Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính t...

Tài liệu Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài “tại lầu hoàng hạc tiễn mạnh hạo nhiên đi quảng lăng

.DOC
32
829
77

Mô tả:

Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] A. ĐẶT VẤN ĐÊ Luật giáo dục sửa đổi năm 2010, Điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kÜ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Định hướng trên đã trở thành tinh thần cơ bản của đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường. Có thể nói, cốt lõi của đổi mới dạy học nói chung và dạy học Ngữ văn nói riêng là hướng hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong nhận thức, cảm thụ và ứng dụng các kiến thức kĩ năng văn học. Giáo viên dạy Ngữ văn không chỉ truyền thụ kiến thức, kĩ năng văn học tới học sinh mà có cả vai trò của người tổ chức, hướng dẫn cho các em chủ động tiếp nhận, tìm tòi, khám phá để cảm cái hay, cái đẹp của các vấn đề văn học. Trong môn Ngữ văn, nhất là phân môn đọc văn, việc tiếp nhận có kết quả một tác phẩm văn học đã khó, việc tiếp nhận có kết quả một tác phẩm văn học nước ngoài, đặc biệt là thơ Đường lại còn khó hơn nhiều. Học sinh thường có định kiến thơ Đường là khó và khô khan nên thường có tâm lí ngại tìm tòi, ngại khám phá. Vì vậy, giáo viên phải lựa chọn được phương pháp dạy học phù hợp nhất để phá vỡ các định kiến trên, tác động đến tình cảm, đem lại niềm hứng thú, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Như chúng ta đã biết, thơ Đường là đỉnh cao của văn học Trung Quốc. Tiếp nhận những tác phẩm thơ Đường học sinh như đang được “chinh phục” những thành tựu rực rỡ của văn học nhân loại. Và qua đó sẽ giúp các em hiểu sâu sắc hơn về giá trị của thơ Đường. Vậy làm thế nào để mỗi tiết dạy Ngữ văn, nhất là tiết dạy thơ Đường trở thành sự đam mê, thích thú, sự mong ước được tìm hiểu, khám phá để phát huy được tính tích cực, chủ động của mỗi học sinh. Điều này khiến tôi trăn trở rất 1 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] nhiều. Trong những năm tháng giảng dạy, tôi luôn có ý thức suy nghĩ, tìm tòi cách dạy như thế nào? cách học như thế nào? để nâng cao hiệu quả tìm hiểu cái hay, cái đẹp của một bài thơ Đường. Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Làm thế nào để học sinh chiếm lĩnh tác phẩm một cách hiệu quả nhất? Làm thế nào để các em không còn định kiến thơ Đường là khó? Và đặc biệt làm thế nào để gây được sự tò mò, hứng thú, lòng say mê thơ Đường trong các em để các em tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm… Từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng)” - Lí Bạch (Tiết 43, Ngữ văn 10 - Ban cơ bản) 2 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ I. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 1. Một số vấn đề về tính tích cực và tích cực học tập. 1.1. Quan niệm về tính tích cực (TTC). Tính tích cực là một phẩm chất của con người, bởi vì để tồn tại và phát triển con người luôn phải chủ động, tích cực cải biến môi trường tự nhiên và cải tạo xã hội. Vì vậy, hình thành và phát triển TTC là một trong các nhiệm vụ chủ yếu của giáo dục, nhằm đào tạo những con người năng động thích ứng và phát triÓn cộng đồng. TTC là điều kiện, đồng thời là kết quả của sự phát triển nhân cách trong quá trình giáo dục. 1.2. Một số vấn đề về tính tích cực học tập (TCHT). Tính TCHT là một hiện tượng sư phạm biểu hiện ở sự gắng sức cao về nhiều mặt trong hoạt động học tập. Tính TCHT thực chất là nói tới TTC nhận thức. Đó là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. TTC nhận thức trong hoạt động học tập liên quan trước hết với động cơ học tập. Động cơ đúng tạo ra hứng thú, hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng thú và tự giác là hai yếu tố tạo nên TTC. TTC sản sinh nếp tư duy độc lập. Suy nghĩ độc lập là mầm mống của sáng tạo. Ngược lại, phong cách học tập tích cực, độc lập sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi dưỡng động cơ học tập. Tính TCHT nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. * Đặc điểm của tính TCHT được thể hiện là: + Có hứng thú tới bài học. + Tập trung chú ý tới bài học/ nhiệm vụ học tập. + Mức độ tự giác tham gia vào xây dựng bài học, trao đổi, thảo luận, ghi chép. 3 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] + Có sáng tạo trong quá trình học tập. + Thực hiện tốt nhiệm vụ học tập được giao. + Hiểu bài và có thể trình bày lại theo cách hiểu của mình. + Biết vận dụng những tri thức thu được vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Như vậy, phát huy tính TCHT của học sinh được xem như là một nguyên tắc của quá trình dạy học, bảo đảm chất lượng và hiệu quả, nhằm đào tạo những người lao động năng động, sáng tạo, thích ứng góp phần phát triển cộng đồng được xác định là một trong những phương hướng của cải cách giáo dục, triển khai ở các trường phổ thông từ năm 1980. 2. Biểu hiện của tính tích cực học tập trong giờ Ngữ văn. Tính TCHT của học sinh trong giờ dạy Ngữ văn được thể hiện là các em luôn chú ý, tập trung tới bài học, kiên trì hoàn thành nhiệm vụ được giao; có hứng thú tới những tác phẩm hoặc những vấn đề văn học được nói đến; hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên và bổ sung các câu trả lời của bạn, hay hỏi bạn và giáo viên về nội dung bài học; thích tìm tòi, khám phá để hiểu, cảm cái hay, cái đẹp của các vấn đề văn học; chủ động vận dụng kiến thức và những kĩ năng văn học để nhận thức những vấn đề của cuộc sống… Giáo viên dạy Ngữ văn phải biết phát huy tối đa tính tích cực, sáng tạo của học sinh ở tất cả các khâu, từ việc chuẩn bị bài, sưu tầm tài liệu, phát biểu trong tổ, nhóm, tự đánh giá và đánh giá bạn…phải định hướng, hướng dẫn, động viên các em tìm tòi, khám phá những vấn đề cụ thể để các em luôn chủ động, hào hứng trước các vấn đề văn học. Trong việc phát huy tính TCHT của học sinh thì giữa cách dạy và cách học có mối quan hệ sâu sắc. Để phát huy TTC của học sinh, giáo viên thường áp dụng các phương pháp và kĩ thuật (PH/KT) dạy học tích cực. Vậy thế nào là phương pháp dạy học tích cực? 3. Phương pháp dạy học tích cực. 4 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Phương pháp dạy học tích cực là một thuật ngữ rút gọn được dùng để chỉ những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn, khơi gợi để học sinh chủ động, hoạt động sáng tạo. Các phương pháp và kĩ thuật (PP/KT) dạy học tích cực có chung một đặc trưng là: - Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của học sinh. - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học. - Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác. - Kết hợp với đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong trường phổ thông, Bộ GD&ĐT đã đưa ra một số PP/KT dạy học tích cực như: * Một số phương pháp dạy học tích cực: 1. PP dạy học nhóm. 4. PP đóng vai. 2. PP nghiên cứu trường hợp điển hình. 5. PP trò chơi. 3. PP giải quyết vấn đề. 6. Dạy học theo dự án (PP dự án) *Một số kĩ thuật dạy học tích cực: 1.KT chia nhóm 15.KT “Viết tích cực” 2.KT giao nhiệm vụ 16.KT“Nói cách khác” 3.KT đặt câu hỏi 17.KT “Đọc hợp tác” 4.KT“Khăn trải bàn” 18.Phân tích phim 5.KT “Phòng tranh” 19.Tóm tắt nội dung tài liệu 6.KT “Công đoạn” theo nhóm. 7.KT các “Mảnh ghép” 5 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] 8. KT động não 9.KT “Trình bày một phút” 10.KT “Hỏi và trả lời” 11.KT “Hỏi chuyên gia” 12.KT “Chúng em biết 3” 13.KT “Bản đồ tư duy” 14. KT “Hoàn tất một nhiệm vụ” Mỗi PP/KT dạy học có ưu thế riêng. Giáo viên phải lựa chọn được các PP/KT dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, đặc trưng thể loại và tổ chức một cách linh hoạt, sáng tạo để phát huy tối đa tính tích cực của học sinh. II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 1. Thực trạng sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh ở môn Ngữ văn trường THPT (Về phía người dạy (GV) và người học (HS)) * Về phía người dạy (GV). Đa số giáo viên dạy Ngữ văn hiện nay đã và đang rất nỗ lực trong việc thay đổi cách dạy của mình. Từ cách thuyết giảng một chiều, thầy giáo làm việc là chính, học sinh thụ động nghe như một cái máy thì vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác. Vai trò của người thầy trong mỗi tiết dạy đã rõ nét hơn. Nhiều giáo viên rất chú trọng đến việc thay đổi phương pháp và cách thức tiếp cận một tác phẩm văn học. Ngoài những PP dạy học truyền thống thì nhiều giờ dạy Ngữ văn cũng đã được sử dụng những PP/KT dạy học hiện đại, việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học cũng diễn ra rộng rãi… 6 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta thấy nhiều giáo viên đã rất cố gắng đổi mới cách dạy để nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Nhưng việc lựa chọn phương pháp chưa phù hợp, hoặc sự phối hợp giữa các phương pháp dạy học chưa nhịp nhàng nên hiệu quả và chất lượng đích thực của một giờ Ngữ văn chưa cao. Vẫn còn những giáo viên ngại khó, ngại khổ chưa thật sự đầu tư thời gian và công sức cho bài dạy. Nhiều giờ dạy vẫn nặng về thuyết trình, có cái gì đó gò bó, áp đặt. Những PP/KT sử dụng trong bài dạy vẫn còn mang tính hình thức. Việc đối thoại trong giờ học thực tế chưa hiệu quả, phần lớn là hỏi đáp chứ chưa phải là đối thoại đích thực. Nhất là văn học nước ngoài, nhiều giờ dạy diễn ra khô khan. Người dạy thì dạy theo “lộ trình” đã định sẵn, không cần quan tâm đến phản ứng của học sinh như thế nào? Có hiểu bài hay không?... * Về phía học sinh (HS). Chỉ một bộ phận nhỏ các em có tình yêu với bộ môn này. Còn phần lớn học sinh bây giờ không hào hứng trước những tiết học văn. Có những giờ dạy Ngữ văn được đánh giá cao về đổi mới phương pháp nhưng giờ học vẫn diễn ra rất trầm, tính tích cực, chủ động của các em chưa đồng đều, chỉ một bộ phận (nhóm trưởng, thư ký) làm việc, các thành viên khác ngồi chơi, xem hoặc quan sát bạn làm. Các em vẫn chưa thật sự sôi nổi, hăng hái phát biểu và tranh luận. Các em vốn đã không thích học văn, nhất là những tiết văn học nước ngoài các em hoàn toàn thụ động, chỉ ghi chép theo lời, ý giáo viên, không chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức, không chủ động đặt ra câu hỏi để cùng giải quyết. Rất ít học sinh ý thức được rằng, học văn là được thưởng thức văn chương, để bồi đắp thẩm mĩ, hoàn thiện nhân cách nên các em chưa tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức. Đó là một thực tế mà mỗi giáo viên dạy Ngữ văn cần phải suy ngẫm và trăn trở rất nhiều. Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn nói riêng đang được tiến hành ở tất cả các cấp học. 7 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Song hiệu quả chưa cao, chưa đồng đều. Phần lớn học sinh chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, chưa đóng vai trò là chủ thể thực sự trong giờ học. 2. Thực trạng dạy bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” dù là một bài thơ trữ tình với chủ đề và đề tài hấp dẫn, được xếp vào một trong những bài thơ hay của thơ ca đời Đường. Nhưng khi giảng dạy bài này vẫn chưa nhận được sự hào hứng, say mê của cả người dạy lẫn người học bởi: - Tiếp cận thơ Đường phải qua các bước phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, từ tiếng Hán sang tiếng Việt nên phải có một vốn từ Hán phong phú thì mới hiểu một cách cặn kẽ từng câu, từng chữ, ý tứ của thơ Đường. - Thơ Đường có nhiều điển tích, điển cố rất khó nhớ. - Ngôn ngữ thơ Đường hàm súc, ý tứ sâu xa nên khó hiểu, khó cảm. Trong khi đó sự hiểu biết của học sinh về tác giả cũng như tác phẩm văn học nước ngoài nói chung và thơ Đường nói riêng còn nhiều hạn chế. Khả năng tiếp thu và cảm thụ mảng văn học này ở các em chưa cao. Kỹ năng phân tích, cảm thụ những giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật các tác phẩm văn học nước ngoài ở người dạy và người học còn hời hợt, chưa sâu. Kĩ năng phân tích các yếu tố ngôn ngữ, các chi tiết, hình ảnh còn lúng túng… Chính những điều đó thường gây tâm lí ngại ngùng cho người dạy và người học. Người dạy thì ngại đầu tư, dạy một cách hời hợt, thậm chí “cưỡi ngựa xem hoa” cốt đi cho nhanh tác phẩm. Còn người học thì thấy thơ Đường khó nên cũng ngại tìm tòi, ngại khám phá. Vô hình dung cả thầy và trò đều làm mất đi cái hay, cái đẹp của một bài thơ Đường. Bài thơ này được đưa vào chương trình đã nhiều năm nhưng thuộc mảng văn học nước ngoài, tài liệu phục vụ cho giảng dạy còn hạn chế, sách hướng dẫn sơ sài. Điều này cũng là một khó khăn cho người dạy và người học khi tiếp cận tác phẩm. Hơn nữa, học sinh vốn thấy thơ Đường khó, ngại học, nhất là không 8 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] có lòng say mê thơ Đường nên không lôi cuốn các em. Điều này được thể hiện ở thái độ thờ ơ, thụ động. Trong giờ học các em rất ít phát biểu, ít tranh luận, không thắc mắc, không có sự cố gắng. Vì thế mà giờ học diễn ra đơn điệu, te nhạt, hầu như chỉ một mình giáo viên làm việc. Học sinh vốn đã coi nhẹ môn văn, đây lại là văn học nước ngoài nên các em không hào hứng học tập. Do đó khi tiếp cận tác phẩm nhiều em còn lúng túng hoặc hiểu bài thơ một cách hời hợt. Qua khảo sát 5 giáo viên dạy Ngữ văn cùng hơn 100 học sinh trường THPT Thọ Xuân 5 thì đa số giáo viên và học sinh đều thấy thơ Đường nói chung và bài thơ “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” hay nhưng khó. Phần lớn học sinh ngại học thơ Đường và chưa biết cảm thụ cũng như phân tích một bài thơ Đường. Tôi cũng trực tiếp đi dự giờ bài thơ này của đồng nghiệp 3 tiết (3 lớp) thì thấy giờ học rất trầm, khô khan, hầu như các em không tích cực, chủ động học tập. Từ thực trạng trên, để học sinh có hứng thú với những tiết dạy thơ Đường, tôi đã không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Và tôi đã mạnh dạn thực hiện đề tài “Sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” - Lí Bạch (Tiết 43, Ngữ văn 10 – Ban cơ bản) III. Giải pháp và tổ chức thực hiện. 1. Các giải pháp thực hiện. Xuất phát từ nội dung đề tài tôi đưa ra 4 giải pháp: 1.1. Giải pháp 1: Giáo viên đọc kĩ các tài liệu có liên quan đến bài học. Xác định mục tiêu cần đạt của bài, lựa chọn những phương pháp và kĩ thuật (PP/KT) dạy học tích cực phù hợp nhất nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong bài. 9 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] 1.2. Giải pháp 2: Giáo viên lựa chọn phương tiện dạy học hiện đại sẽ được sử dụng và tìm kiếm những hình ảnh liên quan đến bài học để hỗ trợ cho các PP/KT dạy học nhằm phát huy tính tích cựa của học sinh. Bước đầu dự kiến các bước sẽ thực hiện trong bài. 1.3. Giải pháp 3: Giáo viên xác định các PP/KT được lựa chọn sẽ sử dụng vào nội dung nào của bài học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. Mỗi PP/KT dạy học đó sẽ phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ? 1.4. Giải pháp 4: Giáo viên áp dụng quy trình khai thác phương tiện dạy học hiện đại vào thiết kế và tổ chức dạy bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Giải pháp này được thực hiện ở khối 10 với 2 lớp: 10A1 và 10A4. 2. Tổ chức thực hiện. 2.1. Đọc tài liệu và xác định nội dung quan trọng: Đọc kĩ bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” trong sách giáo khoa, sách giáo viên Ngữ văn 10, tập 1 của Nhà xuất bản Giáo duc, giáo viên xác định rõ 3 mục tiêu bài học cần đạt. Một là về kiến thức: Hiểu được tình bạn chân thành trong sáng của Lí Bạch và nắm được đặc trưng phong cách thơ tứ tuyệt của tác giả (ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm) cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ Đường. Hai là về mặt kĩ năng: Học sinh biết đọc - hiểu, cảm thụ một bài thơ Đường. Ba là về thái độ: Học sinh có thái độ quý trọng tình bạn, trân trọng những tình bạn cao quý trong cuộc đời. Nghiên cứu các tài liệu về PP/KT dạy học tích cực ở trường phổ thông, giáo viên xác định những PP/KT dạy học sẽ được sử dụng trong bài. Để phát huy tính tích cực của học sinh trong bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” tôi lựa chọn các PP/KT dạy học tích cực sau: 1. Phương pháp trò chơi. 2. Phương pháp vấn - đáp. 3. Phương pháp thảo luận nhóm. 10 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] 4. Kĩ thuật sơ đồ tư duy. 2.2. Lựa chọn phương tiện và tìm kiếm những hình ảnh liên quan đến bài học: Để phát huy tối đa hiệu quả của các PP/KT dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” tôi đã lựa chọn phương tiện dạy học và tìm kiếm các hình ảnh sau: Tôi lựa chọn phương tiện dạy học là máy tính, máy chiếu đa năng với màn hình khổ lớn được xây dựng trên công cụ Powerpoint. Tôi lựa chọn và tìm kiếm các hình ảnh: hình ảnh về Lí Bạch, hình ảnh về Mạnh Hạo Nhiên, hình ảnh về lầu Hoàng Hạc và các hình ảnh minh họa về sông Trường Giang, đô thị Dương Châu, hoa khói tháng ba…đồng thời sưu tầm bản gốc (nguyên văn chữ Hán) của bài thơ. Từ mục tiêu bài học và các PP/KT dạy học tích cực được lựa chọn tôi dự kiến các bước và những nội dung cần tìm hiểu của bài: Bước 1 - Giới thiệu bài mới. Bước 2 - Xác định các nội dung cần tìm hiểu. I. Tác giả Lí Bạch. II. Đọc - hiểu. 1. Hướng dẫn đọc. 2. So sánh phiên âm, dịch nghĩa và dịch thơ. 3. Hiểu bài thơ. a. Hai câu đầu: Khung cảnh chia ly. b. Hai câu cuối: Nỗi lòng của tác giả. III.Tổng kết. Bước 3 - Củng cố - dặn dò. 2.3. Sử dụng một số PP/KT dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh qua bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” . 11 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Để làm rõ nội dung bài học thì luôn có sự kết hợp của nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng phần nội dung bài học tôi sử dụng những phương pháp dạy học chủ đạo nhằm phát huy tính tích cực của học sinh. (Tôi xác định các PP/KT dạy học được lựa chọn đó sẽ sử dụng chủ yếu vào từng phần cụ thể nào của bài học để phát huy tính tích cực của học sinh. Và mỗi PP/KT được sử dụng chủ yếu đó sẽ phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào ?). 2.3.1. Phương pháp trò chơi. Phương pháp này tôi sử dụng ở đầu tiết học - phần giới thiệu bài mới và ở cuối tiết - phần củng cố bài hoc. Ở đầu tiết học, thay cho giới thiệu bài mới tôi tổ chức một trò chơi nhỏ mang tên “Ai nhanh hơn” để tạo hứng thú cho các em. Những câu hỏi tôi đưa ra trong trò chơi đều liên quan đến nội dung của bài học mới để bước đầu các em hình dung ra nội dung bài học. Sau khi nhận xét cuộc chơi tôi lần lượt dẫn dắt và giới thiệu vào bài mới. Như vậy, giới thiệu bài mới bằng tổ chức một trò chơi nhỏ vừa để kiểm tra kiến thức để giải quyết trò chơi, đồng thời bước đầu các em nhận ra được nội dung kiến thức bài học mà các em sắp được học. Bên cạnh đó tạo không khí thoải mái, phấn khởi, học sinh sẽ hào hứng học tập, giải tỏa được tâm lí mệt mỏi, căng thẳng. Đặc biệt học thơ Đường rất cần một tâm thế thoải mái ở đầu tiết học. Các em có một tâm thế thoải mái thì sẽ chú ý hơn, chủ động hơn trong học tập, phát huy được tư duy sáng tạo. Ở cuối tiết, trong phần củng cố bài học tôi lại tổ chức một trò chơi là “Thi sáng tác”, với câu hỏi: “Hãy dịch bài thơ theo cảm xúc cá nhân”. Để đánh giá kết quả của người tham gia trò chơi tôi thành lập Ban giám khảo gồm 5 người là Bí thư, lớp trưởng, lớp phó học tập, cán sự phụ trách bộ môn Văn và giáo viên dạy. Năm người trong Ban giám khảo cùng cả lớp sẽ theo dõi và cho điểm người 12 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] tham gia trò chơi, kết quả sẽ lấy điểm tổng của 5 người chia cho 5 là ra điểm bình quân (thang điểm 10) của người tham gia chơi. Với trò chơi trên, tính tích cực được thể hiện là các em hứng thú với vấn đề, có thể vận dụng kiến thức vừa lĩnh hội để trình bày theo cách hiểu của mình. Vì vậy, vừa củng cố đựơc nội dung bài học, vừa phát huy tư duy sáng tạo của người học. Như vậy, bằng trò chơi việc học tập sẽ được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động. Giờ học không khô khan, nhàm chán mà rất sôi nổi, học sinh được lôi cuốn vào quá trình luyện tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm cao, giải tỏa được những căng thẳng, mệt mỏi trong giờ học thơ Đường. 2.3.2. Kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm. PP/KT này tôi sử dụng trong phần tìm hiểu 2 câu đầu là khung cảnh chia ly và phần tổng kết bài học, vì đây là 2 phần rất dễ dàng phát triển các nhánh. Các em có thể nhìn thấy cấu trúc bài học một cách rõ ràng, hệ thống và khoa học trên sơ đồ. Với nội dung thứ nhất tìm hiểu: Khung cảnh chia ly. Tôi chia lớp làm 4 nhóm và hướng dẫn các em vẽ sơ đồ tư duy. Ban đầu tôi hướng dẫn các em xác định từ chìa khóa của sơ đồ (chủ đề trung tâm) là Khung cảnh chia ly, mỗi yếu tố của khung cảnh chia ly (3 yếu tố: đối tượng đưa tiễn, không gian đưa tiễn, thời gian đưa tiễn) sẽ vẽ ra một nhánh (3 nhánh) nối về chủ đề. Sau đó tôi nêu các câu hỏi gợi ý để các nhóm thảo luận và phát triển các nhánh phụ phù hợp với nội dung (Tôi đã chuẩn bị các câu hỏi gợi ý trên máy chiếu). * Khi các nhóm làm việc tôi quan sát và có những can thiệp kịp thời: - Còn em nào “đứng ngoài lề” của hoạt động nhóm, tôi tìm cách đưa các em vào không khí chung của nhóm. - Khen ngợi và khuyến khích, gợi ý nếu thật cần thiết. 13 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Nhắc thời gian để các em hoàn thành phần hoạt động của mình đúng quy định. Sau khi các em hoàn thiện sơ đồ, nhìn vào sơ đồ các em sẽ thấy rõ những yếu tố của khung cảnh chia ly: Đối tượng đưa tiễn là ai, không gian đưa tiễn, thời gian đưa tiễn….Qua đó các em sẽ thấy được mối quan hệ giữa con người và không gian, thời gian trong cuộc chia ly đó. Ở nội dung thứ 2 - phần tổng kết cũng vậy, tôi chia nhóm và hướng dẫn các em xác định từ chìa khóa (chủ đề trung tâm) là giá trị của bài thơ đặt giữa sơ đồ (gồm giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật), mỗi giá trị vẽ ra một nhánh. Sau đó tôi nêu các câu hỏi gợi ý để các em tiếp tục phát triển các nhánh phụ. Ở nhánh thứ nhất tôi nêu câu hỏi: Nêu những nét đặc sắc về nội dung của bài? Ở nhánh thứ hai tôi nêu câu hỏi : Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài? Học sinh lần lượt phát hiện và vẽ vào sơ đồ. Hoàn thiện sơ đồ các em sẽ có cái nhìn tổng thể về những giá trị chính của bài là giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật một cách hệ thống. Cái hay của thơ Đường là ngoài giá trị nội dung, sự hấp dẫn chính là những đặc sắc về nghệ thuật. Nếu chỉ kết luận chung chung thì học sinh rất dễ quên. Nhưng xây dựng sơ đồ tư duy các em sẽ dễ dàng nhìn thấy những đặc sắc về nội dung và nhất là những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ Đường một cách hiệu quả nhất, đồng thời giúp các em nhớ sâu, nhớ lâu kiến thức của bài học. Với kĩ thuật sơ đồ tư duy, học sinh sẽ từng bước phát hiện, tiếp cận và chiếm lĩnh nội dung bài học một cách có hệ thống. Bắt đầu bằng từ trung tâm, qua hướng dẫn, dẫn dắt của giáo viên, các em tự khám phá những đơn vị kiến thức của bài học. Cách học này sẽ phát triển tối đa năng lực riêng của từng học sinh (vẽ gì, viết gì?) và hệ thống hóa kiến thức (huy động kiến thức có được, chọn lọc để ghi lên các nhánh). Luôn đưa các em vào tình thế “phải làm việc” nhưng không căng thẳng, nhàm chán, vì sơ đồ tư duy không dập khuôn một cách máy móc như lập bảng biểu sơ đồ, nên các em dễ dàng thêm bớt các nhánh để 14 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] phát triển ý tưởng của mình. Vì vậy, các em sẽ học tập một cách tích cực, chủ động, huy động được tất cả học sinh tham gia xây dựng bài một cách hào hứng. Đặc biệt là dạy thơ Đường, với kĩ thuật sơ đồ tư duy học sinh vừa chiếm lĩnh kiến thức bài học một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả, vừa tạo hứng thú cho các em. Với cách tư duy mới, cách khám phá mới vừa duy trì sự chú ý bài học, học sinh sẽ tham gia xây dựng bài một cách hào hứng, các em sẽ nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức đồng thời các em không nhàm chán mà luôn sôi nổi, hứng thú, có tình yêu đối với môn học để luôn muốn được khám phá, được tìm hiểu. Kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp với phương pháp thảo luận nhóm sẽ làm cho các em tiếp nhận kiến thức một cách nhẹ nhàng nhưng không căng thẳng, các em hào hứng xây dựng bài và phát huy được tinh thần độc lập, tự chủ, tính dân chủ trong học tập cũng như tính chủ động sáng tạo trong học tập. Các em lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất, đồng thời tạo hứng thú say mê cho các em trong giờ học. Như vậy, kĩ thuật sơ đồ tư duy kết hợp với thảo luận nhóm là phương pháp tốt để phát huy tính tích cực của học sinh. 2.3.3. Phương pháp vấn đáp. Phương pháp này tôi sử dụng chủ yếu trong phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I. Tác giả Lí Bạch và phần tìm hiểu 2 câu thơ sau của bài Nỗi lòng của tác giả. Ở Phần tìm hiểu Tác giả Lí Bạch, chủ yếu thuộc dạng tái hiện kiến thức (có trong SGK - học sinh nắm được những nét chính về tác giả Lí Bạch - nội dung thơ ca, phong cách thơ, những đóng góp) tôi chủ yếu sử dụng câu hỏi dạng vấn đáp tái hiện và vấn đáp giải thích - minh họa. Học sinh trên tinh thần đã chuẩn bị bài (đã soạn bài) các em lần lượt trả lời các câu hỏi của giáo viên. Sau khi học sinh trả lời, những học sinh khác bổ sung và tôi chốt ý. Quá trình hỏi đáp giúp học sinh tự kiểm tra kiến thức, tự đánh giá việc lĩnh hội kiến thức của 15 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] mình. Đặc biệt qua nhận xét, bổ sung của các bạn và định hướng của giáo viên các em sẽ lần lượt chiếm lĩnh nội dung bài học. Ở phần tìm hiểu 2 câu thơ sau cña bµi Nỗi lòng của tác giả. Đây là nội dung quan trọng của bài. Giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài cũng chủ yếu nằm ở 2 câu này. Vì vậy, để phát huy tính tích cực học tập của các em tôi chủ yếu sử dụng những câu hỏi dạng vấn đáp tìm tòi (phát hiện) và dạng vấn đáp giải thích - minh họa. Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học bằng việc đưa ra nhiều dạng câu hỏi, các câu hỏi tôi sắp xếp một cách hợp lí và lần lượt gợi mở, dẫn dắt để vừa kích thích học sinh và buộc các em phải luôn cố gắng và sẵn sàng tham gia tranh luận để tìm lời giải đáp. Như vậy, với phương pháp vấn đáp tôi là người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh dưới sự dẫn dắt của giáo viên sẽ là người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, các em sẽ luôn chú ý tới bài học, tự giác tham gia xây dựng bài, hăng hái tranh luận và qua đó các em sẽ lần lượt chiếm lĩnh nội dung bài học. 2.4. GV tổ chức thực hiện: Từ những phương pháp và kĩ thuật dạy học lựa chọn ở trên, tôi đã chuẩn bị tiến trình giảng dạy bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng” theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Sau đây là giáo án mà tôi đã thực nghiệm. Ngày soạn……………….. Ngày dạy………………… Lớp dạy………………….. Tiết 43. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) - Lí Bạch A. Mức độ cần đạt. 1. Kiến thức: - Hiểu được tình bạn chân thành trong sáng của Lí Bạch. 16 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] - Nắm được đặc trưng phong các thơ tứ tuyệt của tác giả: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm cũng như những nét đặc sắc về nghệ thuật thơ Đường. 2. Kĩ năng: Học sinh nắm được kỹ năng cảm thụ và phân tích một bài thơ Đường. 3. Thái độ: Học sinh có thái độ quý trọng tình bạn, trân trọng những tình bạn cao quý trong cuộc đời. B. Phương tiện dạy học. 1. Phương tiện của GV: SGK, SGV, giáo án, máy chiếu đa năng, các hình ảnh phục vụ cho bài dạy. 2. Phương tiện của HS: Vở ghi, vở soạn, SGK, giấy khổ to, bút lông các màu để ghi kết quả thảo luận. C. Phương pháp dạy học. GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp dạy học và hình thức giảng dạy sau: - Các phương pháp: Phương pháp vấn đáp. Phương pháp thảo luận nhóm. Phương pháp trò chơi. Kĩ thuật sơ đồ tư duy. Ngoài ra còn một số phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm… - Các hình thức: trao đổi, thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. * Giới thiệu bài mới. (Có khai thác kiến thức cũ - thực hiện trong 4 phút) GV tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” theo các bước sau: 17 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Bước 1. Giới thiệu trò chơi với học sinh - trò chơi mang tên “Ai nhanh hơn” Bước 2: Giới thiệu luật chơi. Tôi sẽ đưa hình ảnh lên máy chiếu và yêu cầu các em trả lời. Ai giơ tay trước sẽ được gọi trả lời. Kết quả sẽ được công bố ngay sau mỗi câu hỏi. CH1: Tôi đưa lên máy chiếu hình ảnh nhà thơ Lí Bạch cùng với bài thơ “Xa ngắm thác núi Lư” (Vọng Lư sơn bộc bố) và bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Tĩnh dạ tứ) trong chương trình Ngữ văn 7, sau đó tôi hỏi: Tác giả của 2 bài thơ trên là ai? Nếu không có HS trả lời tôi lần lượt đưa ra các gợi ý: Gợi ý 1: Gồm 6 chữ cái. Nếu vẫn chưa có học sinh trả lời tôi gợi ý tiếp Gợi ý 2: Chữ cái đầu là L và tiếp theo cứ như vậy cho đến khi trả lời được đáp án là Lí Bạch. CH2. Tôi đưa lên máy chiếu một số bài thơ Đường luật Việt Nam: Bài: Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan, Mời trầu - Hồ Xuân Hương và hình ảnh minh họa về đời nhà Đường (Trung Quốc) sau đó tôi nêu câu hỏi: Thơ Đường luật Việt Nam ảnh hưởng sâu sắc của nền thơ ca nào? Nếu không có học sinh trả lời tôi đưa ra gợi ý: Gợi ý: Là thành tựu rực rỡ nhất của thơ ca Trung Quốc, gồm 8 chữ cái . Nếu vẫn chưa có HS trả lời tôi tiếp tục gợi ý bằng việc mở các chữ cái cho đến khi các em trả lời được đáp án là thơ Đường. Sau khi nhận xét ngắn gọn về cuộc chơi tôi dẫn dắt học sinh vào bài: Lí Bạch là một trong những gương mặt xuất sắc của thơ Đường. Thơ ông thường viết về chiến tranh, thiên nhiên, tình yêu, tình bạn… Ở đề tài nào ông cũng có những bài hay, có giá trị. Một trong những bài thơ thành công viết về tình bạn của ông là bài “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng”. Chúng ta sẽ cảm nhận được tình bạn chân thành, trong sáng ấy của tác giả qua bài thơ. Các em lấy sách vở ra học bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT 18 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] Hoạt động 1:Thực hiện trong 8 phút Thực hiện trong 6 phút HS: Đọc phần tiểu dẫn SGK? I. Tiểu dẫn. 1. Tác giả Lí Bạch. - Là người có tài luôn ôm ấp hoài bão Hỏi: Trình bày hiểu biết của em về lớn nhưng không thành. tác giả Lí Bạch? (con người, nội - Tính tình hào phóng, thích giao lưu bạn dung thơ, phong cách thơ). bè và thưởng ngọn phong cảnh. GV đưa lên máy chiếu hình ảnh về - Thơ LB thể hiện tình yêu thiên nhiên, nhà thơ Lí Bạch. yêu đất nước mãnh liệt. HS: Suy nghĩ, trình bày ý kiến trước * Nội dung thơ: phong phú về chủ đề: tập thể. - Ước mơ vươn tới lí tưởng cao đẹp GV: Nhận xét, chốt ý. - Khát vọng giải phóng cá tính - Bất bình với hiện thực - Thể hiện tình cảm phong phú mãnh liệt * Phong cách thơ: Hào phóng, bay GV chuyển tiếp: Chúng ta sẽ đi vào bổng, tự nhiên, tinh tế và giản dị, có tìm hiểu bài thơ để thấy được phong nhiều sáng tạo mới me, táo bạo, đặc biệt cách độc đáo của nhà thơ. là những hình ảnh kì vĩ, ngôn ngữ tự nhiên mà điêu luyện. => Là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là “thi tiên”. Thực hiện trong 2 phút 2. Bài thơ. Hỏi: Em biết gì về Mạnh Hạo Nhiên? * Hoàn cảnh sáng tác. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? - Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ thuộc thế GV đưa lên máy chiếu hình ảnh về hệ đàn anh của Lí Bạch (hơn 12 tuổi), là Mạnh Hạo Nhiên. người bạn vong niên, người bạn văn HS: Trình bày ý kiến trước tập thể chương thân thiết của Lí Bạch. Lí Bạch 19 Liên hệ: Nguyễn Văn Hùng ĐT:0946734736; Mail: [email protected] GV: Nhận xét, chốt ý rất hâm mộ tài năng, nhân cách của Mạnh Hạo Nhiên. - Năm 728, tại lầu Hoàng Hạc Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng chia tay Bạn với bao lưu luyến bịn rịn cùng nỗi lòng nao nao thầm kín Lí Bạch Hỏi: Em biết gì về lầu Hoàng Hạc? đã làm bài thơ này. GV: Đưa lên máy chiếu về hình ảnh * Lầu Hoàng Hạc. lầu Hoàng Hạc. - Là một thắng cảnh nổi tiếng của Trung HS: Trình bày trước tập thể Quốc, nằm trên mỏm Hoàng Hạc Cơ, bªn sông Trường Giang, nay thuộc thành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, là nơi lầu cao, ngày xưa tiên thường bay về, ngày nay là nơi tụ họp của các văn nhân. Hoạt động 2: II. Đọc- hiểu: Thực hiện trong 22 phút 1. Hướng dẫn đọc. Thực hiện trong 2 phút HS: Đọc bài thơ (cả 3 phần) GV: Yêu cầu đọc chậm, đúng ngữ điệu, cách ngắt nhịp của bài thơ Đường luật đồng thời diÔn tả được âm hưởng bâng khuâng của cảnh tình 2. So sánh đối chiếu phiên âm và dịch tống biệt. Thực hiện trong 2 phút thơ. GV: Đưa lên máy chiếu phần chữ - Câu 1: Chữ “bạn” trong dịch thơ chưa Hán và cả 3 phần: phiên âm, dịch nêu hết được giá trị biểu cảm của từ “cố nghĩa, dịch thơ của bài. nhân”- Cố nhân là người bạn gắn bó thân Hỏi: Em hãy so sánh, đối chiếu bản thiết từ lâu - gợi tình cảm quyến luyến, 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan