Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và ph...

Tài liệu So sánh chế độ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật việt nam và pháp luật trung quốc chuyên ngành luật ds và ttds

.DOCX
99
251
60

Mô tả:

LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan Luận văn làcông trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đãthanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOANNguyễn Chí Việt MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................. ................1 Chƣơng I: LÝ LUẬN CHUNG VỀTRÁCH NHIỆM BTTHNHĐ THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM.............................................................................5 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng..5 1.2. Điểm khác nhau giữa trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại theongoài hợp đồng.....................................................................7 1.3. Khái lƣợc quy định pháp luật vềbồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.....................9 1.3.1. Nguồn pháp luật điều chỉnh theo pháp luật Việt Nam.................................................................9 1.3.2. Nguồn luật điều chỉnh theo pháp luật Trung Quốc....................................................................10 Chƣơng II: QUY ĐỊNH VỀBỒI THỜI THƢỜNG HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM..........................11 2.1. Vềcăn cứphát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng....................11 2.1.1. Có hành vi trái pháp luật......................................................................................................................11 2.1.2. Có thiệt hại thực tế.................................................................................................................................. 13 2.1.3. Có mối quan hệnhân quảgiữa hành vi và thiệt hại....................................................................20 2.1.4. Có lỗi của người thực hiện hành vi...................................................................................................22 2.2. Nguyên tắc bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng...........................................................25 2.2.1. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc...................................................25 2.2.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam.........................................................28 2.3. Năng lực chịu trách nhiệm bồithƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng..............................31 2.3.1. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc.....................31 2.3.2. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo pháp luật Việt Nam...........................37 2.4. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng............................42 2.4.1. Thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Trung Quốc..........................................................................42 2.4.2. Thời hiệu khởi kiện theo pháp luật Việt Nam................................................................................44 2.5. Cách xác định thiệt hại ngoài hợp đồng..........................................................................45 2.5.1. Cách xác định thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc...................................................................45 2.5.2. Cách xác định thiệt hại theo pháp luật Việt Nam........................................................................55 2.6. Thời hạn hƣởng bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng.................................................63 2.6.1. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻbịxâm phạm theo pháp luật Trung Quốc............................................................................................................................. ....................63 2.6.2. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻbịxâm phạm theo pháp luật Việt Nam............................................................................................................................. .........................67 2.7. Một sốkhía cạnh pháplý vềbồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp cụthể............69 2.7.1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.......69 2.7.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường................................71 2.7.3. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồmả...........................................................73 2.7.4. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tai nạn giao thông............................................................74 2.8. Những điểm giống và khác nhau cơ bản quy định pháp luật Việt Nam và Trung Quốc vềbồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng........................................................................77 2.8.1. Điểm giống nhau cơ bản......................................................................................................................77 2.8.2. Điểm khác nhau cơ bản.......................................................................................................................81 Chƣơng III. ƢU ĐIỂM CỦA CHẾĐỊNH BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC. HẠN CHẾVÀ PHƢƠNG HƢỚNG HOÀN THIỆN CHẾĐỊNH BỒI THƢỜNG THIỆT H ẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM..................................................................................90 3.1. Ƣu điểm của chếđịnh bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc............................................................................................................................. ...................91 3.2. Hạn chếcủa chếđịnh bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồngtheo pháp luật Việt Nam............................................................................................................................. .............................96 3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện chếđịnh bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Việt Nam............................................................................................................................. .106 3.3.1. Định hƣớng chung hoàn thiện chếđịnh bồi thƣờng thiệt hại ngoài hộp đồng....106 3.3.2. Một sốgiải pháp hoàn thiện chếđịnh bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng..................107 KẾT LUẬN.......................................................................................................................... ....................119 TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................121 DANH MỤCCÁCKÝHIỆU, CÁCCHỮVIẾTTẮT 1.BLDS: Bộluật dân sự 2.BLTTDS: Bộluật tốtụng dân sự 3.BTTHNHĐ: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4.BTTH: Bồi thường thiệt hại 5.TAND: Tòa án nhân dân 6.HĐXX: Hội đồng xét xử 7.TNDS: Trách nhiệm dân sự LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đềtàiMỗi một lĩnh vực pháp luật đều có chức năng và phạm vi điều chỉnh riêng. Pháp luật dân sựcó chức năng quan trọng là bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của chủthểdân sự. Các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật dân sựthừa nhận và bảo vệlà nhân thân và tài sản như quyền vềtính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản.v.v..Đây là những quyền lợi cơ bản của các chủthểdân sự.Mọi người đều phải tôn trọng và bất khảxâm phạm tới quyền và lợi ích của người khác. Trong xã hội ngày nay, các hành vi xâm phạm quyền, đối tượng bịxâm phạm, các dạng thiệt hại ngày càng đa dạng và phong phú. Hệthống các quy định hiện hành vềbồi thường thiệt hạingoài hợp đồng trong Bộluật dân sự, các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đáp ứng được nhu cầu giải quyết tranh chấp trong thực tế.BLDS năm 2015 mới được Quốc hội ban hành và có hiệu lực từngày 01/7/2015.Chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trongBLDS 2015 có nhiều điểm mới tích cực.Tuy nhiên, chếđịnh chỉcó thểnêu được những vấn đềkhái quát vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Bên cạnh đó, cần phải có hệthống các văn bản hướng dẫn thi hành kèm theo đểgiải quyết vấn đềbồi thường thiệt hạiởnhững lĩnh vực cụthể. Vềmặt tổng quan, các văn bản hướng dẫn vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của chúng ta hiện nay còn thiếu nhiều. Vì vậy trong thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng, bổsung các quy định vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. So sánh pháp luật là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu pháp luật.Trung Quốc và Việt Nam là hai quốc gia theo chếđộxã hội chủnghĩa. Lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội, cũng như pháp luật của hai quốc gia có nhiều điểm tương đồng. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng luật riêng vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, bên cạnh những quy định chung trong BLDS Trung quốc (hay còn gọi là Quy tắc chung Luật dân sựTrung Quốc). Hệthống văn bản hướng dẫn vềbồi thường thiệt ngoài hợp đồng của Trung Quốc khá đầy đủvà hoàn thiện. Thiết nghĩ, Việt Nam hoàn toàn có thểđi sâu nghiên cứu, so sánh, đánh giá các quy định vềbồi thường thiệt hại theo pháp luật Trung Quốc đểhọc hỏi, xây dựng chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của pháp luật Việt Nam trởlên hoàn thiện hơn.Xuất phát từnhững lý do trên, tôi chọn đềtài là “So sánh chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc”làm đềtài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành Luật dân sựvà tốtụng dân sự. 2. Tình hình nghiên cứuđềtàiHiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, như: Luận văn thạc sỹcủa Lê Mai Anh “Những vấn đềcơ bản vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”; Luận văn thạc sỹcủa Lê ThịBích Lan “Một sốvấn đềvềtrách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm pahmj tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín”; Luận văn thạc sỹcủa Nguyễn Minh Châu “Bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng, sức khỏe bịxâm phạm, một sốvấn đềlý luận và thực tiễn”; Luận vănthạc sỹcủa Nguyễn Quỳnh Anh“Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi trái pháp luật gây ra theo Bộluật dân sựnăm 2005”... Ngoài ra, đã có nhiều cuốn sách chuyên khảo, bài viết khoa học liên quan đến chếđịnh này.Ởnhữngcông trình trên, các tác giảtiếp cận ởcác góc độkhác nhau, tập trung đi sâu nghiên cứu ởnhững vấn đềkhác nhau trong chếđịnh BTTHNHĐ, với những phương thức nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào so sánh một cách tương đối toàn diện các quy định chung của chếđịnh theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc. Phương pháp so sánh là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu khoa học. Việc so sánh chếđịnh theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc được xem là hướng tiếp cận mới mẻ. Từviệc so sánh chếđịnh, tác giảmong muốn chỉra những điểm tích cực của chếđịnh theo pháp luật Trung Quốc, thấy được hạn chếcủa chếđịnh theo pháp luật Việt Nam và đềxuất phương hướng hoàn thiện chếđịnh theo pháp luật Việt Nam. 3. Mục tiêu nghiên cứu. 3.1. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu toàn diện, sâu sắc, có hệthống một sốvấn đềlý luận chung của chếđịnh BTTHNHĐ của Pháp luật Trung Quốc và Việt Nam. So sánh những điểm giống và khác nhau căn bản giữa các quy định chung vềBTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc. Sau khi so sánh, luận văn sẽchỉra những điểm hạn chếcủa các quy định của pháp luật Việt Nam vềBTTHNHĐ.Từđó, đưa ra kiến nghịnhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hiện hành. 3.2. Mục tiêu cụthể:Đểđạt được mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụnghiên cứu đặt ra là:-Làm rõ những vấn đềlý luận vềtrách nhiệm BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc.-Làm rõ căn cứphát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc. -Làm rõ yếu tốlỗi trong BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc.-Làm rõ nguyên tắc, phương thức BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc.-Làm rõ năng lực BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và Trung Quốc. -So sánh chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc.-Chỉra một sốhạn chếcủa chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam và đưa ra định hướng, giải pháp hoàn thiện chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam. 4. Tính mới và đóng góp của đềtài.Là công trình khoa học nghiên cứu một cách hệthống, toàn diện các quy định chung của pháp luật Việt Nam và Trung Quốc vềchếđịnh BTTHNHĐ, luận văn có một sốtính mới và đóng góp sau đây:-Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện các quy định chung của chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Trung Quốc.-Luận văn đưa ra góc nhìn toàn cảnh các quy định chung của pháp luật Việt Nam và pháp luật Trung Quốc vềchếđịnh BTTHNHĐ.-Luận văn phân tích tính hợp lý, nguồn gốc lý luận của một sốquy định chung trong chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Trung Quốc.-Luận văn chỉra những điểm hạn chếmang tính khái quát và cụthểcủa chếđịnh BTTHNHĐ theo pháp luật Việt Nam. Đồng thời, đưa ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành. 5. Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu trong luận văn đƣợc kết cấu gồm 03 chƣơng: -Chương 1: Lý luận chung vềtrách nhiệm BTTHNHĐ theo quy định của pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam. -Chương 2: Những quy định chungvềBTTHNHĐ theo pháp luật Trung Quốc và pháp luật Việt Nam. -Chương 3: Ưu điểm của Luật vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật Trung Quốc. Hạn chếvà phương hướng hoàn thiện chếđịnh bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theopháp luật Việt Nam.Với thời gian nghiên cứu không dài, bản thân tác giảcòn nhiều hạn chếvềkiến thức và kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, do đó luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Kính mong các thầy, cô giáo và các bạn góp ý đểluận văn được hoàn chỉnh hơn Chƣơng I: LÝ LUẬN CHUNG VỀTRÁCH NHIỆM BTTHNHĐ THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 1.1. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồngTrách nhiệm dân sựcó nguồn gốc phát sinh từý chí thỏa thuận giữa các bên (hợp đồng) hoặc nằm ngoài ý chí của các bên (ngoài hợp đồng). Trách nhiệm ngoài hợp đồng là loại trách nhiệm dân sựkhi người nào đó có hành vi vi phạm nghĩa vụngoài hợp đồng và được pháp luật quy định. Trách nhiệm BTTHNHĐ là một trong những loại trách nhiệm ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTHNHĐ được hiểu là một loại trách nhiệm dân sựmà khi người nào có hành vi vi phạm nghĩa vụdo pháp luật quy định ngoài hợp đồng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. Nếu trách nhiệm BTTH theo hợp đồng bao giờcũng được phát sinh trên cơ sởmột hợp đồng có trước thì trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý do pháp luật quy định đối với người có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định chủyếu vềtrách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng đối với hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của các cá nhân và tổchức khác [12].Điều 2 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định vềtrách nhiệm BTTHNHĐ như sau: “Xâm phạm quyền lợi dân sựphải chịu trách nhiệm dân sựtheo quy định của luật này. Quyền lợi dân sựđược nêu trong luật này, bao gồm các quyền nhân thân và tài sản như quyền tính mạng, quyền sức khỏe, quyền danh tính, quyền danh dự, quyền vinh dự, quyền hình ảnh, quyền riêng tư, quyền tựchủhôn nhân, quyền giám hộ, quyền sởhữu, quyền dụng ích, quyền đảm bảo, quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, quyền sửdụng thương hiệu, quyền phát hiện, quyền cổphần, quyền thừa kế.v.v..”. Luật sư Bùi Văn Thấm có nêu khái niệm trách nhiệm BTTHNHĐ như sau: “Trách nhiệm BTTHNHĐ là trách nhiệm hình thành từviệc thực hiện một hành vi (cốý hoặc vô ý), gây thiệthại cho một người và hành vi đó không liên quan đến bất kỳmột hợp đồng nào có thểxảy ra giữa người gây thiệt hại và người bịthiệt hại”.Trách nhiệm BTTHNHĐ ngoài những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự, còn có một sốđặc điểm riêng như sau:-Vềcơsởphát sinh trách nhiệm: Trách nhiệm BTTHNHĐ là một loại trách nhiệm dân sựphát sinh nằm ngoài ý chí của bên gây thiệt hại và bên bịthiệt hại. Trách nhiệm BTTHNHD phát sinh trên cơ sởdo pháp luật quy định.-Vềđiều kiện phát sinh: Trách nhiệm BTTHNHĐphát sinh khi có đủcác điều kiện do pháp luật quy định. Liên quan đến yếu tốlỗi có là một trong những điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ hay không? Hiện nay có hai quan điểm trái chiều.Quan điểm thứnhất cho rằng lỗi không phải là yếu tốbắt buộc. Căn cứpháp lý cho quan điểm này làĐiều 584,BLDS 2015. Theo học thuyết rủi ro, điều kiện vềlỗi bịphủnhận. Học thuyết này cho rằng, khi một người vì hoạt động của mình tạo ra một rủi ro gây tai nạn cho một người khác, thì nạn nhân có thểđòi bồi thườngmà không phải chứng minh lỗi của bịđơn [8]. Trong BLDS tồn tại nhiều quy định mà người gây thiệt hại phải bồi thường cho dù không có lỗi. Đó là một quy định vềbồi thường thiệt hại do tài sản gây ra. Có lẽxuất phát từlý do này mà BLDS năm 2015 đã mạnhdạn bỏđi yếu tốlỗi làm căn cứphát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ. Quan điểm thứhai cho rằng yếu tốlỗi là yếu tốbắt buộc cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ. Mặc dù khoản 1, Điều 584 BLDS 2015 không ghi nhận yếu tốlỗi là yếu tốbắt buộc cấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ nhưng theo quy định chung ởphần nghĩa vụdân sựkhi xác định nghĩa vụvẫn xem xét yếu tốlỗi. Hơn nữa, trong các điều luật cụthểvềcác trường hợp BTTHNHĐ vẫn xét đến yếu tốlỗi. Người viết tán thành quan điểm thứnhất, bởi chính hành vi xâm phạm quyền đã gây ra thiệt hại thì người thực hiện hành vi phải bồi thường đểbù đắp cho người bịthiệt hại. Lỗi chỉđược xem xét đểxác định mức độBTTH của người gây thiệt hại.Ví dụngười chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thểđược giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khảnăng kinh tếcủa mình (khoản 2, Điều 585 BLDS 2015).Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bịthiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độlỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độlỗi thì họphải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau (Điều 587 BLDS 2015). -Vềchủthểchịu trách nhiệm: Trách nhiệm BTTH theo hợpđồng do các bên tham gia hợp đồng gánh chịu. Trách nhiệm BTTHNHĐ ngoài việc áp dụng đối với chủthểthực hiện hành vi gây thiệt hại, còn áp dụng đối với chủthểkhác. Tức người thực hiện trách nhiệm có thểkhông phải là người gây thiệt hại mà là người thứba như cha mẹcủa người chưa thành niên, người giám hộđối với người được giám hộ, trường học đối với học viên, bệnh viện đối với bệnh nhân...-Vềmức độbồi thường: Mức độBTTH theo hợp đồng được xác định theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng. Nếu các bên không thỏa thuận thì mức độbồi thường được xác định căn cứvào thiệt hại thực tếtrên cơ sởquy định của pháp luật. Còn đối với BTTHNHĐ thì vềnguyên tắc các bên có quyền thỏa thuận vềmức độbồi thường, nếu không thỏa thuận được thì người gây thiệthại phải bồi thường toàn bộthiệt hại. 1.2. Điểm khác nhau giữa trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hạitheongoài hợp đồngTrách nhiệm BTTHNHĐ và trách nhiệm BTTH theo hợp đồng là hai hình thức của trách nhiệm dân sự. Vì vậy, cảhai loại trách nhiệm này đều có những đặc điểm chung của trách nhiệm dân sự. Ngoài ra, trách nhiệm BTTHNHĐ và BTTH theo hợp đồng có những điểm khác biệt quan trọng như sau:Thứnhất, trách nhiệm BTTH theo hợp đồng phát sinh trên cơ sởquan hệhợp đồng. Hình thức có thểđược giao kết bằng lời nói, tài liệu, văn bản hoặc bằng hành vi cụthể. Trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh không dựa trên bất kỳhợp đồng nào. Trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh khi người nào có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Khi bàn đến trách nhiệm BTTH thì trước tiên phải xem giữa các đương sựcó quan hệhợp đồng hay không. Nếu có quan hệhợp đồng thì luật điều chỉnh là luật vềhợp đồng, nếu không thì luật điều chỉnh là luật vềBTTHNHĐ. Đây là hai chếđịnh khác nhau, có cách thức điều chỉnh khác nhau.Thứhai, trách nhiệm BTTHNHĐ và theo hợp đồng đều có xuất phát điểm từviệc vi phạm nghĩa vụ, nhưng nguồn gốc nghĩa vụcủa hai loại trách nhiệm này không giống nhau. Trách nhiệm BTTH theo đồng phát sinh khi có sựvi phạm nghĩa vụtheo hợp đồng, còn trách nhiệm BTTHNHĐ phát sinh khi có sựvi phạm nghĩa vụluật định. Loại nghĩa vụthông thường mà pháp luật đặt ra là nghĩa vụvềtài sản và nhân thân. Ngược lại, nghĩa vụphát sinh từquan hệhợp đồng thường được các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng hoặc được pháp luật vềhợp đồng quy định.Thứba, mức bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và ngoài hợp đồng không giống nhau. Khi thiết lập hợp đồng, các bên sẽđềra quyền lợi và nghĩa vụmà các bên phải thực hiện, đồng thời dựliệu trước vềnhững trường hợp phải BTTH, mức bồi thường, phương thức bồi thường và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụbồi thường. Nếu không có thỏa thuận thì việc xác định trách nhiệm bồi thường sẽđược áp dụng theo quy định của pháp luật. Đôi khi việc áp dụng theo quy định của pháp luật cũng làm cho việc tính toán toán mức bồi thường trởlên đỡphức tạp. Đối với trách nhiệm BTTHNHĐ, trước tiên các bên có quyền thỏa thuận vềmức bồi thường. Nếu các bên không thỏa thuận được thì mức bồi thường được xác định dựa vào quy định của pháp luật vềBTTHNHĐ. Luật dân sựluôn tôn trọng nguyên tắc tựdo thỏa thuận. Dù là BTTH theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng thì sau cùng các bên đều có quyền thỏa thuận vềmức bồi thường. Vấn đềchỉkhác nhau ởchỗnếu không thỏa thuận được với nhau thì mức độBTTHNHĐ được xác định theo luật vềBTTHNHĐ, còn mức độBTTH theo hợp đồng trước tiên được xác định theo hợp đồng –luật giữa các bên, sau đó mới xác định dựa theo luật định. Thứtư, lý do miễn trách nhiệm trách nhiệm không giống nhau. Luật hợp đồng luôn quán triệt nguyên tắc tựnguyện. Khếước cần được tuân thủnghiêm ngặt. Trong quan hệhợp đồng, chỉcần các bên có sựthống nhất ý chí đều chịu sựràng buộc của ý chí chung đó. Do đó, trong trách nhiệm hợpđồng lý do miễn trách nhiệm dân sựrất hạn chế, thông thường chỉgiới hạn ởsựkiện bất khảkháng. Tuy vậy, đương sựcó thểdựliệu những trường hợp miễn trách nhiệm đểđưa vào hợp đồng. Ví dụnhư trong hợp đồng khám chữa bệnh quy định vì rủi ro khách quan dẫn đến phẫu thuật thất bại thì cơ sởkhám chữa bệnh không phải chịu trách nhiện. Khi đó, quy định này cũng là căn cứđểmiễn trách nhiệm. Đối với trách nhiệm BTTHNHĐ, pháp luật thường quy định tương đối nhiều trường hợp miễn trách nhiệm, bao gồm các trường hợp miễn trách nhiệm thông thường và các trường hợp miễn trách nhiệm đặc biệt [23].Thứnăm, vềchủthểbồi thường. Chủthểbồi thường thiệt hại theo hợp đồng là các bên tham gia vào quan hệhợp đồng. Chủthểbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có thểlà người thực hiện hành vi xâm phạm quyền hoặc người khác. Ví dụnhư người giám hộbồi thường thiệt hại cho người được giám hộ, cơ sởđào tạo nghềbồi thường thiệt hại do người học nghềgây ra, trường học bồi thường thiệt hại do học viên là người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sựgây ra.v.v..Thứsáu, vềthẩm quyền tốtụng và thời hiệu. Đối với trách nhiệm BTTHNHĐ, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụsởhoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại (Điểm d, Khoản 1, Điều 40 Bộluật tốtụng dân sựnăm 2015). Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp BTTH theo hợp đồng là Tòa án do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận thì Tòa án nơi thực hiện hợp đồng là Tòa án có thẩm quyền giải quyết (Điểm g, Khoản 1, Điều 40 Bộluật tốtụng dân sựnăm 2015). 1.3. Khái lƣợc quy định pháp luật vềbồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng 1.3.1. Nguồn pháp luật điều chỉnh theo pháp luật Việt NamNguồn luật điều chỉnh trách nhiệm BTTHNHĐ theopháp luật Việt Nam, gồm có:-Bộluật dân sựnăm 2015;-Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009;-NghịQuyết của Tòa án nhân dân tối cao như: NghịQuyết: 03/2006/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một sốquy định của BLDS năm 2005 vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;-Văn bản do các cơ quan nhà nước phối hợp, thống nhất ban hành trong đó có nội dung quy định vềbồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như: Thông tư liên tịch số: 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT-BKH-BTP Hướng dẫn áp dụng một sốquy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp vềquyền sởhữu trí tuệtại TAND. 1.3.2. Nguồn luật điều chỉnh theo pháp luật Trung Quốc-Quy tắc chung Luật dân sựTrung Quốc năm 1986. -Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc năm 2010.-Luật bồi thường nhà nước năm 2010.-Các văn bản giải thích tư pháp của Tòa án nhân dân tối cao Trung Quốc như: + Ý kiến của TAND tối cao Trung Quốc vềmột sốvấn đềliên quan tới Quy tắc chungLuật dân sựTrung Quốc năm ban hành ngày 26/1/1988 (đã bịhủy bỏmột phần nội dung từngày 24/12/2008); +Giải thíchsố7của TAND tối cao Trung Quốc vềmột sốvấn đềliên quan đến xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại vềtinh thần của hành vi xâm phạm quyền dân sựban hành ngày 8/03/2001; + Ý kiếnsố3của TAND tối cao Trung Quốc vềmột sốvấn đềliên quan đến thụlý vụán BTTH do điện giật ban hành ngày 10/1/2001+ Giải thích tư phápsố23 của TAND tối cao Trung Quốc vềLuật trách nhiệm xâm phạm quyền ban hành ngày 30/6/2010;+ Giải thích tư phápsố20vềBTTH nhân thân của TAND tối cao Trung Quốc ban hành ngày 26/12/2003; + Giải thích số19 của TAND tối cao Trung Quốc vềmột sốvấn đềliên quan đến giải quyết vụán BTTH do tai nạn giao thông ban hành ngày 27/11/2012 Chƣơng II: QUY ĐỊNH VỀBỒI THỜI THƢỜNG HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT TRUNG QUỐC VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM 2.1. Vềcăn cứphát sinhtrách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồngCăn cứphát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ của Việt Nam được ghi nhận tại Điều 584 BLDS năm 2015. ỞTrung Quốc, Điều 6 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền quy định vềyếu tốcấu thành tráchnhiệm xâm phạm quyền như sau: “Người thực hiện hành vi có lỗi xâm phạm quyền lợi dân sựcủa người khác thì phải chịu trách nhiệm xâm phạm quyền. Theo quy định của pháp luật suy đoán người thực hiện hành vi có lỗi, người thực hiện hành vi không thểchứng minh mình không có lỗi, thì phải chịu trách nhiệm dân sự”.Các quy định căn cứphát sinh trách nhiệm BTTHNHĐ của Việt Nam và Trung Quốc cho thấy trách nhiệm BTTHNHĐ được phát sinh trên cơ sởcác yếu tốsau:-Có hành vi trái pháp luật;-Có thiệt hại thực tế;-Có mối quan hệnhân quảgiữa hành vi và thiệt hại;-Vềvấn đềcó lỗi của chủthểthực hiện hành vi, BLDS năm 2015 quy định khác so với BLDS năm 2005 ởchỗ: BLDS năm 2015 không quy định lỗi là yếu tốcấu thành trách nhiệm BTTHNĐ. Luật trách nhiệm xâm phạm quyềnTrung Quốc cũng coi lỗi là yếu tốcấu thành trách nhiệm BTHHNHĐ. 2.1.1. Có hành vi trái pháp luậtCó hai tiêu chí đểđánh giá một hành vi có trái pháp luật hay không là hành vi và kết quảcủa hành vi. Trên thếgiới có hai học thuyết nghiên cứuvềtrái pháp luật là thuyết kết quảtrái luật và thuyết hành vi trái luật: (1) Thuyết kết quảtrái luậtlấy quyền lợi hợp pháp làm tiêu chuẩn phán đoán hành vi trái pháp luật. Khi quyền lợi hợp pháp bịxâm phạm sẽmặc nhiên suy đoán hành vi có sựtrái pháp luật, trừtrường hợp có lý do chính đáng. Với cách hiểu như vậy khiến việc suy đoán hành vi trái pháp luật trởlên tràn nan, khó kiểm soát, không làm rõ được mối quan hệnhân quảgiữa hành vi và hậu quảthực tế. Đểdẫn đến một kết quảnhất định có nhiều nguyên nhân khác nhau. Cần phải thấy rõ phạm vi giới hạn của hành vi và hậu quảthực tế. Ví dụkhông thểnói rằng Công ty sản xuất xe máy có hành vi trái pháp luật vì xe máy họsản xuất và bán ra thịtrường là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông, thiệt hại đến tính mạng và tài sản của người khác. (2) Thuyết hành vi trái luậtlấy bản thân hành vi đểlàm tiêu chuẩn phán đoán tính trái pháp luật. Học thuyết này cho rằng cần xem xét bản thân hành vi có vi phạm nghĩa vụchú ý thông thường trong đời sống xã hộikhông? Nếu người thực hiện hành vi không vi phạm nghĩa vụchú ý thông thường thì dù hành vi đó có gây ra thiệt hại cũng không thểnhận định hành vi đó trái pháp luật. Ví dụ: Một người lái xe máy tham gia giao thông không may gây tai nạn cho người bán hàngrong. Người lái xe đã thực hiện đầy đủluật lệgiao thông. Theo thuyết hành vi trái luật thì trong trường hợp này có thiệt hại thực tếxảy ra, nhưng hành vi của người lái xe không phải là hành trái pháp luật. Ngược lại, theo học thuyết kết quảvi phạm thì hành vi gây tai nạn giao thông trong trường hợp này đã đầy đủcơ sởđểkết luận có sựtrái pháp luật. Vì người lái xe đã xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người bán hàng rong.Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác thểhiện dưới dạng hànhđộng hoặc không hành động trái luật. Hành động là việc làm cụthểcủa con người nhằm một mục đích nhất định. Hành động trái luật gây thiệt hại là việc làm cụthểcủa con người xâm phạm đến quyền quyền và lợi ích của người khác. Ví dụ: Hành động xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác. Không hành động trái luật gây thiệt hại là việc một người không làm một việc nào đó trong khi pháp luật quy định họphải hành động. Việc người đó không hành động đã xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Ví dụ: Cơ quan nhà nước, cán bộcông chức không thực thi hoặc chậm thực thi công vụgây thiệt hại cho tổchức, cá nhân liên quan. Quy định của các quốc gia trên thếgiới vềphạm vi chủthểvà phạm vi quyền lợi được pháp luật bảo vệtrước hành vi xâm phạm quyền có sựkhác nhau. Khoản 1, Điều 584 BLDS 2015 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừtrường hợp Bộluật này, luật khác có liên quan quy định khác”. “Người khác” ởđây được hiểu là các chủthểdân sựbao gồm cá nhân, pháp nhân, tổchức khác không có tư cách pháp nhân. So với BLDS 2005, BLDS 2015 vẫn liệt kê các quyền và lợi ích, nhưng mởrộng phạm vi áp dụng. Quyền và lợi ích hợp pháp của pháp nhân không còn chỉdừng lại ở“danh dự, uy tín, tài sản” như trong BLDS 2005.Theo Điều 584 Quy tắc chung Luật dân sựTrung Quốc thì các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệtrước hành vi xâm phạm quyền baogồm: Tài sản của tập thể, quốc gia; tài sản và nhân thân của người khác. Quy định trên phân loại chủthểcủa quyền và lợi ích hợp pháp thành tập thểvà cá nhân. Trong đó, tập thểchỉđược bảo vệtài sản, còn cá nhân thì được bảo vệtoàn diện vềnhân thân và tài sản. Khác với quy định trên, Điều 2 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc quy định: “Quyền lợi dân sựđược nêu trong luật này, bao gồm các quyền lợi nhân thân và quyền lợi tài sản như quyền tính mạng, quyền sức khỏe, quyền danh tính, quyền danhdự, quyền vinh dự, quyền hình ảnh, quyền riêng tư, quyền tựchủhôn nhân, quyền giám hộ, quyền sởhữu, quyền dụng ích, quyền đảm bảo, quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, quyền sửdụng thương hiệu, quyền phát hiện, quyền cổphần, quyền thừa kế.v.v..”.Theocác quy định khác trong Luật trách nhiệm xâm phạm quyền thì pháp nhân và các chủthểkhác cũng được bảo vệtoàn diện quyền tài sản và quyền nhân thân. 2.1.2. Có thiệt hại thực tếMục đích của quy định trách nhiệm BTTHNHĐ là bảo vệnhững lợi ích hợppháp khi chúng bịxâm hại. Do đó, trách nhiệm BTTH chỉphát sinh khi có thiệt hại thực tế. Nếu không có thiệt hại thực tếthì không bàn đến vấn đềtrách nhiệm bồi thường. Thiệt hại thực tếlà những hậu quảbất lợi vềtài sản và nhân thân do hành vi xâm phạm quyền gây lên đối với chủthểbịxâm phạm quyền. 2.1.2.1. Điều kiện của thiệt hại. Thiệt hại là một trong những yếu tốcấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ khi đảm bảo những điều kiện sau:-Quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo hộcủa chủthểdân sựbịxâm hạiChủthểbịthiệt hại chỉđược pháp luật bảo vệkhi lợi ích hợp pháp bịhành vi trái luật xâm phạm. Theo Điều 2 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc thì đối tượng xâm hại của hành vi xâm phạm quyền là quyền lợi tài sản và quyền lợi nhân thân. Theo Điều 584 BLDS 2015 của Việt Nam thì đối tượng xâm hại của hành vi xâm phạm quyền là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác. Ý nghĩa của việc xác định đối tượng quyền và lợi ích hợp pháp bịxâm hại là đểxác định phạm vi của hành vi xâm phạm quyền, đồng thời làm rõ các tính chất khác nhau của hành vi xâm phạm quyền. Quyền lợi và lợi ích hợp pháp bịxâm hại là khách thểxâm hại của hành vi xâm phạm quyền. Vậy, đểxác định phạm vi xâm hại của hành vi xâm phạm quyền cần dựa vào phạm vi quyền và lợi ích hợp pháp bịxâm hại. Hay nói cách khác, hành vi gây ra thiệt hại vềquyền và lợi ích hợp pháp cho người khác là phạm vi khách thểcủa hành vi xâm phạm quyền. Khi xác định được cụthểloại quyền và lợi ích bịxâm hại sẽxác định được tính chất cụthểcủa hành vi xâm phạm quyền. Từđó, quyết định được sẽphải áp dụng điều luật nào đểđiều chỉnh, giải quyết như thếnào.-Thiệt hại có tính xác địnhThiệt hại có tính xác định chỉkhảnăng có thểxác định thiệt hạikhách quan. Không thểxác định thiệt hại thì không thểcoi thiệt hại là yếu tốcấu thành trách nhiệm BTTHNHĐ. Tính xác định của thiệt hại được thểhiện ởnhững điểm sau: (1) Thiệt hại đã phát sinh trên thực tế. Những thiệt hại chưa phát sinh không có tínhxác định. Hành vi gây cản trởcho việc thực hiện quyền lợi của người khác tuy chưa gây thiệt hại thực tếvềtài sản cho người khác, nhưng có nguy cơ dẫn đến thiệt hại thì sẽlàm phát sinh trách nhiệm khác, chứkhông phải là trách nhiệm BTTH. Ví dụ:Hành vi xâm phạm quyền gây nguy hiểm đến an toàn nhân thân, tài sản người khác, thì người bịxâm phạm quyền có thểyêu cầu người xâm phạm quyền chịu trách nhiệm xâm phạm quyền như dừng hành vi xâm hại, loại bỏtrởngại, loại bỏnguy hiểm(Điều 21 Luật trách nhiệm xâm phạm quyền Trung Quốc)(2) Thiệt hại tồn tại một cách chân thực, thiệt hại không thểđược các đương sựđịnh lượng dựa trên cảm giác, ý nghĩ chủquan. Ví dụ: Không thểchỉvì nghi ngờngười khác đã tiết lộbí mật đời tư của mình mà cảm thấy tinh thần đau khổ. Thiệt hại như vậy không thểxác định. (3)Thiệt hại là những thiệt hại vềquyền và lợi ích hợp pháp bịxâm hại trên thực tế. Thiệt hại thực tếcó thểnhận định dựa trên quan niệm thông thường của xã hội hoặc dựa trên sựcông bằng. Ví dụ: Một cửa hàng bịcháy, những tài sản bịhủy hoại là thiệt hại thực tế. Nhưng người nào đó đưa ra lý do vì cửa hàng bịcháy, họkhông thểmua thực phẩm và những vật phẩm thiết yếu hàng ngày nên đã ảnh hưởng đến việc đi làm đúng giờhàng ngày của họ, những thiệt hại mà các vịkhách gặp phải khó có thểxác định thực tế.-Thiệt hại có thểbù đắp.Những thiệt hại vềnhân thân và tài sản chỉkhi pháp luật cho rằng cần được bù đắp hoặc có thểbù đắp mới có thểlàm phát sinh trách nhiệm dân sự. Tính có thểbù đắp bao gồm hai phương diện: (1) Pháp luật có đưa thiệt hại thiệt hại thực tếvào phạm vi bù đắp hay không. Ví dụ: Nam nữthanh niên quyết định trước khi kết hôn ký kết hợp đồng sống thử. Nhiều năm sau nam thanh niên đềnghịvới bạn gái hủy bỏquan hệsống chung. Bạn nữcảm thấy tuổi thanh xuân của mình bịthiệt hại nên yêu cầu BTTH. Theo quan điểm của đa sốmọi người thì thiệt hại thực tếcủa tuổi thanh xuân là có tồn tại, nhưng pháp luật không liệt thiệt hại đó vào phạm vi có thểbồi thường hoặc bù đắp. Do đó, hành vi của nam thanh niên không phải là thiệt hại thực tếtheo pháp luật. (2) Phương án bù đắp có tính khảthi. Có những hậu quảthiệt hại có thểthông qua phương án bù đắp thích hợp đểkhiến cho những quyền lợi hợp pháp bịthiệt hại trởvềtrạng thái ban đầu, hoặc bù đắp tương xứng[24].Ngược lại, có những thiệt hại không thểbù đắp. Ví dụ: Tranh chấp vềviệc xâm hại quyền chung sống như ởví dụtrên làm thếnào đểnam thanh niên bù đắp cho bạn gái?! Đối với những hậu quảthiệt hại khác nhau pháp luật thường căncứvào từng trường hợp cụthểđểđưa ra phương án bồi thường. Người bịthiệt hại chỉcó thểđưa ra yêu cầu bồi thường trong phạm vi pháp luật cho phép. 2.1.2.2.Phân loại thiệt hại.Dựa vào các căn cứkhác nhau có thểchia thiệt hại thành nhiều hình thức khác nhau. Căn cứvào khách thểkhác nhau của hành vi xâm phạm quyền, có thểphân loại thiệt hại thành hai loại chính là: thiệt hại vềquyền lợi tài sản và thiệt hại quyền lợi nhân thân. Căn cứvào hình thức thiệt hại có thểchia thiệt hại thành thiệt hại vềtài sản, thiệt hại vềtinh thần. Dựa vào mối quan hệgiữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại thì có thểchia thiệt hại thành thiệt hại trực tiếp (thiệt hại phát sinh do chính sựtác động của hành vi, sựkiện gây ra) và thiệt hại gián tiếp (thiệt hại phát sinh từthiệt hại trực tiếp như thu nhập bịmất, hoa lợi bịthiệt hại...). Theo Nghịquyết 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một sốquy định của BLDS năm 2005 vềBTTHNHĐ thì thiệt hại bao gồm thiệt hại vềvật chất và thiệt hại do tổn thất vềtinh thần. Đểlàm rõ hơn các loại thiệt hại, mối quan hệgiữa hành vi xâm phạm và thiệt hại, người viết sẽđi phân tích hai dạng thiệthại là thiệt hại vềquyền lợi tài sản và thiệt hại vềquyền lợi nhân thân:a) Thiệt hại vềquyền lợi tài sản: Thiệt hại vềquyền lợi tài sản thường thấy là tài sản bịtổn thất, bao gồm thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp chỉgiá trịtài sản của người bịthiệt hại bịtổn thất hoặc giảm đi. Thiệt hại gián tiếp chỉquyền lợi tài sản đáng ra được hưởng bịtổn thất hoặc mất đi. Bao gồm: (1) mất đi tài sản pháp định đáng lẽcó được hoặc tài sản sinh sôi một cách tựnhiên; (2) mất đilợi nhuận kinh doanh đáng lẽcó được; (3) mất đi thu nhập đáng lẽcó được, bao gồm tiền lương, tiền thưởng.v.v..; (4) giảm thiểu hoặc làm thấp đi năng lực kiếm tiền trong tương lai của người bịthiệt hại. Tổn thất gián tiếp có một sốđặc trưng như: Khi người bịthiệt hại bịxâm phạm, quyền lợi tài sản đó chưa tồn tại. Trong hoàn cảnh thông thường, nếu người bịthiệt hại không bịxâm phạm, quyền lợi tài sản sẽtựnhiên hoặc rất có khảnăng sẽđạt được. Đối với hành vi xâm phạm quyền hoặc điều kiện đặc biệt luật định dẫn đến tài sản trực tiếp bịtổn thất thì vềnguyên tắc phải bồi thường đầy đủ, trừphi pháp luật có quy định khác.Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền gây ra còn có một vấn đềđặc biệt cần lưu tâm. Đó là trường hợp hành vi xâm phạm quyền lợi tàisản nhưng lại gây ra thiệt hại phi tài sản thì có cần được bồi thường không. Liên quan đến vấn đềnày các quốc gia trên thếgiới có quy định không giống nhau. Theo quy định của pháp luật Việt Nam thìthiệt hại vềtinh thần chỉgiới hạn trong phạm vi quyềncon người, quyền nhân thân bịxâm hại. Tuy nhiên, trong một sốtrường hợp đặc biệt, thiệt hại vềtinh thần còn gắn liền với thiệt hại vềtài sản. Khi quyền tài sản bịxâm hại người bịthiệt hại cũng có thểyêu cầu BTTH vềtinh thần. Điều 4 Ý kiếnsố7 năm2001của TAND tối cao Trung Quốc quy định: “Những vật phẩm kỷniệm có ý nghĩa tượng trưng nhân cách bịhành vi xâm phạm quyền làm cho vật phẩm đó bịhủy hoại hoặc tổn hại, thì chủsởhữu vật phẩm có quyền lấy lý do có hành vi xâm phạm quyền đểkhởi kiện ra TANDyêu cầu BTTH vềtinh thần. Tòa án nhân dân phải thụlý giải quyết theo quy định của pháp luật”. Vật phẩm có ý nghĩa tượng trưng nhân cách là thuật ngữtương đối trừu tượng. Đểđánh giá một vật phẩm có phải là vật phẩm có ý nghĩa tượng trưng nhân cách hay không cần đánh giá giá trịtinh thần của vật phẩm đối với chủsởhữu. Giá trịcủa vật phẩm nằm ởchỗtrong quá trình sửdụng đem lại cho chủnhân cảm giác thỏa mãn. Vật phẩm có ý nghĩa tương trưng nhân cách không giống với vật phẩm thông thường. Nó là nơi gửi gắm những giá trịtinh thần, tình cảm của chủnhân. Nó có thểkhông đem lại giá trịsửdụng thực tếnhư những vật phẩm phục vụnhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Nói đúng hơn, giá trịsửdụng chỉlà thứyếu, đặt sau giá trịtinh thần. Ví dụvềmột sốvật phẩm có giá trịtinh thần như: Bức ảnh duy nhất chụp chung với bốmẹđã quá cố, băng ghi hình đám cưới vợchồng, gia phả, đồthờcủa tổtiên nhiều đời trước đểlại cho con cháu. Từxưa đến nay, đời sống tinh thần của con người vẫn luôn rất phong phúvà ngày càng phong phú. b) Thiệt hại vềquyền lợi nhân thân:Trong BLDS 2015, quyền nhân thân được quy định tại mục 2, chương III viết vềcá nhân. BLDS thiết kếcác quy định vềquyền nhân thân theo hướng đưa ra khái niệm chung nhất vềquyền nhân thân và kèm theo các quy định cụthểvềtừng loại quyền nhân thân. Quyền nhân thân được quy định trong Bộluật này là quyền dân sựgắn liền với mỗi cá nhân, không thểchuyển giao cho người khác, trừtrường hợp luật khác có liên quan quy định khác (Khoản 1, Điều 25BLDS 2015). Không 19tinh thần (quyền lợi nhân cách phi tài sản). Ví dụ: Hành vi xâm hại quyền tên gọi, quyền danh dựcủa pháp nhân. Việc xâm hại những quyền lợi nhân cách này có thểgây ra những hậu quảkinh tếkhôn lường. Thiệt hại hữu hình lợi ích nhân cách có thểgây ra thiệt hại vềtài sản. Bù đắp bằng tài sản là phương thức BTTH hiệu quả, bên cạnh những phương thức khác như xin lỗi, cải chính công khai.(2) Thiệt hại vô hình do hành vi xâm phạm quyền lợi nhân cách chủyếu là thiệt hại phi tài sản – thiệt hại vềtinh thần. Thường thì những hành vi xâm hại quyền lợi nhân cách có tính tinh thần sẽdễdẫn đến thiệt hại vềtinh thần. Ví dụhành vi xâm hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín.Việc xâm hại quyền lợi nhân cách có tính vật chất cũng có thểgây ra những thiệt hại vô hình như đau khổ, tình cảm bịtổn thương. Ví dụkhi hành vi hành hạngười khác không chỉgây thiệt hại vềsức khỏe, mà còn gây tôn thương vềmặt tinh thần. Thiệt hại vô hình do hành vi xâm hại lợi ích nhân cách gây ra biểu hiện ởhai hình thái: (1) Quyền lợi nhân cách thông thường bịxâm hại, tức nhân cách bịđánh giá thấp, bí mật đời tư bịtiết lộ, tựdo bịhạn chế, chân dung hoặc danh tính bịsửdụng phi pháp.v.v..; (2) Hành vi xâm hại lợi ích nhân cách gây ra vết thương tinh thần hoặc đau khổtinh thần cho người khác. Đối với thiệt hại vô hình của lợi ích nhân cách có thểáp dụng phương pháp trách nhiệm phi tài sản đểbù đắp như xin lỗi, cải chính công khai, khôi phục danh dự, loại bỏảnh hưởng.v.v... Theo pháp luật Trung Quốc thì thiệt hại tinh thần chỉáp dụng đối với cá nhân, còn đối với pháp nhân thì không được yêu cầu BTTH tinh thần. -Thiệt hại do hành vi xâm hại quyền lợi thân phận.Thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi thân phận cũng giống như thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền lợi nhân cách ởchỗđều có thểdẫn đến hai loại hậu quảthiệt hại là thiệt hại tài sản và phi tài sản. Ví dụ: Xâm hại đến quyền sinh mệnh và quyền sức khỏe của người khác khiến họbịchết hoặc tàn tật thì những người đang được người đó nuôi bịmất đi quyền yêu cầu cấp dưỡng. Do đó, phải sửdụng phương thức BTTH đểbù đắp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan