của William Potts. Hệ thống đèn giao thông nối nhau xuất hiện lần đầu tiên tại thành phố Salt Lake năm 1917 khi giao thông tại 6 ngã tư được điều khiển bằng một công tắc. Năm 1920 chứng kiến sự nổi lên của đèn giao thông tự động tại thành phố Houston. 5 năm sau, Anh vốn là quốc gia khởi nguồn mới bắt đầu lắp đặt hệ thống đèn giao thông tại thành phố Wolverhampton. Hệ thống tín hiệu giao thông đầu tiên Như đã nói ở trên, tín hiệu giao thông theo nghĩa chung chung đã có mặt hàng thiên niên kỷ nay. Ban đầu, chúng xuất hiện dưới dạng cột đá dựng đứng hoặc tảng đá bên đường có đánh dấu các khoảng cách khác nhau dẫn tới những trung tâm thành phố quan trọng. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chúng chỉ thông báo chứ không có tác dụng chỉ hướng cho người tham gia giao thông. Hệ thống tín hiệu giao thông hiện đại đầu tiên được phát minh năm 1895 bởi Câu lạc bộ Du lịch Italia nhưng ít ai biết những qui ước của nó. Phải đến năm 1909, chín quốc gia châu Âu mới đồng ý sử dụng các tín hiệu giống nhau để ám chỉ những thuộc tính đường như “xóc”, “vòng cung” hoặc “giao nhau”. Ngày nay, người ta vẫn đang tiếp tục cố gắng tạo ra một hệ thống tín hiệu hoàn chỉnh và đồng nhất mặc dù hệ thống hiện đại được dùng từ năm 1950. Tại Mỹ, hệ thống quốc tế bắt đầu đi vào sử dụng từ những năm 1960. Kể từ đó, nước Mỹ sử dụng hệ thống tín hiệu riêng của mình. Lề đường trái/phải Bạn đã bao giờ băn khoăn tại sao phần lớn các quốc gia đều lái xe bên lề phải trong khi nước Anh lại đi theo lề trái chưa? Có phải nước Anh đã làm sai không? Trên thực tế, phần lớn thế giới đều đang đi sai lề ít nhất là về mặt lịch sử. Một số tài liệu khảo cổ học tại Anh đã ám chỉ rằng người Roman đi theo lề đường bên trái. Vậy, lý do là gì? Theo sử gia Northcote Parkinson, nguyên nhân chính là sinh lý học con người. Hầu hết mọi người đều thuận tay phải nên sẽ dễ dàng hơn khi leo lên lưng ngựa từ bên trái. Làm như vậy, con người có thể chống lại những kẻ tấn công cũng như bắt tay với bạn dễ hơn. Theo các sử gia khác, mọi người đều đi bên lề trái cho đến thập niên 1700. Năm 1756, luật hạn chế sử dụng đường bằng văn bản đầu tiên đã ghi rõ giao thông trên cầu London phải đi theo bên lề trái. Thế giới bắt đầu đổi sang lề phải vào đầu thập kỷ 1800 khi những người đánh xe chở hàng hóa cảm thấy sử dụng lề đường bên phải để tránh các phương tiện khác dễ hơn 11 (do thường ngồi trên con ngựa cuối cùng bên trái nên họ có thể ước tính khoảng cách chính xác hơn nếu có chiếc xe khác đang đến gần). Ngày nay, ngoài những nước thuộc đế chế Anh, toàn bộ các quốc gia còn lại đều đi bên lề phải. b- Lịch sử ra đời của biển báo giao thông : Như chúng ta đều đã biết tác dụng lớn nhất của biển báo không phải ở chỗ buộc người tham gia giao thông tuân thủ các quy định trên đường mà là bảo vệ họ. Biển báo ra đời từ yêu cầu của chính những người tham gia giao thông. Biển báo giao thông đầu tiên trong lịch sử dùng để chỉ khoảng cách giữa các thành phố của đế chế La Mã. Nhưng trong suốt vài trăm năm sau, với phương tiện giao thông duy nhất thời kỳ đó là xe ngựa, người ta không mấy quan tâm đến biển báo, dù tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt tại các thành phố mới phát triển ở Anh. Không bị ràng buộc bởi các quy định an toàn nên giới đánh xe ngựa an tâm làm ăn tới cuối thể kỷ 19, khi những chiếc xe đạp bắt đầu thể hiện vai trò của nó. Sự phát triển của phương tiện giao thông mới mẻ này vấp phải thái độ khinh miệt và kỳ thị từ những người đánh xe, cũng như giới quan chức thủ cựu. Tại các thành phố ở châu Âu và châu Mỹ, xe đạp lẻ loi và bị chèn ép giữa một rừng xe ngựa. Trước khó khăn đó, năm 1887, những người đi xe đạp thành lập nên một câu lạc bộ (Cyclists Touring Club-CTC) và bắt đầu đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Kết quả đầu tiên mà CTC nhận được là nhà chức trách đồng ý để họ cắm biển cảnh báo tại những khúc cua nguy hiểm hay những đoạn đường đồi. Chưa kịp trấn tĩnh sau thất bại trước câu lạc bộ những người đi xe đạp, 10 năm sau, giới đánh xe lại phải đối mặt với đối thủ còn lớn mạnh hơn, sang trọng hơn: xe hơi. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật dần dần thay đổi bộ mặt giao thông, và kẻ ra đi không ai khác là chiếc xe ngựa cỗ lỗ. Mặc dù nhà chức trách và cảnh sát cảm thấy khó chịu khi nhìn mấy chiếc xe chạy “nhông nhông” trên đường mà chẳng cần đạp, cũng chẳng cần ngựa, các câu lạc bộ xe hơi vẫn tiến hành đấu tranh song song với việc mở các khoá huấn luyện lái xe. Đến năm 1903, đạo luật xe hơi đầu tiên quy định về bằng lái, tốc độ tối đa được thông qua. Ôtô được phép chạy tối đa 32 km/h thay cho 19 km/h trước đó. Tuy nhiên, tại một nhiều nơi, tài xế vẫn phải “ngoan ngoãn” chạy với vận tốc không khác gì xe ngựa, 16 km/h. 12 Từ những thắng lợi ban đầu, xe đạp và xe hơi bắt đầu xâm chiếm đường phố. Công nhân đi xe đạp, giới chủ đi xe hơi, họ cùng lập và tự cắm các biển báo, ngoại trừ biển hướng dẫn do chính quyền dựng lên. Thế nhưng, hình dáng, độ cao và khoảng cách giữa các biển báo vẫn chưa thống nhất. Một lần nữa họ lại đấu tranh với cơ quan công quyền bằng điều luật ôtô mới. Năm 1904, nó chính thức được thông qua với quy định phân biển báo thành 3 loại: tốc độ tối đa 16 km/h dùng biển màu trắng có đường kính 0,5 m, biển cấm là bảng tròn 0,5 m mầu đỏ, biển báo nguy hiểm dùng hình tam giác đều màu vàng, cạnh dài 0,5 m. Tất cả các tín hiệu giao thông khác được ghi trên biển hình thoi. Độ cao từ điểm thấp nhất của biển báo tới mặt đường không dưới 2,5 m, khoảng cách từ vị trí cắm biển đến điểm cảnh báo là 46 m. Xe ngựa lùi vào dĩ vãng, xe hơi ngày càng phát triển kéo theo sự hình thành của hàng loạt cơ quan quản lý giao thông: từ hiệp hội xe hơi, văn phòng, hội đồng luật, ủy ban an toàn và cuối cùng là bộ giao thông. Những hội nghị về an toàn, những điều luật mới khai sinh ra nhiều loại biển báo giao thông mới và nó dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong các kỳ sát hạch lái xe. * Cách nhận biết biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường bộ b.1- Nhóm biển chỉ dẫn Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông nền mầu xanh lam để báo cho người sử dụng đường biết những định hướng, thông tin cần thiết. - Gồm 48 kiểu, từ biển số 401 đến biển số 448, có giá trị trên tất cả các làn đường của 13 một chiều xe chạy. b.2- Nhóm biển hiệu lệnh - Hình tròn, nền xanh lam, trên biển có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành. - Gồm 9 kiểu, từ biển 301 đến biển 309, có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ 504 “Làn đường” đặt ngay bên dưới biển chính. b.3- Nhóm biển báo cấm - Hình tròn (trừ biển số 122 "dừng lại" có hình 8 cạnh đều) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. - Gồm có 39 kiểu, từ biển 101 đến biển 139, có thể có giá trị trên tất cả các làn đường hoặc chỉ có giá trị trên một hoặc một số làn của một chiều xe chạy. Các làn đường phải được đánh dấu riêng biệt bằng các vạch dọc liền trên mặt phần xe chạy. Nếu hiệu 14 lực của biển chỉ hạn chế trên một hoặc một số làn đường thì nhất thiết phải theo biển và một biển phụ 504 “Làn đường” đặt ngay bên dưới biển chính. b.4- Nhóm biển báo nguy hiểm - Hình tam giác đều, viền đỏ, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. - Gồm 46 kiểu, từ biển 201 đến biển 246, có giá trị trên tất cả các làn đường của một chiều xe chạy. b.5- Nhóm biển phụ - Hình chữ nhật hoặc hình vuông, được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn nhằm thuyết minh để hiểu rõ các biển đó hoặc được sử dụng độc lập. Gồm có 9 kiểu, từ biển 501 đến biển 509. + Cách nhận biết và chấp hành vạch kẻ đường bộ: - Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn, điều khiển giao thông nhằm nâng cao an toàn và khả năng thông xe, chia làm 2 loại: vạch nằm ngang và vạch nằm đứng. - Có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu chỉ huy giao thông. - Trường hợp ở một nơi vừa có vạch kẻ đường vừa có biển báo thì người lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu. Điểm chú ý về các loại vạch kẻ đường: . Vạch dọc liền để cấm các loại xe cộ (cơ giới và thô sơ) không được vượt quá hoặc đè lên vạch đó. Vạch dọc liền dùng để phân kia đường thành 2 chiều (đi và về) và để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ với xe cơ giới. . Vạch dọc liền kép thường kẻ ở đoạn đường vòng, nguy hiểm và những đoạn đường thẳng, rộng có thể cho phép xe chạy với tốc độ cao, nhằm tăng sự chú ý của lái xe, đảm bảo tuyệt đối an toàn, đảm bảo đi đúng theo quy định của vạch dọc liền. Ô tô chạy trên đoạn đường có kẻ vạch dọc liền không được vượt ô tô đi trước. . Vạch dọc đứt quãng dùng để phân chia làn xe cơ giới; phân chia phần đường cho xe thô sơ và xe cơ giới. Ô tô chạy trên đoạn đường có vạch dọc đứt quãng được phép vượt ô tô đi trước nhưng khi vượt xong phải nhanh chóng trở về phần đường của mình. . Vạch liền ngang phần xe chạy có hiệu lực như biển báo “dừng lại”: yêu cầu mọi xe cơ giới, thô sơ phải dừng lại trước vạch và chờ hiệu lệnh chỉ huy giao thông. . Vạch đứt quãng ngang đường dùng phân chia phần đường giành cho người đi bộ hoặc đi xe đạp sang đường (gần chỗ đường giao nhau). Hình ảnh và tác dụng của một số vạch kẻ đường phổ biến (nhìn phần có màu trắng hoặc vàng) 15 Vạch 1-1: Vạch liền, nét màu trắng, rộng 10 cm, dùng để phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau, xác định ranh giới phần đường cấm, ranh giới nơi đỗ xe, ranh giới của làn xe ở vị trí nguy hiểm. Xe không được đè lên vạch này. Vạch 1-2: Vạch liền, màu trắng, rộng 20 cm, dùng để xác định mép phần xe chạy trên các trục đường. Xe chạy được phép cắt ngang hoặc đè lên vạch khi cần thiết. Vạch 1-3: Là vạch kép (2 vạch liên tục) màu trắng, chiều rộng bằng nhau và bằng 10 cm, cách nhau 10 cm, dùng phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên những đường có 4 làn đường trở lên. Xe chạy không được đè qua vạch. Vạch 1-4: Là vạch liên tục màu vàng có chiều rộng 10 cm, để xác định nơi cấm dừng và cấm đỗ xe. Vạch 1-5: Vạch đứt quãng, màu trắng, rộng 10 cm, tỷ lệ L1:L2 = 1:3, dùng phân chia 2 dòng phương tiện giao thông từ 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Xác định ranh giới làn xe khi có 2 hoặc trên 2 làn xe chạy theo 1 hướng. Vạch 1-6: Là vạch đứt quãng màu trắng, rộng 10 cm. Tỷ lệ L1:L2 = 3:1, dùng để báo hiệu gần đến vạch 1-1 hay 1-11, để phân chia dòng xe ngược chiều hay cùng chiều. Vạch 1-7: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng 0,1m, khoảng cách giữa hai vạch là 0,5m. Vạch được kẻ Theo đường cong Theo chiều xe chạy ở chỗ giao nhau khi lái xe cần định hướng chung để đảm bảo an toàn khi qua chỗ giao nhau. 16 Vạch 1-8: Là vạch đứt quãng màu trắng rộng0,4m. Vạch dùng để quay định danh giới làn xe tăng tốc độ hoặc giảm tốc độ (gọi là chuyển tới làn đường) và làn xe chính của phần xe chạy. Vạch 1-9: Là vạch kép (hai vạch) đứt quãng, song song, màu trắng rộng 0,1m, cách nhau 0,1 m, quy định ranh giới làn xe dự trữ mà trên làn này chiều xe chạy có thể thay đổi hoặc chiều thuận hoặc chiều đi ngược lại. Sự thay đổi hướng xe được điều khiển bằng tín hiệu đèn xanh và đỏ đặt trên làn xe. Vạch 1-10: Là vạch đứt quãng màu vàng, xác định vị trí hay khu vực cấm đỗ xe. Vạch 1-11: Là hai vạch song song (vạch kép) màu trắng, một vạch đứt quãng và một vạch liền liền nét, dùng để phân chia dòng phương tiện hai hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy. Lái xe được phép cắt ngang qua vạch từ phía có vạch đứt quãng. Vạch 1.12: Chỉ rõ vị trí xe phải dừng lại khi có biển báo số 122 “STOP” hoặc khi có tín hiệu đèn đỏ. Vạch này kẻ ngang toàn bộ đường của hướng xe chạy. Trường hợp không có biển 122 hoặc không có đèn hay người điều khiển thì vạch không có hiệu lực. Vạch 1.13: Hình tam giác cân màu trắng vạch chỉ rõ vị trí mà lái xe phải dừng để nhường cho các phương tiện khác ở đường ưu tiên. Vạch 1-14: Là vạch "sọc ngựa vằn" gồm các đường màu trắng song song với tim đường, rộng 40 cm, cách nhau 60 cm. Vạch quy định nơi người đi bộ qua đường. 17 Vạch 1-15: gồm 2 vạch đứt quãng chạy song song, cách nhau 1.8 mét, chiều dài, chiều rộng và khỏng cách giữa các vạch của vạch đứt quãng bằng nhau và bằng 40 cm. Vạch xác định vị trí chỗ xe đạp đi ngang qua xe đường của xe cơ giới. Xe đạp phải nhường đường cho phương tiện cơ giới chạy trên tuyến đường cắt ngang đường xe đạp. Vạch số 1.16.1: “Ngựa vằn” màu trắng, xác định đảo phân chia dòng phương tiện ngược chiều nhau. Vạch 1.16.2: Xác định đảo phân chia dòng phương tiện theo cùng một hướng. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng được phân chia ra nhiều dòng (làn ) khác nhau. Vạch 1.16.3: (Ngược chiều với hình bên) Đảo nhập dòng phương tiện. Tại đó dòng phương tiện chạy cùng hướng nhập với nhau. Vạch 1.17: Vạch sơn sóng màu vàng quy định vị trí dừng của xe các phương tiện vận tải theo tuyến quy định hoặc nơi tập kết của tắc xi, cấm dừng hoặc đỗ của bất kì một lọai phương tiện nào về cả hai phía và cách vạch 15cm. Vạch 1.18: Màu trắng chỉ dẫn các hướng đi cho phép của các làn xe ở nơi giao nhau. Lái xe khi gặp biển này bắt buộc phải tuân theo mũi tên chỉ hướng đi Vạch 1.19: Vạch màu trắng, vạch xác định sắp đến vị trí thắt hẹp của phần xe chạy, báo cho người lái xe biết rằng số làn xe theo hướng mũi tên bị giảm và lái xe phải từ từ chuyển làn theo hướng mũi tên. Vạch 1.20: Màu trắng, xác định sắp đến gần vạch 113 và biển báo số 108, khoảng cách đến vạch 1.13 Theo tim đường từ 2-2,5m (đường cao tốc có thể lớn 18 hơn), lái xe được phép chạy đè lên vạch 1.13 không cần dừng lại. Vạch số 1.21: Là chữ “Stop” (dừng lại) màu trắng, xác định gần đến vị trí dừng lại vạch 1.12 và biển báo số 122. Vạch 1.21 cách vạch dừng xe từ 2-2,5m. c- Ý nghĩa của dự án đối với thực tiễn dạy học : Căn cứ văn bản số 5333/BGDĐT-GDTrH ngày 29.09.2014 của Bộ GD&ĐT về việc Triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh bậc Trung học từ năm học 2014-2015. Căn cứ văn bản số 1460/SGDĐT-GDTrH ngày 02.10.2014 của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc về việc triển khai kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực môn tiếng Anh bậc Trung học từ năm học 2014-2015. Từ thực tế đó nhóm chúng tôi đã cân nhắc và lựa chọn chuyên đề có tính thiết thực với các em: “Road signs” ( biển báo giao thông) – không phải chủ đề mới nhưng với cách thức thể hiện mới là tích hợp kiến thức thông qua các môn học khác nhau như Mỹ thuật, Âm nhạc, GDCD và Tiếng anh sẽ giúp các có hiểu biết sâu rộng hơn về văn hoá giao thông đường bộ, thiên hướng thực hành giao thông theo chuẩn pháp luật. Và những hiểu biết này sẽ góp phần quan trọng vào việc giáo dục nhân cách sống, giá trị sống tốt đẹp cho học sinh trong nhà trường. Đồng thời dự án cũng rèn luyện cho học sinh cách học tập chủ động, sáng tạo khi tiếp thu tri thức mới dưới hình thức tích hợp các nội dung liên quan với nhau nhằm đạt kết quả học tập tốt nhất. d- Ý nghĩa của dự án đối với đời sống: Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp quan trọng, vừa là công cụ để con người nhận thức, tư duy. Trong nhà trường, việc giáo dục ngôn ngữ kết hợp với thực hành là hết sức cần thiết. Tiếng anh ngày nay trở thành môn học có vị trí đặc biệt quan trọng: nó không chỉ cung cấp những kiến thức và kĩ năng cơ bản về môn học để phát triển khả năng giao tiếp cho học sinh, mà còn trang bị cho các em một công cụ thiết yếu để học tốt các môn khoa học khác khi các em học lên cao. Tiếng anh còn là phương tiện giao tiếp quốc tế để giúp các em khám phá nền văn hoá của các dân tộc trên khắp thế giới... . Và tiếng anh cũng là điều kiện cần và đủ để các em có thể tìm được một công việc tốt trong tương lai. Thực tế xã hội cho thấy việc nói và giao tiếp bằng tiếng anh là tối cần thiết trong thời kì kinh tế mở cửa, quốc tế hóa, hội nhập hóa. Vậy nên mặc dù bài học mới chỉ áp dụng cho đối tượng học sinh lớp 6 song chúng tôi nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để các em thực hành kỹ năng nói, tự tin hơn trong giao tiếp và từng bước cải thiện năng lực giao tiếp bằng Tiếng anh trong chính cuộc sống hàng ngày. 5. Thiết bị dạy học, học liệu : a- Thiết bị dạy học: - Tranh ảnh về các vụ tai nạn giao thông thảm khốc ở Việt Nam. - Biển báo giao thông các nhóm. 19 - Sách giáo khoa của các môn liên quan như Mỹ thuật 7, Âm nhạc 6, GDCD 6, GDCD 8, GDCD 9, Tiếng anh 6 + Các loại sách tham khảo, bài tập mở rộng nâng cao môn tiếng anh với học sinh lớp 6. - Máy tính, máy chiếu, loa máy tính, đĩa Tiếng anh, bảng phụ, posters, phiếu học tập, bảng biểu ...... b- Học liệu : - Một số hình ảnh về hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp, hình ảnh một số vụ tai nạn nghiêm trọng, hình ảnh những hành vi thiếu văn hóa khi tham gia giao thông của người dân Việt Nam, Video clip bài vè về an toàn giao thông. - Tài liệu khái quát về pháp luật và hiến pháp năm 1992 nước CHXHCN Việt Nam, luật giao thông đường bộ số: 23/2008/QH12, tài liệu về lịch sử ra đời của luật giao thông và biển báo giao thông, hình ảnh một số biển báo giao thông cơ bản. - Ngữ liệu cơ bản của bài học, kiến thức liên môn và bài tập vận dụng kiến thức liên môn vào thực tế bài học và giải quyết tình huống. - Ứng dụng công nghệ thông tin . Sử dụng phần mềm Microsoft Powerpoint 2003. . Sử dụng phần mềm Microsoft Word 2003. . Tham khảo một số tài liệu tải từ các trang trên mạng. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học : P48 - UNIT 8 : OUT AND ABOUT Lesson 4: C1,2 - Road signs . 6.1- Objectives ( Mục tiêu ) : - By the end of the lesson, students will have background knowledge about Vietnamese law as well as traffic law in Vietnam (Cuối bài học, học sinh sẽ nắm được kiến thức nền về luật pháp Việt Nam nói chung và luật giao thông đường bộ nói riêng) . - Students will be able to understand the function and position of CAN/ CAN’T in a sentence and they can apply them for role play and practicing real situations about road signs correctly ( Học sinh hiểu được chức năng, vị trí của CAN/ CAN’T trong câu và có thể sử dụng ngữ liệu này để đóng vai và thực hành các tình huống thực với các biển báo giao thông một cách chính xác ) - Students will be introduced some more new words of traffic imperatives: turn, park, go ahead, walk into, …. . ( Học sinh sẽ được cung cấp một số từ vựng liên quan đến các khẩu lệnh giao thông như : turn, park, stop, go ahead, walk into, cross, … . ) - Students will practice all the four language skills: Listening, Speaking, Reading, Writing so as to develop their ability of using language ( Học sinh sẽ được luyện tập cả bốn kĩ năng ngôn ngữ : Nghe, Nói, Đọc, Viết nhằm phát triển năng lực ngôn ngữ tiếng anh) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan