Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng niên biểu trong dạy học lịch sử 10 (ban cơ bản) ở trường thpt...

Tài liệu Sử dụng niên biểu trong dạy học lịch sử 10 (ban cơ bản) ở trường thpt

.DOC
33
634
73

Mô tả:

PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI với tốc độ phát triển hết sức mau lẹ của thế giới. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật của công nghệ thông tin trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập đã đặt ra cho nhân loại những thách thức lịch sử mới. Để theo kịp xu thế phát triển của thời đại, con người thực sự phải có trí tuệ và như vậy vấn đề đào tạo những con người năng động sáng tạo là bài toán không riêng của một quốc gia nào. Việt Nam đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp.Với mục tiêu đó, việc đổi mới phương pháp dạy và học để đào tạo đội ngũ nhân lực năng lực, sáng tạo là yêu cầu bức thiết, sống còn của đất nước. Tại hội nghị Ban chấp hành TW lần thứ II- Khoá VIII, Đảng đã xác định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ kiến thức một chiều rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại hoá vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học tự nghiên cứu cho học sinh.” Đối với giáo dục ở bậc THPT nói riêng, Đảng khẳng định rằng: “Phát triển thành quả giáo dục PTCS, bậc THPT tiếp tục giáo dục toàn diện để hình thành ở học sinh những cơ sở vững chắc của nhân cách xã hội chủ nghĩa, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản, có thế giới quan duy vật biện chứng, có đạo đức cách mạng, có học vấn phổ thông và kỹ thuật tổng hợp, có kỹ năng lao động và được đào tạo một nghề phổ thông,có thể lực phát triển phù hợp, sức khoẻ, thị hiếu lành mạnh, có hứng thú và năng lực tự học và rèn luyện nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ bước vào cuộc sống tự lập của người lao động, góp phần đáp ứng yêu cầu đào tạo ở 1 bậc cao hơn.” (Trích Văn kiện Hội nghị BCH TW Đảng Khoá VIII. NXB CTQG.1997. tr45) Để thực hiện được mục tiêu cao cả nhưng hết sức khó khăn của bậc THPT, môn Lịch sử cũng giữ một trọng trách đáng nể. Bởi lẽ, môn Lịch sử có ưu thế trong việc tạo con người phù hợp với công cuộc đổi mới, hội nhập của đất nước. Rõ ràng trong quá trình hội nhập hiện nay, vấn đề giữ gìn bản sắc, dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân được đề cao thì môn Lịch sử được đánh giá là môn học có lợi thế trong hoạt động giáo dục. Học lịch sử có hiệu quả sẽ giúp học sinh rèn luyện được phương pháp tìm hiểu, khám phá những vấn đề lịch sử và xã hội, tự lập trong học tập và cuộc sống. Từ đó các em trở thành những người lao động năng động, sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc xây dựng đất nước. Với tầm quan trọng như vậy, việc dạy và học môn Lịch sử hiện nay đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, ngành giáo dục và trực tiếp là sự trăn trở của những giáo viên đứng lớp giảng dạy. PHẦN B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận 1. Nói đến sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và đồ dùng trực quan qui ước (lược đồ, sơ đồ, đồ thị, niên biểu) trong dạy học lịch sử quả thực không phải là vấn đề mới mẻ. Không thể phủ nhận vai trò của đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử. Quá trình nhận thức lịch sử cũng tuân theo qui luật chung của quá trình nhận thức: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và trở về thực tiễn. Mặt khác đặc trưng riêng của nhận thức lịch sử là nhận thức bắt đầu từ những sự kiện, hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ chứ không phải là những sự kiện 2 diễn đang diễn ra trước mắt. Do vậy, đồ dùng trực quan giúp học sinh tái tạo lại bức tranh quá khứ, từ đó nắm bắt bản chất của sự kiện lịch sử. Rõ ràng đồ dùng trực quan nói chung là phương tiện dạy học quan trọng, qua đó giáo viên giúp học sinh hiểu bản chất sự kiện, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được qui luật lịch sử. Điều đó cũng có nghĩa là đồ dùng trực quan là phương tiện hữu hiệu để phát huy năng lực chú ý ở học sinh, rèn luyện các thao tác tư duy phân tích, so sánh, khái quát hoá, tổng hợp hoá ở học sinh. 2. Niên biểu là một trong những dạng đồ dùng trực quan khá quan trọng trong dạy học lịch sử. Theo cách gọi thông thường đó là bảng thống kê, đây là dạng đồ dùng trực quan qui ước có khả năng hệ thống hoá các sự kiện lịch sử theo thời gian, các giai đoạn của sự kiện hoặc liên hệ so sánh giữa các sự kiện. Niên biểu có 2 dạng cơ bản: niên biểu thống kê và niên biểu so sánh. Niên biểu thống kê là dạng niên biểu nhằm hệ thống các sự kiện theo trình tự thời gian, hoặc hệ thống các sự kiện theo giai đoạn lịch sử. Niên biểu so sánh là dạng niên biểu nhằm làm rõ những đặc điểm giống và khác nhau của những sự kiện, hiện tượng lịch sử. Với dạng niên biểu này nếu được thiết kế hợp lý sẽ có khả năng rèn luyện tư duy so sánh, học sinh có khả năng nắm vững bản chất sự kiện lịch sử, từ đó có khả năng rút ra bài học kinh nghiệm áp dụng vào thực tiễn. 3. Trong lý luận dạy học lịch sử, chúng ta đã đề cập đến khái niệm “bài tập nhận thức” như một biện pháp hữu hiệu để nâng cao nhận thức của học sinh, phát huy vai trò tự học của học sinh trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà. Có thể hiểu bài tập nhận thức là bài tập đặt ra những tình huống có vấn đề mà học sinh cần giải quyết để khôi phục những hình ảnh trong quá khứ, nắm đựoc bản chất sự kiện và nắm được khái niệm, qui luật lịch sử- như vậy là qua 3 bài tập nhận thức các thao tác tư duy: tổng hợp, khái quát, so sánh, liên hệ được rèn luyện. Đối với chương trình lịch sử 10, việc rèn luyện tư duy cho học sinh đầu cấp là hết sức cần thiết. Việc sử dụng niên biểu để thiết kế bài tập nhận thức là một trong những biện pháp đáp ứng được yêu cầu của quá trình dạy học, biểu hiện ở các phương diện như sau - Thứ nhất: củng cố cho học sinh những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc trong chương trình lịch sử lớp 10. - Thứ hai: rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn. - Thứ ba: rèn luyện thao tác tư duy so sánh, tổng hợp hoá, khái quát hoá cho học sinh. - Thứ tư: giáo dục được những tình cảm tốt đẹp, phát huy được truyền thống dân tộc, rèn luyện ý thức trách nhiệm, tính tự lập cho mỗi học sinh. II. Thực trạng vấn đề Trong thực tiễn giảng dạy ở các nhà trường phổ thông hiện nay, môn lịch sử lâu nay vẫn được xem là một môn học thuộc lòng với những con số, sự kiện hết sức khô khan, nặng nề. Bản thân người day và người học đều cảm thấy có áp lực rất lớn. Học sinh phổ thông nói chung học lịch sử là để trả bài, lấy điểm và đối phó với các kỳ thi. Số học sinh học vì niềm đam mê, học để trau dồi những hiểu biết là không nhiều.Thực trạng đó không thể phủ nhận trách nhiệm phần lớn thuộc về các giáo viên đứng lớp. Trong những năm gần đây, gắn liền với việc đổi mới phương pháp dạy học của toàn ngành giáo dục, các giáo viên môn lịch sử cũng đã có sự nỗ lực để cải thiện tình hình dạy và học lịch sử. Việc sử dụng đồ dùng trực quan, áp dụng công nghệ thông tin cũng đã ít nhiều làm thay đổi được không khí trong các giờ học.Tuy vậy, để phát huy được vai trò tích cực cũng như rèn luyện tư duy của học sinh vẫn đang còn là một vấn đề cần quan tâm thoả đáng. 4 Bài tập – trong suy nghĩ của nhiều người – kể cả những giáo viên lịch sử dường như là một khái niệm rất mơ hồ. Lịch sử làm gì có bài tập vì đơn thuần là học thuộc lòng. Có chăng đó là dạng bài tập thực hành như vẽ lược đồ, tường thuật sư kiện trên lược đồ. Đó là cách nghĩ sai lầm. Bài tập thực hành trong lịch sử cũng khá đa dạng nhưng phần lớn gắn với các dạng đồ dùng trực quan: lược đồ, sơ đồ, niên biểu. Như đã trình bày ở trên “bài tập nhận thức” trong lịch sử là dạng bài tập mà qua đó học sinh giải quyết được vấn đề đặt ra và qua đó củng cố được kiến thức, nắm vững được những khái niệm lịch sử, đồng thời rèn luyện được tư duy và rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn. Sử dụng dạng niên biểu cả hai dạng: niên biểu thống kê và niên biểu so sánh để thiết kế bài tập nhận thức không phải quá mới mẻ, song vận dụng có hiệu quả trong quá trình giảng dạy thì không phải giáo viên nào cũng làm được. Nhiều giáo viên sử dụng niên biểu như một phương tiện hỗ trợ cho phương pháp thuyết trình truyền thống chứ chưa phát huy được vai trò của người học. Thực trạng trên có thể nhìn nhận ở các nguyên nhân sau: - Thứ nhất, giáo viên chưa đầu tư đúng mức để thiết kế các bài tập nhận thức với các dạng niên biểu. - Thứ hai, giáo viên thiết kế được bài tập với các dạng niên biểu song sử dụng chưa đúng cách. Mặt khác việc sử dụng còn bị chi phối bởi nội dung thời lượng của tiết học nên giáo viên còn nhiều lúng túng. - Thứ ba,do khả năng, trình độ nhận thức của học sinh khu vực miền núi còn hạn chế nên việc thiết kế và sử dụng hiệu quả các bài tập với niên biểu còn nhiều hạn chế. Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn ghi lại sáng kiến nhỏ mà tôi đã sử dụng trong quá trình giảng nhằm nâng cao tính tích cực của học sinh, rèn luyện tư 5 duy cho học sinh lớp 10 “Sử dụng niên biểu trong dạy học lịch sử 10 (Ban cơ bản) ở trường THPT ”. Là kinh nghiệm của cá nhân nên ít nhiều mang tính chủ quan, rất mong sự góp ý của đồng nghiệp. III. Giải pháp thực hiện 1. Giáo viên phải thiết kế được dạng niên biểu phù hợp với nội dung bài học từ đó sử dụng trong tiến trình giảng dạy.. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu giáo viên phải công phu nghiên cứu nội dung bài học, xác định trọng tâm của bài học để từ đó xem xét nội dung nào có thể thiết kế được thành các dạng niên biểu để sử dụng hợp lý. 2. Sử dụng niên biểu để thiết kế thành các dạng bài tập hợp lý để rèn luyện tư duy cho học sinh Giáo viên sử dụng niên biểu (thống kê và so sánh) để thiết kế thành bài tập ở các dạng cơ bản như sau: - Đưa sẵn mẫu niên biểu để học sinh hoàn chỉnh nội dung trên cơ sở đó củng cố kiến thức trong bài học. - Đưa ra yêu cầu về vấn đề nhận thức, đòi hỏi học sinh tự xác định mẫu niên biểu đồng thời hoàn chỉnh niên biểu. - Đưa ra dạng niên biểu có nội dung sai, nội dung khuyết thiếu hoặc bị xáo trộn để yêu cầu học sinh chỉnh sửa, bổ sung. Tuỳ vào nội dung bài học và đối tượng học sinh mà giáo viên vận dụng cho phù hợp. 3. Nguyên tắc chung khi thiết kế, sử dụng niên biểu trong các dạng bài tập - Đảm bảo yêu cầu cơ bản của bài học, tức giúp học sinh nắm vững, củng cố được kiến thức trọng tâm của bài học, không quá tải, lan man. - Đảm bảo tính vừa sức phù hợp với đối tượng là học sinh lớp 10, lớp đầu cấp với đặc điểm đặc thù về tâm sinh lý và nhận thức. Mặt khác, giáo viên cũng 6 cần phân loại đối tượng học sinh trong khối, từng nhóm học sinh trong lớp để có sự áp dụng phù hợp. Ví dụ: với học sinh khá- giỏi, thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh xác định mẫu niên biểu, với học sinh trung bình-yếu thì đưa ra mẫu niên biểu để học sinh hoàn thiện. - Đảm bảo phát huy vai trò trung tâm của người học, đảm bảo học sinh chủ động tích cực trong quá trình giải quyết bài tập. - Đảm bảo tính khả thi, phù hợp với địa bàn giảng dạy. - Kết hợp với những biện pháp khác để phát huy tính hiệu quả. IV.Những biện pháp sử dụng cụ thể 1. Phạm vi sử dụng: Niên biểu thống kê và so sánh có thể thiết kế thành bài tập để sử dụng trong tất cả các dạng bài học lịch sử: - Truyền thụ tri thức mới. - Ôn tập. tổng kết. - Ngoại khoá. - Kiểm tra, đánh giá. Những bài tập mà giáo viên thiết kế với niên biểu được tiến hành để phát huy tư duy của học sinh trong các hình thức làm việc: - Làm việc cá nhân, tập thể - Làm việc nhóm. Và có thể tíên hành linh hoạt trong các bước của tiến trình dạy học cụ thể: - Kiểm tra bài cũ - Tổ chức dạy học bài mới -Củng cố nhận thức cuối bài học - Ra bài tập về nhà. 7 Như vậy phạm vi sử dụng các dạng niên biểu trong quá trình dạy học lịch sử lớp 10 là khá rộng, giáo viên hoàn toàn linh hoạt trong quá trình sử dụng nhằm rèn luyện tư duy cho học sinh. 2 Vận dụng cụ thể: 2.1 Sử dụng trong truyền thụ tri thức mới 2.1.1 Trong “Bài 11. Tây Âu thời hậu kỳ trung đại”, khi giảng dạy “Mục 1. Những cuộc phát kiến địa lý.” Giáo viên tổ chức tìm hiểu theo các nội dung cơ bản: a. Nguyên nhân và điều kiện b. Những cuộc phát kiến lớn c. Ý nghĩa Khi tổ chức học sinh tìm hiểu nội dung “b.Những cuộc phát kiến lớn”, sau khi hướng dẫn học sinh làm việc với lược đồ để nắm được hành trình phát kiến, giáo viên đưa ra bài tập với dạng niên biểu thống kê: “ Em hoàn chỉnh bảng thống kê về các cuộc phát kiến theo mẫu sau: Quốc gia Thời gian Người thực hiện Kết quả Bảng thống kê hoàn thành sẽ có nội dung như sau: Thời gian 1415 1487 7.1497 8.1492 Người thực hiện Hen ry B.Đi-a-xơ Va-xcô đơ Gama Phát hiện ra châu C.Côlômbô 1519-1522 Mỹ Ph.Magien lan Kết quả Dọc bờ biển châu Phi đến được vịnh Ghinê Đến được cực nam Châu Phi Đến được bờ biển Tây nam Ấn Độ. Vòng quanh thế giới bằng đường biển. 8 Tuỳ đối tượng học sinh bài tập này giáo viên có thể sử dụng ngay trên lớp để củng cố nhận thức hoặc giao bài tập về nhà và kiểm tra bài cũ vào đầu tiết học sau. 2.1.2 Khi giảng dạy “Bài 16. Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”, giáo viên kết hợp với làm việc nhóm để hoàn thành bài tập sau: “Hoàn thành bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ Bắc thuộc theo mẫu: Tên gọi Thời gian Địa Diễn biến Ý nghĩa Kẻ thù chính bàn Sau thời gian làm việc, mỗi nhóm học sinh hoàn thiện nội dung của một cuộc khởi nghĩa. Bảng thống kê hoàn thành sẽ đảm bảo yêu cầu sau: Tên Thời Kẻ Địa bàn gọi Khởi gian 3-40 thù Nhà Hát Môn, -3-40, khởi nghĩa bùng nổ ở - Mở đầu nghĩa Đông Mê Linh, Hát Môn đánh chiếm Mê cho cuộc Hai Hán Cổ Loa, Linh tiến đánh Cổ Loa, Luy đấu tranh Luy Lâu Lâu, Tô Định về nước, chống Bà Trưng Diễn biến chính Trưng Trắc làm vua. Ý nghĩa hộ - Năm 42, nhà Hán sang nhân đô của dân đàn áp, kháng chiến thất ta. bại. Hai Bà Trưng hy sinh - Khẳng 9 định vai trò của phụ nữ Khởi 542 nghĩa Nhà Long Việt Nam. -542 khởi nghĩa bùng nổ -Giành Lương Biên, Tô đánh chiếm Long Biên, lật được quyền Lý Bí Lịch, các đổ chính quyền đô hộ. châu tự chủ -544 Lý Bí lập nước Vạn - miền Bắc Xuân- xưng Lý Nam Đế. Khẳng định sự -545, nhà Lương sang xâm trưởng lược- Lý Bí trao quyền binh thành của ý cho Triệu Quang Phục -> thức dân 550 kháng chiến thắng lợi, tộc. Triệu Quang Phục lên ngôi. - Đánh dấu -571, Lý Phật Tử cướp ngôi bước phát nhà Triệu. triển của -603, nhà Tuỳ xâm lược, phong trào nước Vạn Xuân thất bại Khởi nghĩa 905 Nhà Tống Đường Bình đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Năm 905,Khúc Thừa Dụ Đánh dấu lãnh đạo nhân dân đánh sự thắng Khúc chiếm Tống Bình- xưng lợi căn bản Thừa Tiết độ sứ Dụ Năm 907, Khúc Thừa Hạo đấu trong cuộc tiến hành cải cách để xây giành tranh độc 10 dựng chính quyền tự chủ lập của nhân dân ta Chiến 938 thắng trong thời kỳ Bắc Nam Sông thuộc Cuối năm 938, quân Nam Kết thúc Hán Bạch Hán xâm lược nước ta, Ngô 1000 Đằng Quyền tổ chức đánh quân Bắc thuộc, Bạch năm Đằng Nam Hán trên sông Bạch mở ra thời của Đằng, đánh tan đạo quân đại độc lập Ngô xâm lược. tự chủ lâu Quyền dài cho dân tộc. 2.1.3 Khi giảng dạy “Bài 31. Cách mạng tư sản Pháp”, ở mục “II.Tiến trình của cách mạng”, giáo viên kết hợp với hoạt động nhóm hướng dẫn học sinh giải quyết bài tập “Khái quát tiến trình cách mạng Pháp theo mẫu niên biểu đây: Giai đoạn Thời gian Tầng lớp Hình lãnh đạo thức Diễn biến chính chính quyền Giáo viên giao cho mỗi nhóm tìm hiểu một giai đoạn của cách mạng. Sau thời gian làm việc nhóm, mỗi nhóm làm rõ nội dung của từng giai đoạn và bảng thống kê hoàn thành học sinh nắm khái quát được tiến trình phát triển đi lên của cách mạng tư sản Pháp, hiểu được vì sao cách mạng tư sản Pháp được gọi là cuộc cách mạng triệt để và điển hình.. 11 Bảng thống kê có nội dung đầy đủ như sau: Giai đoạn Thời gian Tầng Diễn biến lớp chính lãnh đạo Hình thức chín h quyề n Cách mạng 14.7.1789- Đại Quân chủ -14.7.1789 quần chúng phá bùng nổ lập hiến 10.8.1792 tư ngục Baxti. Cách mạng bùng sản nổ. tài -8.1789 thông qua Tuyên ngôn chính nhân quyền và dân quyền. -9.1791 Hiến pháp được thông qua xác lập hình thức quân chủ lập hiến. -1792, cách mạng Pháp gặp khó khăn trước sự nổi loạn của các thế lực phản động trong nước Cách mạng 10-8-1792- Tư câu kết với liên quân Áo- Phổ. Nền cộng -10.8.1792,quần chúng bắt giam phát triển hoà 2-6- 1793 sản vua và hoàng hậu, tư sản công công thương (phái Giacôbanh) nắm thươ quyền 12 ng -21.9.1793, nền cộng hoà được thiết lập -Đầu 1793, cách mạng gặp khó khăn bởi thù trong giặc ngoài.. -31.5.1793 quần chúng tấn công Quốc hội, lật đổ phái Girông đanh Cách mạng Tư sản vừa Cộng -2.6.1793, đạt đỉnh và nhỏ hoà phái cao (chuy Giacôbanh 2-6-1793- ên 27-7-1794 chính quyền. lên nắm Giac Ban hành ô đạo luật banh) giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Thông qua Hiến pháp mới ban hành rộng rãi quyền dân chủ. - Thực 13 hiện tổng động viên,ban hành luật giá tối đa, lương đa. mạng tối Cách đạt đỉnh cao. 27.7.1794, đảo chính lật đổ phái Giacôbanh Cách mạng 27-7-1794- Tư thoái trào 9-11-1799 . Đốc chính -27.7.1794, tư sản mới giàu lên sản nắm quyền. mới Uỷ ban Đốc chính được thành giàu lập, thủ tiêu thành quả cách lên mạng. -9.11.1799, Napôlêông đảo chính lật đổ chế độ đốc chính 2.2 Sử dụng trong củng cố nhận thức 2.2.1 Trong “Bài 1.Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thuỷ”. Sau khi hoàn thành nội dung bài học giáo viên đưa ra bài tập để củng cố nhận 14 thức học sinh bằng như sau: “Em hãy hoàn thành bảng so sánh sau để thấy được quá trình tiến hoá của con người?” Nội dung Thời kỳ đá cũ Thời kỳ đá mới Thời gian Chủ nhân Kỹ thuật chế tác công cụ Phương thức kinh tế Giáo viên có thể giao làm bài tập về nhà và kiểm tra bài cũ vào đầu tiết sau. Từ những kiến thức trong bài học, học sinh có kiến thức khái quát về thời kỳ đá cũ và đá mới gắn với bước tiến của con người. Yêu cầu nội dung của niên biểu là: Nội dung Thời gian Chủ nhân Kỹ thuật chế tác Thời kỳ đá cũ 1 triệu năm Người tối cổ Rìu đá được ghè đẽo Thời kỳ đá mới 1 van năm Người tinh khôn Dao, rìu đá được chế tác bàng công cụ sơ qua một mặt kỹ thuật khoan, cưa, mài. Chế Phương thức kinh tế Hái lượm, săn bắt tao được cung tên, lao. Hái lượm, săn bắn , trồng trọt, chăn nuôi. 2.2.2 Sau khi giảng dạy “Bài 37.Mác và Ănghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học”, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của Tuyên ngôn Đảng cộng sản, giáo viên đưa ra bài tập củng cố cho học sinh “So sánh chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học” . Tuỳ đối tượng học sinh mà đưa ra tiêu chí: thời gian ra đời, người sáng lập, nội dung, ý ngh ĩa, ho ặc đưa ra mẫu sau: Nội dung Chủ nghĩa xã hội không Chủ nghĩa xã hội khoa học tưởng Thời gian Người sáng lập 15 Nội dung Ý nghĩa Với kiến thức đã học “Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân”, học sinh có thể hoàn thành bài tập. Nội dung của bảng hoàn thành, học sinh nhận thức được sự khác biệt căn bản giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và khoa học. Nội dung Chủ nghĩa xã hội không Chủ nghĩa xã hội khoa học Thời gian Người tưởng Nửa đầu thế kỷ XIX Giữa thế kỷ XIX Xanh ximông, Phuriê, Rôbơt Các Mác, Ăng nghen sáng lập Nội dung Ôoen - Đều phê phán xã hội tư bản - Bênh vực người lao động - Chủ trương xây dựng xã hội không bất công, bình đẳng - Không nhận thức được qui - Vạch rõ qui luật phát triển luật phát triển của xã hội loài của xã hội loài người…sự người. thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu - Phủ nhận đấu tranh giai cấp, - Khẳng định lịch sử loài người chủ trương xây dựng CNXH là lịch sử đấu tranh giai cấp, bằng biện pháp cải cách, tuyên chỉ dùng bạo lực cách mạng truyền, nêu gương. mới lật đổ được xã hội tư bản. - Không nhận thức được vai trò - Khẳng định vai trò lịch sử của lịch sử của giai cấp vô sản Ý nghĩa giai cấp vô sản Không đề ra được con đường Chỉ ra con đường đấu tranh đấu tranh đúng đắn cho giai cấp đúng đắn cho giai cấp công vô sản – mang tính không nhân. 16 tưởng 2.2.3 Sau khi học xong “Bài 33. Hoàn thành cách mạng tư sản ở châu Âu và Mỹ giữa thế kỷ XIX”. Giáo viên đưa ra bài tập “Hệ thống các cuộc cách mạng tư sản trong các thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XIX: tên gọi, thời gian, lãnh đạo, hình thức, kết quả- ý nghĩa..” Tên gọi Thời gian Lãnh đạo Hình thức Kết quả- ý nghĩa Nội dung đầy đủ của bảng thống kê là: Tên gọi Thời Lãnh đạo CMTS Anh gian 1642- Tư sản- quí Nội chiến Lật 1688 tộc mới phong Chiến tranh 1775- giành độc lập 1782 ở Bắc Mỹ CMTS Pháp 17891799 Đấu tranh 1864- Hình thức Tư sản và Chiến Kết quả- ý nghĩa đổ chế kiến, độ phát triển TBCN tranh Giải phóng Bắc Mỹ, chủ nô giải phóng Tư sản tư sản mới Nội chiến và Là cuộc cách mạng chiến bảo vệ Tư sản- quí Thống thành lập quốc gia tranh dân chủ tư sản triệt để và điển hình nhất Thống nhất đất 17 thống nhất 1871 Đức Đấu thống tranh 1859nhất 1871 Italia Nội chiến Mỹ 18611865 tộc tư sản đất nước nước tạo điều kiện hoá cho Tư sản- quý Thống TBCN triển nhất Thống phát nhất đất tộc tư sản đất nước nước tạo điều kiện hoá cho Tư sản triển Xoá bỏ chế độ nô lệ Nội chiến TBCN phát tạo điều kiện cho CNTB phát triển 2.2.4 Khi giảng dạy mục “II.Công xã Pari” của “Bài 38. Quốc tế thứ nhất và công xã Pari”. Giáo viên sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu về cách mạng 18-3-1871 có thể đưa ra bài tập “So sánh cách mạng 18-3-1871 ở Pháp (cách mạng vô sản) với các cuộc cách mạng tư sản đã học theo các tiêu chí:nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, hình thức chính quyền, xu thế phát triển?” Nội dung Cách mạng vô sản Cách mạng tư sản Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Hình thức chính quyền Xu thế phát triển Qua kiến thức đã học, học sinh sẽ nhận thức được sự khác biệt giữa hai loại hình cách mạng, nắm rõ hai khái niệm “cách mạng tư sản” và “cách mạng vô sản”. Nội dung Cách mạng tư sản Cách mạng vô sản Nhiệm vụ Lật đổ phong kiến và tàn dư Lật đổ nền thống trị TBCN phong kiến Lãnh đạo Tư sản- quí tộc mới Vô sản Động lực Quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân Hình thức Chuyên chính tư sản-Chính Chuyên chính vô sản- chính 18 chính quyền của giai cấp tư sản. bản quyền của dân do dân vì dân quyền chất bóc lột Xu thế Phát triển tư bản chủ nghĩa Xây dựng xã hội mới khác với phát triển xã hội tư bản (chủ nghĩa xã hội) 2.2.5 Trong quá trình giảng dạy “Bài 40.Lênin và phong trào công nhân Nga đầu thế kỷ X X”, sau khi kết thúc nội dung chính của bài học giáo viên đưa ra bài tập: “So sánh cách mạng Nga 1905-1907 và những cuộc cách mạng tư sản đã học trong thời kỳ cận đại”( tuỳ đối tượng học sinh mà đưa ra các tiêu chí hoặc đưa ra mẫu dưới đây) qua đó học sinh nắm được khái niệm “cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ” và “cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới” Nội dung Cách mạng dân chủ tư Cách mạng Nga 1905-1907 sản thời cận đại Thời kỳ Nhiệm vụ Lãnh đạo Động lực Xu thế phát triển Tính chất Nội dung đầy đủ của bảng so sánh mà học sinh cần hoàn thành là: Nội dung Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng Nga 1905-1907 thời cận đại Thời kỳ Chế độ phong kiến suy tàn Nhiệm vụ Lật đổ phong kiến Động lực Quần chúng nhân dân Xu thế Thiết lập chính quỳên của tư Đế quốc chủ nghĩa Lật đổ phong kiến Quần chúng nhân dân Đặt cơ sở để tiến lên là cách phát triển mạng xã hội chủ nghĩa sản- phát triển CNTB 19 Tính chất Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng dân chủ tư sản kiểu kiểu cũ 2.3 Sử dụng trong ôn tập, tổng kết mới 2.3.1 Trong chương trình lịch sử lớp 10 cơ bản, ở “Bài 12.Ôn tập lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại.” giáo viên có thể thiết kế bài tập nhận thức với niên biểu theo hướng như sau: Ở mục “2. Xã hội cổ đại”, thay vì ôn tập theo lối thông thường đi từng mục “a. Phương Đông cổ đại” và mục “b.Phương Tây cổ đại” giáo viên đưa ra bài tập: “Em hãy lập niên biểu so sánh mô hình xã hội cổ đai Phương Đông và Phương Tây theo các tiêu chí: thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, chính trị”. Với các lớp mà học sinh có trình độ nhận thức khá,giỏi, giáo viên chỉ đưa ra nhiệm vụ nhận thức như trên còn đối với đối tượng học sinh trung bình thì có thể linh hoạt “Em hãy so sánh mô hinh xã hội cổ đại Phương Đông và xã hội cổ đại Phương Tây theo mẫu niên biểu sau: Nội dung Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Thời gian Điều kiện tự nhiên Kinh tế Xã hội Chính trị Qua kiến thức đã học ở “Bài 3.Các quốc gia cổ đại Phương Đông” và “Bài 4.Các quốc gia cổ đại Phương Tây” cũng như nội dung của mục 2 bài ôn tập, học sinh có thể hoàn chỉnh niên biểu với nội dung như sau: Nội dung Phương Đông cổ đại Phương Tây cổ đại Thời gian Thiên niên kỷ IV TCN Thiên niên kỷ I TCN Điều kiện tự -Lưu vực các con sông lớn -Ven biển Địa Trung Hải, có nhiên (S.Nin, s.Hoàng Hà, s.Trường nhiều vịnh, nhiều đảo, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan