Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn ứng dụng phần mềm conceptdraw mindmap và violet thiết kế dạy học chuyên đề ...

Tài liệu Skkn ứng dụng phần mềm conceptdraw mindmap và violet thiết kế dạy học chuyên đề nhiễm sắc thể (bài 5, 6 sgk sinh học 12 ban cơ bản), đã nâng cao kết quả học tập của học sinh trường thpt đinh tiên hoàng, gia la

.DOC
26
1747
109

Mô tả:

TÓM TẮT ĐỀ TÀI Làm thế nào để đổi mới một cách toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức thực hiện. Đặc biệt cần chú ý đổi mới mạnh mẽ phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo, khả năng ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống lôgic khoa học của người học là những trăn trở của người làm giáo dục. Việc ứng dụng CNTT là một yêu cầu thiết yếu của đổi mới PPDH. Trường THPT Đinh Tiên Hoàng cũng như các trường khác đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học cho tất cả các bộ môn trong đó có môn sinh học. Như chúng ta đã biết sinh học là bộ môn khoa học thực nghiệm trong đó có nhiều kiến thức khó và khá trừu tượng, khối lượng kiến thức nhiều như các bài nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, đột biến số lượng nhiễm sắc thể,... Khi giảng dạy nội dung này giáo viên thường hướng dẫn học sinh xem nội dung, hình ảnh có sẵn trong SGK, hình ảnh sưu tầm liên quan đến bài học, kèm theo là lời mô tả, giải thích, với mục đích giúp học sinh hiểu bài hơn. Tuy vậy, những kiến thức khó, mang tính trừu tượng ví dụ khi mô tả về các cấp độ xoắn của cấu trúc siêu hiển vi NST, cơ chế đột biến cấu trúc NST, cơ chế đột biến số lượng NST,... mà giáo viên chỉ dùng lời và hình ảnh tĩnh để minh họa thì học sinh rất khó hình dung và tiếp thu bài. Kết quả nhiều học sinh cũng đã thuộc bài mang tính tức thời, rời rạc mà không hiểu cơ chế, bản chất của sự vật hiện tượng, thiếu tính chủ động, sáng tạo, kĩ năng vận dụng thực tiễn chưa tốt. Một số giáo viên khác thì chọn giải pháp ứng dụng Power Point là phần mềm trong bộ sản phẩm Microsoft Office của Microsoft để soạn giảng bài dạy hay là sử dụng các phần mềm chiếu phim như Windows Media Player,… để trình chiếu các đoạn video, clip hỗ trợ cho công tác giảng dạy, với cách làm này giáo viên đã giúp học sinh hiểu được các cơ chế của sự vật hiện tượng xong do lượng kiến thức bài học nhiều mà học sinh chỉ nhớ, thuộc kiến thức một cách rời rạc chưa có hệ thống, lôgic, khoa học. 1 Giải pháp của tôi là ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và phần mềm Violet để thiết kế giáo án trình chiếu hỗ trợ cho công tác giảng dạy chuyên đề nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản). Conceptdraw Mindmap là phần mềm chuyên dụng được sử dụng để thiết kế bản đồ tư duy, giúp học sinh nhớ kiến thức một cách hệ thống, lôgic, khoa học, từ đó khắc sâu kiến thức hơn, nhớ lâu hơn. Trong khi đó phần mềm Violet là công cụ giúp cho giáo viên có thể tự xây dựng được các bài giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tương tự phần mềm Powerpoint, Violet có đầy đủ các chức năng dùng để tạo các trang nội dung bài giảng như: cho phép nhập các dữ liệu văn bản, công thức, các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...), tạo các tương tác,.... Riêng đối với việc xử lý những dữ liệu multimedia, Violet tỏ ra mạnh hơn so với Powerpoint, ví dụ như cho phép thể hiện và điều khiển các file Flash hoặc cho phép thao tác quá trình chạy của các đoạn phim v.v... một cách chủ động. Từ đó học sinh năng động sáng tạo trong quá trình học, hiểu sâu cơ chế, bản chất của hiện tượng, tăng kĩ năng vận dụng thực tiễn. Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương: hai lớp 12 trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Lớp 12A1 thực nghiệm được thực hiện giải pháp thay thế khi dạy chuyên đề nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản) và lớp 12A2 đối chứng. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt kết quả học tập của học sinh: lớp thực nghiệm đã đạt kết quả cao hơn so với lớp đối chứng. Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm có trị trung bình là 5,93, điểm bài kiểm tra của lớp đối chứng có trị trung bình là 4,51. Kết quả kiểm chứng t-test cho thấy p = 0,00063 < 0,05 có nghĩa là sự khác biệt lớn hơn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng. Điều đó chứng mình rằng “Ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet thiết kế dạy học chuyên đề nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản), đã nâng cao kết quả học tập của học sinh trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Gia Lai”. 2 GIỚI THIỆU Như chúng ta đã biết trong SGK nội dung được thể hiện chủ yếu là kênh chữ, hình ảnh tĩnh, có kích thước nhỏ, ít sinh động. Ứng dụng công nghệ thông tin đã tạo ra những hình ảnh khá sinh động, rực rỡ, kiến thức hệ thống hóa rất khoa học, lôgic,... góp phần nâng cao chất lượng công cụ, thiết bị đồ dùng dạy học trong nhà trường. Các trường THPT nói chung và trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai nói riêng, nơi tôi đang công tác tuy đã và đang từng bước được tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các phòng học với sự trợ giúp của công nghệ thông tin. Xong, số giáo viên biết sử dụng các phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet chỉ 1 đến 2 người, chủ yếu là sử dụng phần mềm Power Point để khai thác, trình chiếu kênh chữ, hình ảnh tĩnh chứ chưa biết khai thác hình ảnh động, video clip phục vụ cho bài học. Bởi lẽ thao tác thiết kế khi sử dụng phần mềm còn phức tạp, kĩ thuật sử dụng phần mềm của giáo viên còn hạn chế. Trường đóng trên địa bàn có vùng kinh tế đặc biệt khó khăn, xã hội kém phát triển, vì vậy việc học sinh tự tiếp cận thông tin mới, công nghệ mới rất khó khăn. Qua nghiên cứu, thực nghiệm trong công tác giảng dạy của bản thân; Qua việc thăm lớp, dự giờ chuyên đề nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản) khảo sát trước tác động, tôi thấy giáo viên chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, vấn đáp trực tiếp với học sinh, trình chiếu kênh chữ, hình ảnh bằng phần mềm Power point, Windows Media Player để giảng dạy từng mục, từng bài học một cách rời rạc. Phần củng cố cuối bài, cuối chương giáo viên thường thuyết trình tổng hợp lại kiến thức của bài, chương với cách làm này học sinh thường nhớ kiến thức một cách máy móc, thuộc lòng, kiến thức rời rạc không thống nhất, dẫn đến học sinh học khó nhớ, nhanh quên; Phương tiện sử dụng cho bài học là bảng tranh ảnh trong SGK hoặc chiếu rời rạc từng đoạn phim bằng các phần mềm trình chiếu video cho 3 học sinh quan sát. Với cách làm này tính chủ động chưa cao, mất nhiều thời gian, thao tác khó khăn do giáo viên phải đóng, mở các đoạn phim, cũng vì thế giáo viên rất ngại sử dụng cách này mà chủ yếu họ chọn cách yêu cầu học sinh xem bảng ảnh trong SGK. Sau đó, họ cố gắng đưa ra hệ thống câu hỏi gợi mở dẫn dắt học sinh tìm hiểu vấn đề. Học sinh tích cực suy nghĩ, trả lời câu hỏi của giáo viên, phát hiện và giải quyết vấn đề. Kết quả là học sinh có thể thuộc bài nhưng hiểu chưa sâu sắc về sự vật hiện tượng, kĩ năng hệ thống hóa kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế chưa cao. Để khắc phục hiện trạng trên, đề tài nghiên cứu này đã sử dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap xây dựng bản đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức một cách lôgic, khoa học, kết hợp với phần mềm Violet xây dựng các bài giảng trên máy tính có đính các ảnh động video, âm thanh sinh động thay cho cách dạy thuyết trình để hệ thống tổng hợp kiến thức, thay cho việc trình chiếu kênh chữ, hình ảnh bằng phần mềm Power point, Windows Media Player. Giải pháp thay thế: Sử dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap để hệ thống hoá kiến thức bài học, chương thông qua bản đồ tư duy chuyên đề nhiễm sắc thể kết hợp với phần mềm Violet để xây dựng bài giảng mà trọng tâm ở đây đưa các file dữ liệu multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim, hoạt hình Flash...) cơ chế của các dạng đột biến cấu trúc NST, đột biến số lượng NST vào trình duyệt thành một hệ thống tăng tính chủ động cho người dạy và tạo hứng thú cho người học. Từ đó giúp học sinh hiểu sâu kiến thức, nắm kiến thức một cách có hệ thống, lôgic, khoa học. Vấn đề nghiên cứu: Việc sử dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và phần mềm Violet để thiết kế bài giảng chuyên đề nhiễm sắc thể có nâng cao kết quả học tập của học sinh 12 không? Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet để thiết kế bài giảng sẽ nâng cao kết quả học tập về chuyên đề nhiễm sắc thể cho học sinh lớp 12 trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai. 4 PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể NC 1.1. Giáo viên: Có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có lòng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. 1.2. Học sinh: Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Tình hình của hai lớp Số liệu Lớp Sĩ số Nam 44 20 43 24 12A1 12A2 Kết quả bài kiểm tra KS đầu năm học 2015 - 2016 Nữ Kinh Jrai Giỏi Khá T.Bình Yếu Kém 24 1 43 0 0 2 4 38 19 0 43 0 0 1 8 34 Số HS các nhóm Dân tộc Về ý thức học tập, học sinh ở hai lớp là như nhau. Thành tích học tập của năm trước, điểm KS ở hai lớp là tương đương. 2. Thiết kế Chọn hai lớp nguyên vẹn: 12A1 là nhóm thực nghiệm, 12A2 là nhóm đối chứng. Tôi lấy bài kiểm tra KS đầu năm học 2015 – 2016 môn sinh học làm bài kiểm tra tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động có kết quả: Bảng 2: Kiểm chứng xác định sự tương đương Giá trị T.Bình p Đối chứng 2,76 Thực nghiệm 2,77 0,479 Từ bảng 2 ta có p = 0,479 > 0,05. Như vậy, sự chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm là không có ý nghĩa. Vậy hai nhóm được coi là tương đương . Từ đó ta sử dụng kiểu thiết kế 2. Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương ta có bảng thiết kế nghiên cứu : Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu 5 KT trước tác động Nhóm Thực nghiệm (lớp 12A1) O1 Đối chứng (lớp 12A2) O2 KT sau tác động Tác động Dạy học có ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet Dạy học không ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet O3 O4 3. Quy trình nghiên cứu 3.1. Chuẩn bị bài của giáo viên Yêu cầu: Hai bài giảng thiết kế tương đương về mặt kiến thức, kỹ năng Bài giảng 1: Thiết kế bài học thông thường không ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet, quy trình chuẩn bị bài và tiến trình lên lớp như bình thường. Bài giảng 2: Thiết kế bài học có ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet. (phụ lục 1) Xây dựng sơ đồ cấu trúc dạy học có ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet. HT câu hỏi ƯDP M Conc eptdr aw mind map Ứn g dụ ng ph ần mề m Vi ole t ƒ  ‡ ‚ … ˆ GIÁO VIÊN HỌC SINH „ † HT kiến thức TT kiến thức Trong đó  ‚ … ƒ „ † ‡ ˆ là trình tự các bước thực hiện của quá trình dạy học. 3.2. Tiến hành dạy thực nghiệm 6 Thời gian dạy thực nghiệm vẫn theo phân phối chương trình dạy học môn sinh học 12 của nhà trường để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Thứ ngày Ba (29/9) Ba (29/9) Tư (30/9) Tư (30/9) Lớp 12A2 12A2 12A1 12A1 Tiết theo PPCT 5 6 5 6 Tên bài dạy Chuyên đề: nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản) 4. Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra khảo sát đầu năm môn sinh học 12 năm học 2015 – 2016, do Sở Giáo dục và Đào tạo Gia Lai ra đề kiểm tra chung toàn tỉnh. Bài kiểm tra sau tác động sau khi học xong chuyên đề: nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản) sẽ thực hiện với 10 câu, trong đó có 8 câu trắc nghiệm khách quan, 2 câu tự luận (Xem phụ lục 2) 5. Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện xong bài học, tiến hành bài kiểm tra đối với 2 lớp (nội dung kiểm tra trình bày phụ lục 2) Chấm bài kiểm tra (Xem phụ lục 3, 4). 6. Phân tích dữ liệu và kết quả 6.1. Kết quả đạt được Bảng 6. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau thực nghiệm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị P của T- test Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) Đối chứng 4,51 1,80 Thực nghiệm 5,93 2,15 0,00063 0,787 Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước thực nghiệm là tương đương, Điểm kiểm tra khảo sát lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng (bảng 1). Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả p = 0,00063, cho thấy sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối 7 chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là 5,93, kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm đối chứng là 4,51. Độ lệch chuẩn nhóm thực nghiệm 2,15, độ lệch chuẩn của nhóm đối chứng 1,80. Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác biệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Mức độ ảnh hưởng SMD = 0,787. Điều đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của đổi mới phương pháp trong dạy học có ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet đã ảnh hưởng đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm. Giả thuyết nghiên cứu: Sử dụng phần Conceptdraw mềm Mindmap và phần mềm Violet để thiết kế bài giảng sẽ nâng cao kết quả học tập về chuyên đề nhiễm sắc thể cho học sinh lớp 12 trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Krông Pa, Gia Lai đã được kiểm chứng. 6.2. Hạn chế Việc đổi mới phương pháp trong dạy học đòi hỏi giáo viên phải thành thạo sử dụng CNTT, sử dụng được phần mềm Conceptdraw Mindmap và phần mềm Violet, khai thác mạng internet và soạn được giáo án điện tử. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ * Kết luận 8 Việc dạy học có ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng phần mềm Conceptdraw Mindmap và Violet nói riêng để giảng dạy chuyên đề: nhiễm sắc thể (bài 5, 6 SGK sinh học 12 ban cơ bản) đã nâng cao kết quả học tập của học sinh. Giáo viên dễ dàng hơn trong khâu thiết kế bài giảng, trình chiếu thực hiện tiến trình dạy học. Kết quả học tập của học sinh được nâng cao chất lượng. Ứng dụng này còn có thể áp dụng soạn giảng cho các bài học của các bộ môn khác nhau. * Khuyến nghị Đối với Ban giám hiệu: Tăng cường cơ sở vật chất đặc biệt là những trang thiết bị để ứng dụng CNTT trong giảng dạy như: máy tính, máy chiếu projector….; Tăng cường mở các lớp bồi dưỡng tin học nói chung và bồi dưỡng việc ứng dụng CNTT trong dạy học, khai thác internet…. Đối với giáo viên: Trước khi được bồi dưỡng và đào tạo bài bản về trình độ CNTT, bản thân phải tự học và mua săm máy tính để sử dụng trong giảng dạy và quản lý HS; Luôn tự tìm tòi và nâng cao khả năng sử dụng các phần mềm của CNTT để ứng dụng vào hoạt động dạy học; Trong thời gian có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của đồng nghiệp để đề tài ngày một hoàn thiện góp phần vào việc đổi mới PPDH nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung. V. PHỤ LỤC Phụ lục 1. Bài giảng 9 Ngày soạn: 19/9/2015 Tuần 6. Tiết PPCT: 5,6 CHUYÊN ĐỀ: NHIỄM SẮC THỂ I. Nội dung  Nội dụng 1: Nhiễm sắc thể và đột biến nhiễm sắc thể.  Nội dung 2: Hậu quả và vai trò của đột biến nhiễm sắc thể. II. Mục tiêu 1. Kiến thức  Mô tả được hình thái cấu trúc và chức năng của NST.  Nêu được các đặc điểm bộ NST đặc trưng của mỗi loài.  Trình bày khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc, số lượng NST, mô tả được các loại đột biến cấu trúc NST và hậu quả, ý nghĩa của dạng đột biến này trong tiến hoá.  Nêu được khái niệm, phân loại, cơ chế hình thành, các đặc điểm của lệch bội và ý nghĩa của nó.  Phân biệt đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, thể tự đa bội và thể dị đa bội và cơ chế hình thành. 2. Kỹ năng  Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, khái quát thông qua phân tích nguyên nhân, ý nghĩa của đột biến cấu trúc NST.  Khái quát được nội dung cơ bản của bài. 3. Thái độ  Nhận thức được hậu quả các dạng đột biến NST, vai trò của đa bội thể.  Áp dụng những điều được học và trong cuộc sống.  Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu. 4. Định hướng phát triển năng lực  Năng lực chung: tự học, quan sát, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác.  Năng lực chuyên biệt: sử dụng lược đồ và các hình vẽ trong SGK. III. Phương pháp, kỹ thuật, hình thức tổ chức dạy học và thiết bị dạy học  Phương pháp và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại gợi mở, thuyết trình…  Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.  Phương tiện thiết bị dạy học : Máy chiếu, sơ đồ và các hình vẽ trong SGK. IV . Mô tả mức độ nhận thức: 1. Bảng mô tả 4 mức độ nhận thức: Cấp độ Vận dụng 10 Tên chuyên đề Nhận biết - Mô tả được hình thái, cấu trúc và chức năng NST ở sinh vật nhân thực. - Nêu được các khái NHIỄM niệm về đột biến SẮC THỂ NST. - Trình bày được các dạng, cơ chế hình thành các đột biến NST và nêu được hậu quả, ý nghĩa của từng dạng. Thông hiểu Cấp độ thấp Giải thích được hậu quả và vai trò của từng loại đột biến NST. Vận dụng kiến thức giải bài tập. Cấp độ cao - Ý thức về sức khỏe và bảo vệ môi trường. Vận dụng kiến thức giải bài tập. - So sánh, quan sát hình vẽ để rút ra hiện tượng, bản chất sự vật. - Phân biệt đột biến cấu trúc NST và đột biến số lượng NST, tự đa bội, dị đa bội. 2. Biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra đánh giá. a. Nhóm câu hỏi nhận biết 1. Thành phần hoá học chính của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực có ADN và prôtêin A. Dạng hitstôn. B. Cùng các enym tái bản. C. Dạng phi histôn. D. Dạng hitstôn và phi histôn. 2. Hình thái của nhiễm sắc thể biến đổi qua các kỳ phân bào và nhìn rõ nhất ở kỳ A. Trung gian. B. Trước. C. Giữa. D. Sau. 3. Một nuclêôxôm gồm A. Một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. B. Phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. C. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. D. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. 4. Mức xoắn 1 của nhiễm sắc thể là A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. Siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. Crômatít, đường kính 700 nm. 5. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm. B. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. C. Siêu xoắn, đường kính 300 nm. D. Crômatít, đường kính 700 nm. 6. Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm mất đoạn, lặp đoạn 11 A. Đảo đoạn, thay thế đoạn. B. Thay thế đoạn, đảo đoạn. C. Đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Quay đoạn, thay thế đoạn. 7. Các dạng đột biến lệch bội gồm thể không, thể một nhiễm, thể một nhiễm kép A. Thể ba, thể bốn kép. B. Thể bốn, thể ba. C. Thể bốn, thể bốn kép. D. Thể ba, thể bốn kép. b. Nhóm câu hỏi thông hiểu 1. Các đa bội lệch có ý nghĩa trong A. Tiến hoá, nghiên cứu di truyền. B. Chọn giống, nghiên cứu di truyền. C. Chọn giống, tiến hoá, nghiên cứu di truyền. D. Chọn giống, tiến hoá. 2. Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là A. Quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn. B. Quá trình tự nhân đôi của nhiễm sắc thể bị rối loạn. C. Sự phân ly bất thường của một hay nhiều cặp nhiễm sắc thể tại kỳ sau của quá trình phân bào. D. Thoi vô sắc không hình thành trong quá trình phân bào. 3. Hiện tượng đa bội ở động vật rất hiếm xảy ra vì A. Chúng mẫn cảm với các yếu tố gây đột biến. B. Cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể nên rất ít chịu ảnh hưởng của các tác nhân gây đa bội. C. Cơ quan sinh sản thường nằm sâu trong cơ thể, đồng thời hệ thần kinh phát triển. D. Chúng thường bị chết khi đa bội hoá. 4. Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này không thể phát hiện ở tế bào A. Tảo lục. B. Vi khuẩn. C. Ruồi giấm. D. Sinh 5. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. 6. Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng? A. Đột biến gen. C. Chuyển đoạn nhỏ. B. Mất đoạn nhỏ. D. Đột biến lệch bội. 7. Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là A. Lặp đoạn, chuyển đoạn. B. Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST. C. Mất đoạn, chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn trên cùng một NST. c. Nhóm câu hỏi vận dụng thấp 1. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên A. Thể 4 nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép. B. Thể ba nhiễm. 12 C. Thể 1 nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm. 2. Một NST có trình tự các gen như sau ABCDEFGŸ HI. Do rối loạn trong giảm phân đã tạo ra 1 giao tử có NST trên với trình tự các gen là ABCDEHŸ GFI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra đột biến: A. Chuyển đoạn trên NST nhưng không làm thay đổi hình dạng NST. B. Đảo đoạn chứa tâm động và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. C. Chuyển đoạn trên NST và làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn nhưng không làm thay đổi hình dạng nhiễm sắc thể. 3. Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 22 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là A. 2n – 2 B. 2n – 1 – 1 C. 2n – 2 + 4 D. A, B đúng. 4. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. Ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. Siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. 5. Tại sao phần lớn các loại đột biến cấu trúc NST có hại, thậm chí gây chết cho các thể đột biến? Trả lời: ĐB cấu trúc gây mất, rối loạn trong cấu trúc vật chất di truyền từ đó làm mất cân bằng hệ gen vốn đã được chọn lọc, và di truyền qua nhiều thế hệ để thích nghi với điều kiện môi trường. d. Nhóm câu hỏi vận dụng cao 1. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa giao phấn với cây thân cao 2n + 1 có kiểu gen Aaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 5 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 11 cao: 1 thấp. 2. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. 3. Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là A. 12. B. 24. C. 25. D. 23. 4. Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ A. 2/9 B. 1/4 C. 1/8 D. 1/2. V. Thiết kế tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra bài đột biến gen. – Lấy một số ví dụ về đột biến gen? + Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm ở người là do dạng đột biến thay thế một cặp nuclêôtit. + Bệnh bạch tạng do đột biến gen lặn gây nên. 13 + Đột biến gen trội gây nên tay 6 ngón, ngón tay ngắn. + Bệnh máu khó đông, bệnh mù màu do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X. 2. Khởi động: GV cho HS trả lời câu hỏi nhằm tái hiện lại kiến thức đã học. Loại bệnh nào sau đây không phải là do đột biến gen. A. Bệnh đao B. Claiphenter C. Bạch tạng D. Siêu nữ E. Tocnơ F. Mù màu. 3. Hoạt động dạy bài mới. Nội Hoạt động GV Hoạt dung động HS - Xây dựng hệ thống câu hỏi liên quan đến bài học. - Trên cơ - Chuyển hệ thống câu hỏi này cho học sinh ít nhất 1 sở hệ ngày trước khi dạy bài học mới. thống - Yêu cầu học sinh nghiên cứu trước bài học dựa trên câu hỏi hệ thống câu hỏi. mà giáo Hệ viên đã thống đưa ra, câu học sinh hỏi sẽ nghiên cứu bài học và hoàn thành câu trả lời. Hoạt động 1: Tìm hiểu một số khái niệm Trình chiếu về NST - Quan sát hình, Một số thảo luận khái và trả lời. nhiệm - Ghi nhớ liên NST là gì? kết luận quan Thế nào là cặp NST tương đồng? của giáo đến Bộ NST lưỡng bội, đơn bội có ở sinh vật nào? viên. NST Số lượng, kích thước NST có phản ánh mức độ tiến hóa của mỗi loài không? Hoạt động 2: Nghiên cứu hình thái – cấu trúc NST Hình Trình chiếu hình thái của NST trải qua quá trình - Quan thái và nguyên phân; Trình chiếu cấu trúc siêu xoắn của NST sát hình, 14 thảo luận và trả lời. cấu trúc siêu hiển vi Hình thái của NST như thế nào qua các kì phân bào? của Ở kì giữa NST có hình thái như thế nào? Vai trò của NST mỗi thành phần? NST được cấu tạo như thế nào? Ý nghĩa của hiện tượng NST cuộn xoắn nhiều bậc là gì? Hoạt động 3: Nghiên cứu các dạng đột biến cấu trúc NST Đột Phát phiếu học tập số 1 - Nhận biến Trình chiếu các dạng đột biến cấu trúc NST phiếu cấu Lập đoạn Mất đoạn học tập. trúc - Quan NST sát hình, phim, thảo luận và hoàn thành Chuyển đoạn phiếu học tập. Học sinh trình bày phiếu học tập. Đối Chuyển đoạn chiếu kết quả phiếu học tập, bổ sung để hoàn thiện Yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 1. kiến thức Trình chiếu kết quả phiếu học tập số 1 15 Hoạt Động 4: Nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế, hậu quả và ý nghĩa của ĐB lệch bội và đột biến đa bội. Đột Phát phiếu học tập số 2 - Nhận biến Trình chiếu các dạng đột biến số lượng NST phiếu số học tập. lượng - Quan NST sát hình, (đột phim, biến thảo luận lệch và hoàn bội thành NST phiếu và đột học tập. biến Học đa bội sinh trình NST.) bày phiếu học tập. Đối chiếu kết Trình chiếu 1 số ví dụ về hậu quả của đột biến đa bội quả phiếu học tập, bổ sung để hoàn thiện kiến thức 16 Yêu cầu HS hoàn thành nội dung phiếu học tập số 2 Trình chiếu kết quả phiếu học tập số 2 Hoạt Động 5: củng cố kiến thức bài học. Trình chiếu sơ đồ tư duy - Quan sát, ghi nhớ thông tin cần thiết của bài học. Củng cố 17 * Phiếu học tập 1: các dạng đột biến cấu trúc NST Dạng đột biến Khái niệm Hậu quả Ý nghĩa Ví dụ * Phiếu học tập 2: các dạng đột biến số lượng NST Dạng đột biến Khái niệm Cơ chế Hậu quả Ý nghĩa Ví dụ 4. Bài tập về nhà: Hoàn thành các câu hỏi sau bài học trong SGK, SBT. Một số hình ảnh về bài giảng 18 19 Phụ lục 2. Đề và hướng dẫn chấm Trắc nghiệm Câu 1. Một nuclêôxôm gồm E. Một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. F. Phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histôn. G. Phân tử histôn được quấn quanh bởi một đoạn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. H. 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nuclêôtit. Câu 2. Mức xoắn 2 của nhiễm sắc thể là A. Sợi cơ bản, đường kính 10 nm. E. Sợi chất nhiễm sắc, đường kính 30 nm. F. Siêu xoắn, đường kính 300 nm. G. Crômatít, đường kính 700 nm. Câu 3. Điều không đúng khi cho rằng: Ở các loài đơn tính giao phối, nhiễm sắc thể giới tính A. Chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục của cơ thể. B. Chỉ gồm một cặp, tương đồng ở giới này thì không tương đồng ở giới kia. C. Không chỉ mang gen quy định giới tính mà còn mang gen quy định tính trạng thường. D. Của các loài thú, ruồi giấm con đực là XY con cái là XX. Câu 4. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới là A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Đảo đoạn. D. Chuyển đoạn. Câu 5. Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là A. Ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ. B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ. C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao. D. Siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu. Câu 6. Sự thụ tinh giữa 2 giao tử (n+1) sẽ tạo nên A. Thể 4 nhiễm hoặc thể ba nhiễm kép. B. Thể ba nhiễm. C. Thể 1 nhiễm. D. Thể khuyết nhiễm. Câu 7. Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là A. 35 cao: 1 thấp. B. 11 cao: 1 thấp. C. 3 cao: 1 thấp. D. 5 cao: 1 thấp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan