Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Thế chấp quyền dùng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự...

Tài liệu Thế chấp quyền dùng đất để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự

.PDF
95
217
120

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ®µo xu©n héi thÕ chÊp quyÒn sö dông ®Êt ®Ó ®¶m b¶o thùc hiÖn nghÜa vô d©n sù luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Hµ néi - 2008 1 ®¹i häc quèc gia hµ néi khoa luËt ®µo xu©n héi thÕ chÊp quyÒn sö dông ®Êt ®Ó ®¶m b¶o thùc hiÖn nghÜa vô d©n sù Chuyªn ngµnh : LuËt d©n sù M· sè : 60 38 30 luËn v¨n th¹c sÜ luËt häc Ng-êi h-íng dÉn khoa häc: PGS.TS Ph¹m H÷u NghÞ Hµ néi - 2008 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN 5 NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự, thực hiện nghĩa vụ dân sự và bảo đảm 5 thực hiện nghĩa vụ dân sự 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự 5 1.1.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự 7 1.1.3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 10 1.1.3.1. Khái niệm 10 1.1.3.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 12 1.2. Khái niệm, đặc điểm của thế chấp và thế chấp quyền sử dụng đất 16 1.2.1. Thế chấp 16 1.2.2. Đặc điểm của biện pháp thế chấp 19 1.2.2.1. Không có sự chuyển giao tài sản 19 1.2.2.2. Thế chấp tạo thành một quyền đối vật không thể phân chia theo phần 20 1.2.2.3. Trong mối quan hệ với quyền yêu cầu được bảo đảm, thế chấp có tính 21 chất là một quyền đối vật phụ 1.2.2.4. Thế chấp cần phải được công bố không khai phạm vi quyền đối vật 21 của người thế chấp đối với tài sản thế chấp 1.2.3. Khái niệm thế chấp quyền sử dụng đất 22 Chương 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 24 1 VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 2.1. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp quyền sử 24 dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 2.1.1. Về nghĩa vụ được bảo đảm, đối tượng, mục đích và phạm vi của thế 24 chấp quyền sử dụng đất 2.1.1.1. Về nghĩa vụ được bảo đảm bằng quyền sử dụng đất 24 2.1.1.2. Đối tượng của thế chấp 25 2.1.1.3. Mục đích thế chấp quyền sử dụng đất 28 2.1.1.4. Phạm vi nghĩa vụ dân sự được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng 29 đất 2.1.2. Về hình thức thế chấp, về thế chấp một tài sản để bảo đảm nhiều 30 nghĩa vụ và thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm một nghĩa vụ 2.1.2.1. Hình thức thế chấp tài sản 30 2.1.2.2. Thế chấp một tài sản để bảo đảm thực nhiều nghĩa vụ 33 2.1.2.3. Thế chấp nhiều tài sản để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ 34 2.1.3. Về chủ thể, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong thế chấp quyền 35 sử dụng đất 2.1.3.1. Chủ thể của thế chấp quyền sử đất 35 2.1.3.2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp 38 2.1.4. Hiệu lực và thời hạn thế chấp, hủy bỏ, chấm dứt và xử lý quyền sử 42 dụng đã thế chấp 2.1.4.1. Hiệu lực thế chấp tài sản 42 2.1.4.2. Thời hạn thế chấp quyền sử dụng đất 44 2.1.4.3. Hủy bỏ và chấm dứt thế chấp quyền sử dụng đất 44 2.2. Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp 47 2 quyền sử dụng đất 2.2.1. Những mâu thuẫn giữa Bộ luật Dân sự năm 2005 và Luật Đất đai năm 48 2003 2.2.2 Về xác định nghĩa vụ được bảo đảm 49 2.2.3. Về đối tượng thế chấp 50 2.2.4. Về chủ thể thế chấp 56 2.2.5. Về mục đích thế chấp quyền sử đất 58 2.2.6. Thực tiễn liên quan đến công chứng và đăng ký thế chấp 60 2.2.7. Về xử lý tài sản thế chấp 63 Chương 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG 68 PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT ĐỂ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 3.1. Cần xác định rõ nghĩa vụ được bảo đảm 68 3.2. Về đối tượng thế chấp 69 3.2.1 Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu 69 3.2.2. Cần có sự dự liệu cho trường hợp quyền sử dụng đất bị thay đổi 70 3.3. Về chủ thể thế chấp 70 3.3.1. Đảm bảo quyền của bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất 70 3.3.2. Cần bảo đảm quyền tự do, tự nguyện của chủ thể thế chấp quyền sử 71 dụng đất trong việc xác định giá trị quyền sử dụng đất bảo đảm 3.4. Về mục đích thế chấp quyền sử dụng đất 72 3.4.1. Trả lại phạm vi cũng như mục đích thế chấp quyền sử dụng đất là để 72 bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chứ không phải chỉ bảo đảm tiền vay 3.4.2. Hãy để thế chấp quyền sử dụng đất đúng là một biện pháp bảo đảm 73 thực hiện nghĩa vụ 3.5. Về công chứng và đăng ký thế chấp 75 3.5.1. Cần xây dựng văn bản hướng dẫn cụ thể việc xác định giá trị quyền 75 3 sử dụng đất thế chấp 3.5.2. Về tổ chức thực hiện việc đăng ký và công chứng thế chấp quyền sử 76 dụng đất 3.6. Về xử lý tài sản thế chấp 77 3.6.1. Xác định rõ hơn phương thức xử lý tài sản 77 3.6.2. Cần có một cơ chế buộc bên thế chấp phải giao tài sản thế chấp để xử 80 lý 3.6.3. Vềxử lý tài sản thế chấp là nhà, các tài sản khác gắn liền với quyền sử 80 dụng đất KẾT LUẬN 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật dân sự Việt Nam trong quá trình phát triển của mình đã không ngừng hoàn thiện các quy định, đặc biệt là các quy định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, trong đó có bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp quyền sử dụng đất. Bộ luật Dân sự năm 2005 được thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005 và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2006 là Bộ luật Dân sự mới nhất, đã kế thừa có chọn lọc Bộ luật Dân sự 1995. Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 đã tạo cơ sở pháp lý cho biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp quyền sử dụng đất. Bộ luật Dân sự năm 2005 cùng với các văn bản khác mới được ban hành liên quan đến thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đã đáp ứng được những đòi hỏi trong việc điều chỉnh các quan hệ về thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt, trong điều kiện các quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại ngày càng phát triển, Bộ luật đã tạo cơ sở thông thoáng trên những nền tảng lý luận ngày càng hoàn thiện để bảo đảm các quyền của các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, bảo đảm sự ổn định của giao lưu dân sự thông qua hợp đồng, hay các quan hệ tín dụng. Những quy định của pháp luật hiện hành đã đáp ứng tương đối đầy đủ và điều chỉnh được hầu hết những vấn đề cơ bản phát sinh trong lĩnh vực này. Tuy vậy, những quy định này còn nhiều chỗ chưa hợp lý, thiếu các nền tảng lý luận vững chắc về các vấn đề liên quan, nhiều chỗ mâu thuẫn, chồng chéo, có những quy định còn mang tính chung chung. Do đó chưa thể bảo đảm tốt nhất các quyền năng chủ thể trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất. Chính vì vậy, tác giả mạnh dạn lựa chọn vấn đề "Thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ luật học. 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, thế chấp hay thế chấp quyền sử dụng đất không phải là một vấn đề mới. Những vấn đề này cũng đã được nhiều người nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài nghiên cứu "Cầm cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự" của Phạm Công Lạc; Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài nghiên cứu "Đặt cọc, ký cược để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự" của Nguyễn Minh Trang; Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài "Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong pháp luật dân sự Việt Nam và Cộng hòa Pháp" của Hoàng Thị Hải Yến; một số bài viết đăng ký trên tạp chí chuyên ngành; nhưng, một nghiên cứu riêng về thế chấp quyền sử dụng đất (với đối tượng đặc biệt là quyền sử dụng đất) là chưa có. Những nghiên cứu trên là nguồn tài liệu đáng quý để tác giả có thể đưa ra được những nhận định mới trong luận văn. Những đánh giá, phân tích thực trạng cũng như đề xuất được đưa ra trong luận văn này cũng dựa nhiều vào tình hình thực tiễn áp dụng được phản ánh thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, báo chí, internet. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn Mục đích: Làm rõ về mặt lý luận bản chất cũng như các quy định của pháp luật về bảo đảm nghĩa vụ dân sự bằng thế chấp quyền sử dụng đất; phân tích, nhận định thực trạng áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất từ đó đưa ra các giải pháp. Nhiệm vụ: - Nghiên cứu lý luận làm sáng tỏ bản chất pháp lý của thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. - Đưa ra, làm sáng sáng tỏ những quy định mới về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Trong đó, chỉ ra những điểm 6 phù hợp của các quy định pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để thực hiện nghĩa vụ dân sự trong điều kiện kinh tế hiện nay, cũng như những vấn đề pháp luật chưa giải quyết được những đòi hỏi của lý luận. Từ đó, chỉ ra thực trạng áp dụng các quy định và những khó khăn trong thực tiễn áp dụng mà các chủ thể gặp phải. - Cuối cùng, đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện các nghĩa vụ dân sự. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Luận văn chủ yếu nghiên cứu thế chấp quyền sử dụng đất trong phạm vi pháp luật dân sự, ngoài ra có một số quy định thuộc các lĩnh vực pháp luật liên quan như pháp luật ngân hàng, pháp luật đất đai hay những quy định tương ứng của nước ngoài để làm rõ hơn về lý luận cũng như phân tích thực trạng hoặc đưa ra các khuyến nghị. 5. Phương pháp nghiên cứu Học viên sử dụng phương pháp chủ yếu trong luận văn là phân tích, so sánh, tổng hợp dựa trên cơ sở phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Trong đó, phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếu trong phần nghiên cứu lý luận; phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu trong phần lý luận và thực trạng; phương pháp tổng hợp được dùng chủ yếu khi đánh giá khái quát về thực trạng và đưa ra các khuyến nghị. 6. Ý nghĩa của luận văn Những kết quả nghiên cứu của luận văn này có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong các cơ sở đào tạo về pháp luật kinh tế, pháp luật dân sự và pháp luật đất đai. Những giải pháp trong luận văn có thể có ý nghĩa tham khảo với các tổ chức, cá nhân, có thể là những gợi ý trong quá trình nghiên cứu và hoàn 7 thiện pháp luật về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm: 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự và thế chấp quyền sử dụng đất. Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiến áp dụng pháp luật về thế chấp quyền sử đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Chương 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thế chấp quyền sử dụng đất để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 8 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ THẾ CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT 1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ, THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ VÀ BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGHĨA VỤ DÂN SỰ 1.1.1. Khái niệm nghĩa vụ dân sự Nghĩa vụ hiểu theo nghĩa hẹp là những gì mà một người phải thực hiện hoặc không thực hiện vì lợi ích của người khác. Theo nghĩa rộng, nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, trong đó một bên phải thực hiện những hành vi nhất định. Hành vi này chịu sự điều chỉnh của quy phạm đạo đức, tâm lý, truyền thống, phong tục, bổn phận làm người... Trong đời sống tồn tại rất nhiều nghĩa vụ được điều chỉnh bởi quy phạm đạo đức, truyền thống như việc thờ cúng tổ tiên, việc cưới gả, ma chay... Nghĩa vụ là mối liên hệ giữa hai hay nhiều người với nhau, vì vậy nghĩa vụ mang tính tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào thái độ ứng xử của các chủ thể. Nghĩa vụ mang tính tích cực nếu bên phải thực hiện hành vi nhận thức được việc mình phải làm là tất yếu, vì lợi ích của bên còn lại hoặc vì lợi ích chung, từ đó chủ động thực hiện hành vi, hoàn thành nghĩa vụ. Ngược lại nghĩa vụ sẽ mang tính tiêu cực khi bên phải thực hiện hành vi không nhận thức đúng về nghĩa vụ của mình từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của bên còn lại hoặc lợi ích chung. Do đó, thông thường, để bảo đảm cho nghĩa vụ được thực hiện, người ta thường buộc người có hành vi vi phạm phải thực hiện nghĩa vụ hoặc chịu một trách nhiệm nhất định. Trong Luật La mã cổ đại, thuật ngữ "nghĩa vụ" được đề cập khá rõ nét. Trong các chế định của Justinian viết "nghĩa vụ là những ràng buộc pháp lý và theo đó chúng ta buộc phải làm một việc gì đó phù hợp với pháp luật của nước chúng ta" [34]. 9 Điều 158 Bộ luật Dân sự Nga quy định "nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó một người phải làm một việc nhất định vì bên kia hoặc không làm một việc nhất định". Theo pháp luật dân sự nước Cộng hòa Pháp, nghĩa vụ và hợp đồng được đồng nghĩa với nhau. Điều 1101 Bộ luật Dân sự Pháp quy định: "Hợp đồng là sự thỏa thuận theo đó một hoặc nhiều người cam kết với một hoặc nhiều người khác chuyển giao một vật, làm hoặc không làm một việc nào đó". Điều 1136 Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định: "Nghĩa vụ chuyển giao một vật bao gồm nghĩa vụ giao vật... nếu vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người có quyền". Trong pháp luật Việt Nam, nghĩa vụ cũng được hiểu bao gồm cả hai mặt trên. Điều 644 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định: "Nghĩa vụ dân sự là một liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm sự gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc vào nghĩa vụ gọi là người mắc nợ, người được hưởng nghĩa vụ gọi là người chủ nợ". Cũng tại Điều 642 Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ quy định "nghĩa vụ về luật thiên nhiên là nghĩa vụ không thể cưỡng chế thi hành". Từ những quy định trên thấy rằng, nghĩa vụ thiên nhiên là sự quy định do yêu cầu của phong tục tập quán và chỉ có nghĩa vụ thuộc về luật thực tại, tức là nghĩa vụ pháp lý mới được bảo đảm cưỡng chế thi hành. Điều 676 Bộ dân luật Trung kỳ 1936 quy định: "Nghĩa vụ là cái dây liên lạc về luật thực tại hay luật thiên nhiên, bó buộc một hay nhiều người phải làm hay đừng làm gì đối với một hay nhiều người nào đó, người bị bó buộc là người mắc nợ hay trái hộ, người được hưởng là chủ nợ hay trái chủ". Điều 285 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 1995 quy định: "Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo quy định của pháp luật thì một hoặc nhiều chủ thể (gọi 10 là người có nghĩa vụ) phải làm một công việc hoặc không được làm một công việc vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (gọi là người có quyền)". Điều 280 Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 quy định: Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao một vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền) [16]. Định nghĩa về nghĩa vụ dân sự theo Bộ luật Dân sự Việt Nam hiện hành so với định nghĩa về nghĩa vụ dân sự theo các Bộ luật Dân sự trước đây hay so với quy định về nghĩa vụ dân sự theo pháp luật một số nước, dù khác nhau về ngôn từ hay vẫn còn một số hạn chế như đã được phân tích trong bài nghĩa vụ dân sự và quan niệm nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam của TS. Ngô Huy Cương nhưng nhìn chung, pháp luật Việt Nam hiện hành cũng xác định nghĩa vụ dân sự là một quan hệ pháp luật, có các bên chủ thể luôn được xác định về quyền và nghĩa vụ của các bên luôn đối lập nhau, đây chính là các đặc điểm của nghĩa vụ dân sự. Như vậy, có thể thấy, dù được quy định một cách khác nhau giữa các luật, bộ luật, nhưng chúng ta đều có thể hiểu nghĩa vụ là một quan hệ pháp luật dân sự, trong đó một bên chủ thể là một hoặc nhiều người phải làm hoặc không được làm một hoặc một số công việc nhất định vì lợi ích của phía bên kia. Bên được hưởng lợi có quyền yêu cầu bên kia thực hiện hoặc không được thực hiện một số công việc nào đó vì quyền lợi của mình. 1.1.2. Thực hiện nghĩa vụ dân sự Một trong các đặc trưng cơ bản của nghĩa vụ dân sự là tính chất tương ứng và đối lập nhau về quyền và nghĩa vụ dân sự. Tính tương ứng này thể 11 hiện ở quyền yêu cầu của bên này đối với bên kia và nghĩa vụ phải thực hiện yêu cầu của bên bị yêu cầu. Trong nghĩa vụ, lợi ích của bên này được bảo đảm do hành vi của bên kia. Nghĩa vụ là một quan hệ pháp lý đối nhân (quyền đối nhân), bên cạnh đó, nghĩa vụ còn là một quyền sản nghiệp [48]. Đối với người có quyền, nghĩa vụ thuộc về tài sản thu được, còn đối với người có nghĩa vụ thì nghĩa vụ thuộc về tài sản phải trả. Khi thực hiện nghĩa vụ (kể cả những nghĩa vụ có đối tượng là làm hoặc không làm một việc gì đấy), thì người thụ trái cũng đều phải bỏ thời gian, công sức, chi phí tài sản hoặc cơ hội ra để thực hiện; trong khi đó trái chủ được hưởng các lợi ích từ việc thực hiện đó. Như vậy, thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc theo một thời hạn nhất định đã được xác định trong nội dung của quan hệ nghĩa vụ dân sự, qua đó thoả mãn quyền dân sự tương ứng của bên kia. Việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của các bên trong quan hệ nghĩa vụ không những nhằm thỏa mãn nhu cầu của mỗi bên mà còn phải hướng tới lợi ích của cộng đồng. Lợi ích của các bên chủ thể không thể tách rời, hay đứng bên trên lợi ích chung của cộng đồng xã hội, đồng thời việc thực hiện hành vi nhằm thỏa mãn lợi ích của nhau phải phù hợp với quy định của pháp luật, tôn trọng truyền thống đạo đức. Do vậy, để thực hiện nghĩa vụ phải tuân theo nguyên tắc nhất định. Điều 203 Bộ luật Dân sự đã quy định: "Bên có nghĩa vụ dân sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình một cách trung thực theo tinh thần hợp tác, đúng cam kết không trái pháp luật, đạo đức xã hội". Theo những nguyên tắc này khi thực hiện nghĩa vụ các bên phải trung thực, không lừa dối nhau, thực hiện đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận các bên phải thông tin đầy đủ về đặc tính, tình trạng của đối tượng cho nhau, trách nhiệm bồi thường sẽ đặt ra nếu một bên che giấu khuyết tật của đối tượng mà gây hại 12 Kho tài li u mi n phí c a Ket-noi.com blog giáo d c, công ngh cho bên kia. Đồng thời việc thực hiện nghĩa vụ phải theo tinh thần hợp tác với nhau, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của chính mình cũng như của bên đối tác. Việc các bên hợp tác với nhau không chỉ trong việc khắc phục khó khăn, tận tâm thực hiện khi khả năng có thể mà hợp tác còn thể hiện ở việc các bên cùng nhau ngăn chặn, hạn chế thiệt hại. Nếu thiệt hại có nguy cơ xảy ra, việc một trong các bên có điều kiện mà không thực hiện các biện pháp ngăn chặn sẽ bị coi là có lỗi và phải gánh chịu thiệt hại ấy. Không chỉ cần phải thực hiện nghĩa vụ một cách trung thực trên tinh thần hợp tác mà người có nghĩa vụ còn phải thực hiện đúng những cam kết, nghĩa là người có nghĩa vụ phải thực hiện đúng và đủ toàn bộ những điều khoản đã cam kết như: đối tượng, thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán... Người có nghĩa vụ không thực hiện đúng với nội dung đã cam kết phải chịu trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ. Ngoài ra, các chủ thể còn phải tuân theo nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Điều 10 Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định "Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích cộng đồng, quyền lợi ích của người khác". Vì vậy người thực hiện nghĩa vụ phải thực hiện cam kết không được trái với quy định của pháp luật đối với giao dịch cụ thể và cũng không được trái với quy định chung của pháp luật. Việc thực hiện không trái đạo đức xã hội nhằm "bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam" [27, tr. 10]. Thực hiện nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọng đạo đức là thực hiện đúng trách nhiệm của một công dân và của một thành viên trong cộng đồng xã hội. 13 Thực hiện nghĩa vụ cụ thể có thể là thực hiện nghĩa vụ giao vật, thực hiện nghĩa vụ trả tiền, nghĩa vụ phải thực hiện hoặc không thực hiện một công việc. Nghĩa vụ có thể được thực hiện theo những phương thức khác nhau như thực hiện nghĩa vụ theo định kỳ, thực hiện nghĩa vụ thông qua người thứ ba, thực hiện nghĩa vụ dân sự có điều kiện, thực hiện nghĩa vụ riêng rẽ, thực hiện nghĩa vụ theo phần và thực hiện nghĩa vụ không phân chia được theo phần. 1.1.3. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 1.1.3.1. Khái niệm Các quan hệ nghĩa vụ dân sự được xác lập và thực hiện trước hết là dựa vào sự tự giác của các bên, nhưng trong thực tế, không phải bất cứ ai khi tham gia giao dịch đều có thiện chí trong việc thực hiện nghiêm chỉnh các nghĩa vụ của mình. Khi người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ thì gây ảnh hưởng đến lợi ích của người có quyền. Trong trường hợp này người có quyền có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp cưỡng chế, buộc bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, để thực hiện việc cưỡng chế này cần tuân thủ những thủ tục chặt chẽ và trải qua nhiều giai đoạn, kéo dài thời gian, dẫn đến lợi ích của người có quyền không được bảo đảm kịp thời. Mặt khác, lợi ích của người có quyền càng không được bảo đảm nếu vào thời điểm áp dụng biện pháp cưỡng chế người vi phạm không còn khả năng tài sản để thực hiện nghĩa vụ. Từ những rủi ro có thể xảy ra trong quan hệ nghĩa vụ, người có quyền luôn có nhu cầu bảo đảm lợi ích của mình bằng tài sản của người có nghĩa vụ. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các bên, tạo điều kiện cho bên có quyền có thể chủ động hưởng quyền dân sự trên thực tế và nhằm ổn định các giao dịch dân sự, pháp luật quy định các biện pháp bảo đảm và cho phép các bên có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng cũng như bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nếu một giao dịch dân sự mà các bên có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự thì trong trường hợp 14 bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, người có quyền có thể bằng chính hành vi của mình tác động trực tiếp lên tài sản bảo đảm của phía bên kia để bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình. Vấn đề này đã được các nhà lập pháp quan tâm ngay từ thời cổ đại. Pháp luật La Mã đã biết đến các biện pháp bảo đảm chủ yếu như bảo lãnh (cautionnement), chuyển quyền sở hữu tài sản của con nợ cho chủ nợ để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ (fiducie), cầm cố (pignus) hay thế chấp (hypothèque) [52, tr. 4]. Trong pháp luật Cộng hòa Pháp, khi xây dựng Bộ luật Dân sự 1804, các nhà làm luật đã chịu ảnh hưởng sâu sắc của Luật La Mã về các biện pháp bảo đảm. Bộ luật Dân sự 1804 không ghi nhận một điều khoản nào định nghĩa về khái niệm "bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sureté). Các nhà làm luật chỉ quy định bốn biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể: bảo lãnh (cautionnement), cầm cố động sản và bất động sản (nantissement), thế chấp (hypothèque) và đặc quyền (privilège). Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (sureté) có thể được hiểu là những thiết chế nhằm tăng cường mối quan hệ nghĩa vụ, bảo đảm cho việc thực hiện trong tương lai một nghĩa vụ dân sự, bảo vệ lợi ích vật chất của người có quyền trước nguy cơ mất khả năng thanh toán của người có nghĩa vụ. Trong pháp luật thực định Việt Nam, cũng giống như pháp luật Pháp, không có điều khoản nào định nghĩa về khái niệm các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Bộ luật Dân sự 1995 cũng như Bộ luật Dân sự năm 2005 chỉ quy định bảy hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cụ thể bao gồm: bảo lãnh; đặt cọc; ký cước; ký quỹ; cầm cố; thế chấp và phạt vi phạm. Về bản chất pháp lý của bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, ở Việt Nam hiện có một vài quan điểm khác nhau của một số tác giả khi nghiên cứu về vấn đề này. Quan điểm thứ nhất cho rằng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một biện pháp dân sự có "tính chất dự phòng" [17] nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ phải chấp hành đúng nghĩa vụ bằng cách dựa vào quy định của pháp luật hoặc 15 vào sự thỏa thuận của hai bên về nghĩa vụ phụ trong hợp đồng. Do đó dù xuất phát từ cơ sở nào thì các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng luôn luôn có tính chất bắt buộc như một chế tài và được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước [47, tr. 89-90]. Cũng có quan điểm khác lại cho rằng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là loại trách nhiệm dân sự đặc biệt trong đó các bên có thể thỏa thuận phạm vi trách nhiệm, mức độ trách nhiệm và cả các biện pháp thực hiện, áp dụng và có thể tự mình thực hiện, áp dụng trách nhiệm đó. Từ phân tích trên có thể hiểu bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc áp dụng những biện pháp mà pháp luật quy định hoặc biện pháp do các bên chủ thể trong giao dịch dân sự thoả thuận trong phạm vi pháp luật cho phép, áp dụng trong những giao kết và thực hiện hợp đồng, nhằm thúc đẩy người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ mà họ đã cam kết một cách đầy đủ đồng thời ngăn ngừa và khắc phục hậu quả xấu do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ gây ra. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là một biện pháp mang tính chất dự phòng, nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ theo đúng cam kết hoặc quy định của pháp luật. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận áp dụng. Mặc dù được xác định từ khi hình thành nghĩa vụ dân sự, nhưng không phải toàn bộ nội dung biện pháp bảo đảm đã được xác định có thể áp dụng ngay mà các bên chỉ thực hiện một số hành vi nhất định trong nội dung biện pháp đó nhằm thúc đẩy việc thực hiện nghĩa vụ chính. Chỉ khi nào nghĩa vụ chính bị vi phạm, biện pháp bảo đảm mới được áp dụng toàn bộ. Bên cạnh tính chất dự phòng, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận (thỏa thuận này tuân thủ nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự) còn có tính bắt buộc. Sự bắt buộc 16 này đối với tất cả các bên trong giao dịch và được bảo đảm bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. 1.1.3.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự Thứ nhất, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp mang tính bổ sung cho nghĩa vụ chính. Các biện pháp bảo đảm không tồn tại độc lập mà luôn phụ thuộc vào một nghĩa vụ chính và gắn liền với một nghĩa vụ chính. Các bên xác định quan hệ bảo đảm khi đã có một quan hệ nghĩa vụ hoặc để bảo đảm cho một nghĩa vụ chắc chắn trong tương lai. Nội dung, hiệu lực của biện pháp bảo đảm phù hợp với nội dung và phụ thuộc vào nghĩa vụ chính. Vì vậy, người ta gọi nghĩa vụ phát sinh từ các biện pháp bảo đảm là nghĩa vụ phụ [17]. Mối quan hệ chính - phụ thể hiện: Nghĩa vụ bảo đảm phát sinh từ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là một nghĩa vụ dân sự phụ có tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính phát sinh từ quan hệ nghĩa vụ được bảo đảm. Vì vậy, nghĩa vụ bảo đảm không thể tồn tại một cách độc lập và không thể xuất hiện mà không có nghĩa vụ chính. Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ được áp dụng khi nghĩa vụ chính không thực hiện và chỉ có giá trị với một nghĩa vụ chính đã được xác định trước. Nếu nghĩa vụ chính đã được thực hiện thì nghĩa vụ bảo đảm cũng mặc nhiên chấm dứt và không phát sinh hiệu lực pháp lý. Thứ hai, phạm vi bảo đảm của các nghĩa vụ phụ thuộc vào phạm vi của nghĩa vụ chính. Giới hạn tối đa của bảo đảm nghĩa vụ (dù là nghĩa vụ hiện tại, nghĩa vụ trong tương lai hay nghĩa vụ có điều kiện) luôn là toàn bộ nghĩa vụ. Các bên có thể thỏa thuận phạm vi bảo đảm nhưng thỏa thuận này chỉ trong giới hạn là toàn bộ nghĩa vụ mà thôi, có thể coi đây như một nguyên tắc trong biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. 17 Các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo đảm cụ thể, có thể là một phần nghĩa vụ hoặc cũng có thể là toàn bộ nghĩa vụ. Giá trị tài sản bảo đảm lớn hơn hay ngang với giá trị của nghĩa vụ được bảo đảm không làm ảnh hưởng tới việc giới hạn phạm vi bảo đảm. Cho dù giá trị tài sản đưa ra bảo đảm lớn hơn so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phạm vi bảo đảm cũng không lớn hơn, người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đã được xác định và chỉ nghĩa vụ này được bảo đảm. Điều 319 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định "Nghĩa vụ dân sự có thể được bảo đảm một phần hoặc toàn bộ theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của pháp luật. Nếu không có thỏa thuận và pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ, kể cả nghĩa vụ trả lãi và bồi thường thiệt hại". Thứ ba, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phát sinh từ sự thỏa thuận giữa các bên (nếu pháp luật không có quy định khác). Trong giao dịch dân sự cụ thể, các bên có thể thỏa thuận, lựa chọn biện pháp bảo đảm phù hợp trong phạm vi pháp luật cho phép. Pháp luật dân sự không quy định một cách cụ thể, cứng nhắc biện pháp bảo đảm nghĩa vụ cho những giao dịch dân sự cụ thể, mà chỉ quy định các biện pháp bảo đảm, các nguyên tắc quy định chung về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia biện pháp bảo đảm tương ứng. Có thể coi biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự như một điều kiện hai bên đối tác tự đặt ra để tiến hành giao dịch dân sự với nhau. Vì vậy, hai bên chỉ gặp nhau nếu đạt được những thỏa thuận nhất định. Khi đặt ra việc áp dụng biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, các bên thỏa thuận với nhau về đối tượng, phạm vi, phương thức xử lý tài sản, quyền và nghĩa vụ của các bên... Những thỏa thuận này không trái quy định của pháp luật dân sự sẽ là sự ràng buộc mang tính pháp lý giữa các bên. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan