Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm nâ...

Tài liệu Skkn sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 35,36,37 chương ii “ nguyên nhân và cơ chế tiến hóa” sinh học 12 nâng cao

.DOC
31
1699
60

Mô tả:

MỤC LỤC A.MỞ ĐẦU................................................................................................1 1.Lí do chọn đề tài.............................................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu:...................................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................................2 5. Giả thuyết khoa học......................................................................................................................2 B. NỘI DUNG............................................................................................3 1. Cơ sở lí luận:.................................................................................................................................3 1.1. Sơ đồ tư duy.............................................................................................................................3 1.2. Phương tiện trực quan............................................................................................................4 1.3. Hoạt động nhóm......................................................................................................................4 2. Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm....5 2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy.............................................................................................................5 2.2. Các lưu ý khi sử dụng phương tiện trực quan............................................................................7 2.3. Các bước tiến hành khi hoạt động nhóm..................................................................................8 2.4. Áp dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp khác dạy bài 35, 36, 37 sinh học 12 Nâng cao.........................................................................................................................................8 3. Kết quả.........................................................................................................................................28 C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................29 1. Kết luận........................................................................................................................................29 2. Đề xuất, kiến nghị........................................................................................................................29 A.MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Tiến hóa là phần kiến thức khó dạy, khó học, khó nhớ và nội dung kiến thức lại kéo dài qua rất nhiều giai đoạn lịch sử. Thứ nhất, các quan điểm tiến hóa phát triển theo hệ thống và có tính chất kế thừa. Từ các nhà triết học trước Đacuyn đến các nhà khoa học sau Đacuyn đều phát biểu những nhận thức về tiến hóa bằng những nhận định và giải thích các quá trình tiến hóa theo những quan điểm khác nhau. Ngày nay, kiến thức tiến hóa đã kế thừa những quan điểm đúng đắn của các nhà khoa học trước đây và phát triển theo những thành tựu Sinh học hiện đại, Thứ hai, nói đến tiến hóa là nói đến sự phát triển. Trái đất từ sơ khai chưa có sự sống cách đây 5 tỉ năm đến nay đa đạng và phong phú về số loài sinh vật. Vậy, giải thích cho điều đó như thế nào? Có thể hình dung quá trình đó trải qua các giai đoạn nào? Có những nhân tố nào tác động ? Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh học phần tiến hóa một cách máy móc, các em chỉ học thuộc lòng, không nhớ được kiến thức trọng tâm, không nắm được “sự kiện nổi bật” trong bài học, trong tài liệu tham khảo, hoặc không biết liên tưởng, liên kết các kiến thức với nhau. Vì vậy, để học sinh nắm bắt được, hiểu và vận dụng kiến thức phần tiến hóa để làm bài thi trắc nghiệm phương pháp giảng dạy hết sức quan trọng. Giáo viên phải khơi dậy được tinh thần, ý thức tự giác học tập của các em, trong tiết dạy phải lôi cuốn được sự chú ý, khắc sâu kiến thức cho các em bằng một hệ thống kiến thức logic. Do đó, tôi chọn đề tải “ Sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm nâng cao hiệu quả giảng dạy bài 35,36,37 chương II “ Nguyên nhân và cơ chế tiến hóa” sinh học 12 nâng cao” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu việc sử dụng bản đồ tư kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm để học sinh nắm vững kiên thức phần tiến hóa. 1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Quá trình học tập môn Sinh học 12- Phần Tiến hóa của học sinh lớp 12TN2 , 12TN3 năm học 2013- 2014 và lớp 12TN2 năm 2015 trường THPT Lê Thánh Tông do giáo viên trực tiếp giảng dạy. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp điều tra. - Tham khảo ý kiến các giáo viên trong tổ chuyên môn 5. Giả thuyết khoa học Nếu sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học sinh học sẽ giúp học sinh hệ thống hóa được khái niệm sinh học, quá trình sinh học và cơ chế sinh học để từ đó nâng cao khả năng tư duy, khả năng nắm vững và vận dụng kiến thức vào thực tế. 2 B. NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: 1.1. Sơ đồ tư duy - Quá trình dạy học bao gồm 2 mặt liên quan chặt chẽ: Hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò. Xu thế đổi mới PPDH hiện nay là thiết kế các hoạt động học hướng cho trò tự lực khám phá, chiếm lĩnh các tri thức mới dưới sự chỉ đạo của thầy, từ đó giúp người học hướng vào việc cải biến chính mình, nếu người học không chủ động, tự giác, không có phương pháp học tập đúng đắn thì mọi nỗ lực của người thầy chỉ đem lại những kết quả hạn chế. - Bản đồ tư duy là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ là theo mạch tư duy của mỗi người. - Việc ghi chép thông thường theo từng hàng chữ khiến chúng ta khó hình dung tổng thể vấn đề, dẫn đến hiện tượng đọc sót ý, nhầm ý. Còn bản đồ tư duy tập trung rèn luyện cách xác định chủ đề rõ ràng, sau đó phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Bản đồ tư duy có ưu điểm: • Dễ nhìn, dễ viết. • Kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh • Phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não. • Rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic. Bản đồ tư duy sẽ giúp:  Sáng tạo hơn  Tiết kiệm thời gian  Ghi nhớ tốt hơn  Nhìn thấy bức tranh tổng thể  Phát triển nhận thức, tư duy, … 3 - Giáo viên, học sinh có thể sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hoá một vấn đề, một chủ đề, ôn tập kiến thức… - Học sinh hoạt động nhóm thông qua sơ đồ tư duy trên lớp học, hoặc hoạt động cá nhân, ôn luyện ở nhà… “Theo đánh giá của nhiều giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, BĐTD sau khi ứng dụng vào các tiết học đã mang lại hiệu quả thiết thực như: Giúp học sinh thuộc bài ngay tại lớp, nhớ nhanh, nhớ sâu và lâu những nội dung của bài học. Mặt khác, dạy học bằng BĐTD giúp học sinh không nhàm chán về bài học mà luôn sôi nổi, hào hứng từ đầu đến cuối tiết học. Phương pháp này đặc biệt có ích trong việc củng cố kiến thức và rèn luyện, phát triển tư duy logic, năng lực cho học sinh, nhất là những học sinh khá, giỏi. Học sinh có thể tự học ở nhà rất hiệu quả, không tốn kém”. 1.2. Phương tiện trực quan TÊt c¶ c¸c ph¬ng tiÖn d¹y häc trùc quan nh tranh, ¶nh,¶nh ®éng, ®å vËt thËt, … ®Òu g©y høng thó cho häc sinh trong häc tËp. ViÖc sö dông ph¬ng tiÖn trùc quan lµ ph¬ng ph¸p g©y høng thó cho häc sinh hiÖu qu¶ nhÊt trong gi¶ng d¹y v× : - PTTQ giúp cho việc DH được cụ thể hơn, vì vậy tăng khả năng tiếp thu kiến thức về các sự vật, hiện tượng, các quá trình phức tạp mà bình thường HS khó nắm vững. - PTTQ giúp GV có nhiều thời gian và cơ hội thuận lợi để tổ chức hướng dẫn HS tự chiếm lĩnh tri thức mới. - PTTQ gây được sự chú ý, khơi dậy tình cảm và gây được sự cuốn hút đối với HS. - Sử dụng PTTQ, GV có thể kiểm tra một cách khách quan khả năng tiếp thu kiến thức của HS. - PTTQ là công cụ trợ giúp đắc lực cho GV trong quá trình tổ chức hoạt động học tập ở tất cả các khâu của quá trình DH, như: Tạo động cơ học tập và kích thích hứng thú nhận thức, hình thành kiến thức mới, củng cố hoặc kiểm tra kiến thức của HS. - Sử dụng PTTQ rút ngắn thời gian giảng giải của GV, việc lĩnh hội tri thức của HS nhanh hơn, vững chắc hơn. 1.3. Hoạt động nhóm Khi chia nhóm ra để hoạt động, học sinh sẽ có cơ hội tương tác, hay nói cách khác là trực tiếp học từ bạn mình, từ đó rút ra được những kiến thức mà vì nhiều lí do các em chưa thể lĩnh hội được. Phương pháp này sẽ phát huy được tính tự lập của học sinh. Các em sẽ tự suy nghĩ, suy luận, thảo luận để cùng tìm ra một phương án tốt 4 nhất . Và đây chính là điều người giáo viên cần. dù phương án các em đưa ra có đúng với đáp án hay không thì những kiến thức các em vừa thảo luận sé hằn sâu vào bộ nhớ của các em, giúp các em hiểu bài và nhớ lâu hơn. Tất cả các học sinh đều hoạt động kể cả học sinh yếu vì các em sẽ bị lôi cuốn vào những hoạt động sôi nổi của bạn ngay trước mắt mình. Điều này cuãng sẽ giúp các em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn. Nh ®· nãi ë trªn, häc sinh chØ cã ®îc ®éng c¬ häc tËp khi c¸c em c¶m thÊy høng thó ®èi víi m«n häc vµ thÊy ®îc sù tiÕn bé cña m×nh. Do vËy, ngoµi viÖc sö dông c¸c t×nh huèng l«i cuèn häc sinh vµo nh÷ng ho¹t ®éng trªn líp, gi¸o viªn cßn ph¶i biÕt khÝch lÖ, ®éng viªn c¸c em trong häc tËp. §Ó gióp c¸c em nhËn thÊy ®îc sù tiÕn bé trong häc tËp, gi¸o viªn cÇn ph¶i chó ý ®Õn tÝnh võa søc trong d¹y häc, tr¸nh kh«ng nªn ®a ra nh÷ng yªu cÇu qu¸ cao ®èi víi häc sinh. Ngoµi ra gi¸o viªn cÇn khuyÕn khÝch häc sinh b»ng c¸ch thëng ®iÓm khi c¸c em lµm ®óng. 2. Xây dựng và sử dụng sơ đồ tư duy kết hợp với phương tiện trực quan và hoạt động nhóm 2.1. Xây dựng sơ đồ tư duy Các bước xây dựng BĐTD hướng dẫn HS tự học phần học thuyết tiến hóa (Sinhhọc 12) có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau: Hình 1. Sơ đồ các bước xây dựng BĐTD Bước 1: Xác định mục tiêu dạy - học 5 Khi thiết kế bài giảng, mỗi mục tiêu phải được cụ thể hóa bằng các câu hỏi, phiếu học tập, sơ đồ tư duy, sơ đồ graph, bảng biểu…kết hợp với các phương tiện trực quan để tổ chức các hoạt động tự lực nghiên cứu cho HS. Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết các câu hỏi, phiếu học tập, cũng đồng thời thực hiện các mục tiêu dạy học đã đề ra. Khi lập BĐTD cho một tổ hợp kiến thức, căn cứ vào mục tiêu dạy - học để xây dựng BĐTD. Một BĐTD hoàn thiện khi nó được định hướng bởi một hệ mục tiêu rõ ràng và đầy đủ. Trên cơ sở đó, HS tự tổ chức quá trình học tập của bản thân theo một định hướng rõ ràng. Từ đó, lựa chọn phương pháp tự học nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Bước 2: Xác định nội dung bài giảng Nội dung chính của bài giảng đã được quy định trong SGK, nhưng khi lập BĐTD, GV phải căn cứ vào đặc điểm của HS, môi trường dạy học, mục tiêu bài học mà sắp xếp theo một trình tự phù hợp với phương pháp và mục tiêu đã đề ra. Khi lập BĐTD cho một bài học, xác định nội dung bài giảng giúp GV không bị chệch hướng vào những chi tiết vụn vặt và chủ động sắp xếp thời gian hợp lý cho những nội dung đó. Phân tích nội dung tiến hóa theo phương pháp tiếp cận hệ thống làm nổi bật các yếu tố cấu trúc, yếu tố chức năng ở từng CĐTCS trong từng bài học. Việc xác định nội dung bài giảng từng bài học theo phương pháp tiếp cận cấu trúc hệ thống cũng giúp HS xác định các thành tố và mối quan hệ giữa chúng, từ đó xác định được các chủ đề, các mối liên hệ cơ bản, thiết lập BĐTD cho nội dung kiến thức. Bước 3: Thiết kế BĐTD Xác định các chủ đề Căn cứ vào nội dung bài giảng, xác định các chủ đề trung tâm, các chủ đề cấp 1, các chủ đề cấp 2… của bài học. Lựa chọn những đơn vị kiến thức cơ bản của nội dung, mỗi đơn vị kiến thức sẽ giữ một vị trí của một chủ đề trong BĐTD. Tiêu chuẩn để xác định hệ thống những đơn vị kiến thức cho mỗi nội dung là logic hệ thống của nội dung. Trong nội dung bài lên lớp có thể có những đơn vị kiến thức liên kết với nhau thành từng mảng lớn hoặc nhỏ, nhưng cũng có những đơn vị kiến thức độc lập. Mỗi đơn vị kiến thức 6 có thể là tập hợp của nhiều thông tin, do đó việc xác định các chủ đề cho BĐTD phải lựa chọn hết sức súc tích. Xác định các nhánh Việc xác định các nhánh chính là chỉ ra các mối liên hệ cơ bản giữa các đơn vị kiến thức. Từ các mối liên hệ cơ bản giữa các đơn vị kiến thức, ta dễ dàng chỉ ra được các nhánh chính, nhánh phụ của BĐTD. Các mối quan hệ đó phải đảm bảo tính logic khoa học, đảm bảo tính quy luật khách quan và đảm bảo tính hệ thống của nội dung kiến thức. Sắp xếp các chủ đề, các nhánh lên cùng một mặt phẳng Khi đã xác định được các chủ đề (đơn vị kiến thức) và mối quan hệ giữa chúng, có thể xếp các chủ đề lên một mặt phẳng theo một logic khoa học và phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Phải chú ý đến tính khoa học, tức là phải phản ánh được logic bên trong của một tài liệu giáo khoa. + Phải đảm bảo tính sư phạm: Dễ thực hiện đối với GV, đồng thời dễ hiểu đối với các HS, đảm bảo tính trực quan cao. Không nên lập các BĐTD phức tạp, rắc rối làm cho HS khó hiểu hơn. Hiệu chỉnh BĐTD - Đóng khung các chủ đề trung tâm, chủ đề chính. - Sử dụng màu sắc, hình ảnh, từ viết tắt mang phong cách cá nhân. - Phát triển các chủ đề. - Sử dụng các liên kết đan chéo để thấy được mối quan hệ giữa các chủ đề. - Sử dụng các đường kẻ cong thay vì các đường kẻ thẳng cho các nhánh. Hoàn thiện BĐTD Với quy trình trên GV có thể dễ dàng tổ chức cho HS lập được các BĐTD đa dạng phong phú. 2.2. Các lưu ý khi sử dụng phương tiện trực quan - BiÓu diÔn ph¬ng tiÖn trùc quan ®óng lóc, dïng ®Õn ®©u ®a ra ®Õn ®ã. - §èi tîng quan s¸t ph¶i ®ñ lín, râ rµng, nÕu vËt nhá ph¶i dµnh thêi gian ®Ó giíi thiÖu tíi tõng HS. - BiÓu diÔn trùc quan ph¶i tiÕn hµnh thong th¶, theo mét tr×nh tù nhÊt ®Þnh ®Ó HS theo dâi, kÞp quan s¸t. 7 - Trong ®iÒu kiÖn cã thÓ nªn phèi hîp, bæ sung c¸c lo¹i PTTQ kh¸c nhau. - Tríc khi biÓu diÔn c¸c PTTQ cÇn híng dÉn HS quan s¸t triÖt ®Ó, GV cÇn nghiªn cøu kÜ ®Ó nªu ra c¸c c©u hái mµ c©u tr¶ lêi cña HS chØ cã thÓ t×m ra ®îc khi quan s¸t c¸c PTTQ. 2.3. Các bước tiến hành khi hoạt động nhóm Bước 1: Làm việc chung với cả lớp Trong bước này giáo viên cần thực hiện các công việc sau : - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức chung cho cả lớp. - Phân nhóm, giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm. - Giáo viên cử hoặc trong nhóm tự phân công nhóm trưởng. - Hướng dẫn chung cách thức làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Nhóm trưởng sẽ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm dựa vào công việc của nhóm được giao. - Mỗi cá nhân tự làm việc độc lập rồi trao đổi ý kiến hoặc thảo luận trong nhóm. - Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Trong giai đoạn này giáo viên theo dõi, giúp đỡ học sinh khi có khó khăn và có thể sử dụng phiếu học tập phát cho mỗi nhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả của nhóm mình. - Thảo luận chung toàn lớp - Giáo viên nhận xét, bổ sung, chỉnh lí và đưa ra kết luận cuối cùng. Chỉ ra được những kiến thức mà học sinh cần lĩnh hội và đặt vấn đề cho nội dung tiếp theo 2.4. Áp dụng sơ đồ tư duy kết hợp với các phương pháp khác dạy bài 35, 36, 37 sinh học 12 Nâng cao Bài 35 HỌC THUYẾT LAMAC VÀ HỌC THUYẾT ĐACUYN  Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm, điều kiện phát sinh, vai trò của biến dị và biến đổi. 8 - Phân biệt được biến dị và biến đổi đồng loạt. - Lấy được ví dụ thực tiễn. - Nắm được khái niệm CLNT, động lực và kết quả của CLNT. - Nắm được bản chất và vai trò của CLNT Vì vậy khi tiến hành dạy bài này giáo viên phải cho học sinh chuẩn bị bài sẵn theo một hệ thống câu hỏi  Trọng tâm kiến thức : - Khái niệm biến dị di truyền, chọn lọc tự nhiên, chọn lọc nhân tạo - Cơ chế hình thành loài mới và đặc điểm thích nghi theo quan niệm của Đac uyn - Thành công và hạn chế của học thuyết Đacuyn Từ nội dung trọng tâm kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hội dung các nhánh. Sau khi học sinh vẽ được sơ bộ các nhánh chính của sơ đồ tư duy, giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm lần lượt tìm hiểu nội dung của các nhánh phụ cấp 2, cấp 3…. Khi một nhóm trình bày xong nội dung của mình thì các nhóm khác cũng hoàn thiện bản đồ tư duy Nhóm 1: Nguyên nhân tiến hóa Bài tập 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 1 và 2 phần II, quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau Hình 1: Hình dạng mỏ chim sẻ + Hình dạng mỏ chim sẻ tương ứng với mỗi loại thức ăn, đó là các biến dị? Vậy biến dị là gì? + ĐacUyn quan niệm về biến dị và di truyền như thế nào? + Vai trò của biến dị và di truyền đối với quá trình tiến hóa? 9 +Các biến dị này theo quan niệm di truyền học hiện đại gọi là biến dị gì? Hình 2: Sự hình thành đặc điểm thích nghi ở hươu cao cổ theo Đacuyn Giáo viên cho học sinh quan sát hình 2, thực hiện bài tập sau để tìm hiểu yếu tố quan trọng trọng tìm hiểu nguyên nhân tiến hóa theo học thuyết Đacuyn Bài tập 2: Quá trình phân hoá khả năng sống sót của các cá thể hươu được Đacuyn gọi là gì? (Nội dung, cơ sở, tác nhân, động lực, kết quả của quá trình đó) Nhóm 2 : Sự hình thành các đặc điểm thích nghi: Mỗi loài sinh vật đều mang các đặc điểm thích nghi với môi trường sống, quan sát sơ đồ cho biết Đacuyn giải thích quá trình hình thành đặc điểm thích nghi như thế nào? Khái quát cơ chế hình thành đặc điểm thích nghi theo quan điểm của Đacuyn? Nhóm 3: Quá trình hình thành loài mới 10 Hình 3: Sự phân ly tính trạng ở cây mù tạt ( Cây cải hoang dại) Quan sát tranh GV yêu cầu các nhóm HS phân tích hướng CLNT ở cải , từ đó hình thành khái niệm “phân li tính trạng” bằng cách đặt các câu hỏi gợi mở để hình thành sơ đồ sau + Tại sao tử một loài cải ban đầu lại hình thành được nhiều loài cải đa dạng phong phú như hiện nay? + Để hình thành loài mới phải trải qua thời gian bao lâu? Quá trình này diễn ra như thế nào ? Từ đó giáo viên khái quát lại quá trình phân ly tính trạng + Quá trình phân ly tính trạng là gì ? + Nguyên nhân dẫn tới phân ly tính trạng ? + Kết quả của phân ly tính trạng là gì? Biếến dị lá nhiếều Cải rừng Biếến dị ở hoa và thân Biếến dị ở thân Nguyến nhân CLNT Bắếp cải Tích lũy quy nhiếều thếế hệ gà trứng Sup lơ Con người chọn lọc Nội dung CLNT Su hào Kếết quả CLNT 11 Nhóm 4: Tìm hiểu thành công và hạn chế của học thuyết Đacuyn - Học thuyết tiến hoá của Đacuyn đã giải quyết được vấn đề cơ bản nào mà trước đây người ta chưa giải quyết được? - Tại sao nói, học thuyết tiến hoá của Đacuyn là một trong những phát minh lớn nhất của loài người? =>Từ đó nêu lên thành công và hạn chế học thuyết của Đacuyn Các nhóm hoàn thành xong BĐTD, giáo viên nhận xét chỉnh sửa và củng cố hệ thống hóa kiến thức bằng bản đồ tư duy do giáo viên chuẩn bị sẵn Sơ đồ tư duy học thuyết Đacuyn Sau khi hoàn chỉnh nội dung bản đồ tư duy giáo viên phát phiếu học tập. Mỗi bàn 2 học sinh một nhóm, hoàn thành phiếu học tập phân biệt chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 12 Phiếu học tập : Đối tượng Nguyên nhân Nội dung Thời gian Kết quả Phiếu học tập : Đối tượng - Các sinh vật trong tự nhiên. - Các vật nuôi và cây trồng. Nguyên nhân - Do điều kiện môi trường sống khác nhau. - Do nhu cầu khác nhau của con người. Nội dung - Những cá thể thích nghi với môi trường sống sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể kém thích nghi với môi trường sống thì ngược lại. - Những cá thể phù hợp với nhu cầu của con người sẽ sống sót và khả năng sinh sản cao dẫn đến số lượng ngày càng tăng còn các cá thể không phù hợp với nhu cầu của con người thì ngược lại. Thời gian - Tương đối dài. - Tương đối ngắn - Làm cho sinh vật trong tự nhiên ngày càng đa dạng phong phú. - Làm cho vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng phong phú. Kết quả - Hình thành nên loài mới. Mỗi loài thích nghi với một môi trường sống nhất định. - Hình thành nên các nòi thứ mới (giống mới). Mỗi dạng phù hợp với một nhu cầu khác nhau của con người. 13 Bài 36: THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI 1. Kiến thức - Nắm được lịch sử ra đời của thuyết Tiến hóa hiện đại - Phân biệt được tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn - Phát biểu được khái niệm và đặc điểm của thuyết tiến hóa cơ sở - Nắm được nội dung của thuyết tiến hóa trung tính 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng nghiên cứu tài liệu, phân tích, làm việc theo nhóm. 3. Thái độ - Tin tưởng vào cơ sở lí luận của sự đa dạng, thích nghi.  Trọng tâm kiến thức : - Tiến hóa nhỏ và đơn vị tiến hóa cơ sơ Từ mục tiêu, trọng tâm kiến thức, giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu hội dung các nhánh. Sau khi học sinh vẽ được sơ bộ các nhánh chính của sơ đồ tư duy, giáo viên chia lớp ra làm 4 nhóm lần lượt tìm hiểu nội dung của các nhánh phụ bằng các bài tập, phiếu học tập. Khi một nhóm trình bày xong nội dung của mình thì các nhóm khác cũng hoàn thiện bản đồ tư duy của nhóm mình. Nhóm 1: Quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau Hình 1: Cơ chế tiến hóa nhỏ Câu 1: Quần thể sâu ban đầu có tần số kiểu gen: 0,25AA + 0,5Aa + 0, 25aa. Quần thể đang ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên có những yếu tố sẽ phá vỡ trạng thái cân bằng của kiểu gen. Đó là những yếu tố nào ? 14 Học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và rút ra kết luận  Chính các yếu tố như đột biến, CLTN làm thay đổi tần số alen, tần số kiểu gen của quần thể  Quần thể tiến hóa  Hình thành loài mới  Tiến hóa Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiến thức về tiến hoá nhỏ: nguyên liệu của tiến hoá, vai trò của các nhân tố tiến hoá, sự hình thành đặc điểm thích nghi, sự hình thành loài mới. Qua việc nghiên cứu, phân tích tài liệu giáo khoa ở trên, yêu cầu học sinh thiết lập sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các giai đoạn đó?  Giáo viên chuẩn hóa kiến thức bằng sơ đồ sau QTĐB Loài ban đầu , kiểu gen ban đầu QTGP CLTN Cách ly Kiểu gen Biếến dị Kiểu gen mới mang ĐB tổ hợp thích nghi Loài mới Câu 2: Thế nào là tiến hóa nhỏ? - Thực chất của quá trình tiến hóa nhỏ là gì? - Đơn vị của tiến hóa nhỏ? - Kết quả của tiến hóa nhỏ? Câu 3: Quan sát tranh trả lời các câu hỏi sau 15 Hình 2: Tiếến hóa lớn +Thế nào là tiến hóa lớn? +Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô như thế nào? +Các đơn vị phân loại trên loài là những đơn vị nào? HS từ những câu hỏi gợi ý của giáo viên hoàn thành phiếu học tập. Chỉ tiêu so sánh Thực chất Phạm Sinh vật Không vi gian nghiên Thời gian cứu Phương pháp nghiên Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn cứu (?) Nêu mối quan hệ giữa tiến hóa lớn và tiến hóa nhỏ? Cơ sở của quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài (tiến hóa lớn) là quá trình hình thành loài mới (tiến hóa nhỏ) Nhóm 2: Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở Giáo viên yêu cầu học sinh đọc SGK và sử dụng một hệ thống câu hỏi như sau để định hướng nhận thức của học sinh 16 - Đơn vị tiến hóa cơ sở phải có điều kiện gì? - Vì sao quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở - Vì sao quần thể là đơn vị tổ chức tự nhiên? Đơn vị sinh sản nhỏ nhất? Giáo viên nhấn mạnh Cá thể không là đơn vị tiến hoá cơ sở bởi vì + Kiểu gen của cá thể hầu như không thay đổi lớn + Đời sống ngắn  Nếu có biến đổi di truyền không được nhân lên. Loài cũng không phải là đơn vị tiến hoá vì loài là hệ thống di truyền kín  cách ly sinh sản với các loài khác  Hạn chế khả năng cải biến kiểu gen Quần thể là đơn vị tiến hóa cơ sở : Quần thể là tổ chức có thực, là đơn vị tồn tai, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên, được hình thành trong lịch sử. Tuy đa hình về kiểu gen và kiều hình nhưng quần thể vẫn có tính toàn vẹn về mặt di truyền, phân biệt với các quần thể khác trong loài bởi những dấu hiệu đặc trưng. Tuy cách ly một cách tương đối với các quần thể lân cận nhưng giữa các quần thể trong loài vẫn có khả năng trao đổi gen. Bởi vậy, quần thể được xem là đơn vị tiến hoá cơ sở. Nhóm 3: Tìm hiểu thuyết tiến hóa trung tính Bài tập 1: 59 mẫu biến di chuỗi α và β thâý + 5 mẫu ở gần nhân hem, và 11 mẫu làm cấu trúc phân tử protein không bền vững gây tiêu huyết - Quan sát hình, Kimura đã nghiên cứu trên 59 mẫu hêmoglobin và nhận thấy điều gì? 17 -Theo em CLTN có vai trò tích luỹ hoặc đào thải những đột biến trên hay không ? Quá trình tiến hóa diễn ra như thế nào ? - Học sinh rút ra kết luận thuyết tiến hóa trung tính Bài tập 2: Hình 3: Tỉ lệ nhóm máu A, B, AB trong quần thể người. Câu hỏi 1: Quan sát tranh cho biết tỉ lệ các nhóm máu A, B, AB, O trong quần thể người đã nói lên điều gì? Câu hỏi 2: Ý nghĩa thuyết tiến hóa trung tính của Kimura Cẩu hỏi 3: Thuyết TH bằng các đột biến trung tính có phủ nhận thuyết tiến hóa bằng con đường chọn lọc tự nhiên ? Kết thúc, các nhóm cử đại diện lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình, giáo viên cho các nhóm khác nhận xét, sau đó góp ý hoàn thiện sơ đồ tư duy của mỗi nhóm. Cuối cùng giáo viên tổng kết lại bài học bằng sơ đồ tư duy chuẩn bị sẵn. 18 Sơ đồ tư duy thuyết tiến hóa tổng hợp 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan