Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Bài thuyết trình một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24 36 tháng tuổi...

Tài liệu Bài thuyết trình một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24 36 tháng tuổi

.DOC
13
1
50

Mô tả:

1 Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi. Giáo viên dạy giỏi cấp trường năm học 2020- 2021 với đề tài ‘ Một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24- 36 tháng tuổi’. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn biện pháp Trẻ em là tương lai của đất nước, của dân tộc. Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Bác Hồ kính yêu đã nói: Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết ngủ biết học hành là ngoan Đúng như vậy trẻ em như một cây non, cây non được sự chăm sóc tận tình của người lớn thì cây sẽ lên tốt, dạy trẻ tốt thì sau này trẻ thành người tốt. Chính vì vậy nghành học mầm non luôn coi trọng sự nghiệp chăm sóc- giáo dục trẻ. đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt nền tảng cho sự nghiệp giáo dục chung. Như chúng ta đã biết, trong thực tế ở lứa tuổi này đa số nề nếp thói quen của trẻ hình thành ở gia đình, mỗi gia đình lại có sự quan tâm, chăm sóc khác nhau hầu hết trẻ được nuông chiều và được làm theo y của mình, cha mẹ trẻ chăm sóc bữa ăn theo nhu cầu của trẻ, khi trẻ ăn thì còn bế riêng đi chơi để nựng trẻ và bón cho trẻ ăn. Vì vậy trẻ chưa có thói quen tốt trong giờ ăn gây khó khăn cho việc hình thành và đưa trẻ vào nề nếp thói quen tốt trong ăn uống khi đến trường mầm non. Độ tuổi này đặc điểm sinh lí trẻ phát triển khá mạnh trẻ rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương về tâm lí, hầu như trẻ mới nhập học, là lần đầu tiên tách rời bố mẹ và gia đình, khi đến giờ ăn, một số trẻ còn thường khóc lóc, không ăn. - Làm thế nào để trẻ không khóc khi đến giờ ăn, ăn ngon miệng, ăn hết xuất của mình. Có thói quen tốt trong giờ ăn + Xuất phát từ những lí do trên bản thân tôi chọn đề tài ‘Một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24- 36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ A3 trường mầm non Hà Châu’. 2. Thực trạng 2 Trong năm học 2020- 2021 tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp nhà trẻ 24- 36 tháng A3 sĩ số lớp là 31 trẻ, 3 giáo viên trong quá trình chăm sóc dạy trẻ tôi đã gặp những thuận lợi, khó khăn sau. a. Thuận lợi - Nhà trường đầu tư đủ cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo xát xao việc tổ chức chăm sóc, thực hiện quy chế chuyên môn. - Bản thân tôi là một giáo viên Mầm Non tôi luôn yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kinh nghiệm trong trong sóc và giáo dục trẻ. - Trẻ có sức khỏe tốt, đi học chuyên cần nên việc chăm sóc giáo dục trẻ không bị gián đoạn. b. Khó khăn - Lớp có 100% trẻ mới đi học lần đầu chưa có y thức, đa số thích làm gì thì làm đấy không có nề nếp trong mọi hoạt động . Trong giờ ăn trẻ còn có thói quen xấu như bốc thức ăn, gõ bát, uống nước canh, còn hay ngậm cơm , kén chọn thức ăn, khi ăn còn hay làm rơi bát làm đổ cơm… - Một số phụ huynh nhận thức sai rằng trẻ còn quá nhỏ để đưa vào nề nếp, chiều chuộng con cái chưa cho con vào nề nếp trong giờ ăn, nên khi đến lớp tổ chức giờ ăn với một số trẻ còn nhiều khó khăn. 3. Khảo sát giờ ăn tại lớp nhà trẻ A3 đầu năm học 2020- 2021 Đối với độ tuổi này để đưa các cháu vào nề nếp, thói quen đâu phải chuyện dễ đâu. Thực tế các cháu còn rất bé chưa có y thức được như các anh chị lớn điều này là một thử thách cho cô giáo. Khi đến giờ ăn trẻ vỡ òa ra khóc, bên cạnh đó nhiều trẻ chưa biết xúc ăn khiến các cô vất vả chăm bón cháu, cháu thì không chịu ngồi vào bàn ăn cùng các bạn, xúc ăn bừa bãi, nghịch trong giờ ăn làm cho lớp chưa có nề nếp thói quen tốt trong giờ ăn vậy nên tỉ lê trẻ suy dinh dưỡng đầu năm học còn khá cao. Bảng khảo sát kết quả lần 1 khi chưa áp dụng biện pháp 3 STT Tổng Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt SL Số Tỷ Trẻ Tỷ trẻ trẻ đạt lệ% chưa lệ% đạt 1 2 3 4 5 Trẻ vui vẻ thích thú khi đến giờ ăn Biết mời các cô các bạn khi ăn cơm Trẻ biết tự xúc ăn, ăn gọn gàng. Ăn hết xuất ăn của mình Biết tự phụ vụ như cất bát, ghế sau 31 31 31 31 31 10 8 10 14 12 32 26 32 45 39 21 23 21 17 19 68 74 68 55 61 6 khi ăn. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thể nhẹ 31 27 87 4 13 cân, thể thấp còi => Với kết quả khảo sát như trên, tôi thấy tỷ lệ trẻ đạt trên các nội dung khảo sát còn thấp, .Vì vậy một lần nữa tôi khẳng định nhất thiết phải đưa ra“ Một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24- 36 tháng tuổi ở lớp nhà trẻ A3. II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP * Biện pháp 1: Chuẩn bị tốt trước khi ăn cho trẻ. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ trong khi ăn - Chuẩn bị bàn, ghế để cho trẻ ngồi, trên bàn phải có đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay, bát, thìa đủ số lượng của trẻ. - Khi chia ăn cô phải đeo khẩu trang, đeo tạp rề, đảm bảo vệ sinh cho trẻ, chia theo định xuất ăn của trẻ - Thông qua giờ ăn cô giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, giúp trẻ phát triển nhận thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ… 4 Hình ảnh 1: Chuẩn bị trước khi cho trẻ ăn Hình ảnh 2: Cô chia theo xuất ăn của trẻ 5 * Biện pháp 2: Động viên trẻ tự xúc ăn tập cho trẻ cách cầm thìa, giữ bát để trẻ tự xúc ăn - Sử dụng lời nói cử chỉ dịu dàng tạo cảm giác yêu thương cho trẻ nhắc con ngồi ngay ngắn dạy trẻ cách cầm thìa bằng tay phải, tay trái giữ bát, xúc từng ít cơm và đưa vào miệng cẩn thận kẻo rơi cơm ra ngoài, khi cơm rơi con phải biết nhặt vào đĩa, không đùa nghịch trong giờ ăn. - Cô giáo động viên khuyến khích trẻ như: Con xúc cơm ăn đi, Bạn Uyên xúc cơm rất giỏi bạn Uyên ăn gần hết bát rồi. Các con hãy cố lên - Cô đi từng bàn ăn của trẻ khen ngợi trẻ nhắc trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Dạy trẻ cách cầm thìa, cầm bát 6 * Biện pháp 3: Tập cho trẻ tính tự lập - Dạy trẻ biết mời bạn mời cô giáo trước khi ăn, tập cho trẻ những thói quen tốt trong giờ ăn, ăn uống từ tốn, nhai kỹ, khi muốn ho hay hắt hơi, phải lấy tay che miệng, biết yêu cầu khi cần uống nước hay muốn chan canh. Không lấy tay bốc thức ăn, Không xúc thức ăn của bạn hay xúc cho bạn, không đặt thìa xuống bàn, không vứt bát, thìa lung tung sau khi ăn. Hình ảnh trẻ có tính tự lập trong giờ ăn 7 * Biện pháp 4: Tổ chức linh hoạt bữa ăn cho trẻ - Kéo dài thời gian hơn đối với những trẻ ăn chậm, lười ăn, cô xúc cơm bón cơm hỗ trợ trẻ. - Phân ra từng nhóm để phụ trách từng nhóm trẻ lười ăn, ăn chậm, từ đó nắm được đặc điểm riêng của từng cá nhân trẻ. Hình ảnh cô bón cơm cho trẻ, hỗ trợ trẻ ăn kém 8 * Biện pháp 5. Phối hợp tốt với cô nuôi và phụ huynh + Với cô nuôi Khi lựa chọn thực phẩm chế biến riêng cho nhà trẻ thì chọn thịt không xơ và xay nhỏ mịn, rau non hơn, thái nhỏ, cơm nhà trẻ nấu mềm hơn, thức ăn nấu kỹ hơn. + Với phụ huynh - Phối hợp với phụ huynh để nắm được những thay đổi hằng ngày về tâm lí, sức khỏe, sở thích của trẻ từ đó giúp tôi hiểu hơn và biết cách chăm sóc trẻ tốt hơn - Đối với trẻ suy dinh dưỡng cô kết hợp với phụ huynh có chế độ ăn bổ xung nhằm giảm suy dinh dưỡng cho trẻ III. KẾT QUẢ * Sau khi thực hiện đồng bộ các biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ, lớp tôi đã khảo sát chất lượng lần 2 trên 31 trẻ ở lớp nhà trẻ A3. * Về trẻ: Trẻ vui vẻ, hoạt bát nhanh nhẹn thích thú với từng bữa ăn tại trường cũng như ở nhà, trẻ có thói quen tốt trong ăn uống như: Trẻ biết mời cô mời các bạn trước khi ăn, trẻ biết tự xúc ăn, ăn gọn gàng, ăn ngon miệng ăn hết xuất của mình, ăn xong biết tự phục vụ như cất bát, cất thìa, cất ghế sau khi ăn xong. - Phát triển chiều cao, cân nặng phù hợp với độ tuổi, kết quả cân đo trẻ lần 2 /tháng 12/2020 tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thể thấp còi giảm còn 6% 9 Hình ảnh trẻ biết xúc ăn gọn gàng, biết cất bát, ghế khi ăn xong * Về giáo viên - Tạo được tình cảm thân thiện giữa cô và trẻ khiến trẻ thích thú với mỗi giờ ăn bên cô. * Về phụ huynh - Tạo được mỗi quan hệ mật thiết giữa giáo viên và phụ huynh, phụ huynh rất hài lòng và tin tưởng gửi con em mình và cho ăn bán trú tại trường 100% 10 Bảng khảo sát kết quả lần 2 khi đã áp dụng biện pháp STT Tổng Nội dung khảo sát Đạt Chưa đạt SL Số Tỷ Trẻ Tỷ trẻ trẻ đạt lệ% chưa lệ% đạt 1 2 3 4 5 Trẻ vui vẻ thích thú khi đến giờ ăn Biết mời các cô các bạn khi ăn cơm Trẻ biết tự xúc ăn, ăn gọn gàng. Ăn hết xuất ăn của mình Biết tự phụ vụ như cất bát, ghế sau 31 31 31 31 31 22 24 20 19 20 71 77 65 61 65 9 7 11 12 11 29 23 35 39 35 6 khi ăn. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thể nhẹ 31 29 94 2 6 cân, thể thấp còi IV. KẾT LUẬN Để đạt được kết quả như trên, trong quá trình tổ chức giờ ăn cho trẻ nhà trẻ 24- 36 tháng tuổi tại lớp nhà trẻ A3 trường Mầm Non Hà Châu tôi rút ra một số kinh nghiệm sau: Một là: Giáo viên cần nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức giờ ăn cho trẻ, luôn quan tâm chăm sóc chu đáo giờ ăn cho trẻ. Hai là Cần chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ giờ ăn cho trẻ, đảm bảo sạch sẽ an toàn, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Ba là: Tạo cho trẻ môi trường thân thiện để trẻ có cảm giác vui vẻ thoải mái trước mỗi giờ ăn. Bốn là: Tích cực tuyên truyền phối hợp với phụ huynh rèn trẻ nề nếp, thói quen hành vi văn minh trong ăn uống cho trẻ. => Việc tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ nhà trẻ tuy đơn giản nhưng lại là một nghệ thuật của các cô giáo mầm non vì vậy tôi sẽ áp dụng trong cả năm học. Tôi tin rằng biện pháp này sẽ đem lại hiệu quả tốt cho việc tổ chức giờ ăn cho trẻ góp phần lớn vào 11 sự thành công trong công việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non. Việc lựa chọn áp dụng ‘ Một số biện pháp tổ chức tốt giờ ăn cho trẻ 24- 36 tháng tuổi lớp nhà trẻ A3 trường mầm non Hà Châu’. Rất mong nhận được sự đóng góp kiến của ban giám khảo để biện pháp đạt được hiệu quả cao hơn nữa. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Châu, ngày 17 tháng 12 năm 2020 Người thực hiện Nguyễn Thị Trang 12 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan