Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học ph...

Tài liệu Skkn tổ chức hoạt động học tập theo nhóm nhằm nâng cao hiệu quả trong dạy học phần sinh học vi sinh vật lớp 10

.PDF
16
2528
68

Mô tả:

SKKN SINH HỌC SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT LỚP 10 Người thực hiện: NGUYỄN BÁ SỰ Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: …………………  - Lĩnh vực khác: .......................................................  Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 GV: Nguyễn Bá Sự 1 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: NGUYỄN BÁ SỰ 2. Ngày tháng năm sinh: 05/ 06/ 1982 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: 248 – Tổ 6 – Khu 12 – Long Đức – Long Thành – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ 6. Fax: (NR); ĐTDĐ: 0977.265.340 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại Học - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Cử Nhân Sinh Học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 5 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Phương Pháp Sử Dụng Phiếu Học Tập Trong Sinh Học 11 GV: Nguyễn Bá Sự 2 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC TÊN ĐỀ TÀI TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT LỚP 10 Trang MỤC LỤC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................4 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ...............................................................................4 A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................................4 B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI ...............5 1. Tìm hiểu một số nội dung của đề tài ............................................................................5 1.1. Khái niệm dạy học theo nhóm ...................................................................................5 1.2. Các bước tiến hành của đề tài ....................................................................................5 1.2.1. Thành phần nhóm ...................................................................................................5 1.2.2. Ra quy tắc cho nhóm ..............................................................................................6 1.2.3. Giao việc cho nhóm ................................................................................................6 1.2.4. Đánh giá hoạt động nhóm ......................................................................................6 1.3. Một số hình thức tổ chức dạy học theo nhóm ...........................................................6 1.3.1. Làm việc theo cặp 2 học sinh .................................................................................7 1.3.2. Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh .............................................7 1.4.Tổ chức dạy học .........................................................................................................7 2. Ví dụ minh họa về tổ chức HĐN trong dạy học phần vi sinh vật ................................8 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................14 IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG ..........................................15 V. TÀI LIỆU THAM KHẢO ………………………………………………………….15 GV: Nguyễn Bá Sự 3 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT LỚP 10 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo bộ trưởng BGD&ĐT đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của trường lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”. Trong tất cả các hoạt động giảng dạy, theo tôi học sinh thích nhất đó là làm việc theo nhóm, học theo nhóm giúp cho học sinh phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, học sinh có thể tranh cải bàn luận một vấn đề nào đó để rút ra kết luận cho chính mình cho cả nhóm. Trong cuộc sống của chúng ta khi làm việc chắc hẳn không ai muốn làm việc một mình, người ta thấy thích thú làm việc với nhiều người hơn, vì làm việc nhiều người sẽ nảy sinh nhiều ý kiến hơn, giúp chúng ta thành công hơn trong công việc. Đối với môn sinh học ở trường phổ thông, các kiến thức như thực vật, động vật, sinh thái, di truyền…là những kiến thức rất gần gũi với cuộc sống thực tế, có liên hệ với những nguồn thu nhận thông tin khác nhau (sách báo, vô tuyến truyền hình, internet, triển lãm, tham quan, kinh nghiệm cá nhân…) nên ta có thể tổ chức hoạt động nhóm trong giảng dạy sinh học để khai thác nguồn tri thức tích luỹ sẵn có của học sinh. Song song với công cuộc đổi mới giáo dục một cách toàn diện hiện nay của BGD&ĐT và của Sở Giáo Dục & Đào Tạo Đồng Nai. Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu cũng đã và đang có những đổi mới phù hợp với mục tiêu đổi mới chung đó. Để đáp ứng mục tiêu đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay, với những kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và tâm huyết của một nhà giáo, Tôi xây dựng đề tài: “ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT LỚP 10” II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. CƠ SỞ LÍ LUẬN Giáo dục là nền tảng trong sự nghiệp phát triển quốc gia, góp phần đưa đất nước hội nhập với các nước phát triển. Trên những chặng đường thử thách, hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà quan trọng hơn là phải biết dạy "cách" học, "cách" nghiên cứu, kích thích người học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học tập. Một trong những hình thức dạy học góp phần nâng cao hiệu quả học tập của học sinh đó là tổ chức hoạt động nhóm (Tổ chức HĐN). Tổ chức HĐN là một trong những hình thức dạy học đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các nhà giáo dục trên thế giới và Việt Nam. J.A.Comenxki - Nhà giáo dục, nhà tư tưởng lỗi lạc người Tiệp Khắc đã quả quyết rằng: học sinh sẽ thu thập được nhiều từ việc dạy cho bạn mình cũng như việc học hỏi từ bạn mình. S.V.Xandecson, C.Turney, Lewin K...là những tác giả đã nghiên cứu và ứng dụng các mô hình dạy học theo nhóm và đã khẳng định vai trò của hình thức này đối với sự phát triển nhân cách của người học. Ở Việt Nam: Tổ chức 4 GV: Nguyễn Bá Sự THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC HĐN trong dạy học ở trường trung học là một hình thức dạy học có sự kết hợp tính tập thể và tính cá nhân, trong đó học sinh dưới sự chỉ đạo của giáo viên trao đổi những ý tưởng, nguồn kiến thức, hợp tác với nhau trong quá trình lĩnh hội tri thức, hình thành kĩ năng, kĩ xảo (PGS.TS Nguyễn Ngọc Bảo-NXBGD,HN 2000). Ngoài ra có các tác giả như Trần Duy Hưng, Nguyễn Triệu Sơn, Nguyễn Thị Như Mai... cũng đề xuất tổ chức HĐN theo quan điểm hướng vào người học (Tạp chí KHGD, số 15/2006). Tổ chức HĐN cho học sinh là một trong những phương pháp dạy học tích cực, có ý nghĩa quan trọng với người học lẫn người dạy và đang được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, trong thực tiễn tổ chức giảng dạy, vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, nên GV còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức, quản lý, đánh giá nhóm, HS còn lúng túng trong quá trình tổ chức HĐN. Do vậy, tổ chức HĐN là phương pháp mà tôi đưa ra ở đây mới chỉ được áp dụng trong phần sinh học vi sinh vật lớp 10. B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Tìm hiểu một số nội dung của đề tài 1.1. Khái niệm dạy học theo nhóm Dạy học theo nhóm là một hoạt động học tập có sự phân chia học sinh theo từng nhóm nhỏ với đủ thành phần khác nhau về trình độ, cùng trao đổi ý tưởng, một nguồn kiến thức dựa trên cơ sở là hoạt động tích cực của từng cá nhân. Từng thành viên của nhóm không chỉ có trách nhiệm với việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của bạn bè trong nhóm. 1.2. Các bước tiến hành của đề tài 1.2.1. Thành phần nhóm - Tuỳ thuộc vào mục đích sư phạm và yêu cầu của vấn đề học tập mà ta có nhiều cách chia nhóm thông thường để đảm bảo học sinh cùng làm việc nên xếp mỗi nhóm từ 2 đến 8 học sinh. Các nhóm được duy trì ổn định trong cả tiết học hoặc thay đổi theo từng hoạt động, từng phần của tiết học. Khi thành lập nhóm học tập tại lớp, cần lưu ý: + Nhịp điệu làm việc của các thành viên trong nhóm. + Trình độ học lực của các cá nhân trong nhóm. + Mối quan hệ giữa học sinh với nhau. - Các nhóm HS có khả năng khác nhau có thể làm việc cùng nhau rất tốt, tuy nhiên vẫn phải tạo điều kiện cho những học sinh có cùng khả năng, đặc biệt là những học sinh có khả năng cao làm việc cùng nhau. Chẳng hạn những học sinh có khả năng cao có thể đóng vai trò “giáo viên” giúp cho việc học tập nhóm để những HS khác dễ dàng học hỏi bạn mình. Nhóm nói chung là không có nhóm trưởng mà chỉ thay nhau làm đại diện cho nhóm trong những thời điểm nhất định. Song, trong hoàn cảnh trình độ tổ chức của các thành viên còn yếu thì có thể cử nhóm trưởng trong thời gian đầu. Khi các thành viên nhóm đã quen dần với việc tổ chức học nhóm thì có thể loại bỏ. Tất nhiên, nhóm trưởng phải là người có kết quả học tập tương đối tốt, có ý thức giúp đỡ các thành viên trong nhóm. Các nhóm sẽ làm việc tốt nhất nếu các HS hài hoà được kỹ năng hợp tác. - Xây dựng đồng đội là việc làm cần thiết để giúp vượt qua những vấn đề khác nhau gắn liền với việc cùng làm việc. Do đó, giáo viên phải dạy cho học sinh các kỹ năng xây dựng đồng đội bao gồm: + Khả năng hiểu được nhu cầu của người khác. 5 GV: Nguyễn Bá Sự THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN + Khả năng biểu đạt được một quan điểm. + Khả năng nghe quan điểm của người khác. + Khả năng đáp lại, đặt câu hỏi, thảo luận, tranh luận và lập luận. SINH HỌC - Để học sinh có được những kỹ năng trên, giáo viên cần cho học sinh nhận thức được mục đích của việc học tập hay làm việc theo nhóm là: Hợp tác và giúp nhau, lắng nghe lẫn nhau, cùng suy nghĩ. 1.2.2. Ra quy tắc cho nhóm - Đôi khi học sinh làm việc cùng nhau trong nhóm có những hành vi cản trở bao gồm thái độ định kiến, cạnh tranh, bác bỏ người khác và xa lánh mọi người. Vì vậy GV cùng HS đưa ra những quy tắc nhóm để giúp nhóm làm việc tốt: + Các thành viên trong nhóm đều có lượt được nói, cần tạo điều kiện để HS phát biểu hết các loại ý kiến khác nhau, đặc biệt ưu tiên các HS yếu kém phát biểu trước. Phải có sự phân công, các thành viên trong nhóm đều có nhiệm vụ, trách nhiệm giải quyết các vấn đề học tập của nhóm. + Hãy ủng hộ và giúp nhau bổ sung chi tiết + Không cười nhạo điều ai đó đã nói + Hãy suy nghĩ trước khi đặt câu hỏi... - Ghép đúng học sinh vào nhóm và giao việc phù hợp cho từng nhóm. “thành công trong hoạt động nhóm có nghĩa là đã ghép đúng được HS vào với nhau, giao việc đúng cho nhóm.” - Các thành viên trong nhóm phải giải đáp các vấn đề học tập cho nhau trước khi trao đổi với giáo viên. 1.2.3. Giao việc cho nhóm - Giao việc cho nhóm nhiệm vụ thật cụ thể để thực hiện bằng lời, bằng phiếu học tập giao việc, bằng viết trên bảng,... Nếu các thành viên trong nhóm phải giải quyết những vấn đề khác nhau thì giáo viên cần định rõ nhiệm vụ cho từng thành viên từ đầu. GV chỉ đóng vai trò là người hỗ trợ, giúp đỡ cho hoạt động các nhóm và đánh giá, khen thưởng nỗ lực tập thể nhóm. - Cần chú ý trình độ và năng lực của các thành viên trong mỗi nhóm 1.2.4. Đánh giá hoạt động nhóm Đánh giá quá trình và kết quả hoạt động nhóm là việc quan trọng, GV cần theo dõi hành vi hợp tác của các nhóm. - Quan sát HS làm việc trong các nhóm. - Đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm, qua kết quả báo cáo của nhóm, kết quả học tập chung của cả nhóm. Sau khi đánh giá, cần đưa ra những phản hồi nhanh chóng, tích cực với học sinh và nhận thức được những khó khăn cản trở việc học tập nhóm, dựa vào các biểu hiện: Không chú ý, có ý chống đối hoặc các câu hỏi chệch hướng .... Cuối cùng, cho điểm thưởng hoặc điểm phạt các cá nhân, các nhóm có biểu hiện tốt hay không tốt 1.3. Một số hình thức tổ chức dạy học theo nhóm 1.3.1. Làm việc theo cặp 2 học sinh Đây là hình thức học sinh trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống do giáo GV: Nguyễn Bá Sự 6 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC viên nêu ra, trong quá trình giải quyết các tình huống, học sinh sẽ thu nhận kiến thức một cách tích cực. Nhóm này thường được sử dụng khi giao cho HS chấm bài, sửa bài cho nhau (qua phiếu học tập, qua các bài tập lựa chọn trong sách giáo khoa...).Ưu điểm của hình thức tổ chức này là không mất thời gian tổ chức, không xáo trộn chỗ ngồi mà vẫn huy động được HS làm việc cùng nhau. Mô hình nhóm 2 học 1.3.2. Làm việc theo nhóm 4-5 học sinh hoặc 7-8 học sinh Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm và thảo luận các bài tập, câu hỏi tình huống do giáo viên nêu ra. Có 2 loại hình bài tập: Bài tập cho hoạt động trao đổi và bài tập cho hoạt động so sánh. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết 1 vấn đề khác nhau (nhưng cùng 1 chủ đề), sau đó trao đổi vấn đề và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Hoạt động trao đổi thường được sử dụng cho những bài học có nhiều vấn đề cần phải giải quyết trong một thời gian ngắn. Hoạt động so sánh thường dùng cho những bài học có dung lượng không lớn. Mô hình nhóm 4-5 học sinh 1.4.Tổ chức dạy học Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm Quy trình tổ chức giờ học theo nhóm bao gồm 4 bước cơ bản: - Điểm xuất phát: Giáo viên - Bước 1: Hướng dẫn - Bước 2: Tổ chức Học sinh Đối tượng học tập Tự nghiên cứu HS Kinh nghiệm cá nhân HS Kinh nghiệm cá nhân (hợp tác, thảo luận) - Bước 3: Tổ chức Nhóm Nhóm Nội dung học tập (hợp tác, thảo luận) - Bước 4: Trọng tài, cố vấn Tự điều chỉnh kiến Tri thức cá nhân thức thu nhận được Trong 4 bước trên, cần lưu ý trong bước 2 và bước 3 HS làm việc theo nhóm, còn bước 1 và bước 4 là bước làm việc cá nhân, HS tự suy nghĩ, tìm tòi. Bước 4 giúp HS tự lĩnh hội, tự điều chỉnh tri thức thu nhận được. Nó giúp cho kiến thức HS được lĩnh hội vững chắc hơn. Điều này được thể hiện rõ qua các bước trong quy trình sau: GV: Nguyễn Bá Sự 7 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN Các bước Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 SINH HỌC Giáo viên (GV) -Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức -Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm -Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm -Kích lệ HS làm việc, khuyến khích sự tham gia của mỗi cá nhân HS vào các hoạt động học tập chung của nhóm. -Đưa ra những câu hỏi gợi ý khi thảo luận bế tắc hoặc đi chệch hướng. -Yêu cầu mỗi nhóm báo cáo kết quả. - Ghi lại những điểm nhất trí và chưa nhất trí, những khía cạnh mà các nhóm bỏ qua. -Tổ chức thảo luận toàn lớp -Tóm tắt từng vấn đề. -Đưa ra những nhận xét đánh giá về kết quả của từng nhóm, từ đó đưa ra các kết luận khoa học -Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo Học sinh (HS) -Nhận xét, phát hiện vấn đề -Tham gia vào các nhóm, tổ chức nhóm -Thu thập thông tin, tái hiện tri thức chuẩn bị làm việc trong nhóm. -Tự đặt mình vào các tình huống, tự sắm vai đưa ra cách xử lý tình huống, trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm, xử lý thông tin. -Tự ghi lại ý kiến theo chủ kiến của mình, khai thác những gì đã hợp tác với bạn hoặc tham khảo thêm ý kiến của GV để bổ sung sản phẩm ban đầu của mình -Đại diện các nhóm trình bày, bảo vệ sản phẩm của mình trước lớp. -Tỏ thái độ trước những ý kiến của các nhóm khác, -Khai thác bổ sung ý kiến của các nhóm khác, điều chỉnh sản phẩm của nhóm mình. -So sánh, đối chiếu kết luận của GV và của các bạn với sản phẩm ban đầu của mình. -Tự sửa sai, bổ sung, điều chỉnh những gì cần thiết. -Tự rút kinh nghiệm về cách học, cách sử lý tình huống, cách giải quyết vấn đề của mình. Tổng kết: GV gọi bất kỳ một đại diện của nhóm trình bày từng nội dung học tập trước lớp, giáo viên cùng học sinh bổ sung để hoàn thiện từng nội dung học tập và giải đáp thắc mắc. Giáo viên nhận xét kết quả hoạt động của các nhóm - đánh giá (có thể cho điểm cộng cho những nhóm hoạt động tốt) 2. Ví dụ minh họa về tổ chức HĐN trong dạy học phần vi sinh vật: Tiết 24: Bài 22. DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân biệt được 4 kiểu dinh dưỡng vi sinh vật dựa vào nguồn năng lượng và nguồn các bon. - Phân biệt được 3 kiểu thu nhận năng lượng ở các vi sinh vật hóa dưỡng là lên men, hô hấp kị khí và hô hấp hiếu khí. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng học tập và làm việc theo nhóm 3. Thái độ: - Nhận thức được các kiến thức về vi sinh vật để vận dụng vào trong đời sống thực tiễn. GV: Nguyễn Bá Sự 8 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN B. Phương pháp giảng dạy: - Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh. C. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: chuẩn bị máy chiếu, phim về hô hấp và lên men; phiếu học tập - HS: Tự nghiên cứu bài mới. SINH HỌC Phiếu học tập số 1(PHT): Khái niệm vi sinh vật -GV hướng dẫn cho HS đọc mục I-sgk, liệt kê những đặc điểm chung của nhóm VSV về kích thước, cấu tạo cơ thể, đồng thời nhắc lại kiến thức về cách phân loại sinh vật theo 5 giới để tìm những đại diện SV xếp vào nhóm VSV + Kích thước VSV: …………………………………………………………………………………………… + Cấu tạo cơ thể: …………………………………………………………………………………………… + Các đại diện: …………………………………………………………………………………………… - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: + Kích thước VSV: nhỏ bé (chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi). + Cấu tạo cơ thể: đơn bào (nhân sơ, nhân thực), tập hợp đơn bào. + Các đại diện: vi khuẩn, động vật nguyên sinh, vi tảo, vi nấm, virut. - GV bổ sung và kết luận. Phiếu học tập số 2: Mô tả những đặc điểm của các kiểu môi trường Sau khi nghe GV hướng dẫn, HS xem nội dung mục II.1 sgk rồi hoàn thành thảo luận vào phiếu học tập số 1: Loại môi trường Đặc điểm Ví dụ Mt dùng chất tự nhiên Mt tổng hợp Mt bán tổng hợp Phiếu học tập số 3: Các kiểu dinh dưỡng Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cac bon chủ yếu, học sinh xem nội dung mục II.2, trang 89-sgk rồi điền thông tin vào PHT số 2: Kiểu dinh dưỡng Quang tự dưỡng Hóa tự dưỡng Quang dị dưỡng Hóa dị dưỡng Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu Ví dụ - HS trả lời câu hỏi lệnh: căn cứ vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon, vi sinh vật quang tự dưỡng khác với vi sinh vật hóa dị dưỡng ở chỗ nào? GV: Nguyễn Bá Sự 9 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN Hoàn thành theo PHT số 4: Đặc điểm so sánh Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Tính chất của quá trình SINH HỌC VSV quang tự dưỡng VSV hóa dị dưỡng Đặc điểm Gồm các chất tự nhiên chưa xác định rõ thành phân Đã biết thành phần hóa học và số lượng Ví dụ Nước canh thịt dùng để nuôi cấy vi khuẩn Mt được nêu trong câu 4-phần câu hỏi và bài tập cuối bàisgk Mt nuôi cấy nấm Linh chi, gồm mùn cưa và các chất hóa học như (NH4)2SO4 0,1%; Ca3(PO4)2 0,2%,… - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: PHT số 2: Loại môi trường Mt dùng chất tự nhiên Mt tổng hợp Mt bán tổng hợp Chứa một số hợp chất nguồn gốc tự nhiên và mốt số chất hóa học đã biết rõ thành phần PHT số 3: Kiểu dinh dưỡng Quang tự dưỡng Nguồn năng lượng Ánh sáng Nguồn cacbon chủ yếu CO2 Hóa tự dưỡng CO2 Quang dị dưỡng Chất vô cơ hoặc chất hữu cơ Ánh sáng Hóa dị dưỡng Chất hữu cơ Chất hữu cơ Chất hữu cơ Ví dụ Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hidro Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu tía Nấm, động vật nguyên sinh, vi khuẩn không quang hợp PHT số 4: Đặc điểm so sánh Nguồn năng lượng Nguồn cacbon Tính chất của quá trình VSV quang tự dưỡng Ánh sáng CO2 Đồng hóa VSV hóa dị dưỡng Hóa học Chất hữu cơ Dị hóa - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. - GV bổ sung và kết luận. - Gv cho hs nghiên cứu mục III “hô hấp và lên men” rồi hoàn thành vào PHT sau: PHT số 5: GV: Nguyễn Bá Sự 10 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN Đặc điểm so sánh Khái niệm Chất cho electron Chất nhận electron Sản phẩm Năng lượng Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí SINH HỌC Lên men Hô hấp kị khí Là phân giải cacbnonhidrat để thu năng lượng cho tế bào Lên men Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất Chất hữu cơ Chất vô cơ: NO3-, SO42-, … Chất hữu cơ trung gian 2 ATP Chất hữu cơ Chất hữu cơ - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: PHT số 5: Đặc điểm so sánh Khái niệm Chất cho electron Chất nhận electron Hô hấp hiếu khí Là quá trình ôxi hóa phân tử hữu cơ mà chất nhận e cuối cùng là ôxi phân tử Hợp chất hữu cơ O2 Sản phẩm CO2 và H2O Năng lượng 38 ATP Rươu etilic hoặc axit lactic Không đáng kể - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. - GV bổ sung và kết luận Tiết: 31 Bài 29. CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUT A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được khái niệm virut. - Mô tả được hình thái và cấu tạo chung của virut. - Nêu được các đặc điểm cơ bản của virut - Phân biệt được Viroit, Prion. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng học tập và làm việc theo nhóm 3. Thái độ: - Hình thành thói quen trong công tác vệ sinh thân thể cũng như công tác bảo vệ môi trường nơi công cộng và trường học. B. Phương pháp giảng dạy: - Vấn đáp tái hiện, tìm tòi và nghiên cứu - Trực quan - Động não - Kết hợp với hoạt động nhóm của học sinh. C. Chuẩn bị của GV và HS: - GV: chuẩn bị máy chiếu, phim trong nếu có điều kiện, phiếu học tập - HS: Tự nghiên cứu bài mới, bảng phụ. GV: Nguyễn Bá Sự 11 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC Phiếu học tập số 1: Khái niệm chung -GV hướng dẫn HS đọc mục I-sgk, tìm thông tin về kích thước, cấu tạo, đặc điểm sống của virut, từ đó hoàn thành vào PHT sau: -Kích thước: …………………………………………………………………………………………… - Cấu tạo: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… - Kí sinh nội bào bắt buộc: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………… Phiếu học tập số 2: Phân biệt được virut trần và virut có vỏ ngoài Thành phần cấu tạo Lõi Vỏ capsit Vỏ ngoài Chức năng Tên gọi chung - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: PHT số 1: + Kích thước: siêu nhỏ (đo bằng nanômet) + Cấu tạo: đơn giản, chỉ gồm 1 loại axit nucleic (AND hoặc ARN) được bao bọc bởi vỏ prôtêin (chưa có cấu tạo tế bào). + Kí sinh nội bào bắt buộc: trong tế bào vật chủ, virut có khả năng nhân lên, tức là có khả năng hoạt động như 1 thể sống; ngoài tế bào, chúng lại như 1 thể vô sinh. - GV chính xác hóa nội dung. PHT số 2: Thành phần cấu tạo Chức năng Tên gọi chung Lõi: axit nucleic Là bộ gen của virut, (AND hoặc ARN) giữ chức năng di truyền Virut trần (có cấu trúc Vỏ capsit: là lớp Bảo vệ axit nucleic nucleôcapsit) prôtêin, gồm nhiều đơn vị cấu tạo là Virut có vỏ ngoài capsôme Vỏ ngoài: là lớp lipit Gia làm nhiệm vụ kép và prôtêin, trên kháng nguyên và giúp mặt có các gai virut bám trên bề mặt glicôprôtêin tế bào Virut hoàn chỉnh (virion) - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. - GV bổ sung và kết luận. GV: Nguyễn Bá Sự 12 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC PHT số 3: Tìm hiểu hình thái của 3 loại cấu trúc virut GV treo tranh hình 29.2. Hình thái của một số virut và yêu cầu HS quan sát, đọc sgk, thảo luận nhóm hoàn thành PHT sau: Cấu trúc virut Đặc điểm Đại diện - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: Cấu trúc virut Cấu trúc xoắn Cấu trúc khối Cấu trúc hỗn hợp Đặc điểm Capsôme sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic Capsôme sắp xếp theo hình khối đa diện với 20 mặt tam giác đều Đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc xoắn Đại diện Virut bệnh dại, virut cúm,… Virut bại liệt, virut hecpet,… Thể thực khuẩn (phagơ) - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. - GV bổ sung và kết luận. PHT số 4: so sánh một số tính chất của virut và vi khuẩn GV phát PHT và yêu cầu HS điền vào phiếu bằng cách điền chữ “có” hoặc “không” Tính chất Virut Vi khuẩn Cấu tạo tế bào Chỉ chứa AND hoặc ARN Chứa AND và ARN Chứa ribôxôm Sinh sản độc lập - HS: điền vào PHT - GV gọi một HS trình bày - HS: Các đặc điểm của axit nucleic do lõi của axit nucleic quy đinh Tính chất Virut Cấu tạo tế bào Không Chỉ chứa AND hoặc ARN Có Chứa AND và ARN Không Chứa ribôxôm Không Sinh sản độc lập Không Vi khuẩn Có Không Có Có Có - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. GV: Nguyễn Bá Sự 13 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC - GV bổ sung và kết luận. - tùy theo đối tượng HS mà GV cũng có thể đưa ra câu hỏi mở rộng: So sánh sự khác biệt giữa virut, prion, viroit và vi khuẩn bằng cách diền vào PHT PHT số 5: Tính chất Virut Prion Viroit Vi khuẩn Có cấu tạo tế bào Chỉ chứa AND hoặc ARN Chứa cả AND và ARN Chỉ chứa ARN Chỉ chứa Prôtêin Chứa ribôxôm Sinh sản độc lập - HS: điền vào PHT bằng chữ “có” hoặc “không” - GV gọi một HS trình bày - HS: Tính chất Virut Prion Có cấu tạo tế bào Không Không Chỉ chứa AND hoặc ARN Có Không Chứa cả AND và ARN Không không Chỉ chứa ARN Không Không Chứa Prôtêin Có Có Chứa ribôxôm Không Không Sinh sản độc lập Không Không Viroit Không Không Không Có Không Không Không Vi khuẩn Có Không Có Không Có Có Có - GV treo bảng phụ đã điền sẵn nội dung trong PHT để học sinh đối chiếu. - GV bổ sung và kết luận. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Qua sự tiếp cận với những phương pháp tích cực tôi thấy phương pháp này là 1 trong những phương pháp sẽ mang lại 1 hiệu quả cao, thích hợp trong việc giảng dạy sinh học ở trường phổ thông. Tổ chức HĐN trong dạy học sinh học có thể sử dụng đa dạng các phương pháp cũng tăng được sự tập trung và thích thú của học sinh. tăng tích chủ đạo của học sinh trong học tập. Trong điều kiện cho phép, đề tài mới chỉ nghiên cứu và áp dụng trong phần vi sinh vật. Tuy nhiên với những giá trị của việc sử dụng phương pháp tổ chức HĐN như đã trình bày ở trên, đã góp phần thay đổi cả phương pháp dạy của Thầy và phương pháp học của Trò, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục một cách toàn diện hiện nay theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong quá trình sử dụng phương pháp tổ chức HĐN ở trên trong dạy và học một số lớp 10A1, 10A2, 10A3, trong HKII của năm học 2012 - 2013 ở trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. Tôi nhận thấy, trong các tiết học này học sinh rất hứng thú và tích cực hoạt động, các em có cơ hội trao đổi kiến thức trong nhóm để hoàn thành yêu cầu của PHT, cộng tác độc lập nghiên cứu sách giáo khoa cũng tăng lên. Trong thời gian quy định phù hợp với từng nội dung, không có học sinh thụ động, lười biếng mà tất cả các em đều phải tích cực hoạt động để hoàn thành công việc của cá nhân và của nhóm. GV: Nguyễn Bá Sự 14 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Tổ chức HĐN trong sinh học tôi mong muốn đem lại niềm vui cho các em trong học tập, các em sẽ thấy tự tin hơn khi bản thân mình cùng với các thành viên trong nhóm đã tìm ra được kiến thức mới. Ngoài ra thông qua các phương pháp dạy học, giáo viên trong tổ mong muốn dạy cho các em phương pháp tự học, tự nghiên cứu, để sau này khi làm việc trong lĩnh vực nào đó những kiến thức, kĩ năng mà các em có được sẽ giúp cho các em thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên để chuyên đề phát huy hiệu quả cao cần có sự đồng thuận của tất cả các giáo viên trong hội đồng giáo dục nhà trường, chuyên đề phải được thực hiện ở tất cả các tổ chuyên môn để học sinh tiếp cận với tất cả các phương pháp dạy học ở các môn học Để đổi mới một cách toàn diện và có hiệu quả về phương pháp dạy học tôi rất cần sự đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học từ Ban giám hiệu trường để giáo viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng được nhiều phương pháp khác nhau trong một tiết dạy, để tiết dạy thêm sinh động, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập. Tôi thiết nghĩ đây là một vấn đề rất cần được sự quan tâm của ngành giáo dục nhằm mục đích đẩy mạnh chất lượng, hiệu quả giảng dạy. Vì thế tôi mong rằng các Thầy Cô đang giảng dạy ở các trường phổ thông đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm rút ra trong quá trình giảng dạy ở trường mình giúp tôi hoàn thiện chuyên đề, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Sinh học ở trường trung học phổ thông ngày càng tốt hơn. V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoàng Anh (chủ biên) – Đỗ Thị Châu – Nguyễn Thạc, Hoạt động – Giao tiếp – Nhân cách, NXB ĐHSP, 2007. 2. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, NXB GD, HN 2000. 3. Ngô Thị Thu Dung (2001). Mô hình tổ chức học theo nhóm trong giờ học trên lớp. Tạp chí giáo dục, (3), tr 21-22. 4. Nguyễn Thị Hồng Nam (2002). Tổ chức hoạt động hợp tác trong học tập theo hình thức thảo luận nhóm. Đại học Cần Thơ. 5. Nguyễn Triệu Sơn, Một số vấn đề xây dựng và phát triển nhóm trong dạy học theo quan điểm học hợp tác, TC KHGD, số 15/2006. 6. Phương Pháp dạy học tích cực ở đại học, Tài liệu tập huấn, TPHCM, 2005 7. Tư liệu trên trang baigiang.bachkim.vn NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Nguyễn Bá Sự GV: Nguyễn Bá Sự 15 THPT Nguyễn Đình Chiểu SKKN SINH HỌC SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Đơn vị : Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Thành, ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG DẠY HỌC PHẦN SINH HỌC VI SINH VẬT LỚP 10 Họ và tên tác giả: Đơn vị: Nguyễn Bá Sự. Chức vụ: Giáo viên Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................ Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)  - Có giải pháp hoàn toàn mới - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm. XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên và ghi rõ họ tên) (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) GV: Nguyễn Bá Sự 16 THPT Nguyễn Đình Chiểu
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan