Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố ...

Tài liệu Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố hà nội

.PDF
116
421
103

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI PHƯƠNG LAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT MAI PHƯƠNG LAN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 603801 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS.Nguyễn Hoàng Anh Hà Nội – 2013 MUC LUC PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 3. Mục đích nghiên cứu 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: 5. Phương pháp nghiên cứu: 6. Điểm mới của luận văn 7. Cơ cấu luận văn Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.1. Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2. Khái niệm và hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2.3. Chủ thể của pháp luật phòng cháy và chữa cháy Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.1. Đặc điểm tình hình thành phố Hà Nội liên quan đến thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 2.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội liên quan 2.1.2. Tình hình cháy nổ 2.2.2. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy 2.2. Hoạt động thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2.2.1. Ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy 2.2.3. Kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy và xử lý vi phạm hành chính đối với vi phạm trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 2.3.4. Thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy 2.3. Hoạt động thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại các khu dân cư và các cơ sở 2.3.1. Hoạt động thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy tại các khu dân cư 2.3.2. Hoạt động thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở 2.4. Đánh giá hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.4.2. Thành tựu đạt được 2.4.2. Khó khăn, bất cập Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội 3.1. Dự báo về yêu cầu phòng cháy chữa cháy trên thành phố Hà Nội trong thời gian tới 3.2. Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên thành phố Hà Nội. 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật, kiến thức về phòng cháy và chữa cháy 3.2.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định pháp luật là cơ sở pháp lý của hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 3.2.3. Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy nói chung và lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy nói riêng 3.2.4. Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. KẾT LUẬN LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Pháp luật được ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội, trật tự hóa, củng cố và phát triển các quan hệ xã hội theo những định hướng mong muốn nhằm đạt được những mục đích nhất định. Nhưng điều đó chỉ đạt được khi những chỉ dẫn (mệnh lệnh) của các quy định pháp luật được thực hiện trong đời sống xã hội, thể hiện ở hành vi hợp pháp thực tế của các tổ chức, các cơ quan, của những người có quyền hạn, chức vụ và các cá nhân. Vì vậy, xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng hơn là phải thực hiện chúng trong thực tế. Ngày nay, song song với vấn đề xây dựng pháp luật, chúng ta càng quan tâm hơn và đề cao việc đánh giá hiệu quả thực hiện pháp luật trên thực tế. Bởi lẽ, nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật là điều kiện không thể thiếu của một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Lĩnh vực Phòng cháy chữa cháy là một trong những lĩnh vực xã hội có tầm quan trọng đặc biệt. Bởi vì, thiệt hại về cháy nổ tuy không diễn ra hàng ngày và không phải là một vấn đề có tính thời sự như vi phạm an toàn giao thông, an toàn thực phẩm…nhưng nếu các vụ cháy đã xảy ra trên thực tế thì thiệt hại về người và tài sản là rất lớn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. “Thủy, hỏa, đạo tặc” vốn là một câu nói truyền miệng của ông cha ta từ ngày xưa và đến nay dường như vẫn đúng khi nguy cơ cháy, nổ luôn tiềm ẩn trong sinh hoạt, sản xuất thường ngày, luôn là sự đe dọa lớn thứ hai đến an toàn cuộc sống của người dân và dễ đem đến những hậu quả khó lường. Theo Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy, trong 6 tháng đầu năm 2011, cả nước đã xảy ra 873 vụ cháy, gây thiệt hại chết 23 người, bị thương 80 người, thiệt hại về 2 Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c, công ngh tài sản trị giá 306, 551 tỷ đồng. Trong đó, xảy ra 14 vụ cháy lớn, gây thiệt hại về tài sản khoảng 213 tỷ đổng. Cháy rừng xảy ra 167 vụ, gây thiệt hại 1.858 ha rừng[8]. Trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy thành phố Hà Nội vừa thống kê tình hình an toàn cháy nổ trong 8 tháng đầu năm 2011. Theo đó, tính đến ngày 15.8.2011, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 157 vụ cháy nổ, làm 5 người chết, 15 người bị thương, thiệt hại ước tính hơn 19,5 tỷ đồng [19]. Những con số đã cho thấy một khi cháy, nổ đã xảy ra thì thiệt hại rất khó lường. Từ năm 2001, Luật Phòng cháy chữa cháy đã được ban hành và sau đó là những văn bản dưới luật quan trọng khác như: Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Thông tư số 04/2004/TT-BCA về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy, Nghị định số 123/2005/NĐCP ngày 05/10/2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy…Các quy định của pháp luật về phòng cháy chữa cháy đã phần nào đó tác động đến nhận thức và ý thức thực hiện quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy của nhân dân. Mặc dù vậy, đến nay, một số những quy định đã trở nên không phù hợp như các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, các quy định về bảo hiểm cháy nổ bắt buộc…dẫn đến hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy trong nhân dân chưa cao và ý thức thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy của nhân dân luôn là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những vụ cháy, nổ. Thực tiễn cho thấy rằng việc thực hiện pháp luật về phòng chữa cháy đang bộc lộ rất nhiều bất cập, ví dụ: Nhiều hộ gia đình chưa có phương tiện chữa cháy, chưa 3 nắm được phương pháp chữa cháy tại chỗ; một số khu đô thị, khu công nghiệp, chung cư cao tầng không đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy như không có lối thoát nạn, không có giải pháp chống cháy lan…; hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về pháp luật phòng cháy và chữa cháy chưa thường xuyên liên tục; hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy còn nhiều hạn chế, chưa có tác dụng răn đe, ngăn ngừa vi phạm pháp luật… Với tất cả những lý do về lý luận và thực tiễn trên, đề tài “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội” mong muốn bước đầu tiếp cận toàn diện việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy của người dân, của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi thành phố Hà Nội để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, làm rõ những hạn chế, bất cập của một số quy định pháp luật về phòng cháy chữa cháy hiện hành, đưa ra giải pháp sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện những quy định pháp luật đó nói riêng và giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy nói chung, qua đó góp phần nâng cao ý thức pháp luật về phòng cháy chữa cháy trên thành phố Hà Nội. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Với lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, hiện chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Chỉ có một số đề tài thuộc cấp trường do các giảng viên của trường Đại học Phòng cháy chữa cháy nghiên cứu ở các khía cạnh như: xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, cải cách hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy chữa cháy trên từng địa bàn 4 cụ thể…Có thể dẫn chứng như đề tài khoa học cấp trường “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” năm 2011 của TS. Hoàng Ngọc Hải, đề tài khoa học cấp cơ sở “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy đối với chung cư cao tầng trên địa bàn thành phố Hà Nội theo chức năng của lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy” năm 2012 của TS. Hoàng Ngọc Hải và Ths.Vũ Thị Thanh Thủy, đề tài cấp nhà nước “Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy” do TS. Đào Hữu Dân chủ biên… Đề tài nghiên cứu hiện tại đang ở trạng thái mới bắt đầu, hướng đến việc tiếp cận toàn diện về quá trình thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy, trên cơ sở tiếp thu những kết quả nghiên cứu về lý luận thực hiện pháp luật nói chung của các nhà nghiên cứu đi trước và thực tiễn thực hiện pháp luật phòng cháy chữa cháy tại thành phố Hà Nội. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn thành phố Hà Nội, thời gian từ năm 2001 đến 2011. Trong khuôn khổ luận văn cao học, học viên giới hạn sự nghiên cứu của mình về các vấn đề sau: - Đối với hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy, luận văn tập trung nghiên cứu bốn hoạt động: Ban 5 hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy chữa cháy; Kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy và xử lý vi phạm về phòng cháy chữa cháy; Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy. - Đối với hoạt động thực hiện pháp luật của hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức khác, luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động thực hiện pháp luật của những đối tượng này tại khu dân cư và các cơ sở. 5. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích. Trước hết trình bày những lý thuyết và sau đó là phân tích thực trạng và chứng minh bằng số liệu thực tế. 6. Điểm mới của luận văn Đề tài bước đầu mạnh dạn nghiên cứu một cách toàn diện hoạt động thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội và đưa ra một số giải pháp thực tế đảm bảo thực hiện pháp luật về phòng cháy chữa cháy của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên thành phố Hà Nội. 7. Cơ cấu luận văn Luận văn gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội Chương 3: Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội. 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về pháp luật và thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.1. Cơ sở lý luận của việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy Ngay từ những năm sáu mươi, trong điều kiện miền Bắc bắt đầu bắt tay vào xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên xuất phát điểm từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ, tự cấp tự túc với hình thức sở hữu toàn dân và tập thể; hình thức quản lý chủ yếu theo cơ chế bao cấp, kế hoạch hóa; một số cơ sở công nghiệp mới bắt đầu được hình thành…thì công tác phòng cháy và chữa cháy đã được chú trọng như một nhiệm vụ song hành với xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Với mục đích bảo vệ tài sản của nhà nước, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ trật tự an ninh chung, ngày 27 tháng 9 năm 1961, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành pháp lệnh số 53 quy định việc quản lý của nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy. Ngay từ Điều 1, Pháp lệnh đã quy định việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ của mỗi công dân, mỗi công dân phải tích cực đề phòng để không xảy ra nạn cháy, luôn luôn nâng cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân theo các quy định về phòng cháy, chuẩn bị sẵn sàng để khi cần có thể chữa cháy kịp thời và hiệu quả. Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, do sự phát triển của nền kinh tếxã hội, đặc biệt là quá trình hội nhập, mở cửa, liên doanh liên kết với nước ngoài để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã làm cho các đối tượng quản lý phát triển rất đa dạng với tính chất và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy ngày càng đa dạng, phức tạp, đòi hỏi ở trình độ kỹ thuật cao. Sự xuất hiện các khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, khu công nghiệp kỹ thuật cao; sự hình thành những ngành kinh tế mũi nhọn như: khai thác chế biến dầu mỏ khí 7 đốt, khai khoáng, điện tử, hóa chất, vật liệu xây dựng…mà đặc điểm của quá trình này là việc sử dụng và sản xuất ra ngày càng tăng các nguyên liệu, các chất dễ cháy, đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác phòng cháy và chữa cháy. Trên phương diện xã hội: việc hình thành các trung tâm đô thị lớn tập trung, các khu chung cư cao tầng và quá trình đô thị hoá nông thôn đã đặt ra những yêu cầu mới cho công tác phòng cháy và chữa cháy ngay từ khâu thiết kế quy hoạch đến việc bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy cho cộng đồng dân cư tại những khu đô thị tập trung. Mặt khác, đời sống của các tầng lớp dân cư ngày càng cao được chứng tỏ bằng việc sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị, đồ dùng có giá trị kinh tế lớn nhưng cũng ẩn chứa trong đó đặc tính nguy hiểm liên quan đến cháy, nổ. Những tác động về kinh tế, xã hội tới an toàn phòng cháy và chữa cháy đã dẫn đến yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy ngày phải được nâng cao, trong đó không thể thiếu việc cần phải luật hóa các quy định về phòng cháy và chữa cháy. Trong khi đó việc quản lý nhà nước đối với công tác phòng cháy và chữa cháy còn nhiều bất cập, việc thực hiện trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của một bộ phận những người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cơ sở, đơn vị chưa tốt. Ý thức phòng cháy và chữa cháy của một bộ phận nhân dân chưa cao, thiếu nhiều điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy. Trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn nặng về lợi nhuận mà coi nhẹ việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Phong trào quần chúng làm công tác phòng cháy và chữa cháy chưa được sâu rộng. Lực lượng phòng cháy và chữa cháy tuy đã cùng toàn dân hạn chế được những thiệt hại về cháy và có những sự trưởng thành, song nhìn chung còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phương tiện trang bị cho lực lượng phòng cháy chữa cháy vừa thiếu lại vừa yếu, đặc biệt là đối với các phương tiện chữa cháy các đám cháy 8 lớn, phức tạp, cháy nhà cao tầng, cháy rừng…Nhiều vụ cháy lớn gây thiệt hại nghiêm trọng đã xảy ra, tình hình cháy và thiệt hại do cháy gây ra có xu hướng ngày càng tăng. Cơ sở hạ tầng về giao thông, nguồn nước phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy chưa đáp ứng yêu cầu, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu cũng tác động không nhỏ tới tình hình cháy, nổ. Trong xu thế hội nhập, mở rộng đầu tư hợp tác với nước ngoài cũng như thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhiều công ty, các đối tác nước ngoài tiếp tục mở rộng hợp tác và đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Yêu cầu phòng cháy và chữa cháy lại liên quan hầu hết đến các lĩnh vực nên một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư quan tâm là tìm hiểu các quy định về phòng cháy và chữa cháy của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại thiếu những quy định về phòng cháy chữa cháy và chưa được luật hóa trong khi các nước có nền công nghiệp phát triển đều có Luật phòng cháy và chữa cháy. Trước những tình hình trên, ngày 12/7/2001, Chủ tịch nước ký Lệnh số 08 công bố ban hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và ngày 4/10/2001, Luật Phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực thi hành. Đây là nguồn cơ bản nhất của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy Việt Nam hiện hành. Sự ra đời của Luật phòng cháy và chữa cháy đã cho thấy vai trò quan trọng thiết yếu của công tác phòng cháy và chữa cháy. So với Pháp lệnh số 53/1961/PL-UBTVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định việc quản lý đối với công tác phòng cháy và chữa cháy thì Luật phòng cháy và chữa cháy đã cho thấy tính toàn diện và hệ thống hơn. Trong các quy định của Luật đã đề cập đến hầu hết các vấn đề của phòng cháy và chữa cháy từ phòng cháy, chữa cháy, tổ chức lực lượng phòng cháy và chữa cháy phương tiện phòng cháy và chữa cháy đến đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy, quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Luật phòng cháy và 9 chữa cháy là đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy nhằm bảo đảm an toàn cháy, nổ; cho việc tổ chức, triển khai kịp thời công tác chữa cháy, cứu người, cứu tài sản, chống cháy lan và nhanh chóng dập tắt đám cháy, góp phần bảo đảm an ninh và trật tự an toàn xã hội. Tổng kết 10 năm thi hành Luật phòng cháy chữa cháy (10/2002- 10/2011), trong Báo cáo của Chính phủ trình bày trước Hội nghị đã chỉ rõ mục tiêu, yêu cầu cơ bản của công tác phòng cháy chữa cháy trong những năm tới là: Kiềm chế sự gia tăng cả về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy lớn gây hậu quả nghiêm trọng, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [9]. Mười năm qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của chính quyền các cấp và sự cố gắng thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Công an, công tác phòng cháy và chữa cháy ở nhiều nơi đã đi vào nền nếp; phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy được đẩy mạnh và ngày càng phát triển sâu rộng; hiệu lực quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy được tăng cường…, những kết quả đó đã từng bước kiềm chế sự gia tăng về số vụ cháy và thiệt hại do cháy gây ra trong thời gian qua, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội phục vụ sự phát triển bền vững nền kinh tế - xã hội của đất nước. Mười năm qua là thời gian để minh chứng rằng Luật phòng cháy và chữa cháy là cơ sở lý luận quan trọng, đảm bảo hiệu quả hoạt động phòng cháy và chữa cháy của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, các nhân trong việc thực hiện pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Luật phòng cháy và chữa cháy ra đời đã góp phần nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội trong hoạt động phòng cháy và 10 chữa cháy đồng thời là cơ sở để xã hội hóa hoạt động phòng cháy và chữa cháy. Bên cạnh đó, Luật phòng cháy và chữa cháy cũng là cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy. Hiệu lực của các quy định pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy được nâng cao do Nhà nước sử dụng nhiều các văn bản luật. Đây là những điều kiện tiền đề rất thuận lợi cho việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy. Chính vì lý do này nên các quy định của pháp luật phòng cháy và chữa cháy đã từng bước phát huy được tác dụng của chúng trong thực tế. Để cụ thể hóa Luật phòng cháy và chữa cháy, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy; Nghị định số 123/2005/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Ngay mới đây, vào tháng 5 năm 2012, Chính phủ đã ban hành tiếp hai nghị định Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/06/2012 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy thay thế Nghị định 123/2005/NĐ-CP. Ngoài Luật phòng cháy và chữa cháy còn có các văn bản dưới luật khác có chứa đựng một số quy định về phòng cháy và chữa cháy như: Nghị định số 64/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp. Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng. 11 Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ quy định về chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả “đèn trời”. Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31 tháng 3 năm 2004 của Bộ công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. Thông tư số 220/2006/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 của Bộ công nghiệp hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp. Do lĩnh vực phòng cháy chữa cháy cũng là một lĩnh vực có những đặc thù riêng về tính chất kỹ thuật nên các văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy cũng thuộc hệ thống pháp luật về phòng cháy chữa cháy đòi hỏi các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong hoạt động có liên quan đến phòng cháy chữa cháy phải chấp hành nghiêm chỉnh. Các văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy là những quy định khoa học nhằm đảm bảo những yêu cầu an toàn, ngăn ngừa cháy nổ xảy ra, đồng thời đáp ứng những yêu cầu về công tác chống cháy lan, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người, cứu tài sản khi có cháy xảy ra. Tiêu chuẩn về phòng cháy chữa cháy là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý (các thông số, chỉ số kỹ thuật…) được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng trong hoạt động phòng cháy chữa cháy. Theo Điều 6 Nghị định 35/2003/NĐ-CP thì Tiêu chuẩn về 12 phòng cháy chữa cháy là tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng gồm tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn ngành có liên quan hoặc chuyên về phòng cháy chữa cháy. Các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn phòng cháy chữa cháy có vai trò đặc biệt quan trọng trên góc độ pháp lý, nó chính là những quy định cụ thể nhằm đảm bảo cho những quy định của luật, nghị định, pháp lệnh… được thực hiện trong thực tế có hiệu lực và hiệu quả. Hiện có 06 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; 50 Tiêu chuẩn Việt Nam; 10 Tiêu chuẩn ngành; 11 Tiêu chuẩn xây dựng có liên quan đến an toàn phòng cháy chữa cháy thuộc các lĩnh vực: An toàn cháy trong xây dựng nhà, công trình, nhà cao tầng, chợ, trung tâm thương mại, kho tàng; trong sản xuất, chế biến kinh doanh xăng dầu, khí đốt hóa lỏng, điện; các hệ thống phòng chống cháy, nổ; về trang bị, quản lý, sử dụng phương tiện phòng cháy chữa cháy…Như vậy, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy chữa cháy bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật về công tác quản lý và các văn bản quy phạm pháp luật quy định các tiêu chuẩn, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các văn bản quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy như đã được nêu ở trên- trong đó quan trọng nhất là Luật phòng cháy và chữa cháy 2001. Phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Nhà nước ta đã coi vấn đề phòng cháy và chữa cháy là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo an toàn trật tự xã hội và phát triển kinh tế đất nước. 1.2. Khái niệm và hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 13 Theo giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật- Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật [9, tr.494]. Cũng theo giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Đại học Luật Hà Nội thì thực hiện pháp luật là hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật [13, tr.494]. Như vậy, về cơ bản, quan niệm thực hiện pháp luật trong hai cuốn giáo trình trên là tương đồng nhau và qua đó có thể thấy bản chất của thực hiện pháp luật chính là tạo lập các hành vi hợp pháp của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. Các tổ chức và cá nhân khi gặp phải những tình huống thực tế mà pháp luật đã dự liệu, trên cơ sở nhận thức của mình sẽ chuyển hóa một cách sáng tạo các quy định pháp luật vào tình huống cụ thể của cuộc sống thông qua hành vi hợp pháp của mình. Trên cơ sở đó, có thể đưa ra khái niệm thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy như sau: Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy là hoạt động của các cơ quan, các tổ chức, các hộ gia đình và các cá nhân nhằm đưa các quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy vào cuộc sống. Nói cách khác, đó là quá trình vật chất hóa, hiện thực hóa các quy phạm pháp luật về phòng cháy và chữa cháy. Như vậy, thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy luôn là hoạt động có ý thức và mục đích rõ ràng. 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy 14 Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c, công ngh Về lý luận và thực tiễn, do Nhà nước ban hành nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cơ bản khác nhau nên việc thực hiện pháp luật được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau. Khoa học pháp lý xác định thực hiện pháp luật có thể được tiến hành thông qua các hình thức như tuân thủ pháp luật (hay tuân theo pháp luật), chấp hành pháp luật (hay thi hành pháp luật), sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật [9, tr.468]. Cả bốn hình thức thực hiện pháp luật này gắn bó chặt chẽ với nhau và hiệu quả của chúng đều phụ thuộc vào bốn điều kiện cơ bản: trình độ phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội; mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật; sự trong sạch và tinh thông của bộ máy nhà nước và trình độ ý thức pháp luật của các cá nhân, các nhóm xã hội và của cả xã hội. Thứ nhất, tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không thực hiện những hoạt động mà pháp luật cấm. Các quy phạm pháp luật cấm được thực hiện ở hình thức này. Các quy phạm pháp luật ngăn cấm quy định những điều không được làm, khi đó các chủ thể pháp luật có ý thức tự kiềm chế mình để không làm điều pháp luật cấm. Sự tự kiềm chế này phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hóa nói chung và trình độ ý thức pháp luật nói riêng của mỗi cá nhân. Nếu trình độ ý thức pháp luật của mỗi cá nhân cao thì cá nhân đó luôn có ý thức tự kiềm chế mình để không thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ngược lại, khi trình độ ý thức pháp luật của cá nhân thấp thì sự kiềm chế một cách tự giác của cá nhân không thể diễn ra thường xuyên, thậm chí có lúc cá nhân đó cũng không thể tự kiềm chế mình được dẫn đến vi phạm pháp luật. Thứ hai, chấp hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan