Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học SKKN Về việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học môn Sinh học 8...

Tài liệu SKKN Về việc sắp xếp, bảo quản thiết bị dạy học môn Sinh học 8

.DOC
10
387
90

Mô tả:

Thiết bị đồ dùng Sinh học 8 sử dụng trong nhà trường được cung ứng đồng bộ nhưng không theo trật tự sắp xếp nào. Thiết bị được sắp xếp, phân loại theo đặc trưng mỗi loại. Cách sắp xếp khoa học sẽ giúp tìm kiếm đồ dùng nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, thuận lợi trong quá trình sử dụng. Nhìn chung bộ thiết bị sinh học lớp 8 đã được cung ứng khá đầy đủ, nhưng bên cạnh đó cũng có những thiết bị không có hoặc đã bị hỏng trong quá trình sử dụng, bảo quản, như một số dung dịch hóa chất dùng trong một số bài thực hành.
I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do viết SKKN Nhà trường cần được sự quan tâm của các cấp, ban ngành trong xã hội. Quá trình dạy học cần có sự đầu tư về chất lượng giáo dục và các phương tiện dạy học phù hợp đặc trưng bộ môn. Môn Sinh học trong trường THCS cung cấp cho học sinh những kiến thức cụ thể nhất về sự vận động, phát triển của một cá thể động thực vật, con người. Riêng môn Sinh học lớp 8 nghiên cứu về cấu tạo chức năng, hoạt động sống của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người. Đi song song với nội dung sách giáo khoa, người giáo viên cần có những trang thiết bị cần thiết để hỗ trợ quá trình giảng dạy của mình giúp học sinh hiểu bài hơn, nắm chắc kiến thức hơn. Trong nhà trường THCS, môn Sinh học lớp 8 có vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục của xã hội. Môn học này cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản thiết thực về cấu tạo chức năng hoạt động sống của các hệ cơ quan trong cơ thể người từ đó giúp các em biết bảo vệ chăm sóc tốt các hệ cơ quan để con người luôn được khoẻ mạnh, hạn chế những bệnh tật liên quan. Đồng thời hình thành cho các em lòng say mê nghiên cứu khoa học, thói quen làm việc khoa học, góp phần làm nền tảng cho việc giáo dục xã hội chủ nghĩa, phát triển năng lực nhận thức, năng lực hành động, chuẩn bị cho học sinh học lên và đi vào cuộc sống lao động. 2. Mục đích SKKN : Thiết bị đồ dùng Sinh học 8 sử dụng trong nhà trường được cung ứng đồng bộ nhưng không theo trật tự sắp xếp nào. Thiết bị 5 được sắp xếp, phân loại theo đặc trưng mỗi loại. Cách sắp xếp khoa học sẽ giúp tìm kiếm đồ dùng nhanh chóng, không mất nhiều thời gian, thuận lợi trong quá trình sử dụng. Nhìn chung bộ thiết bị sinh học lớp 8 đã được cung ứng khá đầy đủ, nhưng bên cạnh đó cũng có những thiết bị không có hoặc đã bị hỏng trong quá trình sử dụng, bảo quản, như một số dung dịch hóa chất dùng trong một số bài thực hành. Với thời gian công tác còn hạn chế nhưng với thực tế công việc mà tôi tiếp xúc trong thời gian qua và tham khảo của một số đồng nghiệp, tôi xin mạnh dạn đề cập tới một vấn đề, đó là Việc sắp xếp, bảo quản. 3. Phạm vi và đối tượng áp dụng : Trong các nhà trường THCS hiện nay đã được cung ứng những thiết bị dạy học đồng bộ gần như hoàn chỉnh do Bộ Giáo dục & Đào tạo nghiên cứu đưa ra ứng dụng vào thực tế từ những năm học trước. Bộ thiết bị đồng bộ Sinh học lớp 8 gồm: + Kính hiển vi thực hành. + Lam kính, la men + Bộ đồ mổ. + Khay mổ có tấm kê. + Đĩa kính đồng hồ. + Đĩa Pêtri + Ống hút có quả bóp cao su. + Ống nghiệm hoá học. + Cốc thuỷ tinh 250 ml, 100 ml có chia vạch ml. 6 + Móc thuỷ tinh. + Đũa thuỷ tinh. + Bộ kích thích. + Máy ghi đồ thị nhịp tim, nhịp cơ co. + Đèn cồn. + Cặp ống nghiệm. + Máy ghi công cơ. + Các mô hình : Tai, Mắt, Não, bộ xương, nửa cơ thể người. + Tranh ảnh + Ống nghiệm sinh học, nút cao su, ống chữ T, ống chữ L, ống cao su. + Nhiệt kế. + Giá thí nghiệm sinh học. + Hộp tiêu bản hiển vi nhân thể : - Mô cơ vân - Mô biểu bì - Mô xương - Tủy sống cắt ngang - Mô cơ trơn 4. Thực trạng: Thiết bị môn Sinh học nói riêng, các môn học khác nói chung trong nhà trường hiện tại kho chứa hẹp, tủ, giá còn thiếu... nên việc sắp xếp, bảo quản khoa học là vô cùng cần thiết. PHẦN NỘI DUNG 1. Các biện pháp để thực hiện SKKN 7 a. Nguyên tắc sắp xếp - Sắp xếp phải đảm bảo tính khoa học (nội dung chương trình). - Đảm bảo tính chính xác. - Đảm bảo tính thực tiễn (phục vụ bài học) - Phù hợp với trình độ của học sinh. - Tiết kiệm các chi phí thực hành. b. Cách bố trí thiết bị đồ dùng cho tiết thực hành + Chuẩn bị dụng cụ: - Yêu cầu giáo viên làm bản yêu cầu phù hợp nội dung giảng dạy. - Chuẩn bị dụng cụ dựa trên số học sinh thực hành và số lượng kinh phí được chi. Yêu cầu học sinh tự chuẩn bị những dụng cụ dễ tìm để bổ sung thiết bị đồ dùng cho tiết học. + Cách bố trí đồ dùng trong phòng thực hành: - Trước khi học sinh học thực hành phải nhắc nhở học sinh biết nội quy, quy chế phòng thực hành. - Phòng thực hành phải có đủ ánh sáng, trang thiết bị tối thiểu: đèn, quạt thông, bàn ghế phục vụ quá trình thực hành. - Chia học sinh thành nhóm thực hành - Bầu nhóm trưởng để hàng ngày nhận và trả đồ dùng phòng thực hành. - Bố trí thí nghiệm theo nhóm học hoặc từng cá nhân theo yêu cầu của giáo viên. - Phát mẫu vật, dụng cụ cho các nhóm trưởng mỗi nhóm. - Mỗi nhóm có khay đựng bộ dụng cụ của mình riêng. 8 + Vệ sinh sau khi thực hành: - Sau khi thực hành xong các nhóm phải có nhiệm vụ vệ sinh sạch sẽ thiết bị đồ dùng, bàn giao đầy đủ lại cho nhóm trưởng để nhóm trưởng có nhiệm vụ trả thiết bị cho cán bộ phụ trách hoặc giáo viên giảng dạy. - Kiểm kê các vật dụng. - Các thành viên nhóm thực hành vệ sinh phòng học theo sự phân công của giáo viên hoặc cán bộ quản lí đồ dùng. c. Cách sắp xếp, trưng bày thiết bị giáo dục Tuỳ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của mỗi trường, mà có cách sắp xếp hợp lí, khoa học nhất, tạo thuận tiện trong quá trình sử dụng. Ta có thể sắp xếp thành từng hàng hoặc từng khu vực riêng hoặc sắp xếp theo nội dung từng bài. Qua quá trình thực tế công việc và học hỏi của các đồng nghiệp cùng ngành, tôi thấy hiện nay đồ dùng thường được sắp xếp theo đặc trưng khối lớp. Sinh học 8 dành toàn bộ chương trình nghiên cứu khái quát về cơ thể người, cấu tạo các hệ cơ quan trong cơ thể, cách vệ sinh, bảo vệ tốt cho các hệ cơ quan hoạt động. Nên thiết bị đồ dùng của môn sinh học lớp 8 có những đồ dùng có thể dùng riêng cho từng chương bài cụ thể nhưng cũng có những thiết bị dùng chung: kính hiển vi, lam kính, la men, bộ đồ mổ, khay mổ có tấm kê, đĩa kính đồng hồ, đĩa Pêtri, ống hút có quả bóp cao su, ống nghiệm hoá học, cốc thuỷ tinh 250 ml, 100 ml có chia vạch ml, móc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, cặp ống nghiệm. Vì vậy chúng ta không thể sắp xếp 9 chúng theo từng bài, chương cụ thể, ta có thể phân chia chúng thành nhiều loại để sắp xếp phù hợp đặc điểm: + Mô hình. + Tranh ảnh + Kính hiển vi, lam kính, la men. + Bộ đồ mổ, khay mổ. + Các dụng cụ thủy tinh (đĩa kính đồng hồ, đĩa Pêtri, ống hút có quả bóp cao su, ống nghiệm hoá học, cốc thuỷ tinh 250 ml, 100 ml có chia vạch ml, móc thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, đèn cồn). + Máy kích thích, máy ghi công * Cách sắp xếp này có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Do cơ sở vật chất của nhà trường còn nhiều thiếu thốn : phòng ốc chưa đủ theo tiêu chuẩn, diện tích phòng kho không đủ, không có đủ tủ, giá để sắp xếp thoáng nên tôi sắp xếp chúng ngăn nắp theo khu vực đã phân định để tiện cho quá trình lấy đồ dùng chuẩn bị cho tiết học. Trên các thiết bị có dán nhãn kèm theo để tiện cho việc tìm kiếm của giáo viên khi cán bộ thiết bị không có mặt ở trường (ốm đau phải nằm viện điều trị hoặc nghỉ phép) chuẩn bị thiết bị đồ dùng đầy đủ cho nội dung bài giảng. * Cách bảo quản thiết bị và dụng cụ: a. Mục đích - Thiết bị dụng cụ được bảo quản tốt, chất lượng được đảm bảo sẽ tạo giúp nâng cao chất lượng bài giảng . Ví dụ1: Khi học bài "Cơ quan phân tích thính giác" khi giảng bài có mô hình tai minh họa sẽ giúp cho bài giảng sinh động, cụ thể. 10 Nếu mô hình tai bị hỏng, sứt mẻ không còn nguyên vẹn sẽ khiến cho giáo viên khó miêu tả cấu tạo đồng thời khiến cho học sinh nhìn cấu tạo sai khác. Ví dụ2 : Hoặc khi thực hành quan sát mô, nếu kính hiển vi bị ẩm, mờ khó quan sát hình ảnh cấu tạo các mô, hình ảnh không rõ hoặc không nhìn thấy thì bài học không thu được kết quả theo yêu cầu. b. Cách bảo quản b.1. Cách bảo quản kính hiển vi: - Để kính nơi khô ráo, trong hộp có túi chứa chất hút ẩm (Silicagen) - Không để bụi rơi, bám vào các bộ phận quang học (Nếu có bụi thì dùng bình xịt, máy sấy tóc, bút lông để lấy bụi ra ngoài). - Không sờ tay vào các bộ phận quang học (do tay có mồ hôi nấm mốc dễ phát triển); học sinh trót sờ tay vào phải dùng khăn mềm, bông y tế tẩm dung dịch hóa chất (ete + cồn; tulien; xilen). - Sau khi dùng xong phải lau khô kính để ở chỗ thoáng, sấy bằng điện để cho các bộ phận quang học không bị ẩm mốc. - Không được tháo rời các vật kính và thị kính ra. - Phải để kính nơi chắc chắn, để kính không bị rơi và đổ. - Khi di chuyển phải cầm kính bằng hai tay, khi di chuyển xa phải đặt kính trong các hộp chuyên dụng. Nếu kính không được dùng thường xuyên thì sau khi dùng xong phải lau khô. Nếu sau một thời gian lâu mới dùng thì phải để kính trong các tủ kính có bóng điện tròn để sấy kính thường xuyên. 11 - Phải bảo dưỡng định kì cho kính, không có kĩ thuật chuyên môn thì không được tự ý sửa chữa kính. b.2. Đối với các dụng cụ thủy tinh: - Sau khi dùng xong, làm vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc lau khô rồi xếp vào hộp, dụng cụ chứa chúng. b.3.Bộ đồ mổ, khay mổ có tấm kê: - Bộ đồ mổ gồm: Kéo, dao, kẹp, kim tròn, kim mũi mác. Bộ đồ mổ để mổ xẻ động vật để quan sát, sau khi dùng xong phải vệ sinh sạch sẽ, lau khô, lau dầu nhờn (nếu lâu không dùng) để vào hộp bảo quản. Không dùng kéo, dao mổ vào việc khác: cắt các vật rắn. - Khay mổ: Dùng xong rửa sạch, lau khô. Chỉ dùng khay mổ, tấm kê vào việc thí nghiệm. b.4. Đối với máy móc: - Sau khi dùng xong lau chùi bụi bẩn sắp xếp vào vị trí cũ ngăn nắp gọn gàng. 2. Khảo sát: 1. Kết quả Qua quá trình thực tế áp dụng vào công việc sắp xếp, bảo quản kết quả đạt được như sau: - Sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, khoa học; bảo quản, vệ sinh dụng cụ thiết bị sạch sẽ. - Khi cần sử dụng một loại dụng cụ ta có thể lấy nhanh chóng chính xác. Đề tài nghiên cứu này thực hiện thành công sẽ giúp người cán bộ quản lí thiết bị giáo dục thuận lợi trong quá trình làm việc. Giúp 12 giáo viên truyền đạt kiến thức tới học sinh chính xác, giải thích rõ được cấu tạo đặc trưng của các hệ cơ quan trong cơ thể người từ đó giúp học sinh rút ra bài học cho chính mình về cách vệ sinh, bảo vệ các hệ cơ quan. Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này giúp tôi đi sâu vào nghiên cứu khoa học, nghiên cứu hình thức bảo quản, sắp xếp phù hợp với điều kiện cơ spr vật chất của mỗi nhà trường THCS hiện nay. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Việc sắp xếp, bảo quản thiết bị đồ dùng đã được tôi áp dụng phù hợp với thực tế cơ sở vật chất của trường. Việc sắp xếp này đã giúp đắc lực cho công việc chuẩn bị thiết bị đồ dùng nhanh chóng chính xác với nội dung của bài học và giúp giáo viên có phương tiện minh họa chính xác cấu tạo, đặc điểm, chức năng theo nội dung của bài dạy. Đồng thời nó cũng tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp thu bài của học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong toàn trường. Qua thực tế làm việc tôi có một số kiến nghị nhỏ với nhà trường và các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy như sau : - Với nhà trường : + Đầu tư tiền của xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ về diện tích, trang thiết bị hỗ trợ. Có phòng học bộ môn riêng, có đủ hệ thống tủ, giá để sắp xếp thiết bị đồ dùng theo từng phần chi tiết hơn. + Phát động trong giáo viên và học sinh tự làm đồ dùng dạy học để bổ sung đồ dùng phục vụ giảng dạy tốt hơn. 13 - Đối với giáo viên: Cần tham gia với cán bộ thiết bị chuẩn bị đồ dùng và cùng làm thí nghiệm kiểm tra trước giờ lên lớp, có ý kiến đề xuất phù hợp với nội dung bài học. Đề tài này khi bắt đầu nghiên cứu tôi đã tham khảo một số ý kiến của đồng nghiệp song với thời gian làm việc còn hạn chế nên vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong được sự tham gia góp ý để đề tài được áp dụng vào thực tế. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan