Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Bài thuyết trình “một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5...

Tài liệu Bài thuyết trình “một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 5 tuổi tuổi”

.DOC
11
1
116

Mô tả:

Bài thuyết trình: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi tuổi” I. Lý do chọn biện pháp Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam ta nói chung và ở địa bàn xã Hà Châu nói riêng đang phải đối mặt với những vấn đề rất cấp bách về nạn ô nhiễm môi trường, mà một trong những nguyên nhân cơ bản của hiện tượng đó là ý thức của con người. Vì vậy việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đây là một quá trình lâu dài, phải được thực hiện trong quá trình giáo dục của cả hệ thống giáo dục quốc dân và trong cộng đồng. Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục, tạo nền tảng, cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc giáo dục trẻ trở thành công dân tốt cho đất nước. Ở lứa tuổi đang phát triển và định hình về nhân cách, trẻ mầm non dễ tiếp thu những giá trị mới, do đó việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường vào các hoạt động giáo dục hằng ngày của trẻ sẽ giúp cho trẻ có thái độ và hành vi tích cực đối với môi trường xung quanh, biết yêu quý và trân trọng những giá trị cuộc sống, biết sống thân thiện với môi trường ngay từ nhỏ.Trẻ hiểu được môi trường sạch và tác hại của môi trường bẩn đối với cuộc sống con người, từ đó trẻ biết và nói lên những việc làm cụ thể để giữ gìn bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng đúng nơi quy định, biết chia sẻ hợp tác với bạn bè và người thân xung quanh trong việc thực hiện các hành vi tích cực bảo vệ môi trường. II. Nội dung 1. Thực trạng Năm học 2020 – 2021 tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp 4TA4, trường mầm non Hà Châu. Trong quá trình phụ trách lớp tôi thấy một số thuận lợi và khó khăn sau: 1.1. Thuận lợi : Là một giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng, có kinh nghiệm hơn 10 năm, luôn tâm huyết với nghề, yêu nghề, mến trẻ, luôn biết tận dụng những nguồn nguyên vật liệu phế thải tạo ra được nhiều đồ dùng, đồ chơi phục vụ trẻ 2 một cách có hiệu quả. Trẻ ngoan ngoãn, đi học chuyên cần trên 90% Môi trường trong và ngoài lớp học sạch sẽ, thoáng mát, trang thiết bị của lớp tương đối đầy đủ, đồ dùng đồ chơi sắp xếp gọn gàng, thân thiện gần gũi đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động. Các bậc phụ huynh luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao đổi thông tin với cô giáo 1.2. Khó khăn: Cảnh quang môi trường, khuôn viên xanh – sạch – đẹp chưa hoàn chỉnh. Cây xanh đã có nhưng còn hạn chế về số lượng và chủng loại. Nhận thức của một số trẻ về việc bảo vệ môi trường còn hạn chế. Trẻ chưa biết vệ sinh trong ăn uống, còn vứt rác, quăng ném đồ chơi bừa bãi, bày bừa ra lớp, khi rửa tay trẻ còn chưa biết tiết kiệm nước, trẻ chưa có kĩ năng chăm sóc và bảo vệ cây… Nhiều phụ huynh chưa nhiệt tình trong việc hướng dẫn ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ, chưa kết hợp chặt chẽ với giáo viên để cùng thực hiện. Thói quen của người lớn trong việc bảo vệ môi trường chưa cao, hay vứt rác bừa bãi, hút thuốc nơi công cộng… làm trẻ bắt chước theo. BẢNG KHẢO SÁT Ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 4TA4 đầu năm học 2020 - 2021 TT Nội dung khảo sát Tổng Trẻ đạt số Chưa đạt Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 1 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, vệ 12 48 13 52 2 sinh trong ăn uống Trẻ biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng 10 40 15 60 3 quy định. Trẻ có ý thức không vứt rác bừa bãi, 10 40 15 60 4 biết bỏ rác vào thùng rác. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường 25 11 44 14 56 12 48 13 52 trong và ngoài lớp. 5 Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây cối. 3 Qua khảo sát tôi thấy trẻ lớp tôi đa số trẻ còn chưa biết lau dọn bàn ghế, lau dọn các góc chơi, chưa biết sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định, nhiều trẻ còn chưa biết bỏ rác vào thùng rác, chưa có kỹ năng chăm sóc, bảo vệ cây cối. Xuất phát từ những khó khăn thuận lợi trên nên tôi thấy mình cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4-5 tuổi để trẻ tự chủ động, ý thức, linh hoạt hơn trong thực hiện các nội dung bảo vệ môi trường. Vì vậy tôi đã nghiên cứu và đưa ra: “Một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ 4 tuổi A4 trường mầm non Hà Châu” nhằm cung cấp cho trẻ một số tri thức cơ bản, hình thành kĩ năng quan trọng trong giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đối với trẻ mầm non đáp ứng mục tiêu giáo dục môi trường cho trẻ. 2. Các biện pháp Biện pháp 1: Cung cấp các kiến thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Để trẻ có ý thức với môi trường thì giáo viên phải biết cung cấp những hiểu biết về môi trường cho trẻ thông qua băng đĩa, thông qua bài thơ, câu đố, thông qua trò chuyện, thông qua tranh ảnh môi trường … , đây là hình thức quan trọng, nó hỗ trợ và làm giàu vốn hiểu biết cho trẻ một cách có hiệu quả. Ví dụ: Tôi cho trẻ xem các đoạn băng về cảnh trẻ vứt rác bừa bãi và cảnh trẻ bỏ rác đúng nơi quy định. Sau khi trẻ xem xong tôi cho trẻ nhận xét những hình ảnh trên. Các con vừa xem các hình ảnh gì?, hình ảnh nào đúng, hình ảnh nào sai? Vì sao? Khi trẻ thảo luận xong tôi khái quát lại và lồng giáo dục cho toàn thể lớp hiểu ra vấn đề đó là: Muốn có được một môi trường trong sạch lành mạnh thì các con phải có ý thức, thường xuyên bỏ rác đúng nơi quy định và cụ thể khi các con uống sữa hoặc ăn bánh xong cần phải bỏ rác vào thùng rác. 4 Từ những hình ảnh đó đã giúp trẻ có một hiểu biết nhất định về môi trường và trẻ sẽ có những hành động đúng với môi trường. *Biện pháp 2: Cho trẻ trải nghiệm thông qua các hoạt động hằng ngày. Sau khi trẻ đã được làm quen các kiến thức về bảo vệ môi trường, thì tôi cho trẻ trải nghiệm với các kĩ năng đó. Qua quá trình trẻ trải nghiệm tôi đánh giá thực chất những trẻ nào làm được, những trẻ nào chưa làm được để có biện pháp giúp đỡ trẻ kịp thời. *Thông qua hoạt động học. Hoạt động học là một trong những hoạt động cơ bản của trẻ mầm non. Hoạt động học giúp cho trẻ củng cố và hệ thống hóa các kiến thức mà trẻ tích lũy được trong cuộc sống hàng ngày. Vì vậy có thể sử dụng hoạt động học để thực hiện lồng ghép, tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ có hiệu quả. Ví dụ: Chủ đề: Trường mầm non + Thông qua hoạt động học, lĩnh vực phát triển nhận thức (Khám phá khoa học) tôi giới thiệu cho trẻ biết các khu vực trong trường, khu vệ sinh, nơi bỏ rác, vứt rác. Thông qua hoạt động học này giáo dục trẻ biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định, biết bỏ rác vào thùng rác, biết sử dụng tiết kiệm 5 nguồn nước (Khi rửa tay vặn vòi nước chảy vừa phải, không xả nước bừa bãi…) Cô và trẻ đang nhặt rác bỏ vào thùng rác . * Thông qua hoạt động chơi. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Chính vì vậy hoạt động chơi đóng vai trò quan trọng đối với việc giáo dục trẻ nói chung cũng như giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ nói riêng. Hoạt động chơi có thể tiến hành ở ngoài trời hoặc trong không gian lớp học. Trong lớp học, hoạt động chơi được tiến hành dưới dạng trò chơi tại góc chơi. Khi trẻ hoạt động ở các góc, trẻ học được nhiều kỹ năng quan trọng như: Giao tiếp, nhận thức, vận động, cảm xúc, tình cảm, sáng tạo… dựa vào đặc điểm của mỗi góc tôi chọn nội dung chơi phù hợp. VD: Chủ đề: Bản Thân: Trẻ chơi ở góc xây dựng, Xây khu vườn của bé, tôi hướng dẫn trẻ trồng thêm nhiều hoa và cây xanh để tạo cảnh quang môi trường xanh, sạch, đẹp 6 Trẻ chơi ở góc xây dựng Khi trẻ chơi ở các góc tôi rèn cho trẻ ý thức cất dọn đồ chơi đúng nơi quy định, trong khi chơi không nên ném phá đồ chơi, cuối buổi chơi tôi luôn cho trẻ tự nhận xét ý thức của trẻ trong quá trình chơi. Cách sắp xếp đồ chơi đúng nơi quy định … Khi trẻ nhận xét xong tôi đánh giá lại và nhắc nhở động viên những trẻ chưa thực hiện tốt. Ngoài những nội dung chơi ở các góc tôi luôn tổ chức cho trẻ vào các giờ họat động chiều, với những thời điểm chơi này tôi chọn những trò chơi mang tính tập thể như trò chơi gạch bỏ các trường hợp sai, ô cửa bí mật.. nhằm tạo cho trẻ sự mạnh dạn trước đông người, đồng thời thông qua các trò chơi này củng cố kiến thức cho trẻ. *Thông qua hoạt động lao động Hoạt động lao động đối với tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Điều quan trọng là tôi tổ chức hoạt động lao động cho trẻ giúp trẻ cảm nhận được niềm vui từ thành quả lao động của mình, từ đó giúp trẻ có thái độ thân thiện, tích cực và có trách nhiệm đối với môi trường xung quanh. Vì thế nhiệm vụ lao động mà tôi giao cho trẻ cần phù hợp với khả năng của trẻ và tăng dần mức độ từ dễ đến khó, tạo cơ hội cho trẻ thể hiện tính tự lực và sáng tạo. + Ví dụ: Hoạt động chăm sóc cây, tôi cho một nhóm từ 5-7 cháu và hướng dẫn mỗi nhóm làm việc khác nhau: Nhóm nhặt lá vàng, nhóm tưới cây, nhóm lau lá cây… Trong quá trình trẻ làm tôi luôn trò chuyện với trẻ vì sao phải chăm sóc cây? Sau khi kết thúc công việc tôi khuyến khích các nhóm kể lại các việc 7 các con đã làm, con chăm sóc cây như thế nào? Đây là hoạt động rất thú vị và bổ ích dành cho trẻ đồng thời rất hiệu quả đối với giáo viên trong qúa trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Trẻ đang chăm sóc góc thiên nhiên của lớp, của trường *Thông qua hoạt động ăn ngủ, vệ sinh. Đây là hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. + Ví dụ: Khi cho trẻ ăn, tôi nhắc nhở động viên trẻ ăn hết suất, ăn không rơi vãi ra ngoài, trong quá trình ăn không nói chuyện, sau khi ăn xong cùng cô thu dọn bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp, xếp bát thìa đúng nơi quy định. Tôi luôn nhắc trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đi vệ sinh đúng nơi quy định, đồ dùng cá nhân sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Trẻ lau dọn bàn ghế Trong quá trình trẻ thực hiện tôi luôn ghi chép lại một số trẻ có những kỹ năng chưa làm được, để có kế hoạch bồi dưỡng kịp thời. 8 Ngoài việc lồng ghép các nội dung trên, giáo viên luôn là tấm gương sáng để trẻ noi theo ( gương mẫu trong mọi hành động cử chỉ, trong giao tiếp ứng xử với trẻ…). Biện pháp 3: Chú trọng công tác tuyên truyền, phối hợp với phụ huynh Đối với trẻ mầm non trẻ dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được nhắc nhở hằng ngày thì trẻ sẽ quên đi những lời cô dạy. Vì thế mà tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh để có những thông tin giữa 2 chiều. Ví dụ: Cháu Hải Yến, Khánh, Tài… hôm nay rất chăm chỉ đã biết lau bàn, lau giá góc rất sạch sẽ và sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. Động viên trẻ không chỉ biết vệ sinh môi trường xung quanh mà còn giữ gìn, giúp đỡ cha mẹ những việc nhỏ như quét nhà, lau bàn ghế… Việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là không thể thiếu, giúp trẻ có những việc làm và những hành động tốt về bảo vệ môi trường. Vì trẻ ở môi trường nông thôn nên trẻ được tiếp xúc nhiều với thiên nhiên. Do đó cha mẹ thường xuyên nhắc nhở những việc làm tốt thì hiệu quả việc bảo vệ môi trường ở nhà cũng như ở trường sẽ trở thành kỹ năng sống của trẻ sau này… III.Kết quả thực hiện các biện pháp 9 Sau khi thực hiện các biện pháp trên, tôi nhận thấy trẻ đã có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường. Kết quả thu được sau khi áp dụng biện pháp từ đầu năm học đến bây giờ như sau: BẢNG KHẢO SÁT ý thức bảo vệ môi trường của trẻ 4TA4 sau khi áp dụng các biện pháp T Nội dung khảo sát T Tổng Trẻ đạt số Số Chưa đạt Tỉ lệ % Số trẻ trẻ Tỉ % 1 Trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân, vệ 21 84 4 16 2 sinh trong ăn uống Trẻ biết cất dọn đồ dùng, đồ chơi đúng 20 80 5 20 3 quy định. Trẻ có ý thức không vứt rác bừa bãi, 22 88 3 12 4 biết bỏ rác vào thùng rác. Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường 20 80 5 20 21 84 4 16 5 25 trong và ngoài lớp. Trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây cối. *hiệu quả sau khi áp dụng * Đối với trẻ Trẻ đã có hành vi tốt để bảo vệ môi trường, khi nhìn thấy rác ở nơi công cộng trẻ đã biết nhặt cho vào thùng rác, lau bàn ghế sạch sẽ, biết sắp xếp đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định…. Biết chăm sóc và bảo vệ cây ở góc thiên nhiên của lớp cũng như cây trong vườn trường (không bẻ cành hái hoa, giẫm lên cỏ). Biết tiết kiệm nước khi rửa tay, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp. Trẻ còn rất hào hứng tham gia các hoạt động lao động khi được yêu cầu. *Đối với giáo viên . Cô có thêm kinh nghiệm chủ động linh hoạt hơn trong khi tổ chức các hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường. Làm tốt các công tác tuyên truyền giữa phụ huynh và cô giáo tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện. lệ 10 * Đối với phụ huynh. - Nhận thức của phụ huynh ngày càng được nâng cao, quan tâm đến việc hướng dẫn các kĩ năng bảo vệ môi trường cho trẻ. - Phụ huynh tin tưởng vào việc dạy dỗ của cô giáo và làm tốt công tác tuyên truyền về vấn đề an toàn chăm sóc giáo dục trẻ trong cộng đồng. - Sưu tầm giúp giáo viên về các loại tranh ảnh, áp-phích… có nội dung về bảo vệ môi trường. IV. Kết luận nội dung trình bày Là một giáo viên mầm non tôi nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường là một việc làm hết sức cấp bách, không những chỉ cho thế hệ trẻ hôm nay mà còn cho cả thế hệ trẻ ngày mai, chính vì vậy, giáo viên phải là người làm gương cho trẻ, luôn có ý thức hướng dẫn và nhắc nhở trẻ kiên trì thực hiện những việc làm hàng ngày có ý nghĩa bảo vệ môi trường và giáo dục trẻ biết yêu quý, gần gũi, thân thiện với môi trường. Mỗi giáo viên là một tuyên truyền viên về giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường và các bậc phụ huynh. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan