Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử...

Tài liệu sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử

.DOC
23
349
125

Mô tả:

quan điểm, các xây dựng và sử dụng hợp lý, hiệu quả bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử
MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Thực trạng về vấn đề sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ hai khóa VIII đã khẳng định: Vai trò của môn Lịch sử, cùng với các môn học khác thuộc khoa học xã hội trong việc hình thành nhân cách toàn diện cho thế hệ trẻ. Trong đó, môn lịch sử vốn có vị trí, ý nghĩa đặc biệt, từ những hiểu biết về quá khứ, học sinh (HS) hiểu rõ truyền thống dân tộc, tự hào với những thành tựu dựng nước và giữ nước của tổ tiên, góp phần làm mỗi HS thêm tự hào, gắn bó, yêu mến quê hương và ý thức được nghĩa vụ của mình đối với quê hương, đất nước. Từ đó, giúp HS xác định vị trí trong hiện tại, có thái độ đúng với sự phát triển hợp qui luật của tương lai. Tiếc rằng, trong nhiều năm môn học lịch sử chưa được chú trọng, thậm chí nhiều giáo viên (GV) và HS còn xem là môn phụ, HS chỉ học chiếu lệ, đối phó; một số trường phổ thông tỏ ra thờ ơ với việc dạy và học lịch sử; còn GV đôi khi giảng dạy thiếu nhiệt tình. Trên thực tế, phần lớn HS và ngay cả một bộ phận GV lịch sử cho rằng môn Lịch sử không cần bài tập hoặc chỉ là những bài tập thực hành để ghi nhớ sự kiện, niên đại, nhân vật lịch sử, giải thích sự kiện, khái niệm. Do vậy, trong quá trình dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT), nhiều GV chưa chú ý đúng mức việc sử dụng bài tập, đặc biệt là bài tập nhận thức và hiệu quả đạt được thấp. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu là do chưa nhận thức, chưa quan niệm chính xác, đầy đủ rằng môn Lịch sử cũng phải có bài tập và việc biên soạn, sử dụng bài tập lịch sử phải tuân thủ các nguyên tắc quy trình, biện pháp sư phạm nhất định. Với chức năng, nhiệm vụ của mình, bài tâp lịch sử nói chung, bài tập nhận thức nói riêng được sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học, trong đó có kiểm tra, đánh giá toàn diện, chính xác và hiệu quả dạy học lịch sử ở trường THPT. Trang 1 Xuất phát từ những lý do trên và từ tình hình thực tế giảng dạy của bản thân, tôi xin trình bày kinh nghiệm về vấn đề “Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử cận đại lớp 10” với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử ở THPT hiện nay. 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới - Việc hình thành, củng cố vững chắc kiến thức mới cho HS trong dạy học lịch sử ở trường THPT được thực hiện qua nhiều phương tiện khác nhau, trong đó có bài tập lịch sử. Sử dụng bài tập nhận thức là một biện pháp hữu hiệu giúp HS nhớ kĩ, hiểu sâu bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, HS phân biệt được các sự kiện lịch sử này với sự kiện lịch sử khác. Trong quá trình suy nghĩ, trả lời bài tập nhận thức, khả năng tư duy và ngôn ngữ lịch sử của HS được phát triển và hoàn thiện khi trình bày những câu trả lời, nhất là câu hỏi tự luận. - Sử dụng hiệu quả bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử yêu cầu HS phải thực hiện một chu trình hoạt động trí tuệ, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và khái quát hóa, hệ thống hóa kiến thức đã góp phần phát triển tư duy sáng tạo của HS trên cơ sở nắm vững kiến thức cơ bản. - Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử góp phần vào thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của HS. Trong quá trình vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm, kiến thức lịch sử để giải quyết vấn đề đặt ra, HS tiếp cận với chân lý – phản ánh được hiện thực – và qua đó xây dựng niềm tin vững chắc vào sự phát triển hợp quy luật của lịch sử. - Tăng cường sử dụng bài tập nhận thức sẽ thu hút HS tham gia tích cực vào tiết học, hào hứng suy nghĩ và đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc. Quá trình học tập sẽ trở nên sôi động, thu hút HS và phát huy năng lực tư duy và rèn luyện kĩ năng bộ môn cho HS. Như vậy, bài tập nhận thức góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng “tích cực hóa hoạt động nhận thức” của HS, phát huy tính tích cực của HS trong quá trình học tập, góp phần thiết thực thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong trường phổ thông hiện nay. 1.3. Phạm vi nghiên cứu Trang 2 Thông qua việc thiết kế và sử dụng có hiệu quả bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử, truyền thụ tốt những kiến thức lịch sử cho HS, giúp HS lĩnh hội kiến thức lịch sử quê hương một cách chủ động tích cực sáng tạo, đồng thời góp phần cải tiến dạy học lịch sử theo phương pháp mới. Trong năm học 2012 – 2013, tôi chỉ nghiên cứu và ứng dụng trong giảng dạy phần lịch sử cận đại (môn lịch sử lớp 10 – chương trình chuẩn) tại trường THPT số 1 Tuy Phước. Cụ thể bao gồm: - Phần lịch sử thế giới cận đại – Lớp 10 – Chương trình chuẩn II. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Việc tổ chức hoạt động nhận thức của HS trong dạy học ở trường THPT được thực hiện theo hai phương thức: truyền đạt kiến thức sẵn có và hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động độc lập của HS. Trong đó, việc hình thành kiến thức trên cơ sở hoạt động độc lập của HS có nhiều ưu điểm hơn. Bởi vì, “giờ học thiếu lao động tự lập của HS, thiếu tính tích cực cao của những quá trình nhận thức là giờ học của quá khứ”. Điều này không có nghĩ là việc truyền đạt kiến thức sẵn có đã bị loại ra khỏi phương pháp, nó vẫn cần thiết, nhưng đang mất dần vị trí chủ đạo trước đây. Dạy học lịch sử ở trường THPT cũng như các môn học khác, phải thực hiện chu trình: biết – hiểu – vận dụng. Chu trình này làm cho việc nắm kiến thức thêm sâu sắc, tự giác, có hiệu quả; nắm được nét bản chất, nét mới của kiến thức, làm nổi bật mối liên hệ giữa kiến thức lý thuyết và thực tiễn, biết vận dụng kiến thức vào đời sống, trau dồi, cũng cố thao tác tư duy và một số kĩ năng, kỹ xảo, nâng cao hứng thú học tập cho HS. Mục tiêu biết – hiểu – vận dụng kiến thức của HS trong học tập lịch sử ở trường THPT chỉ có thể thực hiện và đem lại hiệu quả thiết thực khi GV tăng cường sử dụng bài tập và thực hành. Chính vì vậy, cần phải loại bỏ quan niệm không đúng đã tồn tại quá lâu là trong dạy học lịch sử không có và cũng không Trang 3 cần có bài tập và thực hành mà chỉ đưa ra câu hỏi để kiểm tra việc ghi nhớ, học thuộc một cách máy móc, đơn điệu, tẻ nhạt. Hơn nữa, đổi mới dạy học lịch sử trong nguyên tắc phát huy tính tích cực nhận thức cho HS phù hợp với mục tiêu đào tạo và yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo của Đảng. Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS thì việc thực hiện các loại bài tập đóng vai trò quan trọng, góp phần hoàn thành mục tiêu môn học. Sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử sẽ khắc phục tình trạng “thầy giảng, trò ghi, rồi nói lại những điều thầy nói, có trong sách giáo khoa” như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhiều lần nhắc nhở. 2.2. Phương pháp nghiên cứu và thời gian nghiên cứu đề tài 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu thuộc khoa học lịch sử và khoa học giáo dục: Thiết kế bài tập dạy học, Lý luận dạy học, phương pháp điều tra xã hội học thông qua việc trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp... 2.2.2. Khách thể nghiên cứu HS lớp 10, trường THPT số 1 Tuy Phước 2.2.3. Thời gian thực hiện Năm học 2012 – 2013, giảng dạy 4 lớp 10A1, 10A2, 10A5, 10A6; lớp 10A2 và 10A5 chọn làm lớp thực nghiệm; lớp 10A1 và 10A6 chọn làm lớp đối chứng Trang 4 NỘI DUNG I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu thực trạng sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học môn lịch sử của GV và HS trong nhà trường, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em. - Thiết kế và sử dụng hệ thống bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử giúp HS tự vận dụng kiến thức, suy nghĩ, tìm tòi để giải quyết vấn đề. Qua đó, HS hiểu về các vấn đề lịch sử, về mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc, lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới, các vấn đề lịch sử đồng đại, đương đại. Đó là cơ sở để HS nhận thức sâu sắc bước phát triển chung lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. - Tăng cường sử dụng bài tập nhận thức là góp phần đẩy lùi tình trạng “đọc chép” trong dạy học lịch sử, nâng cao hứng thú của người học và hiệu quả của quá trình dạy học, góp phần thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp dạy học. Hơn nữa hoạt động tích cực của HS là cơ sở để hiểu được những biểu tượng lịch sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài học. 1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nêu ra những kinh nghiệm, biện pháp tiến hành thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong giảng dạy phần Lịch sử thế giới cận đại trong chương trình môn lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn). - Tổ chức thử nghiệm phương pháp dạy học mới để gây sự hứng thú trong giờ học lịch sử. Qua đó, cung cấp kiến thức, giáo dục tư tưởng, chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, và giúp các em có ý thức phấn đấu học tập tu dưỡng, rèn luyện nhân cách. Trang 5 - Sử dụng các biện pháp có hiệu quả để nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử ở trường THPT số 1 Tuy Phước nói riêng, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung. II. GIẢI PHÁP 2.1. Xác định nội dung cơ bản của khóa trình lịch sử thế giới cận đại (phần chương trình lớp 10 – chương trình chuẩn) Trong mỗi giờ học, GV và HS thực hiện một phần chương trình sách giáo khoa, từng bước hoàn thành mục tiêu môn học, cấp học, khóa trình. Nhiệm vụ quan trọng nhất mà các giờ học phải hoàn thành là cung cấp, giới thiệu cho HS khối lượng kiến thức cơ bản, cốt lõi, có chọn lọc của bài học. Vì vậy, việc xác định nội dung cơ bản của bài, của chương, của khóa trình là một bước quan trọng để xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhận thức cho phù hợp. Nội dung cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại gắn liền với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Thông qua các cuộc cách mạng tư sản, chủ nghĩa tư bản từng bước được xác lập. Tuy cách mạng tư sản diễn ra ở những mức độ và hình thức khác nhau, có thể không đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của quần chúng nhân dân lao động nhưng các cuộc cách mạng đó đã hoàn thành nhiệm vụ lật đổ chế độ phong kiến đã lỗi thời, lạc hậu đang cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa và tiến bộ lịch sử loài người. Trên đống tro tàn đổ nát của chế độ quân chủ chuyên chế trước đây, giai cấp tư sản đã xây dựng một thiết chế nhà nước mới tiến bộ hơn - chế độ đại nghị dân chủ. Thành quả lớn nhất của cách mạng tư sản là đã giải phóng được sức sản xuất tư bản chủ nghĩa và từ đó thúc đẩy sự ra đời của cuộc cách mạng công nghiệp, đưa nhân loại bước vào nền văn minh công nghiệp. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật, việc sử dụng những nguồn năng lượng mới.... đã tạo ra khả năng có thể xây dựng các ngành công nghiệp với quy mô lớn. Quá trình cạnh tranh trên cũng đưa đến một hệ quả tất yếu là sự phá sản các cơ sở sản xuất nhỏ, và tập trung sản xuất và tư bản vào tay một số nhà tư bản lớn, đã dẫn đến sự ra đời các công ty độc quyền dưới các hình thức: Các-ten, xanh-đi-ca, tơ-rớt. Sự cạnh tranh trong sản xuất, xuất khẩu tư bản kéo theo sự Trang 6 xâm chiếm thuộc địa và tranh chấp thuộc địa của các nước đế quốc...Đó là dấu hiệu của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền (chủ nghĩa đế quốc). Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học và các tổ chức đảng công nhân là biểu hiện sinh động sự phát triển của phong trào công nhân và là kết quả tất yếu trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Đúng như tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đã khắng định: "Chủ nghĩa tư bản tự đào mồ chôn chính nó". Công xã Pa-ri (1871), cách mạng dân chủ tư sản và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, là những minh chứng quan trọng về sự thắng lợi của học thuyết C.Mác. 2.2 Xây dựng bài tập nhận thức phần lịch sử thế giới cận đại (chương trình Lịch sử lớp 10) trong dạy học lịch sử cận đại ở trường THPT Để thiết kế một bài tập nhận thức, qua đó giúp HS nắm được, lĩnh hội được nội dung chính, những sự kiện cơ bản của một bài, chương hay của một khóa trình lịch sử người dạy phải biết thiết kế bài tập. 2.2.1 Một số yêu cầu chung đối với bài tập nhận thức lịch sử Khi xây dựng bài tập lịch sử, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Bài tập nhận thức phải thể hiện nội dung cơ bản của bài học lịch sử - Bài tập nhận thức phải đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh - Đảm bảo tính đa dạng của việc thiết kế bài tập nhận thức - Đảm bảo tính hệ thống trong việc thiết kế bài tập nhận thức 2.2.2 Các bước tiến hành thiết kế, xây dựng bài tập nhận thức lịch sử Bước 1: Xác định mục đích thiết kế, xây dựng bài tập nhận thức lịch sử (nhằm cải tiến, đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn) Bước 2: Nghiên cứu kĩ chương trình, sách giáo khoa Lịch sử, lựa chọn kiến thức cơ bản cần thiết kế, xây dựng bài tập nhận thức. Bước 3: Xác lập hệ thống bài tập phù hợp với kiến thức từng bài, chương Bước 4: Xác định nguồn tài liệu sử dụng (sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo) Trang 7 Bước 5: Tiến hành thiết kế bài tập nhận thức lịch sử, đảm bảo các nguyên tắc, yêu cầu trên Bước 6: Kiểm tra bài tập và lập kế hoạch sử dụng - Trong thực tế, nội dung của một khóa trình dạy học được tạo thành bởi các yếu tố: mục đích, nội dung, người dạy và phương pháp truyền thụ. Xác định được mục đích, nội dung chính của bài, chương, hay của một khóa trình lịch sử; cho phép chúng ta thiết kế được một bài tập sát hợp với đối tượng, của chủ thể nhận thức. Lịch sử xã hội loài người diễn ra quanh co khúc khuỷu với nhiều sự kiện chồng chéo, do đó bài tập nhận thức sẽ tạo cho HS cơ hội nắm bắt được sự kiện chính, cơ bản và chính xác. Bài tập nhận thức phải phản ánh được nội dung chính của bài mới đem lại hiệu quả giáo dục cao, hơn nữa, phải xây dựng nhiều loại bài tập để vận dụng cho phù hợp với đối tượng HS. 2.2.3 Một số bài tập nhận thức cụ thể trong chương I, II – Phần lịch sử thế giới cận đại – lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn Cụ thể, có thể thiết kế một số bài tập như sau: - Bài tập sử dụng trong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh Bài tập 1: Bằng những kiến thức đã học về tình hình nước Anh, hãy chứng minh nhận định: Vào nửa đầu thế kỉ XVII, nước Anh đang tiến dần đến một cuộc cách mạng tư sản. Bài tập 2: So sánh chế độ quân chủ chuyên chế của Sác-lơ I và chế độ quân chủ lập hiến của Vin-hem Ô-rang-giơ trong cách mạng tư sản Anh? Bài tập 3: Thông qua những kiến thức đã học về cách mạng tư sản Anh, hãy nêu và phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng này? Bài tập 4: Phân tích và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII. - Bài tập sử dụng trong bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ Bài tập 1: Trong tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 có đoạn viết: “Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất Trang 8 khả xâm phạm. Trong đó có quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc”. Bên cạnh đó tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền lực của giai cấp tư sản, của người da trắng nhưng không thủ tiêu chế độ nô lệ. Em có nhận xét gì về bản tuyên ngôn này? Bài tập 2: Vì sao nói cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc cách mạng tư sản? Những ấn tượng tốt đẹp mà cuộc cách mạng này để lại cho nhân loại là gì? Bài tập 3: Hãy giải thích và chứng minh câu nói của Lê-nin: Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là một cuộc “chiến tranh giải phóng thực sự, cách mạng thực sự” - Bài tập được thiết kế cho bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ XVIII Bài tập 1: Bàn về chế độ xã hội Pháp trước năm 1789, có ý kiến cho rằng: quý tộc phục vụ nhà vua bằng cung kiếm, tăng lữ phục vụ nhà vua bằng kinh cầu nguyện, còn đẳng cấp thứ ba thì cung cấp nhà vua bằng của cải và tiền bạc. Dựa vào ý kiến đó, em có thể rút ra những kết luận gì về chế độ chính trị và mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ? Bài tập 2: Những chính sách mà phái Gia-cô-banh giải quyết các yêu cầu của quần chúng nhân dân. Chính sách nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với nông dân nghèo? Vì sao như vậy? 1. Chia ruộng đất ra từng mảnh nhỏ và bán trả dần trong thời gian 10 năm. 2. Trả lại về việc cho nông dân sử dụng đất công bị lãnh chúa chiếm. 3. Xóa bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến. Bài tập 3: Cách mạng tư sản pháp cuối thế kỉ XVIII đạt đến đỉnh cao là thời chuyên chính dân chủ Gia-cô-banh (2-6-1793 đến 27-7-1794). Vì sao thời kỳ này cách mạng đạt đến đỉnh cao? Nguyên nhân dẫn đến đỉnh cao? Bài tập 4: Phân tích vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Bài tập 5: Hãy lý giải và nhận xét về cái chết của Lu-i XVI và Rô-be-xpie trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? Trang 9 Bài tập 6: Thông qua những kiến thức đã học trong bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, em hãy: 1.Nêu lên những sự kiện chính chứng tỏ rằng, cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng tư sản 2. Giải thích vì sao Lê-nin đánh giá đó là cuộc “Đại cách mạng”? 3. Theo em, cách mạng tư sản Pháp có điểm hạn chế gì không? 4. Chúng ta có thể rút được kinh nghiệm, bài học gì qua cuộc cách mạng này? Bài tập 7: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX diễn ra mấy giai đoạn? Theo em, giai đoạn nào cách mạng đạt đến đỉnh cao? Vì sao cách mạng Pháp không tiếp tục phát triển? - Bài tập thiết kế cho bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu Bài tập 1: Nói về sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh hồi thế kỷ XVII, một người đương thời kể rằng: "Trong một phòng làm việc rộng và dài có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt. Tất cả làm theo hàng bên cạnh mỗi người có một em nhỏ ngồi chuẩn bị thoi dệt. Cùng lúc ở phòng khác có 100 người đàn bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay; 50 người lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 thợ in hoa lên vải. - Qua lời kể trên, em hãy tự rút ra những điểm khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trường thủ công thời trung đại? Bài tập 2: Vì sao cách mạng công nghiệp diễn ra trước tiên ở Anh? Em có nhận xét gì về những phát minh này? Theo em, phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao như vậy? Bài tập 3: Bàn về quá trình phát minh máy móc của cách mạng công nghiệp Anh có ý kiến cho rằng: Một phát minh lại lôi kéo nhiều phát minh mới, sự tiến bộ của ngành này lại thúc đẩy ngành kia cơ khí hóa để cố gắng san bằng sự cân đối giữa các ngành. Dựa trên cơ sở những phát minh của cách mạng công nghiệp, hãy chứng minh nhận định trên. Trang 10 Bài tập 4: Trong thế kỉ XVII-XVIII, nước Anh diễn ra những cuộc cách mạng nào? Phân tích tác dụng và ý nghĩa của nó đối với nước Anh và thế giới? - Bài tập thiết cho bài 33: Hoàn thành cách mạng tư sản ở Châu Âu và Mĩ (giữa thế kỉ XIX) Bài tập 1: Giữa thế kỉ XIX, diễn ra công cuộc đấu tranh thống nhất đất nước ở Đức và Italia. Các cuộc đấu tranh thống nhất đều do tầng lớp quý tộc tư sản hóa tiến hành với mục đích đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. Theo em, việc làm đó có lợi cho sự phát triển hay đất nước không? Giải thích vì sao bộ phận quý tộc phong kiến lại chủ trương tiến hành thống nhất đất nước, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa (đi ngược lại lợi ích của chế độ phong kiến)? Bài tập 2: Qua các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mỹ từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, hãy: 1. Nhận xét về giai cấp lãnh đạo, động lực và tính chất của cách mạng? 2. Hãy đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống chế độ phong kiến? Bài tập 3: Lập bảng so sánh các cuộc cách mạng tư sản trong các thế kỉ XVI – XIX về hình thức, nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực, tính chất, kết quả cách mạng. Từ đó rút ra nhận xét về cách mạng tư sản. Tại sao cách mạng tư sản Anh phát triển quanh co và không triệt để, còn cách mạng tư sản Pháp phát triển đi lên và triệt để? 2.3 Sử dụng bài tập nhận thức trong chương I, II – Phần lịch sử thế giới cận đại – lịch sử lớp 10, chương trình chuẩn Tùy vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường học, lớp học và đối tượng học sinh và căn cứ vào thời gian cho phép, GV có thể sử dụng một trong các bài tập hoặc toàn bộ bài tập nhận thức đã được thiết kế cho các bài cụ thể nêu trên. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, GV cần cân nhắc kĩ nên sử dụng những bài tập nào cho từng đối tượng học sinh để mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Thực tế cho thấy, GV không thể và cũng không nên sử dụng tất cả các bài tập nhận thức trên cho mọi đối tượng và mọi tiết dạy được. Trang 11 Sử dụng một số bài tập trong bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh. Theo hướng dẫn giảm tải của Bộ giáo dục và đào tạo, trong bài 29 này, GV và HS chỉ tập trung tìm hiểu về cách mạng tư sản Anh nên có điều kiện, thời gian tìm hiểu sâu, giải quyết các bài tập nhận thức như: Bài tập 3: Thông qua những kiến thức đã học về cách mạng tư sản Anh, hãy nêu và phân tích đặc điểm của cuộc cách mạng này? - Trước hết, HS cần xác định lại tiến trình cách mạng tư sản Anh để nhận thức rằng: bằng lực lượng của quần chúng, cách mạng đã đập tan chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho sức sản xuất mới phát triển - Cách mạng tư sản Anh được tiến hành dưới sự lãnh đạo của một liên minh giữa giai cấp tư sản và quý tộc mới. Đặc điểm này nảy sinh trên cơ sở liên hệ về mặt kinh tế. Hai giai cấp tuy có nguồn gốc khác nhau, nhưng lại có cùng lợi ích kinh doanh tư bản chủ nghĩa, do đó cùng có kẻ thù chung là chế độ phong kiến lỗi thời, lạc hậu. - Cách mạng tư sản Anh mang tính bảo thủ, không triệt để, không giải quyết yêu cầu của quần chúng nhân dân, không thủ tiêu hoàn toàn chế độ phong kiến. Chính giai cấp tư sản cũng không dám duy trì nền cộng hòa mà phải liên minh với quý tộc phong kiến thiết lập nền quân chủ lập hiến. - Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến, mang màu sắc tôn giáo nhưng đằng sau lớp áo tôn giáo đó vẫn là một cuộc đấu tranh kịch liệt giữa tư sản và phong kiến, giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng. Bài tập 4: Phân tích và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cuộc cách mạng tư sản Anh ở thế kỉ XVII. - Từ những thành tựu mà cách mạng tư sản Anh đạt được, tiến hành phân tích và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản trong cách mạng. - Trong giai đoạn đầu (1642-1648): giai cấp tư sản Anh đã khẳng định khả năng lãnh đạo cách mạng, khả năng tập hợp quần chúng nhân dân của mình. Họ đã chứng tỏ được tính cách mạng, tính tiên phong, kiên quyết đấu tranh xóa bỏ chế dộ phong kiến, xây dựng một xã hội mới. Trang 12 - Trong giai đoạn sau (1649 – 1688): giai cấp tư sản Anh bộc lộ tính bảo thủ, thỏa hiệp, không muốn lãnh đạo cách mạng đi đến tận cùng. Họ đã quay lưng lại với quần chúng nhân dân lao động, không thực hiện những cam kết trước đó. Sự thiết lập nền quân chủ lập hiến thực chất là sự thỏa hiệp, san sẻ quyền lực giữa giai cấp tư sản và giai cấp phong kiến. - Qua việc đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Anh trong cách mạng, góp phần khẳng định đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Nó chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến, chưa thiết lập chính quyền hoàn thiện của giai cấp tư sản, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và chưa xây dựng nguyên tắc của nền dân chủ tư sản. Mặc dù, giai cấp tư sản Anh đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo của mình nhưng tính bảo thủ, nửa vời của họ đã không thể đưa cách mạng đến thắng lợi hoàn toàn. Sử dụng một số bài tập trong bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. Bài này được bố trí trong 2 tiết dạy, GV và HS có điều kiện tìm hiểu sâu sắc, đầy đủ hơn về cuộc Đại cách mạng này Bài tập 4: Phân tích vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII. - Xác định tiến trình cách mạng Pháp để đánh giá vai trò của giai cấp tư sản và quần chúng nhân dân trong cách mạng - Vai trò của giai cấp tư sản: Trong cuộc cách mạng, giai cấp tư sản là lực lượng lãnh đạo cách mạng, nhưng trong quá trình phát triển của cách mạng, giai cấp tư sản Pháp lần lượt bị phân hóa sâu sắc thành nhiều phái: phái Lập hiến, phái Gi-rông-đanh, phái Gia-cô-banh...Phái Lập hiến lãnh đạo cách mạng bùng nổ, nắm chính quyền, nhưng khi đã thỏa mãn yêu cầu, quyền lợi của mình thì ngả về phía triều đình phong kiến, chống lại nhân dân. Phái Gi-rông-đanh cũng từng bước bộc lộ tính thỏa hiệp, không làm cách mạng đến cùng. Phái Gia-côbanh dựa vào quần chúng nhân dân, đưa cách mạng đạt đến đỉnh cao, nhưng sau đó cũng xa rời quần chúng... - Vai trò của quần chúng nhân dân: nhân dân Pháp, dưới ánh sáng của tư tưởng triết học Ánh sáng, đã hăng hái tham gia cách mạng, đóng vai trò quyết Trang 13 định trong quá trình phát triển và kết quả của cách mạng. Họ luôn thể hiện vai trò quyết định trong lúc cách mạng gặp khó khăn, là động lực chủ yếu đưa cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao (các sự kiện 14/7/1789, mở đầu cuộc cách mạng; 10/8/1792, lật đổ phái Lập hiến, 2/6/1793, lật đổ phái Gi-rông-đanh...) Bài tập 5: Hãy lý giải và nhận xét về cái chết của Lu-i XVI và Rô-be-xpie trong cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII? - Để làm được bài tập này, trước hết cần phải hiểu rõ hoàn cạnh cụ thể của từng giai đoạn trong cách mạng tư sản Pháp. - Về cái chết của Lu-i XVI: Lu-i XVI là đại diện cho thế lực phong kiến lỗi thời, lạc hậu và bảo thủ bậc nhất châu Âu. Lu-i XVI đã kiên quyết bảo vệ đặc quyền của mình, chống phá cách mạng, trở thành kẻ phản bội lại nền độc lập dân tộc của nước Pháp. Vì vậy, cách mạng Pháp xử tử Lu-i XVI là hoàn toàn đúng và cái chết của Lu-i XVI đã thúc đẩy cách mạng tư sản Pháp phát triển tới bước cao hơn. - Về cái chết của Rô-be-xpi-e: Ông là lãnh tụ của phái Gia-cô-banh, là người có đóng góp to lớn trong việc đưa cách mạng tư sản Pháp đạt đến đỉnh cao, là người anh hùng của cuộc cách mạng. Rô-be-xpi-e đại diện cho tư sản vừa và nhỏ, cho quyền lợi của nhân dân lao động Pháp. Những chính sách của Rôbe-xpi-e đã đi quá xa so với mục đích của cuộc cách mạng tư sản (đánh đổ phong kiến, đưa giai cấp tư sản nắm quyền, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển) nên bị chính giai cấp tư sản sát hại. Cái chết của Rô-be-xpi-e đánh dấu thời kì thoái trào của cách mạng tư sản Pháp. Bài tập 6: Thông qua những kiến thức đã học trong bài Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII, em hãy: 1.Nêu lên những sự kiện chính chứng tỏ rằng, cách mạng Pháp là một cuộc cách mạng tư sản 2. Giải thích vì sao Lê-nin đánh giá đó là cuộc “Đại cách mạng”? 3. Theo em, cách mạng tư sản Pháp có điểm hạn chế gì không? 4. Chúng ta có thể rút được kinh nghiệm, bài học gì qua cuộc cách mạng này? Trang 14 Để giải quyết bài tập này, HS không phải chỉ hệ thống, củng cố kiến thức đã học để nhận thấy: - Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng tư sản vì nó do giai cấp tư sản Pháp lãnh đạo, với động lực chính là quần chúng nhân dân Pháp đã đứng lên đánh đổ chế độ hoàn toàn phong kiến, xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến, xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa ở Pháp - Cách mạng tư sản Pháp không chỉ có ý nghĩa trọng đại đối với nước Pháp mà còn có ý nghĩa lịch sử lớn, có ảnh hưởng và tác động sâu sắc đến nhiều nước châu Âu như Các Mác đánh giá “ thế kỉ XIX diễn ra dưới dấu hiệu của cách mạng Pháp 1789” - So sánh với các cuộc cách mạng khác đã học, học sinh thấy rõ cách mạng tư sản Pháp triệt để hơn hẳn, đặc biệt là trong việc giải quyết các vấn đề dân chủ cho các tầng lớp nhân dân, kiên quyết đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. - Tuy nhiên, cách mạng tư sản Pháp vẫn còn một số hạn chế (đây là hạn chế chung của cách mạng tư sản) là chưa giải quyết triệt để cho giai cấp nông dân, chưa xóa bỏ ách áp bức bóc lột mà chỉ thay hình thức bóc lột phong kiến bằng hình thức bóc lột tư sản mà thôi. Từ đó giáo dục HS ý thức được rằng, cách mạng tư sản dù triệt để đến đâu cũng không thể xóa bỏ hoàn toàn ách áp bức, bóc lột. Do đó, Hồ Chí Minh đã khẳng định, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, cách mạng Việt Nam không thể lựa chọn con đường của cách mạng Pháp. Sử dụng một số bài tập trong bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu Bài tập 1: Nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh hồi thế kỉ XVII một người đương thời kể lại rằng: "Trong một phòng làm việc có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt tất cả làm theo hàng. Bên cạnh đó mỗi người có một em nhỏ ngồi chúẩn bị thoi dệt, cùng lúc ở phòng khác có 100 người đần bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay, 50 người ngồi lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 người thợ in hoa lêm vải...". Trang 15 Qua lời kể trên em hãy tự rút ra sự khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trình thủ công thời trung đại? Thực hiện qua các bước như sau: - Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài: Cách mạng công nghiệp ở châu Âu. - Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước khác nó củng cố và sự thắng lợi của phát triển chủ nghĩa tư bản. - Những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp. - So với hình thức sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại, hình thức sản xuất trên tiến bộ hơn và do đó năng suất lao động cũng tăng lên rất nhiều lần. Công trình thủ công thời trung đại đó là một đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu từ thế kỉ XVđến thế kỉ XVII, kỹ thuật sản xuất trong công trình thủ công kết hợp vừa băng tay vừa bằng máy móc bước đầu có sự chuyên môn hóa, quan hệ sản xuất là chủ và thợ. - Kiểu sản xuất theo lời kể trên hoàn toàn theo dây chuyền và đã chuyên môn hóa hoàn toàn từ khâu chuẩn bị sợi, phân loại sợi, đệt và cả việc nhuộm cuối cùng là một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đưa ra thị trường tiêu thụ.- Quan hệ sản xuất trong hình thức sản xuất trên là quan hệ giữa ngưỡi làm thuê (công nhân) với nhà tư bản - quan hệ bóc lột sức lao động. Rõ ràng đây là cách thức trên sản xuất tư bản chủ nghĩa khác so với cách sản xuất trong công trường thủ công thời trung đại. Sản xuất trong công trường thủ công chỉ là bước quá độ chuẩn bị cho việ chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ nghĩa tư bản ở thời kì sau. - Qua bài học thấy rõ hơn về hiệu quả của cuộc cách mạng công nghiệp (công nghiệp hóa) thấy được sự tiến bộ vượt bậc của LLSX TBCN để từ đó HS thấy được vì sao Đảng ta đã và đang xác định đường lối CNH-HĐH đất nước hiện nay. Từ đó xác định nhiệm vụ của HS trong sự nghệp CNH-HĐH đất nước hiện nay. Trang 16 III. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - Về cơ bản, bài tập lịch sử được phân làm 3 loại: bài tập nhận biết lịch sử, bài tập nhận thức lịch sử, bài tập thực hành lịch sử. Ba loại bài tập này được sử dụng để đánh giá khả năng nhận biết – thông hiểu – vận dụng của HS trong quá trình học lịch sử. - Bài tập nhận thức lịch sử không chỉ được sử dụng để hình thành kieents thức, mà còn củng cố, phát triển và sử dụng kiến thức đó. Hay nói cách khác, bài tập nhận thức không chỉ được sử dụng trong các bài cung cấp kiến thức mới mà còn phải được sử dụng thường xuyên trong bài tập về nhà, bài kiểm tra, đánh giá HS. Phần kiến thức sử dụng trong các bài tập nhận thức lịch sử được sử dụng nên là những kiến thức quan trọng, trọng tâm của chương, bài giúp HS hiểu rõ bản chất, khái quát, hệ thống hóa vấn đề. - Việc tăng cường sử dụng bài tập nhận thức lịch sử góp phần đẩy lùi trình trạng “đọc chép”, hiểu sai về lịch sử, giúp HS khắc họa sâu sắc những kiến thức đã học, góp phần hoàn thành mục tiêu đổi mới phương pháp trong dạy học lịch sử nói riêng, dạy học phổ thông nói chung ở nước ta. - Việc sử dụng có hiệu quả bài tập nhận thức lịch sử sẽ giúp HS mở rộng kiến thức đã học, hiểu sâu sắc hơn các vấn đề lịch sử nhằm phát huy tính tích cực, hứng thú, say mê học tập bộ môn của HS, góp phần làm môn lịch sử trở nên thân thiết, gần gũi hơn với HS. IV. HIỆU QUẢ CỦA GIẢI PHÁP 4.1. Hiệu quả đạt được - Hầu hết các em đều nắm được bài và tạo được sự hứng thú, say mê trong học tập bộ môn của HS (đây là yếu tố quan trọng tạo sự thành công của người GV trong một tiết dạy lịch sử). - Mở rộng, cung cấp cho HS nhiều kiến thức mới, sinh động ngoài kiến thức của sách giáo khoa. Để đánh giá hiệu quả của giờ học, tôi đã cho các lớp làm bài kiểm tra 15 phút. Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chia nhóm dựa trên mức độ đồng đều, tương đương của các lớp học nằm cùng nhóm với nhau. Cụ thể như sau: Trang 17 Nhóm 1: Lớp 10A2 (thực nghiệm) và 10A1 (đối chứng) Nhóm 2: Lớp 10A5 (thực nghiệm) và 10A6 (đối chứng) Lớp Số HS 10A1 Đối chứng 45 Thực nghiệm 10A2 45 Mức Chênh lệch 10A6 Đối chứng 45 Thực nghiệm 10A5 45 Mức Chênh lệch Kết quả thực nghiệm Yếu, kém Tr. Bình Khá Giỏi SL / % SL / % SL / % SL / % 05 16 20 04 11,1% 35,6% 44,4% 8,9% 00 08 29 08 0% 17,8% 64,4% 17,8% 11,1% 17,8% 20% 8,9% 11 24,5% 03 6,6% 17,9% 19 42,2% 21 46,7% 4,5% 15 33,3% 18 40% 6,7% 00 0% 03 6,7% 6,7% Như vậy, với nhiều biện pháp thích hợp có thể góp phần nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử trong chương trình lớp 10 nói riêng và chương trình THPT nói chung. Những giải pháp trên cũng đem lại hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn. 4.2. Một số kinh nghiệm Sau khi vận dụng bài tập nhận thức lịch sử địa phương trong nội dung lịch sử thế giới cận đại, bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau: - Khi thiết kế và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử phần thế giới cận đại, GV cần hết sức chú ý đến đối tượng học sinh và phải căn cứ vào, yêu cầu giáo dục, giáo dưỡng của bài học, sử dụng phù hợp với trình độ và mức độ hiểu biết của HS. - GV cần chủ động tổ chức những hoạt động để HS có điều kiện phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, huy động vốn hiểu biết sẵn có để tham gia các hoạt động; chú ý rèn luyện tư duy ngôn ngữ và khả năng sáng tạo ở HS. Trang 18 Trong dạy học lịch sử việc liên hệ, so sánh các sự kiện đồng đại, đương đại là hết sức cần thiết để HS hiểu sâu sắc những nội dung được đề cập đến trong bài học, góp phần thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ môn học. Trang 19 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Dạy và học lịch sử không chỉ giúp HS hiểu về mảnh đất và con người nơi mình sinh ra và lớn lên, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống...trách nhiệm công dân mà còn là cách giúp HS nhận thức sâu sắc thêm lịch sử dân tộc. Việc sử dụng bài tập lịch sử không chỉ cung cấp, mở rộng kiến thức lịch sử mà còn có giá trị giúp bài học lịch sử trở nên sinh động và hấp dẫn. Vì vậy trong mỗi tiết học, bài học lịch sử GV bộ môn nên tuỳ vào yêu cầu nội dung bài học để thiết kế bài tập để khai thác, sử dụng có hiệu quả một số kiến thức lịch sử trọng tâm của chương, bài. Việc xây dựng hệ thống bài tập lịch sử là điều kiện quan trọng để sử dụng có hiệu quả bài tập nhận thức trong quá trình dạy học bộ môn ở trường THPT. Tùy theo nội dung của bài học, chương trình, yêu cầu, trình độ và điều kiện học tập cụ thể mà tiến hành thiết kế nội dung bài tập cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của HS. Các bài tập nhận thức phải liên kết trong một bài, một chương, một phần và cả chương trình, tạo thành một hệ thống sử dụng có hiệu quả. Hình thức tổ chức, phương pháp, biện pháp sử dụng và hướng dẫn HS làm bài tập lịch sử là những yếu tố cơ bản quyết định sự thành công của việc thực hiện bài tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Điều này đòi hỏi nỗ lực đổi mới của GV trong quá trình sử dụng bài tập, việc này cần được thực hiện thường xuyên, xen kẽ, thường xuyên và vận dụng một cách mềm dẻo, linh hoạt, sáng tạo trong tất cả các khâu của quá trình dạy học bộ môn để đạt hiệu quả cao. Tóm lại, để làm hệ thống bài tập nhận thức lịch sử thành một công cụ hữu hiệu trong đổi mới dạy học bộ môn lịch sử ở trường THPT không phải là việc làm tự phát của một số GV mà là công việc cần phải được triển khai đồng bộ, có hệ thống từ việc xây dựng chương trình, sách giáo khoa, sách bài tập đến việc đổi mới hình thức, nội dung kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử trong nhà trường. Như vậy mới có thể tạo ra những thay đổi mang tính đột phá trong đổi Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng