Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tài nguyên du lịch biển việt nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng...

Tài liệu Tài nguyên du lịch biển việt nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng

.PDF
69
266
91

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ******* MAI HIÊN TÀI NGUYÊN DU LỊCH BIỂN VIỆT NAM CHO PHÁT TRIỂN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH HỌC (CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ ĐỨC HÀ NỘI - 2007 MỤC LỤC MỤC LỤC Trang Danh mục bảng MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. 01 DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG 1.1. Du lịch nghỉ dƣỡng 09 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm loại hình du lịch nghỉ dưỡng 09 1.1.2. Lịch sử và triển vọng phát triển du lịch nghỉ dưỡng 15 1.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng 19 1.2.1. Tài nguyên và các nguồn tài nguyên biển 19 1.2.2. Tài nguyên du lịch 22 1.2.3. Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng 29 Tiểu kết chương 1 35 CHƢƠNG 2. TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG BIỂN VIỆT NAM 2.1. Khái quát về biển và tài nguyên biển Việt Nam 37 2.2. Tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển Việt Nam 43 2.2.1. Khí hậu hải dương 46 2.2.2. Bãi tắm và mặt nước ven bờ 52 2.2.3. Phong cảnh vùng ven bờ 58 2.2.4. Hải đảo 63 2.2.5 Đánh giá chung 67 Tiểu kết chương 2 82 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NGHỈ DƢỠNG BIỂN VIỆT NAM 3.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dƣỡng biển 84 3.1.1. Khai thác chưa tương xứng với tiềm năng và chưa hiệu quả 84 3.1.2. Các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp hạn chế về số lượng và khả 90 năng cạnh tranh 3.2. Giải pháp khai thác hiệu quả tài nguyên 96 3.2.1. Khai thác tài nguyên bền vững 96 3.2.2. Xây dựng các khu nghỉ dưỡng biển cao cấp 98 Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC CHỮ PHỤ LỤC ẢNH 101 103 DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ TT TÊN BẢNG Bảng phân loại loại hình du lịch theo mục đích chuyến đi Mười đảo du lịch tốt nhất thế giới năm 2005 Mô hình hoá khái niệm tài nguyên du lịch Một số biển lớn trên đại dương thế giới Bảng phân loại các loại hình du lịch biển Các loại hình du lịch biển và điều kiện tự nhiên liên quan Bảng phân loại khí hậu tốt - xấu đối với sức khoẻ Chỉ tiêu khí hậu sinh học đối với con người Nhiệt độ trung bình các vùng địa lý của Việt Nam tại một số thời điểm trong năm Lượng vi khuẩn, lượng bụi, lượng CO 2 trong không khí tại một số vùng biển Việt Nam Các chỉ tiêu đánh giá bãi tắm Những điều kiện tốt cho một bãi tắm Tiêu chuẩn chất lượng nước biển ven bờ Nhiệt độ bình quân nước biển Đông Sự phân bố nhiệt độ trung bình của lớp nước mặt theo vĩ độ TRANG DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ TT TÊN BẢNG Diện tích một số đảo lớn ven bờ biển Việt Nam Bảng nhiệt độ bình quân tháng Bảng phân bố lượng mưa trong năm Số lượt khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995 - 2003 Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 19952003 Số lượt khách du lịch nội địa đến các tỉnh ven biển giai đoạn 1995 - 2003 Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch biển giai đoạn 1995 - 2003 Số lượng resort ở Việt Nam tính đến hết năm 2005 TRANG MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển và đại dương chiếm khoảng 71% diện tích bề mặt trái đất. Con người thực chất đang sống trên những hòn đảo khổng lồ giữa các đại dương mênh mông của một quả cầu nước. Được sinh ra và tiến hoá trên bề mặt các hòn đảo đó, từ lâu con người vẫn sống chủ yếu dựa vào diện tích canh tác hạn chế trên đất liền. Ngày nay, con người đang đứng trong tư thế tiến chiếm các vùng nước mênh mông, giàu có và khai thác biển trở nên bức thiết khi các giá trị tài nguyên trên lục địa ngày càng bị suy thoái, cạn kiệt trước sức ép của gia tăng dân số và tốc độ khai thác. Những hoạt động của con người trên biển đã tạo ra một hình thái kinh tế mới - kinh tế biển. Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X năm 2007 đã ra "Nghị quyết về chiến lược biển đến năm 2020" xác định: "... phấn đấu đưa kinh tế biển đóng góp khoảng 53% - 55% GDP và 55% 60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước", trong đó mức đóng góp của du lịch biển trong tổng GDP của nền kinh tế biển vào khoảng 14 - 15%. "Trở thành một nước mạnh về biển là mục tiêu chiến lược xuất phát từ yêu cầu và điều kiện khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam". (Nghị quyết 03 NQ/TW của Bộ Chính trị - khoá VII). Nếu không phát triển kinh tế biển thì Việt Nam sẽ có nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực đang vươn mạnh ra biển. Trên phạm vi toàn thế giới, du lịch biển và hải đảo có vị trí đặc biệt quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và các ngành kinh tế biển. Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới, hàng năm số lượng khách du lịch quốc tế tham gia vào các hoạt động du lịch biển chiếm khoảng 80% tổng số khách. Các nước có du lịch biển phát triển như Pháp, Mỹ, Tây Ban Nha, Italia... là những nước đứng đầu về lượng khách quốc tế. Mặt khác, do sự phân bố về mặt địa lý kinh tế, phần lớn trung tâm công nghiệp, đô thị lớn ở các nước đều tập trung ở vùng ven biển. Chính vì vậy, ngoài lượng khách quốc tế, một lượng khách nội địa còn lớn hơn rất nhiều hàng năm được cuốn hút vào hoạt động du lịch biển. Nhiều quốc gia như Maldies, Fiji, bang Hawai (Hoa Kỳ), Queenland (Úc)... từ lâu coi du lịch biển là ngành kinh tế chính. Việt Nam có lợi thế lớn về tài nguyên cho phát triển du lịch biển: đường bờ biển dài 3260 km, 125 bãi tắm, gần 4000 hòn đảo lớn nhỏ, cùng ưu thế của vùng biển nhiệt đới quanh năm nắng ấm, cát trắng, nước trong, đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên nhiên nguyên sơ, nền văn hoá lịch sử lâu đời, giàu bản sắc... Dọc chiều dài bờ biển, mỗi đơn vị lãnh thổ vừa có thế mạnh đặc thù về tài nguyên vừa có khả năng liên kết tạo ra những sản phẩm du lịch biển hấp dẫn, khả năng cạnh tranh cao. Những năm gần đây, Việt Nam được nhiều du khách quốc tế lựa chọn là điểm đến cho mục đích tham quan, nghỉ dưỡng biển. Tuy nhiên, cho đến nay, khai thác tài nguyên du lịch biển ở nước ta chưa tương xứng với tiềm năng, chủ yếu mới được triển khai theo chiều rộng, chưa chú trọng đến định hướng xây dựng sản phẩm đặc trưng nên sản phẩm du lịch biển trùng lặp, ít các sản phẩm du lịch biển cao cấp, khai thác thiếu tính bền vững. Điều này ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của du lịch biển Việt Nam và ảnh hưởng đến mức độ đóng góp của du lịch biển vào phát triển kinh tế biển với tư cách là một trong bốn ngành chủ đạo (giao thông vận tải - dịch vụ hàng hải, thuỷ sản, dầu khí, du lịch biển). Tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu "Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng" nhằm mục đích đánh giá sự phù hợp và thuận lợi về tài nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại hình du lịch cụ thể, hướng tới việc xây dựng một loại hình sản phẩm du lịch biển cao cấp, có sức cạnh tranh cao cho Việt Nam, đồng thời đưa ra định hướng nhằm sử dụng hiệu quả và tối ưu nguồn tài nguyên du lịch biển, phát triển du lịch biển làm đòn bẩy cho phát triển du lịch Việt Nam, phát triển kinh tế biển và toàn bộ nền kinh tế - xã hội. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu và làm rõ những vấn đề chính sau: - Lý luận về loại hình du lịch nghỉ dưỡng; thành phần, đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển. Đây là những vấn đề lý luận làm căn cứ để nhận diện tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển ở Việt Nam. - Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam: liệt kê, đánh giá sự phù hợp, sự hấp dẫn của những loại tài nguyên cơ bản; chỉ ra khu vực có nhiều thuận lợi về mặt tài nguyên; đánh giá điều kiện khai thác tài nguyên. - Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển. - Định hướng nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng tài nguyên bền vững. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam. Đây là một vấn đề tương đối rộng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu được giới hạn là những loại tài nguyên thiên nhiên có giá trị khai thác cho loại hình du lịch nghỉ dưỡng của vùng bờ biển (coastal zone) Việt Nam. Có rất nhiều cách xác định vùng bờ biển dựa trên các quan điểm địa động lực, địa sinh thái, quản lý phát triển... Theo quan điểm phát triển du lịch thì "vùng bờ biển" là khoảng không gian hẹp trong phạm vi tương tác biển - lục địa mà tại đó có các tài nguyên du lịch thu hút du khách. Đó thường là vùng bờ biển cát có bãi tắm, các vách biển và dải đất hẹp ven biển dùng để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, rừng ngập mặn, ám tiêu san hô, vùng vịnh, đầm phá, cồn cát... [25] Các loại tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển chủ yếu được xác định bao gồm: khí hậu hải dương, bãi tắm, mặt nước ven bờ, hải đảo và phong cảnh ven bờ (địa hình, thực vật). Số liệu thống kê được sử dụng chủ yếu theo các văn bản đã được công bố của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và của Tổng cục Thống kê từ năm 2000. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là cách thức cụ thể hay công cụ được sử dụng để nghiên cứu một vấn đề nào đó, nhằm mục đích đi đến kết quả một cách chính xác. Để thực hiện những nội dung nghiên cứu trên, đề tài đã vận dụng linh hoạt nhiều phương pháp khác nhau. Những phương pháp chính được sử dụng trong đề tài là: - Phương pháp thu thập, hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu thứ cấp Để có được cái nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các công trình nghiên cứu được đăng tải trên các tạp chí, được in thành sách, trên internet... liên quan đến nhiều lĩnh vực mà trực tiếp là du lịch, hải dương học, khí tượng, thuỷ văn. Do kế thừa kết quả của các công trình đã nghiên cứu trước nên giúp tác giả tiết kiệm được nhiều công sức, kinh phí nhưng thông tin giữa các nguồn tài liệu thường có sự không nhất quán do thời điểm nghiên cứu và góc độ đánh giá khác nhau nên đòi hỏi tác giả phải phân loại chúng theo độ tin cậy, theo tính thời sự rồi tiến hành hệ thống, tổng hợp, phân tích dữ liệu, đưa ra những kết luận có căn cứ. - Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp thực địa là một trong những phương pháp quan trọng góp phần làm cho kết quả nghiên cứu mang tính xác thực. Điền dã tại một số bãi biển của miền Bắc và miền Trung giúp tác giả trực tiếp thẩm nhận giá trị của tài nguyên, bổ sung thêm thông tin, quan sát việc khai thác sử dụng tài nguyên làm căn cứ cho việc đề xuất những giải pháp hợp lý và khả thi. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Tác giả đã tham khảo ý kiến đánh giá của TS Phạm Trung Lương Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch và PGS.TS Nguyễn Chu Hồi - Viện Kinh tế & Quy hoạch Thuỷ sản, Bộ Thuỷ sản - những tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về biển - về tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam và hiện trạng khai thác. Những nhận định của các chuyên gia định hướng nghiên cứu cho tác giả. - Phương pháp xử lý bằng công cụ tin học 5. Lƣợc sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về biển Đông có lịch sử lâu đời. Các kết quả nghiên cứu đã được ghi chép và mô tả trong sử sách như: Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1435), Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ của Đỗ Bá (1630), Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn (1776), Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Phương đình dư địa chí của Nguyễn Siêu (1900).... Năm 1927, Viện Hải dương học được thành lập ở Nha Trang với vị giám đốc đầu tiên là A.Krempf - một nhà sinh vật học nổi tiếng - đã đánh dấu bước tiến trong công cuộc nghiên cứu biển Đông. Các công trình nghiên cứu của Viện Hải dương học tập trung về thuỷ triều, sinh vật và cá biển. Hệ thống cơ quan quan trắc được dựng lên ở ven bờ và trên biển có nhiệm vụ thường xuyên nhiệt độ và độ muối. Năm 1954 thành lập thêm Trạm Nghiên cứu biển ở Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu về biển Đông ngày càng nhiều như: "Nguồn lợi sinh vật biển Đông" (1979), "Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi trường" của Vũ Trung Tạng (1997); "Thuỷ triều vịnh Bắc Bộ"(1976), "Thuỷ triều vùng biển Việt Nam" (1984), "Thiên nhiên vùng biển nước ta" (1978) của tác giả Nguyễn Ngọc Thụy; "Địa lý tự nhiên biển Đông" (1999) của Nguyễn Văn Âu... Thông tin về biển Đông được cập nhật phong phú qua báo cáo định kỳ hàng năm của các cơ quan nghiên cứu về biển chủ yếu như: Viện Hải dương học Việt Nam, Viện Nghiên cứu hải sản (Bộ Thuỷ sản), Trung tâm Khí tượng thuỷ văn biển, Phân viện Cơ học biển (thuộc Viện cơ học)... Tuy nhiên đây là những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về biển của những phân ngành kỹ thuật, tài nguyên du lịch biển được đề cập đến hết sức sơ sài. Từ năm 1990 - năm du lịch Việt Nam - đến nay nhiều dự án, đề tài nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch đã được thực hiện như: “Khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam” (1986); “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010” (1995); “Địa lý du lịch” phần “Tổ chức lãnh thổ du lịch và phân vùng du lịch” (Nguyễn Minh Tuệ và nnk, 1997); “Đặc trưng các hệ sinh thái, cơ sở của phát triển du lịch sinh thái Việt Nam” (Nguyễn Khánh, 1999); “Tổ chức lãnh thổ dải ven biển khu vực trọng điểm miền Trung Việt Nam” (Nguyễn Quang Mỹ và nnk, 1995). Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước cũng đã tiến hành các dự án điều tra, đánh giá tài nguyên và các nguồn lực phát triển du lịch phục vụ cho quy hoạch phát triển du lịch. Song do đặc điểm, phạm vi nghiên cứu của các dự án nên các công trình nói trên chỉ tiến hành kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch theo từng thành phần hay tổng thể tài nguyên với mức độ khái quát. Việc nghiên cứu tài nguyên du lịch chuyên sâu phục vụ mục đích phát triển các loại hình du lịch cụ thể còn ít được quan tâm thực hiện. Về tài nguyên du lịch biển đảo, Tổng cục Du lịch đã phối hợp chặt chẽ với các ngành để triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp ngành tiêu biểu là: đề tài cấp Nhà nước "Luận chứng khoa học kỹ thuật phát triển du lịch biển Việt Nam" (thuộc chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước 48 - B); các đề tài "Luận chứng phát triển du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn", "Định hướng phát triển du lịch vùng duyên hải Nam Trung Bộ", "Định hướng phát triển du lịch sinh thái Cù Lao Chàm", "Thực trạng và định hướng phát triển du lịch khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Trị" (phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội); "Cơ sở khoa học phát triển du lịch vũng - vịnh ở Việt Nam" (phối hợp với Phân viện Hải dương học Hải Phòng)... Kết quả của các nghiên cứu này không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà bước đầu đã phát huy tác dụng trong thực tế quy hoạch và phát triển du lịch biển, đặc biệt là trong việc xây dựng phát triển các khu du lịch, các tuyến điểm du lịch, các sản phẩm du lịch biển. Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch đã tiến hành lập "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải Đông Bắc giai đoạn 2000 - 2020" với các nội dung chính: xác định vai trò của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, xác định tiêu chuẩn, chức năng du lịch của hệ thống đảo ven bờ Đông Bắc, chiến lược phát triển thị trường, chiến lược đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, định hướng tổ chức không gian du lịch. Tuy nhiên, bản quy hoạch này chưa đánh giá được hết thực tế giá trị của khu vực đảo còn ở dạng tiềm ẩn, định hướng bảo tồn và khai thác các giá trị còn chưa toàn diện. Năm 2003, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với chuyên gia của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO triển khai giai đoạn đầu dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đảo Phú Quốc. Ngày 25/7/2007, tại Mũi Né (Phan Thiết) Tổng cục Du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận tổ chức hội thảo “Quản lý và phát triển du lịch biển đảo” để thu thập thêm thông tin nhằm hoàn chỉnh đề án phát triển du lịch biển đảo trình chính phủ vào cuối năm 2007. Các công trình đánh giá tài nguyên biển đảo Việt Nam có chung kết luận về sự đa dạng, phong phú, giá trị sử dụng cao của tài nguyên biển đảo Việt Nam và khẳng định tiềm năng về tài nguyên cho phép Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch biển. Những nhận định còn chung chung và định tính như "có thể nói dọc ven bờ biển nước ta, hầu như quanh năm và khắp nơi đều có thể tìm được những nơi nghỉ mát khá tốt, những bãi tắm đẹp hay những cảnh đồng núi, hang động ngoạn mục...". Tuy nhiên rõ ràng mức độ phù hợp, mức độ thuận lợi về mặt tài nguyên cho các loại hình du lịch giữa các khu vực là không như nhau. Chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu xây dựng các tiêu chí đánh giá tài nguyên cho loại hình và chỉ ra được vùng nào thuận lợi cho du lịch thể thao giải trí biển hay vùng nào thuận lợi cho du lịch nghỉ dưỡng biển để định hướng cho việc đầu tư khai thác tài nguyên. Lựa chọn đề tài "Tài nguyên du lịch biển Việt Nam cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng" với mục đích đánh giá sự phù hợp, thuận lợi về tài nguyên du lịch biển cho việc triển khai một loại hình du lịch cụ thể là một hướng nghiên cứu tiên phong, có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với ngành Du lịch. Để tiến hành đánh giá tài nguyên du lịch biển đảo Việt Nam một cách đầy đủ, cần thiết phải tổ chức khảo sát quy mô, kiểm kê, đánh giá chi tiết từng loại tài nguyên và từng điểm tài nguyên trên toàn lãnh thổ quốc gia theo một hệ tiêu chí đã xác định. Việc làm này đòi hỏi phải áp dụng những phương pháp và công nghệ khoa học của các lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi phải hết sức công phu, tỉ mỉ, tốn nhiều thời gian, kinh phí, vượt qua khả năng của một cá nhân khi nghiên cứu. Vì vậy, trong đề tài này tác giả chủ yếu kế thừa các kết quả của một số nghiên cứu đánh giá trước đây rồi tổng hợp, đưa ra những nhận xét của cá nhân trên quan điểm của một người nghiên cứu và làm du lịch. 6. Bố cục của đề tài Luận văn được cấu tạo thành 3 chương: Chƣơng 1: Du lịch nghỉ dưỡng và tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng Chƣơng 2: Tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam Chƣơng 3: Thực trạng và định hướng khai thác tài nguyên du lịch nghỉ dưỡng biển Việt Nam HỆ THỐNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Quảng An, "Đầu tư du lịch vào Phú Quốc", Báo Du lịch số 39, thứ năm ngày 6/9/2007, trang 4. 2. Nguyễn Văn Âu (1999) “Địa lý tự nhiên biển Đông” Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 3. Lê Huy Bá (2006), “Du lịch sinh thái” Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4. Nguyễn Lê Bách (2005), "Du lịch sinh thái thế mạnh của miền Trung", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 5/2005. 5. Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Quảng Ninh “Quảng Ninh đất và người’ Nhà xuất bản Lao động Xã hội, Hà Nội. 6. Ban Quản lý vịnh Hạ Long và Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quảng Ninh (10/2000), “Đặc điểm khí tượng hải văn vịnh Hạ Long”. 7. Vũ Thế Bình chủ biên (2000), “Non nước Việt Nam", Tổng cục Du lịch, Trung tâm Công nghệ thông tin Du lịch. 8. Vũ Tuấn Cảnh, “Một số vấn đề về phương pháp luận và phương pháp quy hoạch phát triển du lịch du lịch”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 1/1995. 9. Vũ Tuấn Cảnh, “Luận chứng khoa học và phát triển hệ thống du lịch biển Việt Nam", Đề tài cấp Nhà nước, KT 03 - 18. 10. Vũ Tuấn Cảnh, Đặng Duy Lợi, Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ và nnk (1991), “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”, Viện nghiên cứu phát triển du lịch. 11. Quang Chấn (2007), “Những thắng tích của xứ Thanh", Nhà xuất bản Thanh Hoá. 12. Đinh Thị Vân Chi (2005), “Nhu cầu của du khách trong quá trình phát triển du lịch”, Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 13. Phùng Ngọc Dĩnh (1999), “Tài nguyên biển Đông Việt Nam” Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 14. Thái Dương, "Đảo Phú Quốc", Báo Lao động số 142 - 143 ngày 22/6/2007, trang 13. 15. Cẩm Duyên, "Hoang dã Vân Phong", Báo Lao động số 142 - 143, ngày 22/6/2007, trang 13. 16. Nguyễn Khoa Điềm (2005), “Việt Nam đất nước con người”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 17. Nguyễn Thanh Điệp (2007), “Vịnh Văn Phong thế mạnh phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hoà”, Tạp chí Biển Việt Nam số 1 + 2/2007, tr 31 - 32. 18. Nguyễn Văn Đính, “Sầm Sơn cải thiện môi trường xã hội để phát triển du lịch bền vững” Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2006. 19. Nguyễn Văn Đính (2007) “Giáo trình nghiệp vụ lữ hành” Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 20. Nguyễn Văn Đính chủ biên (2004), "Giáo trình Kinh tế Du lịch", Nhà xuất bản Lao động Xã hội. 21. Trần Đình Hà, “Du lịch Cửa Lò từng bước phát triển bền vững”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2006. 22. Ngô Hải, Khu du lịch sinh thái Bái Tử Long - Sự lựa chọn của bạn, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 04/2006. 23. Lê Hiệp, "Cát Bà điểm du lịch hấp dẫn", Báo Du lịch số 16, thứ hai ngày 18/6/2007, tr 6. 24. Nguyễn Đình Hoè (2006), "Quản trị các hiểm hoạ môi trường ở Cửa Lò", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2006, trang 22 - 23. 25. Nguyễn Đình Hoè, Vũ Lê Hiếu (2001), “Du lịch bền vững”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 26. Nguyễn Đình Hoè (2006), “Môi trường và phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội. 27. Nguyễn Chu Hồi (2005), “Cơ sở tài nguyên và môi trường biển”. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội. 28. Lê Văn Khoa (2002), “Khoa học môi trường” Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 29. Phạm Văn Luân (2005), "Các yếu tố, chỉ tiêu, phương pháp đánh giá tài nguyên môi trường Hải Phòng", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11/2005, tr45. 30. Phạm Trung Lương chủ biên (2000), “Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam” Nhà xuất bản Giáo dục. 31. Phạm Trung Lương, Phát triển bền vững du lịch biển Cửa Lò thực trạng và những vấn đề đặt ra, Hội thảo khoa học "Sự hình thành, mục tiêu, giải pháp phát triển bền vững du lịch Cửa Lò", 9/9/2006. 32. Phạm Trung Lương (2002), “Du lịch sinh thái, những vấn đề lưý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam", Nhà xuất bản Giáo dục. 33. Phạm Trung Lương (2007), "Phát triển du lịch biển bền vững từ góc độ môi trường", Tạp chí Du lịch Việt Nam, (số 7), trang 53. 34. Phạm Trung Lương (2003), Quản lý phát triển du lịch biển, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội. 35. Đổng Ngọc Minh, Vương Lôi Đình (2001), “Kinh tế du lịch và du lịch học", Nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 36. Trần Văn Minh (2006), "Đà Nẵng đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch biển", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2006, trang 19, 51. 37. Vũ Đức Minh (1999) “Tổng quan về du lịch” Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 38. Nguyễn Quang Mỹ (chủ nhiệm đề tài), Chuyên đề tổ chức lãnh thổ dải ven biển khu vực trọng điểm miền Trung Việt Nam, Đề tài độc lập cấp Nhà nước "Tổ chức lãnh thổ kinh tế trọng điểm miền Trung Việt Nam", KX94.02. 39. Trần Đại Nghĩa (2007), “Vị trí chiến lược của Biển Đông và chủ trương đối sách của nhà nước ta”, Tạp chí Biển Việt Nam số 4/2007, trang 5-7 40. Trần Nhạn (1995), “Du lịch và kinh doanh du lịch”, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 41. Trần Nhoãn (2005), “Tổng quan du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Văn hoá Hà Nội. 42. Nguyễn Đức Phương (2007), “Du lịch biển Khánh Hoà góc nhìn từ Trường Sa”, Tạp chí Biển Việt Nam số 1 + 2/2007, tr 55 - 57. 43. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam," Luật du lịch Việt Nam” có hiệu lực từ ngày 1/1/2006. 44. Hoàng Thiếu Sơn, Tạ Thị Bảo Kim (1999), “Việt Nam non xanh nước biếc”, Nhà xuất bản Kim Đồng, Hà Nội. 45. Ngô Lực Tài (2007), Cần một tầm nhìn mới về bảo vệ và gìn giữ môi trường biển Việt Nam, Tạp chí Biển Việt Nam 04/2007, tr 34 - 36. 46. Tạp chí công tác tư tưởng văn hoá, số 11/1993. “Biển và đảo Việt Nam”. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8/2002 “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 - 2010”. 47. Vũ Trung Tạng (1997), “Biển Đông tài nguyên thiên nhiên và môi trường”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 48. Trần Đức Thanh (2006), “Nhập môn khoa học Du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. 49. Lê Bá Thảo (1990), “Thiên nhiên Việt Nam”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 50. Lê Bá Thảo (1996), “Việt Nam lãnh thổ và các vùng địa lý”, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 51. Phạm Lê Thảo, “Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên”, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 6/2006. 52. Trần Thị Kim Thu (2006), “Nghiên cứu thống kê hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 53. Trần Mạnh Thường biên soạn (2004), “Việt Nam văn hoá và du lịch”, Nhà xuất bản Thông tấn, thành phố Hồ Chí Minh. 54. Nguyễn Ngọc Thụy (1978), “Thiên nhiên vùng biển nước ta”, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 55. Nguyễn Ngọc Thụy (1996), “Biển Đông tiềm năng gọi chúng ta”, Nhà xuất bản Thanh niên. 56. Hoàng Thưng (1979), “Biển và sức khoẻ", Nhà xuất bảnThanh Hoá, Thanh Hoá. Tổng cục Du lịch Việt Nam “Báo cáo tóm tắt Dự án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.” 57. Nguyễn Minh Tuệ và cộng sự (1999), “Địa lý du lịch”, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. 58. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Viện Hải dương học (1999), “Tài nguyên và môi trường biển”, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tập 7. 59. Nguyễn Thế Tưởng (2007), “Điều tra tổng hợp môi trường vịnh Bắc Bộ”, Tạp chí Biển Việt Nam số 04/2007, tr 37 - 38. 60. Trương Văn Tuyển (1994), “Sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong việc phát triển kinh tế dải ven biển Bắc Bộ Việt Nam”, Luận án Phó Tiến sỹ Địa lý địa chất, Hà Nội. 61. Lã Tuyết, "Đảo Ngọc cảm xúc ngọt ngào và say đắm", Báo Du lịch số 17 ngày 21/7/2007, tr 18. 62. Tinh Văn (2006), “Du lịch”, Nhà xuất bản Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh. 63. Ngô Quang Vinh (2006), "Xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện", Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 8, tr 20. 64. Nguyên Vũ, "Du lịch thám hiểm ở Bình Thuận", Báo Du lịch số 39, thứ năm ngày 6/9/2007, tr 13. 65. Lộc Vừng, "Vịnh Bái Tử Long kêu cứu", Báo Du lịch số 16, thứ hai ngày 18/6/2007, tr 6. 66. Nguyễn Đình Vượng (2001), “Một vài đề xuất về những giải pháp bảo vệ môi trường biển Hải Phòng”, Tạp chí Biển Việt Nam số 1 + 2/2007, tr 53 - 54. 67. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch “Tổng kết 10 năm phát triển du lịch biển 1994 - 2003”. 68. Viện Nghiên cứu Phát triển du lịch (2003), Báo cáo tổng hợp, Cơ sở khoa học cho các chính sách, giải pháp quản lý khai thác tài nguyên du lịch Việt Nam, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước. 69. Bùi Thị Hải Yến (2006), “Tuyến điểm du lịch Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục. 70. Bùi Thị Hải Yến (2007), “Quy hoạch du lịch”, Nhà xuất bản Giáo dục. 71. Bùi Thị Hải Yến (2007), “Tài nguyên du lịch”, Nhà xuất bản Giáo dục. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan