Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dụ...

Tài liệu Skkn skkn một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường mầm non họa mi.

.DOCX
23
1942
57

Mô tả:

SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................2 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài............................................................................4 3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu............................................................................4 5. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................4 II.PHẦN NỘI DUNG.................................................................................................5 1.Cơ sở lí luận........................................................................................................5 2.Thực trạng...........................................................................................................6 3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp....................................................9 a. Mục tiêu của biện pháp......................................................................................9 b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp.............................................10 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên.............................................10 Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp..............................................10 Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua..........................................................13 Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm......................................................15 Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổ chức tốt các hoạt động...................................16 Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền.............................18 c. Mối quan hệ giữa các biện pháp.....................................................................20 d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu....................20 III.PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................22 1.Kết luận..............................................................................................................22 2.Kiến nghị...........................................................................................................22 Người thực hiện: Lê Thị Hằng 1 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. I. Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trước đây, khi theo dõi một phóng sự trên truyền hình, tôi đã lặng người đi khi nghe nhà báo Quản Hồng Đức chua xót nói: "Mỗi ngày Việt Nam có hơn 30 người đột ngột và vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống trong khi đi lại trên đường. Và tử thần sẽ gọi tên ai trong số chúng ta?". Tôi đã từng nghe, tên những con đường gắn liền với những vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Tôi đã từng nghe, những câu chuyện của bậc làm cha làm mẹ phải đau đớn tận mắt chứng kiến cảnh con gái nhỏ bị xe tải cán như hoàn cảnh trong vụ tai nạn của bé Huỳnh Thị Hoài Ngọc (3 tuổi) ở Củ Chi. Làm sao để tránh những rủi ro khi ngày ngày phải đối mặt với những luồng xe đông vội vã chen lấn khi tắc đường, khi xe máy cũng muốn tranh vỉa hè với người đi bộ? Nghịch lý ấy diễn ra hằng ngày hằng giờ, trên mọi nẻo đường giữa cuộc sống hiện đại, là câu hỏi không có lời giải đápkhi kẻ thù mang tên “tai nạn giao thông” vẫn chưa thể chế ngự. Người ta không khỏi rùng mình trước những thông tin đáng sợ về sự thiệt hại con người và tài sản do tai nạn giao thông gây ra hàng ngày, hàng tháng, hàng năm. Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, năm 2016 (tính từ 16-12-2015 đến 15-12-2016), cả nước xảy ra 21.589 vụ tai nạn giao thông, làm chết 8.685 người, làm bị thương 19.280 người. Nếu nhẩm tính sơ lược, ta sẽ giật mình khi biết được trung bình có khoảng 30 người tử vong mỗi ngày, mỗi năm hơn chục ngàn ngườichết do tai nạn giao thông. Tình hình tai nạn giao thông năm 2016 tuy đã có dấu hiệu giảm so với cùng kỳ năm 2015 (giảm 1.261 vụ, giảm 43 người chết, giảm 1.792 người bị thương). Nhưng đó vẫn chưa thể là dấu hiệu đáng mừng cho đất nước. Đa phần các vụ tai nạn giao thông xảy ra là do ý thức của người tham gia giao thông (chiếm 71,6%). Đã đến lúc mỗi người Việt Nam cần phải nhận thức sâu sắc về tác hại khôn lường của tai họa này đến toàn bộ tiến trình vươn lên của dân tộc, đến sự phát triển lành mạnh của giống nòi. Cần phải dũng cảm và chân thành nhìn thẳng vào sự thật là trong nỗi đau tai nạn giao thông có lỗi và trách nhiệm của từng cá nhân, của cả cộng đồng. Bên cạnh lòng quyết tâm chúng ta còn cần sự đổi mới trong cách thức thực hiện, nhất là trong việc giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường.Trường học là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi để giáo dục trẻ hiệu quả, tạo ra cho trẻ những sân chơi bổ ích, giúp trẻ học hỏi từ cô và các bạn cùng trang lứa nhiều thói quen tích cực.Trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước, nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác. Sau khi được trang bị vốn kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và luật lệ an toàn giao thông nói riêng, Người thực hiện: Lê Thị Hằng 2 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. chính các em sẽ là những tuyên truyền viên trong việc chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và hình thành “Văn hóa giao thông” trong cộng đồng. Vì vậy, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật giao thông là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non. Mặc dù, nội dung an toàn giao thông đã được đưa vào một chủ đề trong chương trình giáo dục mầm non và đã được khai thác đưa ra nhiều đổi mới trong các đề tài nghiên cứu, nhưng có lẽ vẫn chưa đạt được hiệu quả như trông đợi. Giáo viên còn lúng túng về phương pháp, giờ học chưa hấp dẫn vì nhiều khi chỉ đơn thuần là cô giảng trò nghe, không có sự tích hợp nhiều hoạt động thú vị thu hút trẻ. Mặt khác, giáo viên còn e ngại trong việc ứng dụng phương pháp mới, chưa nắm vững phương pháp tích hợp nên còn áp dụng một cách máy móc, cứng nhắc. Vì vậy, thông qua việc dạy học lồng ghép qua các môn học, các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tôi mong muốn giáo viên và học sinh có kiến thức cơ bản, nâng cao hiểu biết, ý thức, trách nhiệm của mình về an toàn giao thông. Để một nội dung vốn không mới nhưng vẫn thu hút được trẻ và đạt hiệu quả tích cực, tôi nhận thấy cần lựa chọn những phương pháp mới, phương pháp hay để áp dụng trong giờ học ở trường mầm non. Bên cạnh việc lồng ghép vào các tiết dạy giáo viên cần chú ý xây dựng hình ảnh trực quan an toàn giao thôngở mỗi lớp học; xây dựng góc tuyên truyền với những đồ chơi, những bức tranh giới thiệu về các phương tiện, các hình ảnh, tình huống đúng, sai của người lớn, của các bạn nhỏ khi tham gia giao thông để các bé nhận biết. Trong khuôn viên, nhà trường cũng đặt các biển hiệu pa - nô trên đó có các bài hát, bài thơ với nội dung giáo dục an toàn giao thông. Giáo viên chính là người mở đường, dẫn dắt trẻ bước đi trên con đường tri thức, mở cánh cửa đưa an toàn giao thông về với mọi nhà.Người quản lý sẽ là người trực tiếp hướng dẫn, chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp cụ thể, giúp giáo viên nắm bắt được kiến thức và có kế hoạch giảng dạy sao cho phù hợp. Nhằm giải quyết những vướng mắc mà giáo viên còn gặp phải khi giảng dạy nội dung an toàn giao thông trong trường mầm non và hướng đến mục đích xây dựng cho trẻ lối ứng xử văn minh khi tham gia giao thông, với trách nhiệm của người cán bộ quản lý chuyên môn, tôi trăn trở và quyết định thực hiện đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi”. Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ đem lại phương pháp dạy mới đạt được hiệu quả cao trong công tác giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 3 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Từ công tác đánh giá thực trạng việc tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông ở trường Mầm non Họa Mi, tôi phát hiện nhiều vướng mắc thường gặp trong hoạt động nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Do đó, tôi đã đề ra kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng dạy học cho đội ngũ giáo viên về nội dung an toàn giao thông. Thêm vào đó, tôi nhận thấyý thức của trẻ bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ, thói quen của cha mẹ. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra nhiều biện pháp hữu hiệu, sáng tạo, chủ động và tích cực hơn để việc giáo dục an toàn giao thông không chỉ là hình thành ý thức cho học sinh, mà qua các em nhà trường chuyển những thông điệp về thực hiện an toàn giao thông đến với phụ huynh và toàn xã hội. Hướng dẫn thêm cho các giáo viên tổ chức nhiều tiết dạy dưới hình thức cuộc thi về an toàn giao thông để chủ đề này gần gũi hơn với trẻ. Đồng thời, tôi cùng các giáo viên tìm kiếm các tư liệu, tranh ảnh, sách truyện có liên quan đến giao thông để làm phong phú thêm giá sách của các lớp. Qua các biện pháp nêu ra, tôi mong muốn tạo điều kiện để an toàn giao thông trở nên thân thuộc, gần gũi hơn với trẻ nhỏ. Thông điệp về an toàn giao thông được chú trọng và nhắc nhở hàng ngày sẽ giúp trẻ phần nào nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, có thói quen hành xử theo pháp luật, giảm thiểu những suy nghĩ sai lầm trái pháp luật trong cuộc sống. 3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana,tỉnh DakLak. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu *Về nội dung:Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép, tích hợp nội dunggiáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi, xã Quảng Điền, huyện Krông Ana, tỉnh DakLak. * Đối tượng khảo sát: Giáo viên trường Mầm non Họa Mi * Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2016 đến tháng 3/2017 5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 4 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. - Phương pháp khảo sát chất lượng đội ngũ giáo viên. - Phương pháp dùng tình cảm khích lệ. II. Phần nội dung 1.Cơ sở lí luận An toàn giao thông là sự an toàn đối với người tham gia lưu thông trên các phương tiện đường bộ, hàng hải, hàng không. An toàn giao thông xuất phát từ sự chấp hành tốt các luật lệ về giao thông, cư xử đúng mực của con người khi tham gia giao thông. Trái lại với các hành vi an toàn giao thông là vi phạm luật giao thông, gây tai nạn, làm ảnh hưởng đến người khác, gây hậu quả cho cộng đồng và cần phải được lên án mạnh mẽ. Nhận thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để đẩy mạnh giáo dục an toàn giao thông. Từ năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 32/2007ngày 29/6/2007 “Về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông”, đưa ra những giải pháp cấp bách: “đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông”.Theo Nghị định của Chính phủ, từ ngày 15/12/2007, “tất cả mọi người đều phải đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy”. Tuy nhiên, các con số thống kê về tai nạn giao thông cho thấy tình hình giao thông vẫn chưa được khả quan, vẫn chưa có cơ quan chức năng nào có thể đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Xóa bỏ tai nạn giao thông dường như đang đi vào lối mòn bế tắc. Hiện nay, tai nạn giao thông xảy ra vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Chúng ta phải lên án những kẻ chỉ vì các lợi ích cá nhân mà quên đi tính mạng, sự an toàn của người đi đường. Trên đường quốc lộ, đường lớn vẫn còn những kẻ rải đinh xuống lòng đường để thu lợi bởi những đồng tiền kiếm được từ vá xe, thay lốp. Họ chỉ biết quan tâm đến lợi ích vụn vặt trước mắt mà không hề hiểu hết được sự nguy hiểm khôn lường từ hành động sai trái đó.Những chiếc đinh nhọn sẽ làm thủng săm xe của người đi đường, đồng thời khiến người ngồi trên phương tiện giao thông với tốc độ cao sẽ đột ngột bị văng ra khỏi xe và dẫn đến nguy cơ tử vong rất lớn.Ta còn bắt gặp những kẻ vì ham muốn đua đòi thể hiện, vì nông nổi ưa thích phô trương, vì muốn được đặt danh “con nhà giàu” mà mang tai nạn đến các nẻo đường bằng những cuộc đua xe trái phép. Lợi ích vật chất từ những cuộc đua xe trái phép thường là không nhiều hoặc là không quá cần thiết với những “cậu ấm cô chiêu” này, nhưng tai họa từ những đường đua tốc độ luôn rình rập những kẻ trong cuộc và cả những người vô tội tham gia giao thông trên cùng tuyến đường. Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tai nạn có thể do chất lượng đường sá của một số tuyến đường còn hạn chế, ổ gà ổ voi đánh bẫy người đi đường. Tuy nhiên, Người thực hiện: Lê Thị Hằng 5 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. hầu hết tai nạn bắt nguồn từ ý thức của con người, bởi nếu như họ biết quý bản thân mình, biết quan tâm đến người khác, biết tuân thủ luật lệ giao thông thì sẽ chẳng có những điều thương tâm và đáng tiếc. Hồi chuông cảnh báo luôn rung lên, nhắc nhở mọi người hãy biết chấp hành giao thông, vì sự an toàn của bản thân và xã hội. Trong các vụ tai nạn giao thông, nạn nhân là trẻ em chiếm một con số không nhỏ. Vì vậy, giáo dục cho trẻ nhận thức về an toàn giao thông là điều vô cùng quan trọng. Đây không chỉ là nhiệm vụ học tập của các em mà còn là cách để giữ gìn cuộc sống an toàn. Việc học của các em không chỉ là đơn thuần tiếp nhận kiến thức mà nên là quá trình chơi mà học. Thực tế đã cho thấy, tích hợp là phương pháp khả thi giúp mềm hóa vấn đề thời sự nóng hổi này thành câu chuyện gần gũi với trẻ. Tích hợp là sự lồng ghép giáo dục về an toàn giao thông vào nội dung các môn học, các hoạt động của nhà trường một cách hài hòa. Chúng ta có thể tích hợp toàn phần hoặc một phần nhỏ trong bài dạy sao cho hợp lý. Với việc khai thác đề tài an toàn giao thông để tích hợp trong dạy học, giáo viên có thể thiết kế thành công những giờ học hấp dẫn. Những câu chuyện, bộ phim, tranh ảnh về an toàn giao thông để trẻ dễ dàng hơn trong việc lĩnh hội và tái tạo kiến thức. Tuy nhiên, trong khi giáo dục trẻ, giáo viên cần xem xét mức độ tích hợp như thế nào cho phù hợp nội dung, đặc điểm lứa tuổi. Khai thác nội dung giáo dục an toàn giao thông cần có chọn lọc, có tính tập trung vào nội dung chính, có mục đích nhất định, không tràn lan, tùy tiện. 2.Thực trạng Tôi đã đưa ra bảng câu hỏi khảo sát đầu năm về tình hình tìm hiều pháp luật và định hướng giảng dạy nội dung an toàn giao thông của các giáo viên trong trường và thu được một số kết quả quan trọng. * Bảng câu hỏi khảo sát: 1. Chính phủ đã lựa chọn tháng nào hàng năm làm tháng “an toàn giao thông”? a.Tháng 8  b Tháng 9  c Tháng 10  2. Việc tìm hiểu, tiếp cận pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông của đồng chí như thế nào? a. Chủ động  b. Khi cầần sử dụng pháp luật để giải quyếết vầến đếầ vếầ giao thôngthì mới tm hiểu quy định liến quan Người thực hiện: Lê Thị Hằng 6 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. 3.Theo đồng chí, nguyên nhân chính dẫn đến việc người dân còn thờ ơ với quy định pháp luật giao thông là gì? a.Bản thân không thích tìm hiểu hoặc không có môi trường, điều kiện tiếp cận pháp luật  b.Nội dung pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu tìm hiểu  c.Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật chưa được đẩy mạnh, công tác tuyên truyền còn cứng nhắc, không hiệu quả  4. Theo đồng chí, nên đưa những nội dung an toàn giao thông vào bài giảng như thế nào? a. Lôầng ghép tch hợp vào hoạt động hàng ngày của trẻ  b. Dạy riếng một buổi trong tuầần vào buổi sinh hoạt của cô trò  c. Đưa vào chủ đếầ phương tện giao thông  5. Gia đình có cần kết hợp với nhà trường giáo dục trẻ an toàn giao thông không? a. Cầần thiếết  b. Không cầần thiếết  6. Có cần tổ chức cho trẻ trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục an toàn giao thông ngay ở trường/ lớp? a. Cầần thiếết  b. Không cầần thiếết  7. Nên cho trẻ được trải nghiệm, được tham gia thực tế với các tình huống giao thông trong giờ học hoặc cuộc thi để làm quen với an toàn giao thông ở trường/ lớp? a. Cầần thiếết  b. Không cầần thiếết  8. Đồng chí có thường xuyên sưu tầm bài thơ, bài hát, câu chuyện về an toàn giao thông cho trẻ không? a. Thường xuyến  b. Tương đôếi ít  *Kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên về giáo dục trẻ mầm non nội dung an toàn giao thông St Nội dung khảo sát Tổng số Người thực hiện: Lê Thị Hằng 7 Đánh giá SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. t 1 Giáo viên nhận thức vai trò của việc tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật giao thông 2 Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ. 3 4 giáo viên Tốt Khá ĐYC 18 5 8 5 4 5 9 4 6 8 5 7 6 18 Tích cực sưu tầm, sáng tác thơ ca, hò vè,.. có nội dung về an toàn giao thông để đưa vào dạy trẻ. 18 Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh để cùng giáo dục nội dung an toàn giao thông cho trẻ mầm non 18 KĐ YC * Phân tích, đánh giá các vần đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Qua khảo sát, tôi nhận thấy giáo viên đã có sự quan tâm nhất định về an toàn giao thông, trong quá trình giảng dạy đã tích hợp nội dung giáo dục trong một số môn học, một số hoạt động ngoài giờ lên lớp. An toàn giao thông vốn đã là một nội dung trong dạy học ở trường mầm non, tuy nhiên vẫn cần sự quan tâm đặc biệt của các cán bộ quản lý nhằm hướng dẫn giáo viên tìm ra giải pháp đổi mới, thu hút trẻ học tập, sáng tạo. Các nguồn tư liệu như tài liệu, sách báo tuy phong phú nhưng đôi lúc vẫn chưa thể bắt kịp thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay.Giáo viên ít đổi mới để nội dung an toàn giao thông thu hút trẻ mà chủ yếu dựa vào khuôn mẫu nội dung có sẵn của chủ đề phương tiện giao thông. Giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng nội dung kế hoạch dạy học tích hợp và đặc biệt còn lúng túng về phương pháp, khiến hiệu quả việc tích hợp nội dung giáo dục giao thông chưa cao. Thêm vào đó, đa số phụ huynh làm nghề nông, thường đi làm ruộng, rẫy từ sáng sớm nên ít có thời gian trò chuyện, hướng dẫn con về an toàn giao thông. Nhiều phụ huynh còn xem nhẹ việc giáo dục trẻ về an toàn giao thông, không nhắc nhở trẻ thực hiện đúng quy định giao thông, để trẻ tùy ý nô đùa giữa đường, không đội mũ bảo hiểm cho trẻ... trong thư viện nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại Người thực hiện: Lê Thị Hằng 8 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. chúng và qua mạng internet là phương tiện hỗ trợ hiệu quả cần được giáo viên khai thác triệt để. Các cụ ta đã từng dạy: “Uốn cây từ thưở còn non/ Dạy con từ thưở con còn bi bô”. Mầm non là lứa tuổi trẻ học cách nhận biết những điều hay lẽ phải, do đó những điều cô giáo dạy hôm nay sẽ khắc ghi trong trẻ đến mai sau. Vì vậy, nếu muốn thế hệ trẻ có “văn hóa giao thông” thì ngay từ khi bắt đầu sự nghiệp trồng người, mỗi cô giáo phải chú trọng “uốn cây” theo nếp sống tích cực, xây dựng trong trẻ thói quen ứng xử hợp lý, hợp tình trong tham gia giao thông. Bản thân là cán bộ quản lý vững vàng về chuyên môn, tâm huyết với việc tích hợp nội dung giáo dục trẻ về an toàn giao thông vào chương trình giáo dục trẻ mầm non, tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phải cải biến những khó khăn từ thực trạng. Tôi nhận thấy, nếu chỉ giảng dạy an toàn giao thông bó hẹp trong một chủ đề phương tiện giao thông thì không thể đạt được mục đích quan trọng mà đề tài đặt ra nói riêng và yêu cầu giáo dục nhân cách cho trẻ nói chung. Phương pháp cũ mà giáo viên áp dụng chỉ đơn thuần là truyền đạt những kiến thức sẵn có trong sách vở mà không quan tâm nhiều đến khả năng tiếp thu và sự hứng thú của người học với vấn đề. Do đó, một vấn đề tưởng chừng quen thuộc như an toàn giao thông nhưng vẫn chưa thể khắc ghi trong ý thức trẻ. Việc dạy học cũng như nấu ăn, để một món ăn cũ vẫn ngon và thu hút trẻ, cô giáo cần thêm nhiều gia vị và trang trí món ăn thật đẹp mắt. Dựa vào những thuận lợi sẵn có, tôi đã cùng các giáo viên nghiên cứu thực hiện nhiều biện pháp hữu ích nhằm lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào hoạt động hàng ngày. Mọi lỗ hổng kiến thức đều có thể bù đắp lại nhờ nỗ lực của người có cố gắng, vì vậy, tôi luôn động viên giáo viên không ngừng tìm tòi sáng tạo. Trường có nhiều giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, có trình độ chuyên môn vững vàng có khả năng truyền thụ kiến thức cho trẻ tốt nên những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra hoàn toàn có thể thành công. 3. Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp a.Mục tiêu của biện pháp Qua quá trình tìm hiểu thực tế áp dụng phương pháp tích hợp, tôi nhận thấy đây là phương pháp không quá khó nhưng mang lại hiệu quả đáng trông đợi. Trong giờ học, giáo viên có thể truyền đạt một cách linh hoạt nhiều nội dung cho trẻ mà không nhồi nhét quá tải kiến thức. Mỗi nội dung được chia nhỏ ra phù hợp với từng hoạt động trong ngày phù hợp với chủ đề. Với quy mô lớn hơn, các lớp có thể cùng nhau sinh hoạt ngoại khóa hoặc tham gia các cuộc thi vui tươi phù hợp lứa tuổi về tìm hiểu an toàn giao thông. Ngoài ra, những hoạt động này có thể thu hút sự quan tâm của đông đảo phụ huynh học sinh và giáo viên trong trường, truyền tải nhiều kiến thức bổ ích và thú vị đến đông đảo Người thực hiện: Lê Thị Hằng 9 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. mọi người. Mỗi biện pháp được thực hiện là mỗi bước để đưa an toàn giao thông đạt kết quả tích cực trong giáo dục mầm non. Qua đó, tôi muốn hướng đến mục đích thay đổi nhận thức của người điều khiển phương tiện,giảm thiểu tai nạn giao thông.Đồng thờitôi mong rằng có thểbổ sung kiến thức, hoàn thiện kĩ năng sư phạm, đẩy mạnh sự phát triển về nghiệp vụ cho tất cả giáo viên trong nhà trường. b. Nội dung và cách thức thực hiện các biện pháp Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên thực hiện nội dung giáo dục về an toàn giao thông trong chương trình giáo dục trẻ mầm non. Công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho học sinh chỉ có thể đạt kết quả tốt khi người quản lý chuẩn bịkế hoạch kĩ lưỡng. Xây dựng kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt,có tác dụng chỉ đạo, là la bànđịnh hướng cho hoạt động đi được đến điểm đích. Nhìn vào tình hình thực trạng của nhà trường, cũng như những vấn đề giáo dục an toàn giao thông ở Việt Nam, tôi nhận ra những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong công tác chỉ đạo giáo dục an toàn giao thông.Do vậy, ngay từ đầu năm học, tôi đã xây dựng kế hoạch chỉ đạo giáo viên thực hiện công tác giáo dục lồng ghép giáo dục an toàn giao thông cho trẻ như sau: - Tổ chức chuyên đề lý thuyết và thực hành những kiến thức cơ bảnvề luật lệ an toàn giao thông cho giáo viênđưa nội dung giáo dục an toàn giao thông ngay trong những ngày đầu năm học; định hướng giáo viên xây dựng kế hoạchgiáo dục, cách lồng ghép tích hợp vào các chủ đề trong năm,các hoạt động trong ngày, giúp trẻ nhận biết luật lệ an toàn giao thông. - Xây dựng kế hoạch và tổ chức hội thi “Bé với an toàn giao thông” cấp trường vào tháng 9, hưởng ứng tháng an toàn giao thông cho tất cả học sinh và phụ huynh tham gia. - Chỉ đạo giáo viên xây dựng góc tuyên truyền của lớp đưa nội dung giáo dục kiến thức an toàn giao thông cho phụ huynh, học sinh và cộng đồng hiểu rõ tầm quan trọng của việc thực hiện tốt luật lệ giao thông. - Tham mưu với hiệu trưởng mua một số tài liệu có liên quan đến việc hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục về an toàn giao thôngcho giáo viên tham khảo. Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông vàomột số hoạt động trong ngày phù hợp với từng chủ đề. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 10 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Trong chương trình Giáo dục mầm non, nội dung Giáo dục an toàn giao thông được thực hiện thông qua chủ đề phương tiện giao thông (khoảng 3-4 tuần).Ngoài ra còn có thể tích hợp vào một số chủ đề khác như chủ đề gia đình, bản thân, nghề nghiệp, trường mầm non,...Nội dung giáo dục an toàn giao thông có thể tổ chức qua các hoạt động giáo dục như: Hoạt động học, hoạt động chơi, hoạt động tham quan, trải nghiệm thực hành.Với biện pháp này tôi đã chỉ đạo giáo viên nghiên cứu những nội dung phù hợp với các hoạt động trong ngày, với từng chủ đề để đưa vào dạy trẻ. * Giờ đón trẻ Cô cùng trẻ trò chuyện về chủ đề đang học, lồng ghép nội dung giáo dục an toàn giao thông một cách nhẹ nhàng, phù hợp. VD: Sáng nay ai chở con đến lớp? Khi đi ngồi trên xe máy thì con cần phải làm gì? (đội mũ bảo hiểm gài quai mũ cẩn thận, không được đùa nghịch trên xe...); những bạn mà tự đến trường thì các con phải đi như thế nảo? (đi bên phải, đi sát mép đường, quan sát khi không có xe thì mới qua đường...) VD: Với chủ đề “phương tiện giao thông”, cô có thể trò chuyện với trẻ về một số phương tiện giao thông, cho vào góc chơi tự chọn để vẽ, nặn, xé dán, chơi lô tô, đô mi nô,làm những mô hình phương tiện mà trẻ thích. *Hoạt động ngoài trời: Trẻ quan sát các phương tiện đi qua cổng trường: Họ chở những gì trên ô tô, xe máy, xe đạp? Người điều khiển xe gắn máy thì cần phải đội cái gì trên đầu?(mũ bảo hiểm). Mỗi xe chở được mấy người?Qua đó trẻ nhận thức được việc chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông đường bộ. Đếm số phương tiện mỗi loại đi qua cổng trường Trò chơi: “Tín hiệu đèn giao thông”. Cô điều khiển đèn giao thông, một số trẻ làm người đi bộ, một số trẻ làm ô tô, xe đạp…đi đúng quy định theo đèn giao thông của cô; chơi “Ô tô về bến”, “Bác tài xế giỏi”, … Cho trẻ nhặt sỏi, lá cây ở sân trường để xếp các loại phượng tiện giao thông. * Hoạt động học: Hoạt động học là hoạt động cung cấp kiến thứcnhiều nhất cho trẻ, vì vậygiáo viên cần lựa chọn phương pháp dạy học tích cựclấy trẻ làm trung tâm. Trẻ phải được trải nghiệm tham gia quá trình lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng mới trẻ chưa biết.Tùy theo độ tuổi mà giáo viên có thể lựa chọn nội dung giáo dục an toàn giao thông sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 11 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Ví dụ: Qua môn khám phá khoa học (lớp 4-5 tuổi): Cho trẻ kể một số phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không...Hỏi trẻ đi tham gia giao thông bằng xe gắn máy thì con sẽ làm gì? Qua đó cô sẽ giáo dục các cháu phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe máyvà nhắc nhở người lớn điều khiển xe phải đội mũ bảo hiểm, không chở quá số người quy định, không chạy lạng lách, không lái xe khi có uống rượu, không chạy quá tốc độ cho phép,tuân thủ các đèn tín hiệu và biển báo giao thông trên đường, biết một số biển báo trên đường như: cấm dừng đậu xe, biển báo sắp tới phần đường dành cho người đi bộ, cấm ô tô chạy lên cầu... Giáo dục trẻ khi đi bộ đi trên vỉa hè hoặc bên lề đường; nơi không có vỉa hè thì đi sát lề đường phía bên tay phải, đi qua đường phải có người lớn dắt hoặc quan sát kỹ đường rồi mới qua; khi đi xe buýt, qua đò thì phải ngồi an toàn không đùa giỡn và phải mặc áo phao, khi đi phải có người lớn đi cùng, không thò đầu thò tay ra ngoài cửa xe. Ví dụ: Cho trẻ tìm hiểu các biển báo giao thông (lớp 5- 6 tuổi). Cho trẻ làm quen các loại biển báo bằng cách kể tình huống trên mô hình “Thỏ không vâng lời, bác Gấu phạt ai?” Cô đàm thoại cùng trẻ về những tình huống vừa xảy ra: - Các con vừa thấy những gì? - Nếu chúng ta không tuân thủ các biển báo giao thông thì điều gì sẽ xảy ra? - Cô mời trẻ lên chọn và hỏi ý nghĩa các biển báo đó. - Cho trẻ lắp ghép một số biển báo. Ở chủ đề nàygiáo viên cóthểchọn bài thơ“cô dạy con”, “chú công an nhỏ”haycâu chuyện “qua đường", “ xe lu và xe ca”…để dạy trẻ.Thông quacâuchuyện, bài thơ giáo dục trẻ về luật lệ giao thông đơn giản như đèn đỏ dừng lại, đèn xanh được đi, giúp trẻ có ý có thức chấp hành luật lệ giao thông. * Hoạt động các góc Trong hoạt động góc có thể dạy trẻ chơi xây dựng bến xe ô tô, ga tàu, sân bay, ngã tư đường phố, lắp ráp các toa tàu, ô tô; chơi đóng vai người bán vé, mua vé, người tài xế...; vẽ cắt dán nhữngphươngtiện giao thônglên mảng tường chủ đề của lớp… Ví dụ: Ở góc đọc sách: - Chú ý dạy trẻ cách cầm sách xem đúng cách để không làm hỏng sách (không cuộn sách khi xem, không gạch, tẩy xoá trong sách, giở sách nhẹ nhàng từng trang ) Người thực hiện: Lê Thị Hằng 12 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. - Cho trẻ xem sách tranh, học cách phân biệt những hành vikhông chấp hành luật lệ giao thông như lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, dừng đỗ xe không đúng qui định, cô cho trẻ thảo luận làm thế nào để bố mẹ không để xe lộn xộn trước cổng trường... * Giờ trả trẻ Ngoài việc hướng dẫn trẻ làm vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi về nhà,giáo viên cần trao đổi với phụ huynh nên đón trẻ để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên nếu trẻ phải tự đi về, cô dặn dò trẻ nhớ đi bên lề đường, phía tay phải của mình, không chơi la cà dọc đường. Trong từng thời điểm diễn ra hoạt động trong ngày, giáo viên cần linh hoạt sáng tạo trong việc lồng ghép các hoạt động có nội dung giáo dụcan toàn giao thông một cách hợp lí tự nhiên nhằm giúp trẻ hình thành thái độ, thói quen và kĩ năng sống tích cực. Từ định hướng trên, giáo viên đã lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non,giúp trẻ có những nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất quan trọng để hình thành những hành vi đúng mực khi tham gia giao thông. Biện pháp 3: Phát động phong trào thi đua trang trí lớp học và làm đồ dùng sáng tạo phục vụ cho việc tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Đối với trẻ em, mái trường là ngôi nhà thứ hai, là chỗ dựa tinh thần,bền vững, tin cậy và có sức hấp dẫn nhất. Vì vậy, phải làm sao cho trẻ em thích đến trường học tập và cảm thấy “đi học là hạnh phúc và mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hình ảnhtrang trí lớp của lớp lá 3 Người thực hiện: Lê Thị Hằng 13 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Nhằm tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình, việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết. Qua các môi trường giáo dục này, sự tìm tòi khám phá, bộc lộ khả năng sẽ được khơi dậy trong trẻ nhỏ. Dựa vào những điều nhận thấy ở lớp học, trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng được củng cố và bổ sung.Vì vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên dành một mảng tường trang trí lớp học tích hợp nội dungan toàn giao thông để trẻ cảm nhận được sự thân thiện, gần gũi với giao thông, vừa kích thích trẻ hoạt động tích cực, vừatạo cho trẻ sự hứng thú yêu thích lớp học. Môi trường học tập của trẻ cần được đảm bảosắp xếp một cách hợp lý, phát huy trí tưởng tượng. Chẳng hạn như từ góc trang trí về giao thông, trẻ biết kỹ hơn về các loại phương tiện giao thông, nơi hoạt động, công dụng của mỗi loại.Trẻ biết thêm được những biển báo, ý nghĩa và màu sắc củamỗi biển báogiao thôngnhư thế nào... Nhờ đó trẻ nhận thấy trách nhiệm của mình với việc chấp hành luật lệ giao thông hiện tại và mai sau. Ngoài việc trang trí lớp học, đồ dùng dạy học đóng vai trò hết sức quan trọng và cần thiết cho giáo viên thực hiện các hoạt động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống. Qua những đồ dùng trực quan, trẻ hình thành và phát triển tư duy, ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Hiện nay đồ dùng, đồ chơi cho trẻ em có rất nhiều trên thị trường, tuy nhiên xét về phương diện giáo dục thì chúng không thể để đáp ứng đầy đủ các nhu cầu và mục đích của chương trình dạy học ở trường mầm non. Hơn nữa việc mua quá nhiều đồ dùng, đồ chơi cho trẻ làm ảnh hưởng đến kinh tế của các bậc phụ huynh trong khi các đồ phế thải từ gia đình, các nguyên vật liệu đã qua sử dụng đang sẵn có rất nhiều có thể tái sử dụng làm đồ chơi cho trẻ. Khi có món đồ chơi do cô và trẻ hoặctrẻ tự tay làm ra, các cháu sẽ cảm thấy yêu quý và hứng thú hơn rất nhiều so với các đồ chơi mua sẵn. Đây cũng là một hình thức dạy cho trẻ biết yêu sức lao động ngay khi còn bé. Đối với các bé mầm non, dạy trẻ về an toàn giao thông tuy không khó nhưng cũng không hề đơn giản, đòi hỏi giáo viên phải hết sức sáng tạo, linh hoạt. Việc sử dụng các mô hình trực quan sinh động là phương pháp tốt nhất giúp các bé dễ học, dễ nhớ. Xuất phát từ những ý tưởng nêu trên, ngay từ đầu năm học tôi đã phát động giáo viên thi đua làmđồ dùng dạy học sáng tạo phục vụ cho việc giáo dục tích hợp.Việc tự làm đồ dùng, đồ chơi, là việc làm hết sức cần thiết và bổ ích cho trẻ mầm non, đáp ứng với thực tế tại lớp, giúp giáo viên thực hiện các hoạt động giáo dục an toàn giao thông cho trẻ đạt hiệu quả.Qua những đồ dùng trực quan, trẻ hình thành và phát triển tư duy, ngôn ngữ, mở rộng vốn hiểu biết về thế giới xung quanh. Đồ dùng đưa vào dạy trẻphải phong phú về nội dung, đảm bảo tính thẩm mỹ, áp dụng có hiệu quả trong các hoạt động. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 14 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Một số đồ dùng về phương tiện giao thông do giáo viên trong trường thực hiện Biện pháp 4: Khuyến khích giáo viên sưu tầm trò chơi, bài hát, thơ ca, câu đố, truyện kể về giáo dục an toàn giao thông cho trẻ Ta vẫn thường nói, âm nhạc là gia vị của cuộc sống. Do đó, thế giới an toàn giao thông thu nhỏ của trẻ ở trường mầm non không thể thiếu đi hương vị âm nhạc. Những bài hát, bài thơ, truyện kể sẽ khơi dậy trong trẻ trí tò mò về thế giới xung quanh, nâng cao tinh thần ham học hỏi, tìm tòi về phương tiện giao thông. Với thời đại công nghệ phát triển, việc đưa bài hát, thơ ca, câu đố, truyện kể về giáo dục an toàn giao thông vào bài học của trẻ là điều không hề khó khăn. Nguồn tư liệu sách báo đa dạng và nhất là sự hỗ trợ hiện đại của mạng internet đã tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho quá trình tìm kiếm, sưu tầm của giáo viên. Vô vàn những bài hát dễ thương, ý nghĩa phù hợp với trẻ mầm non được các cô sưu tầm như “Đi đường em nhớ”, “Em đi qua ngã tư đường phố” nhạc và lời của bác Hoàng Văn Yến, “Đèn đỏ, đèn xanh” nhạc của chú Lương Vĩnh, “Đi trên vỉa hè bên phải” nhạc và lời của cô Nguyễn Thị Thanh… Những ca từ đơn giản, đáng yêu cùng nhịp điệu vui tươi đã thu hút sự chú ý đặc biệt của trẻ. Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào thi đua, khích lệ giáo viên sưu tầm các bài hát, thơ ca, câu chuyện, câu đố, trò chơi có nội dung giáo dục về an toàn giao thông cho trẻ phù hợp với lứa tuổi. Một số bài thơ, câu chuyện, bài hát được giáo viên đưa ra giới thiệu trong các buổi sinh hoạt chuyên môn để mọi người cùng thảo luận, lựa chọn. Nhiều bài tiêu biểu có nội dung phù hợp với nội dung tiết học được đánh giá caonhư “ Đèn hiệu giao thông”, “Chúng em học luật Người thực hiện: Lê Thị Hằng 15 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. giao thông”,“Cô dạy con”, “Trên đường”… hay câu chuyện “Thỏ con đi học”,“Qua đường”,“ Xe lu và xe ca”,“ Kiến thi an toàn giao thông”… Một số giáo viên đã linh hoạt tìm tòi và sưu tầm những cuốn sách, truyện tranh hấp dẫn để làm tư liệu tham khảo trong việc dạy - học chính khóa hoặc ngoại khóa. Các tác phẩm như: “Cái hố bên đường” (Thái Hà); “Ba ngọn đèn giao thông” (phỏng theo truyện Ba Màu của L.Demcôva) đã xây dựng những hình tượng nhân vật sinh động, ngộ nghĩnh, tô vẽ thêm nhiều màu sắc vào thế giới phương tiện giao thông của trẻ. Tuy nhiên, từ những tài liệu đã sưu tầm, cô giáo cần chọn lọc những nội dung dễ hiểu nhất, thêm gia vị hài hước để truyền đạt đến trẻ một cách nhẹ nhàng, tươi mới. Cô và trẻ đồng hành trong học tập, cùng nhau khám phá những điều mới mẻ nhờ lăng kính thơ ca, nhạc họa. Mỗi tiết học nhờ đó không còn đơn thuần là giờ giảng lý thuyết nhàm chán mà trở thành những buổi vừa học vừa chơi bổ ích, và mỗi ngày đến trường của trẻ đều là một ngày thật vui. Biện pháp 5: Chỉ đạo giáo viên tổchứctốtcác hoạt động ngoại khóa tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông Cùng với phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, ngoài những hoạt động học tập, vui chơi, chúng ta cũng cần quan tâm đến các hoạt động ngoại khóa của trẻ.Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa cũng phần nào giúp trẻ khỏe mạnh tự tin hơn. Tham gia các hoạt động ngoại khóa còn giúp cô trò thư giãn, trải nghiệm thực tế và học tập được nhiều kỹ năng sống. *Tổ chức hội thi“Bé với an toàn giao thông” “Trên sân trường chúng em chơi giao thông Đi vòng quanh qua ngã tư đường phố Đèn bật lên, màu đỏ thì em đứng lại Đèn bật lên,màu xanh em nhanh qua đường” Những câu hát ngộ nghĩnh, giàu hình ảnh trong bài hát:“Em đi qua ngã tư đường phố” của nhạc sĩ Hoàng Văn Yến được các bé trường Mầm non HọaMi thuộc làu trong Hội thi “Bé với an toàn giao thông”. Đây là hội thiđể hưởng ứng tháng an toàn giao thông theo Chỉ thị 718/TT ngày 01 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ: “Lấy tháng 09 hàng năm làm tháng an toàn giao thông”. Người thực hiện: Lê Thị Hằng 16 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Một số hình ảnh của Hội thi “Bé với an toàn giao thông” Hội thi là một sân chơi lành mạnh và bổ ích, là cơ hội cho trẻ và các cô giáo giao lưu, cùng nhau chia sẻ những kiến thức an toàn giao thông, văn hóa giao thông và các kỹ năng cần thiết khi tham gia giao thông. Hội thi đã và đang góp phần tạo nên sự thay đổi nhận thức, ý thức tham gia giao thông trong cộng đồng. Đây là hình thức tuyên truyền có tính chất lan tỏa nhanh, nhân lên gấp bội ý nghĩa của thông điệp được truyền tải. Vì vậy nhà trường thường tổ chức hội thi vào tháng 9 hàng năm. Với nội dung phong phú, thiết thực, hình thức nhẹ nhàng, ngắn gọn, nghiêm túc và sáng tạo, trẻ được trải qua các vòng thi: - Chào hỏi: Phần chào hỏi các đội sẽ giới thiệu đội chơi mang tên một loại phương tiện của đội mình. Thông qua đó trẻ biết tên phương tiện, nơi hoạt động, công dụng... của phương tiện đó. - Phần thi bé học luật giao thông: Trả lời câu hỏi về luật lệ giao thông, biển báo giao thông và thực hành trò chơi “Đi qua ngã tư đường phố”. Qua đó trẻ được học hỏi từ phần thi của đội mình và các đội bạn kiến thức về một số biển báo giao thông, luật lệ giao thông một cách nhẹ nhàng, dễ nhớ. - Phần thi bé tài năng: Mỗi đội thể hiện tài năng của mình với nhiều nội dung: Kể chuyện, đọc thơ, hát hoặc vẽ một bức tranh về chủ đề giao thông. Phần thi thể hiện sự vui tươi, nhí nhảnh, tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân. - Phần thi bé với an toàn giao thông: Xem tranh và gạch bỏ những bạn thực hiện không đúng quy định giao thông. Trẻ phân biệt được hành vi đúng sai tgiao thông, từ đó hình thành ý thức về văn hóa giao thông * Hoạt độngtham quan dã ngoại Người thực hiện: Lê Thị Hằng 17 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. Tham quan dã ngoại là một hoạt động thú vị mà người giáo viên có thể vừa khéo léo tích hợp nội dung giáo dục, vừatạo cho trẻ tinh thần phấn khởi.Việc trẻ được trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho trẻ ghi nhớ nhanh hơn, lâu hơn kiến thức về giao thôngvà đặc biệt hơn là sẽ giúp trẻ nâng cao hiểu biết về thế giới bên ngoài. Cô có thể cùng trẻ đi dã ngoại ở những nơi gần trường, những khu vực gần gũi xung quanh nơi trẻ sống. Tuy nhiên, việc tổ chức cần được cô giáo lên kế hoạch chi tiết, có sự đồng ý của phụ huynh và chia lớp thành những nhóm nhỏ có cô giáo đi kèm để dễ quản lý, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ. Để giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi đã chỉ đạo giáo viên tổ chức cho trẻ đi tham quantheo từng chủ đề. Ví dụ với chủ đề “Quê hương, đất nước…”, giáo viên nên tổ chức cho trẻ đi dạo ở những con đường ra đồng, đường về nhà. Trong quá trình đi đường, giáo viên cho trẻ quan sát giao thông trên đường và trò chuyện với trẻ về một số luật lệ an toàn giao thông như: Ở nông thôn, người đi bộ phải đi sát mép đường ở bên phải, ở thành phố thì đi trên vỉa hè. Khi tham gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm và gài quai mũ cẩn thận. Khi chuyến đi dạo kết thúc, tất cả các trẻ đều đã thuộc lòng những quy định trên. Hoạt động ngoại khóa giúp cho trẻ hòa đồng hơn với các bạn trong trường, nhờ đó kiến thức đi sâu vào trong trẻ thật nhẹ nhàng, đơn giản và đầy hứng thú, chương trình học chính của các lớp được giảm tải mà lượng kiến thức nền tảng vẫn được đảm bảo. Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền phối hợp với phụ huynh và cộng đồng Công tác tuyên truyền có vai trò rất to lớn trong việc xây dựng thành công một hoạt động xã hội, là chìa khóa huy động sự ủng hộ của quần chúng nhân dân. Tuyên truyền nhằm giúp đông đảo phụ huynh và quan trọng hơn là cộng đồng xã hội hiểu rõ về mục đích của hoạt động, từ đó nâng cao ý thức phối hợp thực hiện cùng nhà trường. Thực tế, một số phụ huynh cho rằng trẻ còn nhỏ nên chưa cần phải giáo dục nội dung an toàn giao thông, nhầm tưởng đây là vấn đề còn xa vời với tuổi mầm non. Để phụ huynh học sinh nói riêng và cộng đồng nhân dân trên địa bàn xã Quảng Điền nói chung hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục an toàn giao thông cho trẻ, tôi nhận thấy trường Mầm non Họa Mi phải “Tự mình nói về mình” bằng nhiều hình thức tuyên truyền khéo léo, rõ ràng, rộng rãi. Ngay từ đầu năm học, tôi đã chỉ đạo giáo viên xây dựng nội dung và các hình thức tuyên truyền về nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong năm học như sau: Người thực hiện: Lê Thị Hằng 18 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. - Sau khai giảng một tuần trường chỉ đạo các lớp tổ chức họp cha mẹ trẻ đầu năm phổ biến “Một số quy định của trường” và trò chuyện với phụ huynh về “Giáo dục an toàn giao cho trẻ” về “Một số nguyên nhân gây tại nạn giao thông” đặc biệt là đối với các cháu ở lứa tuổi học mầm non. Giáo viên, các bậc phụ huynh cần có hành vi ứng xử đúng mực, thực hiện tốt an toàn giao thông để làm gương cho trẻ, nhờ đó nâng cao hiệu quả trong việc phối hợp giữa giao đình - nhà trường. -Trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, tất cả các bậc phụ huynh đều thông nhất cam kết phối hợp cùng nhà trường giáo dục an toàn giao thông như:“Khi cho trẻ ngồi lên xe gắn máy đều phải đội mũ bảo hiểm”, trẻ không được nô đùa dưới lòng đường...để bảo vệ bản thân mình và thực hiện một số trật tự an toàn giao thông. Ví dụ: Khi chở trẻ đi ngoài đường, cha mẹ đảm bảo trẻ được ngồi vị trí an toànkhông cho trẻ cầm theo bóng bay hoặc xem truyện tranh khi ngồi trên xe máy. Không để trẻ đi chơi một mình,khi trẻ ra đường cần có sự để mắt của người lớn. Cha mẹ hãy làm gương cho trẻ bằng cách tuân thủ pháp luật điều khiển phương tiện giao thông của mình một cách an toàn. Không cho trẻ vứt vỏ hộp sữa, giấy gói, chai nước giải khát…ra đường vì dễ gây tai nạn giao thông. Thông qua giờđón trả trẻ, giáo viên có thể trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh về ý tưởng giáo dục an toàn giao thông cho trẻngay tại nhà:Dạy cho trẻ học các bài hát, đọc các bài thơ, kể cho trẻ nghe những câu chuyện có nội dung về an toàn giao thông; vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu đã qua sử dụng để làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ. Xây dựng các nội dung bảng tin ở các lớp theo từng chủ đề tuyên truyền về an toàn giao thông. Hoạt động đã thu hút được nhiều trẻ tham gia, đồng thời nhận được nhiều sự quan tâm ủng hộ của quần chúng nhân dân ở địa phương, nhất là các bậc cha mẹ. Những kiến thức được lựa chọn để giới thiệu, tuyên truyền là những kiến thức cơ bản, đại chúng, thân thuộc với cuộc sống thường nhật, phù hợp với thực tế của đời sống lao động, sản xuất, học tập và sinh hoạt của người dân địa phương. Sau buổi họp tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông, cha mẹ cần chọn lọc và lưu ý cho Người thực hiện: Lê Thị Hằng 19 SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ ở trường Mầm non Họa Mi. con những kiến thức cơ bản, tích lũy kỹ năng cho trẻ và dạy trẻ phòng tránh những tai nạn không hay có thể bất ngờ xảy đến. Thêm vào đó, lãnh đạo địa phương đã tạo điều kiện mọi mặt cho công tác tuyên truyền cũng như vận động nhân dân, phụ huynh, hỗ trợ kinh phí đầu tư mua sắm các đồ dùng hiện đại như ti vi màn hình phẳng, loa vi tính cho các lớp, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục. Vì mục tiêu giáo dục an toàn giao thông, vì tương lai văn hóa giao thông trở thành văn hóa ứng xử của người Việt, nhà trường luôn mong muốn thông điệp “Đi an toàn, về hạnh phúc” sẽ được mọi gia đình khắc ghi và lan tỏa xa hơn trong xã hội hiện nay. c. Mối quan hệ giữa các biện pháp Tích hợp là sự đan xen nội dung về an toàn giao thông vào các hoạt động khác trong quá trình giảng dạy nhằm đưa nội dung này ngày càng thân thuộc trong nhận thức của trẻ. Với phương châm “tích tiểu thành đại”, mỗi nội dung giáo dục trong bài học được truyền tải từ từ nhưng thấm lâu vào tâm trí trẻ. Mỗi biện pháp trong đề tài đều được sắp xếp theo một trình tự nhất định, đều là các mắt xích quan trọng, liên kết chặt chẽ trong dây truyền lồng ghép nội dung an toàn giao thông vào giáo dục trẻ mầm non. Trong quá trình áp dụng giáo viên cần chú ý chọn lọc lượng kiến thức vừa phải, tránh ôm đồm khiến trẻ quá tải trong tiếp nhận. Ngược lại, việc tích hợp an toàn giao thông sẽ là vô nghĩa hoặc chỉ là lý thuyết suông nếu giáo viên chỉ nói qua nội dung này một cách sơ sài, không chuẩn bị tranh ảnh, trò chơi... tạo hứng thú cho trẻ. Giáo viên sẽ khó lòng làm tốt phương pháp tích hợp nếu chưa nắm rõ chuyên môn, chưa được bồi dưỡng kiến thức, chưa được chỉ đạo cụ thể cách thức làm việc. Vì vậy, người quản lý phải xác định biện pháp phù hợp với điều kiện nhà trường và lứa tuổi của trẻ,không nên rút ngắn giai đoạn, cần tâm lý lựa chọn hình thức triển khai đến giáo viên một cách dễ hiểu, dễ thực hiện d.Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Đánh giá và so sánhkết quả sau thực hiện đề tài với kết quả khảo sát trước khi thực hiện, tôi đã thu được một số kết quả tích cực. Cụ thể được thể hiện rõ nét trong biểu đồ: Người thực hiện: Lê Thị Hằng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan