Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn-biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số...

Tài liệu Skkn-biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số

.PDF
21
9818
157

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TIẾNG VIỆT CHO TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ PHÂN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. 1. Đặt vấn đề: Trong thực tế chúng ta đã biết, nhiệm vụ giáo dục Mầm non là khâu đầu tiên của hệ thống giáo dục Quốc dân. Giáo viên Mầm non được xem là người thầy đầu tiên đặt nền móng cho việc đào tạo nhân cách con người mới cho xã hội chủ nghĩa, tuỳ theo mỗi độ tuổi mà giáo dục khác nhau. Tuổi mầm non trẻ mới bắt đầu trong quá trình học nói, chính vì vậy mà cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ, đặc biệt là Dân tộc thiểu số là vô cùng quan trọng. Bởi vì các cháu dân tộc thiểu số thường hay dùng tiếng mẹ đẻ của trẻ, nên khó khăn trong việc tiếp nhận Tiếng việt, dẫn đến cháu khó tiếp thu lời giảng của cô bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Chính vì vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là vấn đề cần được quan tâm, nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng cần thiết cho việc học Tiếng việt ở các bậc học tiếp theo. 2. Lý luận: Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta sử dụng lời nói để trò chuyện, đàm thoại, thảo luận, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, giải thích một vấn đề nào đó trong cuộc sống như: Kể lại được sự việc, câu chuyện đã được nghe, được chứng kiến, hay tự mình nghĩ ra, sáng tạo ra. Trẻ cần tập nghe, hiểu lời nói của cô của những người xung quanh. Sau đó tập trình bày suy nghĩ và sự hiểu biết của mình theo ngôn ngữ Tiếng việt. Muốn phát triển ở trẻ kỷ năng, hiểu và nói được ngôn ngữ Tiếng việt theo cô, theo tôi trước hết phải cuốn hút trẻ tham gia vào hoạt động phát triển ngôn ngữ qua trò chuyện, đàm thoại, kể chuyện, đọc cho trẻ nghe, cho trẻ làm quen với chữ cái và thông qua các môn học khác, hoặc ở mọi lúc mọi nơi... Là vô cùng quan trọng nhưng hình thành như thế nào đây mới thật là điều không phải dễ. 3. Thực tiễn: Bản thân tôi là một người Hiệu trưởng của trường mầm non Thượng Nung, quản lý với tổng số CB-GV-NV là 18 người và số cháu là 165 cháu. Trong đó số trẻ dân tộc thiểu số chiếm 100%. Hầu hết trẻ dân tộc H.Mông đến trường đều nói bằng tiếng mẹ đẻ, không nghe được tiếng Việt, bố mẹ trẻ lại ít quan tâm đến việc động viên trẻ đến lớp, còn trẻ chưa có ý thức về vấn đề nề nếp trong lớp học, trẻ không chịu đến lớp để học. Là người quản lý tôi đã trăn trở và xây dựng kế hoạch từ đầu năm học, để phân công giáo viên trực tiếp đến nhà trẻ để huy động các cháu ra lớp. Đấy cũng là một điều khó khăn rồi nhưng còn vấn đề gian nan hơn nữa là trẻ ngồi trong lớp lớ ngớ, không tích cực tham gia vào các hoạt động, cô nói điều gì trẻ cũng không hiểu cứ nhìn cô và không trả lời cô. Giáo viên thường phải thực hiện các nhiêm vụ “Cô nói, cô nghe, cô trả lời” và để trẻ nhắc lại mà không đúng ví dụ: Cô nói con “Bò” thì trẻ nói là con “Bồ”. Đối với trẻ dân tộc thiểu số chịu rất nhiều thiệt thòi. Điều kiện tiếp súc với môi trường xung quanh, xã hội còn ít, tầm nhìn của trẻ còn hạn chế, tất cả đồ dùng học tập đối với trẻ cũng thật là xa lạ, nên việc học đến với trẻ cũng thật là ngỡ ngàng. Bởi vì trẻ không hiểu hết ngôn ngữ tiếng Việt của cô. Với tình hình thực tế của trẻ dân tộc thiểu số như vậy, bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ nhiều lúc thấy vô cùng lo lắng, không biết làm gì và làm như thế nào, bằng phương pháp gì? để giúp trẻ hiểu và nói được Tiếng việt một cách trôi chảy, chính vì điều băn khoăn trăn trở ấy bản thân tôi đã tìm tòi nghiên cứu một số “Biện pháp tăng cường tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số”. Nhằm giúp trẻ dân tộc ham thích được đến lớp và muốn học được tiếng Việt để trẻ tự tin trong cuộc sống và hứng thú học tập, tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non đạt kết quả tốt hơn. II. Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm: Tăng cường tiếng Việt cho trẻ Dân tộc thiểu số là một việc làm hết sức cần thiết, tưởng chừng như rất dễ nhưng thực tế lại rất khó, mà nó đòi hỏi cả một quá trình, phải có sự kiên trì của cả giáo viên và trẻ. Dạy trẻ làm quen với tiếng Việt là dạy cái gì, dạy như thế nào? Trẻ làm quen với tiếng việt với tư cách là bộ môn khoa học hay với tư cách là một công cụ, một phương tiện giao tiếp. Cách trả lời những câu hỏi trên sẽ liên quan tới việc lựa chọn nội dung, phương pháp cho trẻ dân tộc tiếp cận, làm quen dần với tiếng Việt. Từ đó tôi mạnh dạn đưa ra một số “Biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số”. Để giúp cho giáo viên có kiến thức và biện pháp về việc dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, nhằm giúp trẻ nắm những kiến thức cơ bản của bậc học Mầm non như sau: 1. Trên cơ sở thực tế tổ chức tăng cường tiếng việt cho dân tộc thiểu số: Đưa ra một số kinh nghiệm trong việc vận dụng phương pháp và các hình thức tổ chức tăng cường tiếng Việt cho trẻ độ tuổi mầm non. Tại trường mầm non Thượng Nung. Nhằm tạo điều kiện giúp trẻ nghe và hiểu được lời hướng dẫn các hoạt động của giáo viên, thông qua việc tăng cường tiếng Việt dân tộc thiểu số. 2. Điều kiện giúp trẻ hiểu được thông tin của người dạy và học tiếng Việt tốt nhất:. Người giáo viên tổ chức các hoạt động trong lớp đạt kết quả như: Trò chuyện với trẻ bằng tiếng Việt và thể hiện các hành động tương ứng với lời nói, giúp trẻ dần thích ứng với ngôn ngữ thứ hai. III. Nhiệm vụ viết sáng kiến kinh nghiệm. 1. Nhiệm vụ cơ bản của sáng kiến: Là đưa ra một số biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non nói chung và trẻ dân tộc thiểu số ở trường mầm non Thượng Nung nói riêng. 2. Các biện pháp thực tiễn: Lãnh đạo nhà trường và giáo viên cần nắm được tâm lý và nguyện vọng của trẻ. Để từ đó xây dựng các phương pháp, hình thức, biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ngay ở độ tuổi mầm non. VI. Phương pháp nghiên cứu. Sáng kiến này được thực hiện với những phương pháp sau. 1. Phương pháp tham khảo tài liệu: Phương pháp này giúp cho sự định hướng của sáng kiến. 2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Tôi kiểm tra tiếng Việt của trẻ trong một năm học 2010-2011, trẻ ở nhà so sánh với trẻ đến lớp học hàng ngày. 3. Phương pháp thực nghiệm: Đây là phương pháp chính, để kiểm nghiệm những phương pháp và biện pháp nêu ra có liên quan đến sáng kiến kinh nghiệm. Sáng kiến này được thực hiện trên điều kiện thực tế của trường mầm non Thượng Nung năm học 2010-2011. PHẦN II: NỘI DUNG I. Những vấn đề lý luận. 1. Cơ sơ khoa học: Tiếng Việt rất quan trọng đối với mọi người dân việt nam. Đặc biệt đối với trẻ dân tộc thiểu số. Song trong thực tế hiện nay đa số trẻ vùng sâu, vùng xa vùng dân tộc thiểu số, trước khi đến trường chỉ sống trong gia đình, ở các thôn bản nhỏ, trong môi trường tiếng mẹ đẻ. Do vậy trẻ chỉ nắm được tiếng mẹ đẻ ở dạng khẩu mgữ. Trẻ biết rất ít hoặc thậm trí không biết tiếng Việt. Trong khi đó tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức dùng trong trường và cơ sở giáo dục khác. Trên thực tế tiếng nói các dân tộc thiểu số, hầu như chưa có vai trò rõ rệt trong việc hỗ trợ tiếng Việt trong giáo dục. Vì vậy, cho đến nay nhìn chung việc dạy - học tiếng Việt cũng như việc dạy học bằng Tiếng việt ở các vùng dân tộc thiểu số chỉ đạt kết quả thấp. Đặc biệt ở trường mầm non Thương Nung chúng tôi đa số các cháu dân tộc H.Mông nghe và nói tiếng Việt rất kém, mặc dù cô giáo có kèm cặp nhiệt tình đến mức nào chăng nữa thì trẻ vẫn nói bằng hai thứ tiếng. mà chủ yếu là tiếng mẹ đẻ, nhất là khi trẻ ra khỏi học. Sở dĩ như vậy là do tiếng Việt không phải là một phương tiện sử dụng dễ dàng đối với học sinh dân tộc thiểu số. Ở đây học sinh chỉ dùng tiếng Việt nói với giáo viên khi cần thiết, còn ngoài ra trẻ vẫn thường xuyên sử dụng ngôn ngữ riêng của dân tộc mình. Đa phần giáo viên phản ánh tình trạng người dạy và người học không hiểu nhau. Chính vì vậy dẫn đến chất lượng chăm sóc Giáo Dục trẻ không thể đạt được kết quả như mong muốn. Vì vậy là người quản lý một trường mầm non vùng sâu, vùng xa với 100% các cháu là dân tộc thiểu số. Tôi nhận thấy cần có những biện pháp bổ xung, tăng cường tiếng Việt cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non. Đó là người lãnh đạo nhà trường cần tích cực tham mưu với cấp uỷ chính quyền địa phương, kịp thời và bài bản, có hiệu quả, tập chung chỉ đạo sâu sát cơ sở, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giải quyết khó khăn, đảm bảo kết quả dù rất nhỏ nhưng nhìn thấy rõ, đo kiểm minh bạch, khách quan để cha mẹ học sinh và cộng đồng tin tưởng, đồng thuận ủng hộ. Thêm vào đó phải có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ đạo và đội ngũ giáo viên, giáo dục song ngữ. Điều kiện quyết định là triển khai thành công một mô hình thích hợp và khả thi về tăng cường tiếng Việt cho trẻ. 2. Cơ sở thực tiễn: Nhà trường cần tranh thủ sự hỗ trợ về mọi mặt của nhiều tổ chức, trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện tăng cường Tiếng việt cho trẻ, đó là nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục nói chung, mầm non nói riêng. Từ đó xẽ đáp ứng việc nâng cao được chất lượng Giáo Dục cho trẻ em vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Dạy tiếng Việt cho trẻ nói chung, dạy tiếng dân tộc nói riêng đều bắt đầu bằng việc dạy và phát triển vốn từ cho trẻ. trước hết dạy trẻ tập nói các từ gần gũi, sau đó các câu nói đơn giản, rồi mới đến câu phức tạp. Tuỳ theo khả năng của trẻ, cô giáo dạy trẻ ở các mức độ khác nhau. Khi trẻ mới bắt đầu học tiếng Việt, cô giáo dạy một vài từ trong một ngày. Khi trẻ đã có một số vốn từ nhất định, mức độ tiếp thu ngôn ngữ của trẻ nhanh hơn thì cô giáo có thể dạy trẻ số từ nhiều hơn. Các từ được ôn luyện thường xuyên trong các hoạt động khác nhau, ngữ cảnh, ngôn ngữ khác nhau, trẻ mẫu giáo 5 tuổi có khả năng học được từ 300 đến 500 từ Tiếng Việt trong một năm. * Tóm lại: Việc tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, tuỳ theo điều kiện khả năng của từng lớp, từng trẻ để đưa ra các biện pháp tích cực như: Dạy Tiếng Việt thông qua chữ cái, kể chuyện, đọc thơ và các hoạt khác… Việc lặp lại các từ chính là để trẻ nghe và ghi nhớ các câu, từ trong từng nội dung bức tranh. Ví dụ: Cô mời bạn Tùng đi tìm bức tranh có hình ảnh (người mẹ bế em bé)... Để trẻ làm quen với từ (Mẹ bế em bé). II. Thực trạng các biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻdân tộc thiểu số: 1. Đặc điểm chung. a. Thuận lợi: Trường mầm non Thượng Nung là một trường vùng sâu, vùng xa và đặc biệt khó khăn. Nhưng được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo chính quyền địa phương, các đồng chí chuyên môn Phòng GD&ĐT Võ Nhai. Đặc biệt là có sự cần cù chịu khó và tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của tập thể cán bộ, giáo viên trong nhà trường và sự phối kết hợp giúp đỡ từ phía Hội cha mẹ học sinh. Đã tạo cho trường mầm non Thượng Nung yên tâm về mặt tinh thần và ổn định về cơ sở vật chất. - Gây hứng thú cho trẻ hoạt động, có môi trường xanh - sạch - đẹp, tạo được môi trường đảm bảo các hoạt động trong lớp, giúp trẻ có đủ điều kiện để phát triển tiếng Việt. - Đội ngũ giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động có trình độ 18/18 = 100% đạt trình độ chuẩn và 4/18 = 22,2% CB-GV-VN đạt trình độ trên chuẩn. b. Khó khăn: Dân cư sống không tập chung, 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, việc bất đồng ngôn ngữ giữa cô và trẻ, do vậy làm ảnh hưởng đến việc chăm sóc giáo dục trẻ. Địa hình phức tạp việc đi đến lớp học của trẻ mầm non còn gặp nhiều khó khăn. Mặt bằng kinh tế của người dân còn thấp, chủ yếu làm ruộng, làm nương, một số phụ huynh chưa nhận thức được rõ về tầm quan trọng của việc dạy tiếng Việt cho con em mình nó có tác dụng cần thiết như thế nào đối với việc nhận thức và hình thành nhân cách của trẻ. Đặc biệt các lớp ở điểm lẻ còn rất khó khăn, lớp học chưa đúng quy cách, việc sử dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng đồ chơi hoặc phương tiện chuyển tải kiến thức tiếng Việt đến với trẻ còn hạn chế. Chưa có tài liệu dạy dạy tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. 2. Thực trạng việc quá trình đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở trường Mầm non Thượng Nung: Khi nhà trường chưa có kế hoạch đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số thì chúng ta thấy kết quả được thể hiện qua bảng kiểm tra đầu vào như sau: Lĩnh vực GD trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu Phát triển ngôn ngữ 80/165 = 48,5% 30/165 = 18,2% 55/165 = 33,3% Phát triển nhận thức 85/165 = 51,5% 58/165 = 35,2% 22/165 = 13,3% Phát triển TC-XH 88/165 = 53,3 60/165 = 36,4% 17/165 = 10,3% Phát triển thể chất 65/165 = 39,4% 70/165 = 42,4% 20/165 = 12,1% Phát triển thẩm mỹ 60/165 = 36,4% 58/165 = 35,2% 47/165 = 28,5% Để góp phần đưa các biện pháp dạy tiếng Việt cho trẻ mầm non. Là người lãnh đạo nhà trường tôi đã chỉ đạo cán bộ, giáo viên tổ chức họp tuyên truyền phụ huynh tích cực hợp tác với nhà trường, cùng thống nhất dạy tiếng Việt cho trẻ mọi lúc mội nơi. Đặc biệt khi trẻ ở nhà các thành viên trong gia đình cần dùng tiếng Việt giao lưu với trẻ thường xuyên. Mỗi giáo viên cần phải có trách nhiệm gần gũi trò chuyện với trẻ kết hợp với cử chỉ, hành động để trẻ dần được làm quen với tiếng Việt một cách tự nhiên không gò bó. Ví dụ: Thông qua biện pháp trực quan hành động giúp cho người học tiếp thu có hiệu quả và học ngôn ngữ mới một cách tự nhiên hứng thú. Mục đích của phương pháp này nhằm giúp cho người học đạt được các mục đích như: hiểu và sử dụng ngôn ngữ mới trong giao tiếp, hình thành và rèn luyện kỹ năng nghe, nói một ngôn ngữ mới. Không cho trẻ nói khi chưa thực hiện thành thạo được các hành động, để có thể tập trung lắng nghe chuẩn xác. Khi đã nghe rõ, hiểu, thuộc và tự tin làm đúng, trẻ xẽ tự muốn nói và có thể tự thực hành với bạn của mình, giáo viên cần cho trẻ đều được thực hành ở mỗi lần học. Chỉ sử dụng ngôn ngữ đơn giản, ngắn gon, không dẫn dắt, giảng giải nhiều vì trẻ chưa hiểu tiếng Việt. Khi dạy trẻ, giáo viên cần xác định trước những loại từ, câu nào xẽ sử dụng khi hướng dẫn trẻ. Nên sử dụng các điệu bộ cử chỉ để ra hiệu cho trẻ hiểu ý đồ của mình, thay cho việc nói nhiều của người dạy. Lúc đầu dạy từ 1-2 từ dễ hiểu kết hợp với hành động như: Đứng lên, ngồi xuống... đến ngày hôm sau cô giáo cần cho trẻ ôn lại những gì được học ngày hôm trước, để khắc sâu sự ghi nhớ bằng hình thức chơi mà không cần phải giữ nguyên thứ tự từ các bước ngày hôm trước dạy nữa ví dụ: Đứng lên - ngồi xuống, ngồi xuống - đứng lên, rửa tay rửa chân…Dạy tiếng Việt với biện pháp trực quan hành động với đồ vật, biện pháp này dạy trẻ các từ mới như: Cái bàn, cái ghế, quyển vở… Ngoài ra còn sử dụng các biện pháp dạy trẻ học tiếng Việt qua kể chuyện, đóng vai, đối với mỗi câu chuyện, làm các đồ chơi minh hoạ, đơn giản tượng trương cho các nhân vật chính, sử dụng các nhân vật có sẵn để làm đồ dùng minh hoạ. Hoặc trẻ học tiếng Việt thông qua việc dạy trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt. Nội dung chủ yếu của việc dạy này là giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái. Chúng ta có thể coi việc giúp trẻ làm quen với chữ cái là cốt lõi của việc làm quen với Tiếng việt có nghĩa là việc cho trẻ làm quen với chữ cái chưa phải là tất cả những nội dung công việc giúp trẻ làm quen với tiếng Việt .Cách gọi làm quen với Tiếng việt thường gợi ra một phạm vi nội dung rộng rãi hơn so với cách gọi làm quen với chữ cái. Do đó có thể thấy nội dung dạy trẻ làm quen với tiếng Việt không chỉ là dạy trẻ phát âm, dạy trẻ tập tô 29 chữ cái mà còn dạy trẻ đọc đúng các chữ cái, các từ trong tranh, hiểu được nội dung của từ và biết dùng từ để diễn đạt thành câu, muốn được như vậy trước hết ta phải giúp trẻ nhận biết và phát âm đúng 29 chữ cái trong Tiếng việt. Có một số ít trẻ nói được tiếng Việt nhưng chưa biết các chữ cái hay từ ngữ của Tiếng việt .Vì vậy việc dạy trẻ làm quen với chữ cái giúp trẻ nhận biết chính xác cấu tạo của chữ cái, cách phát âm để từ đó trẻ nghe cô phát âm để tìm được chữ cái tương ứng, nhìn chữ cái phát âm được chữ cái. Ví dụ : Hôm nay cô cho trẻ nhận biết chữ s – x chẳng hạn: Cô cho trẻ xem tranh " Hoa Sen xanh" cho trẻ đọc từ : Hoa sen xanh Trẻ nhận biết trong từ Hoa sen xanh có bao nhiêu tiếng ? Có mấy con chữ cái ? Rồi cô ghép thẻ chữ rời cho cháu nhận biết dấu thanh tìm chữ đã học rồi phát âm lại những chữ đó. Còn lại cô giới thiệu cho trẻ làm quen s- x, tôi phân tích các nét cơ bản cấu tạo nên chữ cái s-x, cho trẻ phát âm chữ s-x nhiều lần giúp trẻ khắc sâu cấu tạo của chữ cái và trẻ nhận biết một cách chính xác từng chữ cái. 2. Cung cấp vốn TV cho trẻ thông qua việc làm quen với chữ cái: Sau khi giúp trẻ làm quen và nắm được 29 chữ cái trong Tiếng việt tôi tiến hành cho trẻ tham gia các trò chơi với chữ cái, cho trẻ tập tô chữ cái giúp trẻ dần dần nắm được toàn bộ hệ thống chữ cái qui định trong chương trình, đồng thời chính xác hoá cách phát âm. Do đặc điểm của lứa tuổi nên việc giáo dục trẻ mẫu giáo được tiến hành theo phương châm học bằng chơi, chơi mà học. Từ đó tôi luôn nghĩ cần phải phát huy hết tác dụng của các trò chơi để dạy trẻ. Điều đáng chú ý là trẻ mầm non xã Thượng Nung rất ham thích được học qua hình ảnh trực quan, tổ chức hoạt động học thông qua các trò chơi. Mỗi khi được nhìn thấy đồ dùng, đồ chơi trẻ rất vui, thích tìm hiểu sờ mó và cùng nhau khám phá. nắm bắt được đặc điểm này chúng tôi đã không ngừng học sưu tầm những trò chơi hay, mới lạ trên báo chí, thông tin đại chúng để đưa vào dạy trẻ phù hợp theo nội dung từng chủ điểm. Ví dụ: Trò chơi tìm chữ cái s-x trong bài thơ "Hoa sen" Tôi viết bài thơ lên giấy rô ki (mỗi tờ tranh đã được viết nôi nội dung một bài), tôi mời lớp tôi chia làm 2 đội lên dùng bút tìm và gạch chân chữ s-x có trong từ có trong mỗi câu thơ và dộc chữ cái mình đang gạch chân đội nào tìm gạch chân được nhiều chữ s-x thì chiến thắng và được tuyên dương. Tôi còn cho trẻ nhận biết và phát âm chữ cái qua nhiều trò chơi khác như "Nối chữ cái với từ có chứa chữ cái đó"… "Dạy trẻ phát âm tiếng Việt thông qua trò chơi tìm chữ cái theo yêu cầu của cô" Tăng cường tiếng Việt thông qua trò chơi gắn chữ cái trên đồ dùng, đồ chơi, " Xếp chữ cái bằng hột hạt". "Xếp các nét cơ bản tạo thành chữ cái"... Bên cạnh đó tôi luôn tranh thủ thời gian tự làm thêm một số đồ dùng đồ chơi để cho trẻ được thực hành trải nghiệm. Tôi thiết nghĩ trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều với đồ dùng đồ chơi sẽ giúp trẻ ghi nhớ chữ cái một cách sâu sắc hơn, tập phát âm Tiếng việt một cách chuẩn hơn.Từ đó cũng góp phần không nhỏ vào việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ. Qua một thời gian thực hiện lớp tôi tiến bộ rõ rệt, cháu hứng thứ trong học tập, nhiều cháu thuộc chữ cái và phát âm đúng chữ cái do tôi cung cấp. Tôi tiến hành lên kế hoạch chỉ đạo giáo viên áp dụng việc cung cấp tiếng việt vào các hoạt động như: 3. Tăng cường tiếng việt cho trẻ thông qua môn văn học: Để giúp trẻ học ngôn ngữ và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Tiếng việt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Tôi nghĩ trước hết cần dạy trẻ những kỹ năng chú ý nghe và phát âm thông qua môn văn học là vô cùng cần thiết.Trước khi vào dạy học thơ hay kể một câu chuyện nào đó, điều đầu tiên tôi chú ý là lựa chọn bài thơ, câu chuyện không quá dài, có nội dung hấp dẫn trẻ để cung cấp, vì trẻ dân tộc thiểu số rất hiếu động thời gian tập trung chú ý nghe cô giảng rất ngắn, nắm được điểm yếu này của trẻ vùng dân tộc thiểu số, người giáo viên luôn tạo ra tình huống vui nhộn để lôi cuốn trẻ vào giờ học bằng một giọng nói lúc trầm lúc bổng để gây sự chú ý, khơi gợi tính tò mò của trẻ, đã tạo được tâm thế cho trẻ trước khi vào học tôi tiến hành đi vào giờ học chính bằng ngôn ngữ giới thiệu hấp dẫn từ ngữ thật gần gũi, thật dễ hiểu đối với trẻ, giáo viên đọc thơ hay kể chuyện với giọng thật truyền cảm, phối hợp các động tác minh học phù hợp, để lôi cuốn trẻ chăm chú lắng nghe, để lĩnh hội từng câu, từng lời của cô, tiếp đến tôi giảng nội dung câu chuyện, bài thơ một cách ngắn gọn để giúp trẻ dễ hiểu, tôi tiến hành cho trẻ đọc thơ theo tôi từng câu, tôi luôn đổi cách cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, lớp , cá nhân, hay bạn nam và bạn nữ thi đua nhằm tạo khí thế cho trẻ trong học thơ, còn đối với chuyện thì cần kể nhiều lần và đàm thoại theo trình tự nội dung câu chuyện, và thể hiện giọng điệu, tính cách của từng nhân vật trong chuyện một cách phù hợp nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung cũng như tính cách của các nhân vật trong chuyện, sau đó tôi tiến hành mời cháu khá lên kể lại chuyện cho cả lớp nghe, tôi không quên khuyến khích trẻ bằng một món quà hay thưởng bằng những tràng pháo tay động viên, Chính nhờ như vậy học sinh trường tôi ngày càng ham thích học thơ, kể chuyện, nhiều cháu thuộc thơ, kể lại câu chuyện một cách hoàn chỉnh, như vậy việc cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số của tôi gặt hái được nhiều thành công hơn so với trước, tôi vô cùng phấn khởi và tiếp tục áp dụng một số biện pháp khác để ngày nâng cao hiệu quả hơn. 4. Cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi : Thực tế cho ta thấy rằng bất đồng ngôn ngữ là rất khó khăn trong giao tiếp, vì vậy ngoài những biện pháp nêu trên áp dụng có hiệu quả, tôi tiến hành cung cấp vốn Tiếng việt cho trẻ thông qua mọi lúc mọi nơi. Như chúng ta đã biết khả năng tiếp thu của trẻ dân tộc thiểu số rất chậm, mau quên nhưng khi đã nhớ được thì lại nhớ rất lâu nên tôi tiến hành cho trẻ tiếp xúc với vốn tiếng việt bằng phương châm " Mưa dầm thấm lâu" cho nên việc cung cấp ngôn ngữ Tiếng việt ở mọi lúc, mọi nơi vô cùng hiệu quả, ví dụ: Giáo viên luôn vui vẻ, thương yêu trẻ, sửa sang quần áo, chải tóc cho trẻ và không quên kèm theo một số câu hỏi giao lưu như: Con mặc quần áo đẹp quá. Con ăn cơm chưa? Ăn bao nhiêu cơm? Ăn với thức ăn gì? Con ăn có ngon không? Hay tôi hỏi về gia đình trẻ: Nhà con có bao nhiêu người? Con có em bé không? Mẹ con làm nghề gì?... Qua trò chuyện với trẻ như vậy. Giáo viên xẽ nắm được khả năng phát âm của mỗi trẻ để có biện pháp và giành nhiều thời giờ hơn giúp trẻ phát âm đúng, phát âm chuẩn Tiếng việt. Giờ chơi tự do tôi hay dẫn trẻ đến các góc trò chuyện và phát âm các từ có trong tranh, từ ở các góc, giáo viên cần dạy trẻ phát âm nhiều lần và cho trẻ chỉ phát âm chữ cái có trong tranh con vật, hoa, cây quả…có từ mang chữ cái đang học, trẻ đọc qua nhiều lần như vậy. Trẻ dân tộc trường tôi, phát âm chuẩn hơn và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với cô, với bạn, bạn biết chỉ cho bạn chưa biết, hoặc mạnh dạn đến hỏi cô, òư đó trẻ không còn rụt rè như trước nữa. Ngoài ra trong giờ hoạt động ngoài trời tôi còn chỉ đạo Giáo viên chủ nhiệm các lớp cho trẻ ôn kiến thức đã học qua trò chuyện, đọc thơ, kể chuyện, chơi các trò chơi dân gian, cho trẻ đọc đồng dao, ca dao trong hoạt động này giúp trẻ phát âm thành thạo hơn, lưu loát hơn. Tạo không khí thân thiện, gần gũi giữa cô giáo và trẻ, vấn đề này đặc biệt cần thiết và không tể thiếu được đối với trẻ dân tộc thiểu số. Giờ vui chơi tôi cho trẻ đóng các vai khác nhau, trẻ được giao lưu trao đổi mua bán và thể hiện hết vai chơi của mình, bên cạnh đó tôi luôn theo sát trẻ để kịp thời sửa sai uốn nắn mỗi khi trẻ hỏi hoặc trả lời không có trọng tâm hay trẻ dùng tiếng mẹ đẻ. Chính nhờ vậy mà học sinh trường tôi đa số trẻ biết dùng từ để diễn đạt thành câu có nghĩa trong giao tiếp với bạn và côgiáo. 5. Kết hợp với phụ huynh: Trong một buổi học trẻ được tiếp xúc với cô giáo rất nhiều nhưng chúng ta biết phối hợp với gia đình trong việc cung cấp vốn tiếng việt cho trẻ lại càng tốt hơn vì vậy Ban giám hiệu nhà trường đã tiến hành cho mời các bậc phụ huynh đến họp, thông báo kết quả học của mỗi cháu cho phụ huynh nắm và đặc biệt không quên cho phụ huynh biết khả năng tiếp thu kiến thức bài học bằng ngôn ngữ Tiếng việt của mỗi cháu ra sao và từ đó thống nhất với phụ huynh xây dựng nội quy của trường mầm non là “Tất cả mọi người khi đến trường, lớp đều phải nói bằng Tiếng việt” và nhà trường rất mong phụ huynh hợp tác trong việc cung cấp Tiếng việt cho trẻ thường xuyên ở nhà như: Phụ huynh dùng Tiếng việt để trao đổi với con em mình nhiều hơn, kèm cặp con em nhiều hơn trong môn học chữ cái, trẻ nắm được chữ cái, thuộc chữ cái, viết được chữ cái, phát âm đúng chữ cái và nhất là nói thạo Tiếng việt nhất định con của phụ huynh tiếp thu bài một cách dễ dàng, học giỏi hơn trong cấp học mầm non và nhất là trong các cấp học sau này. Từ những lời nói ấy đã thúc đẩy phụ huynh quan tâm đến con em mình hơn, chăm lo cung cấp vốn tiếng việt ở nhà cho trẻ nhiều hơn. Cho nên trẻỉtường mầm non Thượng Nung hiện nay nói thạo, nói lưu loát ngôn ngữ Tiếng việt, biết dùng từ, câu để diễn đạt điều trẻ muốn nói, không còn trẻ nói câu không rõ nghĩa, câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, trẻ mạnh dạn giao lưu cùng cô giáo, cùng bạn bè và mọi người xung quanh. Thông qua các hoạt động như vậy, tôi đã chỉ đạo quản lý chuyên tổ trưởng chuyên môn thường xuyên kiểm ta giáo viên chủ nhiệm các lớp về việc rèn và dạy tiếng Việt cho trẻ. * Uư điểm: Giúp giáo viên nhận thức đúng đắn hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số bậc học mầm non. Trẻ biết thêm được một ngôn ngữ mới, nhằm giúp trẻ tự tin khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Từ đó trẻ tham gia vào các hoạt động một cách hứng thú. Tạo cơ hội mở rộng được tầm nhìn và kiến thức cho trẻ bước vào bậc học tiếp theo đạt kết quả tốt hơn. * Tồn tại: Nhiều giáo viên chưa hiểu được tiếng dân tộc của trẻ, nên bước đầu còn còn lúng túng, chán nản. Một số phụ huynh chưa hợp tác chặt chẽ với nhà trường. III. Những biện pháp tăng cường dạy TV cho trẻ dân tộc thiểu số. 1. Xây dựng kế hoạch và tăng cường công tác kiểm tra việc dạy TV: - Là một người lãnh đạo phụ trách chung về các hoạt động của nhà trường, tôi cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, theo dõi sát xao các chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, chỉ đạo quản lý chuyên môn xây dựng thời gian biểu, ý thức trách nhiệm của từng giáo viên và mọi hoạt động của nhà trường đề ra. mà chủ yếu là việc dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. - Kết hợp với cha mẹ học sinh tận dụng nguồn nguyên vật liệu sẵn có của địa phương như: vỏ ốc núi, vỏ trứng gà- vịt, nan tre- nứa, quả cầu lông, vỏ ống cầu lông, vỏ hộp các loại nước giải khát, các hộp xốp, vỏ hộp thuốc, vỏ hộp dầu rửa bát… làm đồ dùng có ghi tên đồ vật tương ứng giúp trẻ phát triển tiếng Việt. - Tuyên truyền tác dụng của việc tổ chức dạy tiếng Việt cho trẻ. Để đông đảo phụ huynh hưởng ứng và ủng hộ nhiệt tình, trong vấn đề tạo dựng cảnh quan môi trường trong lớp đẹp, hấp dẫn đối với trẻ. Lôi cuốn trẻ hứng thú đến trường ngày càng đông. - Nhà trường chủ động tham mưu với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương, để được quan tâm hỗ trợ ngày công, tiền công về việc xây dựng môi trường hoạt động dạy tiếng Việt cho trẻ ngày thêm phong phú, hấp dẫn. - Kiểm tra dự giờ hoạt động trong lớp của giáo viên, rút kinh nghiệm và xếp loại hoạt động của viên kịp thời. Chính vì thế nhà trường đã có được một đội ngũ GV có trình độ tay nghề khá tốt về tổ chức hoạt động trong lớp mà còn nắm vững về mọi lĩnh vực.Từ đó giúp cho giáo viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn mà ngành đề ra. Qua đó công tác tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số được tổ chức dễ dàng thực hiện và đạt kết quả tốt. 2. Một số biện pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số: * Biện pháp tăng cường tiếng Việt cho trẻ cần có 2 yếu tố cơ bản: - Hiểu được ngôn ngữ mới. - Biết lắng nghe và phát âm đúng tiếng Việt. * Tiến hành tạo môi trường học tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số: Xây dựng các góc hoạt động khác nhau trong lớp, có gắn các từ tiếng Việt nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân, theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng hơn. Để trẻ học tiếng Việt thực sự có hiệu quả, giúp trẻ tự khám phá và phát triển. Cần xây dựng các hoạt động học tiếng Việt phù hợp với mục tiêu và yêu cầu giáo dục theo chủ điểm. Để có môi trường hoạt động trong lớp tốt như vậy, thì tất cả cán bộ- giáo viên cần hết sức nỗi lực, mạnh dạn tham mưu, làm tốt công tác dân vận. Cùng xây dựng trường mầm non nói chung, có được một môi trường dạy tiếng Việt cho trẻ tốt nhất. * Đánh giá: Qua thực tế nhà trường đã tích cực bằng các biện pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số, chúng tôi thấy kết quả thể hiện qua bảng khảo sát cuối năm như sau: Lĩnh vực Gd trẻ Trẻ không hiểu Trẻ hiểu Trẻ rất hiểu Phát triển ngôn ngữ 2/165 = 1,2% 85/165 = 51,5% 78/165 = 47,3% Phát triển nhận thức 1/165 = 0,6% 86/165 = 52,1% 78/165 = 45,5% Phát triển TC-XH 0/165 = 0% 88/165 = 53,3% 77/165 = 36,4% Phát triển thể chất 0/165 = 0% 65/165 = 39,4% 100/165 = 60,6% Phát triển thẩm mỹ 0/165 = 0% 60/165 = 36,4% 105/165 = 63,4% Ở điểm trường chính trẻ có đủ điều kiện, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các nhóm lớp qua các hình ảnh tư liệu dưới đây và điều kiện học đây. Tăng cường bổ xung tiếng Việt ở các góc hoạt động của trẻ. Ban giám hiệu nhà trường cùng các giáo viên kiểm tra chất lượng GD trẻ và tăng cường tiếng việt cho trẻ tại lớp MG 5tuổi A trường mầm non Thượng Nung. Trẻ học tiếng Việt thông qua giờ làm quen với chữ cái Còn ở các điểm phân trường lẻ lớp học vẫn là nền đất, lớp học chưa đúng quy cách, đồ dùng đồ chơi trong lớp còn hạn chế. Đây là biện pháp đơn giản tao môi trường chữ viết, giúp tăng cường tiếng Việt cho trẻ thiểu số ở độ tuổi mầm non mà GV ở phân trường đã thực hiện từ tiếng Việt tương ứng với tranh minh hoạ. V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua một vài kinh nghiệm tôi tự nghiên cứu và áp dụng cung cấp Tiếng việt vào lớp mình đạt được kết quả như sau: Đến nay đã có trên 95% cháu nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái Tiếng việt. 93% cháu biết cách tô các nét cơ bản và tô đúng quy trình . 95% cháu hiểu được ngôn ngữ Tiếng việt, biết dùng ngôn ngữ Tiếng việt để diễn đạt thành câu có nghĩa, trẻ nói lưu loát bằng ngôn ngữ Tiếng việt. Ngoài việc học trẻ đã mạnh dạn tự tin khi giao tiếp với cô giáo, với bạn bè lúc ở nhà cũng như lúc ở trường. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Kết luận chung: Việc cung cấp tăng cường vốn Tiếng việt cho trẻ dân tộc thiểu số là một vấn đề rất khó. Đòi hỏi ở cần có sự chỉ đạo sáng suốt của rngười quản lý trường học và giáo viên phải thật sự yêu thương gần gũi trẻ. Luôn tạo tình cảm cho trẻ giao lưu trò chuyện với cô, nghe hiểu lời nói của cô. Cuốn hút trẻ tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ thực sự hứng thú. Được thực hiện thông qua các hoạt động Giáo Dục ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Từ những vốn kinh nghiệm tích luỹ ít ỏi về việc tăng cường tiếng việt ấy tôi đã áp dụng và có hiệu quả cao, ở tại trường mình. Cuối năm học này trẻ 95% trẻ dân tộc thiểu số nói được tiếng việt lưu loát, đủ câu, đủ ý. Chỉ còn 0,5% số trẻ nói chưa đươc thành thạo nhưng cũng đã nghe hiểu được tiếng Việt.Qua việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số” vào trường mầm non Thượng Nung chúng tôi, tuy là một trường 100% trẻ dân tộc thiểu số. Phụ huynh rất nhiệt tình trong công việc quyên góp phế liệu cho cô giáo làm đồ dùng đồ chơi Một số phụ huynh rất thích con mình hiểu biết nhiều về ngôn ngữ Tiếng việt đã tích cực hợp tác với giáo viên chủ nhiệm lớp trong việc dạy tiếng Việt cho con em mình đạt kết quả. Bên cạnh đó cũng gặp không ít khó khăn. Cháu thường dùng tiếng dân tộc, ít hiểu Tiếng việt nên dẫn đến cháu khó tiếp thu lời hướng dẫn, chỉ bảo của cô giáo bằng Tiếng việt. Cha mẹ các cháu có một số không biết chữ, ít quan tâm đến việc học hành của con cá. Trên đây là một vài kinh nghiệm áp dụng trong quá trình chỉ đạo giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số được thực hiện và đạt hiệu quả cao, những biện pháp trên tuy không có gì mới lạ đối với các bạn nhưng đối với trẻ dân tộc thiểu số thì vô cùng mới mẽ và có tác dụng. Tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý bổ sung của chuyên môn Mầm non, Ban thi đua Phòng Giáo dục và Đào tạoVõ Nhai. Đề sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện và được vận dụng vào thực tế. Nhằm ngày một nâng cao Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số. Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ mầm non nghe hiểu và thực hiện tốt các hoạt động ở trường, tự tin khi bước vào bậc học tiếp theo./. 2. Kiến nghị và ý kiến đề xuất: * Kiến nghị: Cần có chính sách thoả đáng hơn đối với cán bộ, giáo viên. đang công tác ở vùng đặc biệt khó khăn và những giáo viên dạy trẻ dân tộc thiểu số. Chế độ giáo viên mầm non làm việc quá giờ hành chính (Chế độ làm thêm giờ) Ví dụ: Nếu là một giáo viên có trách nhiệm thì thường thường 6 giờ sáng đi làm đến 6 giờ tối mới song việc để về. * Đề xuất ý kiến: Trong vấn đề viết sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đưa ra một biện pháp sau: Để cho các cháu Dân tộc thiểu số tiếp cận nhanh chóng với thực trạng giáo dục hiện nay. Theo tôi đề nghị các cấp lãnh đạo quan tâm nhiểu hơn nữa về cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy học phù hợp với lứa tuổi, nhất là đồ dùng đồ chơi và tài liệu dạy tiếng Việt cho trẻ vùng dân tộc thiểu số. - Cán bộ quản lý cần có biện pháp chỉ đạo toàn trường đều phải có ý thức, cùng xây dựng các biện pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ. Giáo viên thường xuyên gần gũi với trẻ. Để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động học tiếng Việt. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm nhằm góp phần tăng cường dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, mà tôi nghiên cứu . Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến này qua một năm học. Tôi thấy còn có hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự góp ý của chuyên cấp trên, để sáng kiến này hoàn thiện và được áp dụng vào thực tế./. T«i xin tr©n thµnh c¶m ¬n! Xác nhận của nhà trường Thượng Nung, ngày 15 tháng 05 năm 2011 TM/HIỆU TRƯỞNG Người viết sáng kiến Phó Hiệu trưởng Lương Thị Yến Điểm chấm của HĐTĐ trường Ma Thị Thu Triều Điểm chấm của HĐTĐ phòng GD& ĐT Võ Nhai TT NỘI DUNG 1 PHỤ LỤC 2 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Trang 1 3 I/ Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm. 1 1. Đặt vấn đê: 1 5 2. Lý luận: 1 6 3. Thực tiễn: 2 4 7 8 II/ Mục đích viết sáng kiến kinh nghiệm. 1. Trên cơ sở tăng cường dạy TV cho trẻ DTTS: 3 3 9 2. Điều kiện giúp trẻ hiểu được thông tin của người dạy và người học TV tốt nhất: 3 10 III/ Nhiệm vụ của sáng kiến kinh nghiệm. 3 11 1. Nhiệm vụ cơ bản của sáng kiên: 3 12 2. Các biện pháp thực tiễn: 4 13 IV/ Phương pháp nghiên cứu. 4 14 1. Phương pháp tham khảo tài liệu: 4 15 2. Phương pháp kiểm tra- đánh giá: 4 16 3. Phương pháp thực nghiệm: 4 17 PHẦN II: NỘI DUNG 4 18 I/ Những vấn đề lý luận. 4 19 1. Cơ sở khoa học: 4 20 2. Lý luận thực tiễn: 5 21 22 23 II/ Thực trạng cac biện pháp tăng cường TV cho trẻ DT thiểu số. 1. Đặc điểm chung: a. Thuận lợi: 6 6 6 24 b. Khó khăn: 7 25 2. Cung cấp vốn TV cho trẻ thông qua việc LQ với chữ cái : 10 26 3. Tăng cường TV cho trẻ thông qua môn văn học: 12 27 4. Cung cấp TV cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: 13 28 5. Kết hợp với phụ huynh tăng cường TV cho trẻ dân tộc thiểu 14 số: 29 III/ Những biện pháp tăng cường dạy TV cho trẻ DT thiểu số. 15 30 1. Xây dựng kế hoạch- tăng cường kiểm tra việc dạy TV: 16 31 2. Một số biện pháp biện pháp tăng cường TV cho trẻ DT thiểu số: 16 32 IV/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: 20 33 PHẦN III: KẾT LUẬN 20 34 1. Kết luận chung: 20 35 2. Kiến nghị và ý kiến đề xuất: 21 36 PHỤ LỤC 23 37 Tài liệu tham khảo 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO : - Tài liệu thử nghiệm dạy trẻ làm quen với Tiếng việt trong : + Tạp chí giáo dục Mầm non số 2 - 1997
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan