Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế...

Tài liệu Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế

.PDF
63
499
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÃ HOÀNG HƯNG THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÃ HOÀNG HƯNG THỎA THUẬN PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đăng Hiếu Hµ néi - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Lã Hoàng Hưng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thỏa thuận phân chia di sản 6 thừa kế 1.1. Khái niệm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 6 1.2. Nguyên tắc giao kết 10 1.2.1. Nguyên tắc bình đẳng 10 1.2.2. Nguyên tắc tự do ý chí 11 1.3. Chủ thể thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 12 1.3.1. Người thừa kế theo luật 12 1.3.1.1. Xác định người thừa kế theo luật 12 1.3.1.2. Người thừa kế thế vị 15 1.3.1.3. Tư cách chủ thể của người thừa kế theo pháp luật 18 1.3.1.4. Năng lực tham gia thỏa thuận phân chia di sản 19 1.3.1.5. Ai là người trong số họ có quyền thỏa thuận 20 1.3.1.6. Những người không được quyền hưởng di sản - Thỏa thuận 23 1.3.1.7. Tuyên bố từ chối 33 1.3.2. Người thừa kế theo di chúc 36 1.3.2.1. Ai là người được thừa kế theo di chúc 36 1.3.2.2. Tư cách chủ thể của người thừa kế theo di chúc 39 1.3.2.3. Ai là người trong số họ có quyền thỏa thuận 39 1.3.2.4. Những người không được quyền hưởng di sản - Thỏa thuận 40 1.3.2.5. Nếu vắng mặt người được hưởng di sản theo di chúc 41 1.3.2.6. Nếu có người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc 42 1.3.3. Người được di tặng 43 1.4. Đối tượng của thỏa thuận 43 1.4.1. Phân chia từng phần và phân chia toàn bộ 52 1.4.2. Phân chia theo giá trị và phân chia hiện vật 52 1.4.3. Phạm vi về tài sản họ có thể thỏa thuận phân chia 53 1.4.4. Tài sản nào không thể thỏa thuận phân chia hoặc bị hạn chế phân chia 54 1.4.4.1. Di sản thờ cúng 54 1.4.4.2. Di sản bị hạn chế phân chia do thủ tục hành chính 55 1.4.4.3. Theo ý chí của người để lại di sản phân chia hiện vật cho từng người thừa kế 55 1.4.4.4. Trường hợp có người hưởng di sản chưa có hoặc mất năng lực hành vi dân sự 56 1.4.4.5. Trường hợp di sản là nguồn sống duy nhất của vợ, chồng người để lại di sản 56 1.5. Phương thức thỏa thuận 57 1.5.1. Hình thức 57 1.5.2. Thủ tục 58 1.5.3. Giá trị pháp lý của thỏa thuận 58 1.5.4. Làm thủ tục đăng ký sang tên 60 1.5.5. Lệ phí 60 1.6. Vấn đề phát sinh "người thừa kế mới" 61 1.7. Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế vô hiệu 63 Chương 2: 65 thực tiễn áp dụng và giải pháp hoàn thiện về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 2.1. Thực tiễn thỏa thuận phân chia di sản thừa kế 65 2.1.1. Những sai sót, vướng mắc khi áp dụng pháp luật thừa kế 65 2.1.2. Vấn đề phát sinh "người thừa kế mới" 66 2.1.3. Việc bỏ sót người thừa kế khi thỏa thuận phân chia di sản 66 2.1.4. Nguồn gốc của di sản 67 2.1.5. Liên quan đến các thủ tục hành chính khi khai nhận thừa kế 68 2.1.6. Từ chối nhận di sản 68 2.1.7. Qui định về người phân chia di sản 69 2.1.8. Di sản thờ cúng 69 2.1.9. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế 70 2.2. Giải pháp hoàn thiện 71 2.2.1. Việc bỏ sót người thừa kế khi thỏa thuận phân chia di sản 71 2.2.2. Nguồn gốc của di sản 72 2.2.3. Cha mẹ chuyển xuống hàng thừa kế thứ hai 73 2.2.4. Liên quan đến các thủ tục hành chính khi khai nhận thừa kế 73 2.2.5. Từ chối nhận di sản 73 2.2.6. Qui định về người phân chia di sản 74 2.2.7. Di sản thờ cúng 74 2.2.8. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế 74 2.2.9. Một số kiến nghị khác 75 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cả về phương diện lý luận và thực tiễn, thừa kế là một trong những vấn đề lớn nhất của pháp luật dân sự. Bộ luật Dân sự năm 2005 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã dành hẳn 04 chương gồm 57 điều để nói về nó (chưa kể các điều luật liên quan đến việc thừa kế quyền sử dụng đất); các nghiên cứu về thừa kế trong luật thực định luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng "khối lượng" công trình nghiên cứu về luật học dân sự; thực tiễn xét xử về dân sự cũng như thực tiễn công chứng xếp các vụ việc trong lĩnh vực thừa kế vào loại công việc thường xuyên của cơ quan chức năng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ xã hội, tranh chấp về thừa kế có xu hướng gia tăng về số lượng và phức tạp về nội dung, bởi vì giá trị của di sản thừa kế không còn là tài sản thông thường phục vụ sinh hoạt tiêu dùng mà là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, vốn đầu tư, cổ phiếu, trang trại, doanh nghiệp… Trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quan sát của tôi mỗi khi cơn sốt đất tràn đến một quận, huyện nào đó thì ngay sau đó các vụ kiện về phân chia di sản thừa kế tại quận, huyện đó tăng lên. 5 năm trước đây điểm nóng về kiện phân chia di sản thừa kế là quận Tây Hồ, hiện nay điểm nóng là Từ Liêm và theo suy đoán của tôi trong những năm tới các quận, huyện thuộc Hà Tây cũ sẽ có số vụ kiện về thừa kế tăng lên rất nhanh. Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và trong nhiều trường hợp di sản thừa kế có giá trị lớn nhất là nhà đất. Theo kinh nghiệm của bản thân tôi có những nguyên nhân chủ yếu sau: - Trước hết đó là quan điểm về trưởng thứ, nam nữ trong gia đình Việt Nam. Bố mẹ già thường ở với con trai trưởng và khi bố mẹ chết thì gần như đương nhiên con trai trưởng sẽ tiếp tục quản lý, sử dụng và sở hữu di sản của bố mẹ và có nghĩa vụ thờ cúng cha mẹ. Cho dù có hay không có di chúc thì đương nhiên con trai cả sẽ được hưởng phần lớn nhất. Các con thứ, con gái mặc dù cũng được hưởng di sản thừa kế nhưng thường được phần nhỏ hơn. - Một số Ủy ban nhân dân cấp xã khi làm thủ tục kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất thì không thông qua các thủ tục về khai nhận di sản thừa kế mà cấp trực tiếp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho người con cả đang trực tiếp ở trên ngôi nhà, trên mảnh đất là di sản thừa kế đó. Tuy nhiên, khi trình độ dân trí ngày càng tăng lên, cùng với các qui định mới ngày càng rõ ràng của Bộ luật Dân sự năm 2005 những người thừa kế khác (những người con thứ, con gái) ý thức được rằng họ cũng có quyền bình đẳng trong việc phân chia di sản, đặc biệt là qui định về người được hưởng di sản không phụ thuộc nội dung di chúc của Bộ luật Dân sự năm 2005. Việc phân chia di sản thừa kế có thể được thực hiện tại Tòa án trong trường hợp những người thừa kế không tự thỏa thuận được. Trong trường hợp những người thừa kế thỏa thuận được thì việc phân chia di sản có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Tư pháp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc tại cơ quan Công chứng. Từ khi Luật Công chứng ra đời và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007 các qui định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế ngày càng được qui định cụ thể hơn. Bên cạnh đó, các cơ quan thuế, cơ quan đăng ký sang tên sở hữu cũng ngày càng ý thức một cách rõ ràng hơn tầm quan trọng của các qui định pháp luật liên quan đến phân chia di sản thừa kế nên yêu cầu các văn bản về phân chia di sản thừa kế không chỉ được lập thành văn bản với những người thừa kế ký vào đơn thuần mà phải được công chứng, chứng thực để bảo đảm xác định đúng, đủ những người thừa kế, đảm bảo về hình thức và nội dung. Do vậy, yêu cầu phải tiến hành một nghiên cứu khoa học về Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế để trước hết hệ thống hóa các qui định của pháp luật liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, cách vận dụng các qui định này trong thực tế, phát hiện các bất cập trong việc áp dụng để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm làm cho việc thỏa thuận phân chia di sản trước hết đúng về hình thức và nội dung, bảo đảm không bỏ sót người thừa kế, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các người thừa kế và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. 2. Tình hình nghiên cứu Thừa kế nói chung và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý và nghiên cứu của nhiều luật gia đã có nhiều chương trình và đề tài nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến: Bình luận khoa học về thừa kế, của Tiến sĩ Luật học Nguyễn Ngọc Điện - Trưởng Khoa luật Đại học Cần Thơ, Nhà xuất bản Trẻ; Thừa kế - Qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng của tác giả Tiến sĩ Phạm Văn Tuyết - Trường Đại học luật Hà Nội... Một số học viên cao học cũng đã chọn vấn đề thừa kế hoặc phân chia di sản thừa kế làm đề tài cho luận văn khoa học của mình. Khóa 9 và khóa 10 Cao học luật Đại học Quốc gia Hà Nội đã có 09 khóa luận liên quan đến thừa kế. Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ đi sâu phân tích được một số khía cạnh pháp lý của phân chia di sản thừa kế. Những tài liệu này chưa đi sâu phân tích một cách toàn diện các nguyên tắc pháp lý, qui định pháp luật cũng như thực trạng vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Mà theo quan điểm của tôi, thỏa thuận là hình thức phân chia di sản hiệu quả và tối ưu hơn các hình thức phân chia di sản khác. Bên cạnh đó, ngày 1/7/2007 Luật Công chứng chính thức có hiệu lực, các tài liệu nói trên không còn tính cập nhật cần thiết của một tài liệu nghiên cứu pháp luật nữa. 3. Mục đích và phạm vi nghiên cứu của luận văn * Mục đích Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm sáng tỏ nội dung, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế Trên cơ sở phân tích các quan điểm hiện hành và thực tiễn pháp lý về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, tác giả đề xuất hướng hoàn thiện các quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế nhằm bảo đảm cho việc thỏa thuận phân chia di sản thừa kế chính xác về hình thức và nội dung. * Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung nghiên cứu: - Những yếu tố và nội dung cấu thành chế định thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, mối quan hệ tương tác của chế định này với các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Công chứng… - Những tồn tại, vướng mắc khi áp dụng những quy định về thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thực tế, phương hướng và cách thức khắc phục. - Đề xuất một số ý kiến về việc ban hành các quy định pháp luật liên quan đến thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước, những qui định trong Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật Công chứng năm 2007 về vấn đề thỏa thuận phân chia di sản thừa kế. Nội dung của luận văn được nêu và phân tích DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC 1. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội. 2. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội. 3. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội. 4. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội. 5. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội. 6. Quốc hội (2007), Luật Công chứng, Hà Nội. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC 7. Nguyễn Văn Cừ, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. 8. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học về thừa kế, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về tài sản trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận về tặng, cho và di chúc trong luật dân sự Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 11. Nguyễn Phương Hoa (1999), "Nên công chứng các việc thừa kế như thế nào", Dân chủ và pháp luật, (10). 12. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết 02/NQ/HĐTP ngày 19/10. 13. Phạm Văn Hiểu (2007), "Những bất cập về thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế trong pháp luật dân sự hiện hành", Luật học, (8). 14. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2002), Giáo trình luật dân sự (Phân chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 15. Lê Đình Nghị (2004), "Một số ý kiến xung quanh các quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Toà án nhân dân, (4). 16. Lê Kim Quế (1997), 100 câu hỏi về thừa kế theo Bộ luật Dân sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Phùng Trung Tập (2001), "Di tặng trong mối liên hệ với di sản thừa kế", Luật học, (1). 18. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945 đến nay, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 19. Phùng Trung Tập (2008), Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 20. Phùng Trung Tập (2008), "Pháp luật thừa kế Việt Nam hiện đại - Một số vấn đề cần được bàn luận", Nhà nước và pháp luật, (7). 21. Kiều Thị Thanh (2004), "Một số ý kiến về di tặng theo quy định của Bộ luật Dân sự", Toà án nhân dân, (4). 22. Phan Hữu Thư (2003), Giáo trình nghiệp vụ công chứng viên, Nxb Thống kê, Hà Nội. 23. Phan Hương Thủy (2005), 99 tình huống và tư vấn pháp luật về thừa kế nhà và quyền sử dụng đất, Nxb Tư pháp, Hà Nội. 24. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 25. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Từ điển Luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 26. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự, Tập I và II, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 27. Phạm Văn Tuyết (1996), "Xung quanh việc xác định 2/3 của một suất thừa kế theo pháp luật", Luật học, (2). 28. Phạm Văn Tuyết (2003), "Bàn về điều kiện của người thừa kế", Dân chủ và pháp luật, (1). 29. Phạm Văn Tuyết (2003), "Hoàn thiện quy định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự", Luật học, (Đặc san về sửa đổi, bổ sung Bộ luật Dân sự năm 2003). 30. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Viện Ngôn ngữ học (2000), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học Hà Nội, Đà Nẵng. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan