Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Thiet ke đồ dùng trực quan giang day chuong 3, phần lịch sử việt nam 12...

Tài liệu Thiet ke đồ dùng trực quan giang day chuong 3, phần lịch sử việt nam 12

.DOC
19
283
67

Mô tả:

skkn về thiết kế đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử
MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, dư luận xã hội liên tục lên tiếng báo động về chất lượng dạy và học lịch sử ở các trường phổ thông nước ta. Tình trạng dân ta không biết sử ta mà biết sử Tàu khá phổ biến, trở thành hiện tượng nhức nhối của nền giáo dục nước nhà. Nhiều người cho rằng sở dĩ có hiện tượng này một phần là do những tác động xã hội thời mở cửa. Nhưng trên hết vẫn là do chương trình sách giáo khoa lịch sử không hợp lí và nhiều giáo viên (GV) bộ môn dạy không lôi cuốn, chỉ đọc chép thụ động làm học sinh (HS) bị ức chế khi học sử nên không thích lịch sử. Đó là thực tế mà toàn ngành giáo dục nói chung, mỗi GV lịch sử nói riêng rất trăn trở và đang cố gắng thay đổi, khắc phục. Bộ giáo dục- đào tạo đã có quyết định nhằm đổi mới phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy học lịch sử nói riêng theo hướng dạy học “lấy HS làm trung tâm”, tăng cường phát huy tính tích cực trong học tập mà trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Đây là chủ trương đúng đắn, phù hợp của Bộ vì công nghệ thông tin thật sự có ưu thế hơn hẳn các phương tiện truyền thống trong việc truyền tải các sự kiện lịch sử sống động, thu hút sự chú ý của HS. Thực tế, công nghệ thông tin đã phát huy tác động tích cực đối với tình hình dạy và học lịch sử trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phương pháp và phương tiện truyền thống đã không còn phát huy tác dụng tốt như trước nữa, đặc biệt là đối với các môn khoa học xã hội như ngữ văn, lịch sử…Hơn nữa, do điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng trường, từng GV khác nhau nên không phải lúc nào và ở đâu GV cũng có đủ các điều kiện cần thiết để soạn và giảng dạy tất cả các bài học trong chương trình bằng bài giảng điện tử. Vì vậy, GV phải kết hợp song song hai loại phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại. Vấn đề là phải kết hợp như thế nào để đạt hiệu quả, phù hợp với đặc thù bộ môn lịch sử, điều kiện thực tế ở từng nơi và có thể phát huy tính tích cực của HS, tạo sự lôi cuốn trong mỗi tiết học lịch sử. 1 Trong dạy học lịch sử, nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa về sự vật. Nhà giáo dục U-sin-xki đã xem “nguyên tắc trực quan là cách học không chủ dựa vào lời nói, mà còn dựa vào những hình ảnh cụ thể mà học sinh trực tiếp thu nhận được”. Đặc trưng của lịch sử là không lặp lại như cũ, cũng không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm…, vì vậy phương pháp trực quan lại càng có ý nghĩa quan trọng. Việc “trực quan sinh động” trong nhận thức lịch sử không thể bắt đầu từ cảm giác trực tiếp về hiện thực lịch sử đã qua, mà từ những biểu tượng được tạo nên trên cơ sở các sự việc cụ thể. Cho nên, để có hình ảnh lịch sử cụ thể làm cơ sở cho việc nhận thức quá khứ, cần thiết phải sử dụng hiệu quả đồ dùng trực quan. Là một GV lịch sử, tôi đã cố gắng suy nghĩ, tìm tòi, thiết kế và sử dụng một số đồ dùng trực quan để tăng tính hấp dẫn trong dạy và học lịch sử ở trường phổ thông. Tôi xin trình bày vài kinh nghiệm về “Thiết kế đồ dùng trực quan quy ước giảng dạy Chương 3, phần Lịch sử Việt Nam (Lịch sử 12- Chương trình chuẩn)”. 2 NỘI DUNG I. Các loại đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử và ý nghĩa của nó 1.1. Quan niệm về đồ dùng trực quan quy ước Đồ dùng trực quan quy ước là những bản đồ, kí hiệu hình học đơn giản được sử dụng trong dạy học lịch sử, loại đồ dùng trực quan mà giữa người thiết kế đồ dùng và người sử dụng và người học có một số quy ước ngầm nào đó (về màu sắc, kí hiệu hình học…) Đồ dùng trực quan quy ước tạo cho học sinh những hình ảnh tượng trưng, khi phản ánh những mặt chất lượng và số lượng của quá trình lịch sử, đặc trưng khuynh hướng phát triển của hiện tượng kinh tế, chính trị - xã hội của đời sống. Nó không chỉ là phương tiện để cụ thể hóa sự kiện lịch sử mà còn là cơ sở để hình thành khái niệm cho học sinh 1.2. Các loại đồ dùng trực quan quy ước Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên thường sử dụng các loại đồ dùng trực quan quy ước sau: 1.2.1. Niên biểu Niên biểu là bảng thống kê hệ thống hóa các sự kiện quan trọng theo thứ tự thời gian đồng thời nêu lên mối quan hệ giữa các sự kiện cơ bản của một nước hay nhiều nước trong một thời kì lịch sử. Niên biểu gồm có các loại chính: - Niên biểu tổng hợp là bảng thống kê các sự kiện lớn diễn ra trong thời gian dài. Loại niên biểu này giúp học sinh không những ghi nhớ những sự kiện chính mà còn nắm được các mốc thời gian đánh dấu mối quan hệ của các sự kiện quan trọng. Niên biểu tổng hợp còn trình bày những mặt khác nhau của sự kiện xảy ra ở một nước trong một thời gian hay trong nhiều thời kì - Niên biểu chuyên đề: đây là loại niên biểu nhằm đi sâu trình bày nội dung một vấn đề quan trọng nổi bật nào đó của một thời kì lịch sử nhất định, nhờ đó mà học sinh hiểu được bản chất sự kiện một cách toàn diện và đầy đủ. 3 - Niên biểu so sánh: là loại niên biểu dùng để đối chiếu, so sánh các sự kiện xảy ra cùng một lúc trong lịch sử, nhằm làm nổi bật bản chất, đặc trung của các sk ấy hoặc rút ra kết luận có tính chất nguyên lí. Ngoài ra, bảng so sánh còn là một dạng của niên biểu so sánh nhưng có thể số liệu và tài liệu, sự kiện chi tiết để làm rõ bản chất, đặc trưng của các loại sự kiện cùng loại hay khác loại. Ví dụ: Các cuộc Hình thức cách mạng tư đấu tranh sản Cách mạng tư Nội chiến sản Anh Nhiệm vụ Thành phần lãnh đạo Kết quả Mở đường CNTB phát triển Chiến tranh Thành lập giành độc lập quốc gia mới. mở đường CNTB phát triển Nội chiến, chống ngoại xâm Tư sản, quý Xác lập nền tộc mới Quân chủ lập hiến CTGDL của Tư sản , chủ Hợp chúng các thuộc địa nô quốc châu Mĩ Anh ở Bắc Mĩ ra đời, xây dụng nền cộng hòa Cách mạng tư Tư sản Xóa bỏ chế độ sản Pháp phong kiến, mở đường CNTB phát triển So sánh các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII- XVIII 1.2.2. Đồ thị Đồ thị là loại đồ dùng trực quan quy ước dùng để diễn tả quá trình phát triển, vận động của một sự kiện lịch sử, trên cơ sở sử dụng số liệu, tài liệu thống kê trong bài học. Đồ thị có thể biểu diễn bằng mũi tên để minh họa sự vận động đi lên, sự phát triển của một hiện tượng lịch sử, hoặc được biểu diễn trên các trục hoành (ghi thời gian), trục tung (ghi sự kiện) 1.2.3. Sơ đồ, biểu đồ - Sơ đồ là loại đồ dùng trực quan quy ước nhằm cụ thế hóa nội dung sự kiện bằng những hình học đơn giản diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử . Ví dụ: Sơ đồ tổ chức bộ máy Nhà nước Mỹ theo Hiến pháp 1787, sơ đồ về sự chuyển biến giai cấp ở Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất 4 - Biểu đồ là sự biểu hiện tổng hợp giá trị của hiện tượng trên một đơn vị lãnh thổ được lấy theo ranh giới hành chính bằng cách dùng biểu đồ với kích thước tương ứng với tổng giá trị sản lượng của chúng bố trí trên phạm vi lãnh thổ. Biểu đồ còn được thể hiện dưới dạng biểu đồ chiều dài, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn) hoặc biểu đồ thể tích (hình khối, hình cầu)… việc sử dụng biểu đồ giúp học sinh dễ xác định được giá trị của các hiện tượng và mối quan hệ giữa chúng . Do đó biểu đồ rất có ưu thế trong việc giúp học sinh so sánh trị số giá trị của các sự kiện và thấy được bản chất của các sự kiện đó 1.2.4. Bản đồ lịch sử Bản đồ lịch sử là một loại đồ dùng trực quan quy ước quan trọng, cần thiết nhằm giúp học sinh xác định địa điểm của sự kiện trong thời gian và không gian nhất định. Đồng thời bản đồ lịch sử còn giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng về lịch sử về mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố, ghi nhớ kiến thức đã học. Về hình thức, bản đồ lịch sử không cần có nhiều chi tiết vè điểu kiện thiên nhiên mà cần có những kí hiệu biên giới, các quốc gia, sự phân bố dân cư, thành phố, các vùng kinh tế, địa điểm xảy ra các biến cố quan trọng (các cuộc khởi nghĩa, cách mạng, chiến dịch…). Các minh họa trên bản đồ phải đẹp, chính xác, rõ ràng. Về nội dung, bản đồ lịch sử có thể chia thành hai loại chính: bản đồ tổng hợp và bản đồ chuyên đề. - Bản đồ tổng hợp phản ánh những sự kiện lịch sử quan trọng nhất của một nước hay nhiều nước có liên quan đến một thời kì nhất định, trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Ví dụ, các bản đồ “Sự phân chia thuộc địa của các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX”, “Chiến tranh thế giới thứ nhất”… - Bản đồ chuyên đề nhằm diễn tả những sự kiện riêng rẽ hay một mặt của quá trình lịch sử như diễn biến một trận đánh, sự phát triển kinh tế của mọt nước trong một giai đoạn lịch sử Như vậy đồ dùng trực quan quy ước gồm có nhiều loại, giáo viên có thể trình bày trên giấy hoặc trên bảng đen, hoặc thiết kế bằng phương tiện kĩ thuật hiện đại. Sử dụng các phương tiện trực quan này đòi hỏi 5 giáo viên không chỉ có trình độ chuyên môn sâu mà cả nghệ thuật dạy học của giáo viên trong việc xử lý “viên phấn và bảng đen” 1.3. Ý nghĩa của việc xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử Ngày nay, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học lịch sử đang được các nhà nghiên cứu giáo dục lịch sử quan tâm, để phát huy tính tích cực của học sinh phải có sự kết hợp của nhiều phương pháp giảng dạy, trong đó đặc biệt là việc xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước. Đây là một trong những phương pháp có ý nghĩa lớn đối với giáo viên và học sinh trong quá trình dạy- học. Trước hết, đồ dùng trực quan quy ước ngoài việc đem lại cho học sinh những biểu tượng bên ngoài về sự kiện lịch sử, còn giúp học sinh có thể hiểu sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, bởi không có giới hạn tuyệt đối giữa hiện tượng và bản chất. Cho nên đồ dùng trực quan quy ước là chỗ dựa hiểu biết sâu sắc bản chất của sự kiện lịch sử, nó là phương tiện rất có hiệu lực để hình thành khái niệm lịch sử tạo điều kiện cho học sinh nắm vững các quy luật của sự phát triển xã hội. Có thể nói, đồ dùng trực quan quy ước không chỉ dừng lại ở nhận thức cảm tính mà còn nhận thức lí tính, làm cho học sinh ít tốn công sức nhưng lại thu nhận có hiệu quả kiến thức lịch sử. Ví dụ khi nghiên cứu bức tranh “Tình cảnh nông dân Pháp trước cách mạng”, học sinh không chỉ biết các thuật ngữ đẳng cấp tăng lữ, đẳng cấp quý tộc mà còn biết đước tình thình phân hóa đẳng cấp trong xã hội Pháp trước khi cách mạng bùng nổ. Đồ dùng trực quan quy ước có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng thu nhận được. Như U-sin-xki đã viết: “hình ảnh được giữ lại đặc biệt vững chắc trong trí nhớ chúng ta là hình ảnh mà chúng ta thu nhận được bằng trực quan và những hình ảnh nào được khắc sâu vào trí nhớ chúng ta thì cũng được chúng ta nhớ kĩ, hiểu sâu những tư tưởng của nó”. Đồ dùng trực quan quy ước còn giúp học sinh không rơi vào tình trạng “hiện đại hóa lịch sử” khi nhận thức lịch sử. trong quá trình dạy học lịch sử, lời nói có vai trò quan trọng để tạo biểu tượng và hình thành khái nhiệm lịch sử cho 6 học sinh, nhưng dù lời nó có sinh động đến đâu, truyền cảm đến đâu cũng không thể thay thế cho việc sử dụng đồ dùng trực quan được. ở lứa tuổi học sinh phỏ thông, khả năng tư duy của mỗi học sinh còn có giới hạn, các em sẽ không đủ khả năng tưởng tượng ra tất cả những gì mà giáo viên đã miêu tả, từ đó dẫn đến hiện tượng “hiện đại hóa lịch sử” hoặc xác định không đúng, mâu thuẫn lẫn nhau giữa các sự kiện lịch sử. Do đó, trong quá trình dạy học, việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước là điều hết sức cần thiết. Cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm lịch sử, đồ dùng trực quan quy ước còn giúp học sinh phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ của học sinh… Đồ dùng trực quan quy ước không khôi phục lại hình ảnh của sự vật, hoạt động của con người, đời sống xã hội trong thể hoàn chỉnh mà phản phản ánh những mặt định lượng và định tính quá trình lịch sử. Do đó, khi nhìn và đồ dùng trực quan như niên biểu, sơ đồ, lược đồ… học sinh sẽ phải suy nghĩ, nhận xét, phán đoán, hình dung lại các sự kiện đã từng diễn ra trong quá khứ. Điều đó sẽ kích thích trí tò mò, suy nghĩ của học sinh đẻ có thể diễn đạt bằng lời nó chính xác có hình ảnh rõ ràng, cụ thể về bức tranh xã hội đã qua. Ngoài ý nghĩa giáo dưỡng và phát triển thì đồ dùng trực quan quy ước còng góp phần giáo dục tình cảm, đạo đức và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Ví dự, khi quan sát sơ đồ “Ba đẳng cấp trong xã hội phong kiến Pháp”, học sinh sẽ thấy mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội Pháp, đồng thời cũng có cảm xúc mạnh mẽ đới với giai cấp nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù sâu sắc bọn quý tộc, tăng lữ áp bức bóc lột. Với ý nghĩa về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển của việc xây dựng và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước đã góp phần to lớn trong việc nâng cao chát lượng dạy học lịch sử, gây hứng thú và phát huy tính tích cực của học sinh. Đồ dùng trực quan quy ước là chiếc cầu nối giữa hiện thực khách quan quá khứ với hiện tại, nó làm cho học sinh hiểu biết và thông cảm sâu sắc với dĩ vãng. Do đó, các em càng suy nghĩ nhiều về nhiệm vụ của hiện tại và tương lai. 7 II. Thiết kế đồ dùng trực quan quy ước Một số đồ dùng trực quan quy ước quy ước sử dụng trong dạy học Chương 3 (Việt Nam từ 1945 đến 1954), Lịch sử 12, chương trình chuẩn. 2.1. Niên biểu: Có thể xây dựng và sử dụng các niên biểu sau đây trong quá trình dạy học 2.1.1 Bảng số liệu Mĩ viện trợ cho Pháp trong chiến tranh Đông Dương Năm 1950 1951 1952 1953 1954 Số tiền (tỷ Franc) 52 62 200 285 555 Tỷ lệ trong ngân sách Đông Dương 19% 16% 35% 43% 73% 2.1.2 Niên biểu tổng hợp các chiến dịch quân sự giai đoạn 1951-1953 TT 1 Thời gian 25/12/1950– 17/1/1951 2 20/3 – 7/4 1951 3 4 5 6 Các chiến dịch Chiến dịch Trung Du (Trần Hưng Đạo) Chiến dịch đường 18 (Hoàng Hoa Thám) Chiến dịch Quang Trung (Hà Nam Ninh) Chiến dịch Hòa Bình Địa điểm Kết quả Từ Việt Trì đến Diệt 5000 tên, 30 Bắc Giang vị trí và tháp canh Loại 2900 tên, diệt 130 vị trí và tháp canh, phá 20 cầu… 28/5 – Loại 4000 tên, diệt 20/6/1951 30 tháp canh, thu 1000 súng 10/11/1951– Hòa Bình Diệt 22000 tên, 25/2/1952 1000 đồn bốt, tháp canh, giải phóng 2000km2 đất, 15 vạn dân 14/10 – Chiến dịch Tây Yên Bái, Lào Loại 6000 tên, giải 10/12/1952 Bắc Cai, Lai Châu, phóng 28500 km2, Sơn La 25 vạn dân 8/4 – Chiến dịch Sầm Nưa, Xiêng Loại 2800 tên, giải 18/5/1953 Thượng Lào Khoảng, phóng 4000km2, Phongxali hơn 300000 dân 2.1.3 Niên biểu cuộc tiến công chiến lược Đông – xuân 1953 - 1954 8 Từ Phả Lại đến Uông Bí, Mạo Khê Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình TT Thời gian 1 12/1953 Địa điểm tấn công Kết quả Thị xã Lai Châu - Loại 24 đại đội địch - Giải phóng tỉnh Lai Châu 2 12/1953 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Trung Lào 3 1 / 1954 Liên quân Lào – Việt tấn công địch ở Thượng Lào 4 2 /1954 Bộ đội ta tấn công Bắc Tây Nguyên 2.1.4 Phản ứng của Pháp -Tăng cường 6 tiểu đoàn. - Điện Biên Phủ là nơi tập trung quân thứ hai. - Tiêu diệt 3 tiểu - Xê-nô là nơi tập đoàn Âu – Phi trung quân thứ ba - giải phóng 4 của Pháp. vạn km2 - Giải phóng -Tăng cường 6 tiểu Nậm Hu, đoàn. Phongxali, và - Luông Phabang 2 gần 1 vạn km và Mường Sài là nơi tập trung quân thứ tư của Pháp - loại 2000 tên -Bỏ dở cuộc hành địch quân Át- lăng - Giải phóng - Pleiku là nơi tập Kon Tum, uy trung quân thứ hiếp Pleiku. năm của Pháp. Những thắng lợi cơ bản trên mặt trận quân sự của nhân dân ta từ 1946 đến 1954. Thời gian Sự kiện 19/ 12 /1946 - Toàn quốc kháng chiến Giữa 2/1947 - Ta chiến đấu giam chân địch trong các đô thị 07/ 10 /1947 Ta đánh trả cuộc tiến công của địch lên căn 21/ 12/ 1947 cứ địa Việt Bắc Ý nghĩa của sự kiện - Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc - Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch - Bảo toàn lực lượng và bước đầu chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài của ta. Ta đánh bại âm mưu “ đánh nhanh thắng nhanh” của địch. Bảo vệ được cõ quan đầu não và quân chủ lực của ta  Khả năng kháng chiến thắng lợi 16/ 09/1950 Ta chủ động mở chiến Thắng lợi Biên Giới đã làm tiêu hao bộ dịch tiến công địch ở phận quan trọng sinh lực địch, củng cố 14/ 10/ 1950 biên giới với quy mô mở rộng Việt Bắc, thông đường liên lạc lớn quốc tế. Ta giành quyền chủ động trên 9 10 / 1952 -Ta mở ch/dịch Hoà Bình, ch/dịch Tây Bắc 05 / 1953 -Ta và quân Pathet Lào mở ch/dịch Thượng Lào Cuối 1953 Chiến cuộc đông xuân 1953-1954 07/ 05/1954 -Ta mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ chiến trường chính Bắc Bộ Thắng lợi của ta ở các chiến dịch  tiếp tục giữ vững và phát huy thế chủ động chiến lược trên chiến trường chính ở Bắc Bộ. Kế hoạch NaVa từng bước phá sản. Thắng lợi ở ĐBP đã làm kế hoạch NaVa phá sản hoàn toàn, góp sức mạnh to lớn cho cuộc đấu tranh ngoại giao, cổ vũ mạnh mẽ phong trào GPDT thế giới. 2.1.5 Niên biểu về sự thay đổi chính phủ và bộ máy cai trị của Pháp ở Đông Dương từ năm 1945 đến năm 1954 Năm Chính phủ 1945 Đờ Gôn 1946 Goanh (24/1 - 14/6/1946) 1947 Bi – đô (18/6-17/12/1946) Blum (12/1946-1/1947) 1948 Ra-ma-đi-ê(1/1947-11/1947) Su-man(11/1947-19/7/1948) Cao ủy Đác-giăng-đi-ơ Tổng chỉ huy Lơ-cléc Va-luy(6/1946) Bô-la-éc(3/1947) Blê-đô(5/1948) Ma-ri(27/7-27/8/1948) 1949 1950 Su-man(27/8/1948-11/1/1949 Pi-nhông(9/1948) Cơ-i(11/1-5/10/1949) Các-păng-chi-ê Mốt-si(5/10-17/10/1949) (9/1949) May-e(17/10-24/10/1949) B i-đô(24/10/1949-6/1950) Ple-ven (6/1950-2/1951) 1951 Cơ-i(2/1951-7/1951) 1952 Ple-ven(8/1951-7/2/1952) Pho(7/2/1952-27/2/1952) 1953 Pi-nay(6/3/1952-1/5/1953) May-e(1/5/1953-6/1953) ĐờTát-xi-nhi ĐờTát-xi-nhi (12/1950) (12/1950) Lơ-tuốc-nô(12/1951) Xa-lăng(12/1951) Đờ Giăng (6/1953) La-ni-en (6/1953-6/1954) 10 Na-va(5/1953) 2.2. Sơ đồ Dựa vào nội dung bài học, có thể xây dựng các sơ đồ sau: 2.2.1 Sơ đồ đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng Kháng chiến toàn dân: cuộc kháng chiến do nhân dân tham gia, là sự nghiệp của nhân dân. Kháng chiến toàn diện: cuộc kháng chiến được tiến hành trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng Kháng chiến trường kì: chiến đấu lâu dài để chuyển hóa lực lượng làm cho địch yếu dần, phát triển lực lượng của ta, tiến lên đánh bại kẻ thù Tự lực cánh sinh: cuộc kháng chiến của nhân dân ta, do nhân dân ta quyết định. 2.2.2 Sơ đồ nội dung kế hoạch Đờ lát Đờ Tát- xi- nhi Kế hoạch Đờ lát Đờ Tát xi nhi xây dựng phòngthốngTiến 3/1951, nhấthành Việt chiến Minh và Liên Đánh Việtphá thành hậuMặt tuyến cơtrận động, Liên Việttranh tổng lực, phương ta lập “vành đai bình định vùng bằng mọi trắng”, bao vây tạmlập chiếm, vơ ND Việt-Miên-Lào cách, mọi 11/3/1951, thành liên minh trung du, đồng vét nhân dân phương tiện bằng Bắc bộ 1/5/1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốckháng chiến phát triển mọi mặt (1951-1953) 2.2.3 Sơ đồ hậu phương Nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp phát triển Kinh tế Đề ra chính sách thuế khóa, xd nền tài chính- ngân hàng xây dựng lực lượng cơ động mạnh quânChính Âu – Phi, pháttrị triển ngụy quân Hậu phương kháng chiến phát triển mọi mặt 1953, phát động giảm tô và cải cách ruộng đất 11 Tăng cường công tác vệ sinh, phòng dịch, chăm lo sức khỏe nhân dân Văn hóa, GD, Y tế tiếp tục cải cách giáo dục, tăng cường bình dân học vụ Văn nghệ sĩ hăng hái tham gia chiến đấu, sản xuất 2.3. Bản đồ lịch sử Bản đồ là phương tiện rất quan trọng trong dạy học lịch sử. Nó không chỉ góp phần quan trọng tái tạo cho học sinh những hình ảnh lịch sử với những nét điển hình nhất, đặc trưng nhất mà còn khắc phục tình trạng nhầm lẫn, hiện đại hóa lịch sử của học sinh. Việc sử dụng bản đồ còn góp phần phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, tư duy ngôn ngữ, đặc biệt là kĩ năng đọc bản đồ, củng cố thêm kiến thức địa lý. Vì vậy, giáo viên khó có thể thiết kế được bản đồ đảm bảo tính khoa học và tính thẩm mỹ, nên cần thiết phải sử dụng các bản đồ đã được xuất bản làm chuẩn mực để xây dựng bản đồ phù hợp với yêu cầu tiết học và trình độ học sinh. 12 2.3.1 Chiến dịch Hòa Bình 910/12/1951-25/2/1952) 13 2.3.2 Chiến dịch Tây Bắc (14/10-10/12/1952) 14 2.3.3. Chiến dịch Thượng Lào (13/4-3/5/1953) 2.3.4. Chiến dịch Việt Bắc (10/1947-12/1947) 15 2.3.5. Chiến cuộc Đông Xuân (1953-1954) 16 2.3.6 Chiến dịch Điện Biên Phủ (13/3-7/5/1954) KẾT LUẬN 17 Bộ môn Lịch sử có vai trò quan trọng trong việc giáo dục niềm tin, lý tưởng bồi dưỡng đạo đức cho thế hệ trẻ, đồng thời nó lại có ưu thế rrát lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước tinh thần dân tộc truyền thống đấu tranh cách mạng. Nhưng để môn học thực hiện được chức năng đó thì đòi hỏi người giáo viên phải biết cách khai thác kiến thức, biết sử dụng phương pháp truyền thụ phù hợp, đồng thời nó cũng phụ thuộc rất lớn vào việc sử dụng các phương tiện, phương pháp dạy học phù hợp. Đồ dùng trực quan quy ước không những nguồn cung cấp kiến thức kiến thức lịch sử cho học sinh, mà còn là phương tiện trực quan có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy trong mỗi tiết học, bài học lịch sử có kênh hình giáo viên bộ môn nên tuỳ vào yêu cầu nội dung bài học để thiết kế cách khai thác, sử dụng các loại đồ dùng trực quan phù hợp với bài học. Qua đó giúp học sinh hình thành, phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy và ngôn ngữ. Trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử ở THPT nói riêng, khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan để phục vụ cho bài giảng là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ môn: giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập; hình thành và phát triển ở học sinh khả năng quan sát, trí tưởng tượng tư duy và ngôn ngữ; khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học sinh phục vụ cho bài học. Tôi mạnh dạn đề xuất những kinh nghiệm ít ỏi mà bản thân có được trong quá trình dạy học và mong rằng mỗi người GV lịch sử nên cố gắng hơn nữa để HS không quay lưng lại với lịch sử và cao hơn nữa là yêu thích lịch sử như những môn học khác, góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua trong giảng dạy và học tập lịch sử. Qua đó, góp phần đưa môn học lịch sử nói riêng, khoa học lịch sử nói chung về đúng vị trí vốn có của nó trong giáo dục và trong đời sống xã hội. 18 Trên đây là một số ý kiến của tôi về thiết kể đồ dùng trực quan quy ước trong giảng dạy Chương 3, phần Lịch sử Việt Nam, Lịch sử 12- chương trình chuẩn. Với năng lực bản thân có hạn và kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót vì vậy tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng