Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn sáng tác lời đồng dao mới dựa trên những bài đồng dao cổ và cách chơi trò c...

Tài liệu Skkn sáng tác lời đồng dao mới dựa trên những bài đồng dao cổ và cách chơi trò chơi ứng với bài đồng dao đó.

.DOC
37
1533
106

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI PHÒNG GIÁO DỤC QUẬN TÂY HỒ TRƯỜNG MẦM NON PHÚ THƯỢNG ---------------------------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Sáng tác lời đồng dao mới dựa trên những bài đồng dao cổ và cách chơi trò chơi ứng với bài đồng dao đó. Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Công Thị Mai Linh Giáo viên Lớp B4 ( mẫu giáo nhỡ) Tài liệu kèm theo: đĩa CD NĂM HỌC :2011-2012 1 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sinh ra từ một làng quê nghèo, ấu thơ tôi lớn lên cùng đồng dao. Những câu hát ngô nghê dù có nghĩa hay vô nghĩa nhưng nó chứa đựng một tâm hồn trong trẻo, một cái nhìn hồn nhiên trước cuộc đời. Những đêm trăng sáng, chúng tôi thường tập trung trên bãi cát để chơi trò “ Rồng rắn lên mây, có cây lúc lắc..”. Rồi trò “ chi chi chành chành, cái đanh thổi lửa…’.cả những trò chơi đơn giản nhất cũng có câu hát: “ tập tầm vông tay không tay có…tay nào có tay nào không…” Trong thời công nghệ thông tin hiện đại, những trò chơi mà người ta hay gọi là “ game” đang dần chiếm lĩnh trong nhận thức của mỗi đứa trẻ nói riêng cũng như cả thế giới nói chung hiện nay. Để rồi ít ai còn nghe thấy những khúc đồng dao, cả những đứa trẻ ở miền quê cũng đã bắt nhịp được với cuộc đua của công nghệ thông tin. Khi tôi lớn lên, những đứa trẻ quanh tôi chỉ quen với những trò chơi gắng với những bài đồng dao mỗi sáng và mỗi tối, với đất đai và cỏ cây. Tôi thấy buồn vì người ta bỏ quên những khúc đồng dao đâu mất, loại chúng khỏi cuộc sống của trẻ con, loại chúng khỏi ký ức của người lớn. Có ai đó đã nói rằng, khi ta còn nhớ về tuổi thơ, là người ta còn có thể sống tốt đẹp. Trở về với đồng dao, là trái tim ta trở về với niềm hứng khởi nguyên sơ và ngời sáng. Tình êu cuộc sống bỗng trỗi dậy và được thanh lọc khỏi những bộn bề rác rưởi của bao nhiêu năm tháng bon chen. Và cuộic đợi bắt đầu từ những điều nhỏ bé, thời gian bắt đầu từ một giây. Và nhân loại, chẳng phải bắt đầu từ trẻ con đó sao?! Và tôi, tôi cũng muốn đóng góp sức nhỏ bé của mình đối với những em nhỏ thường gội tôi là “mẹ’ mà hàng ngày vẫn thường gắng bó bên tôi. Tôi muốn các em nhỏ ấy được sống với những tro chơi dân gian gắn liền với những khúc đồng dao đậm chất quê hương Việt Nam ấy. Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ hàng ngày, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hóa dân tộc. Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 20112012 tôi đã nghiên cứu trên những bài đồng dao xưa và áp dụng sáng kiến: “ Sáng tác lời đồng dao mới dựa trên lời đồng dao cổ và một số trò chơi ứng với bài đồng dao đó”. 2 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng 2. Mục đích của sáng kiên kinh nghiệm: - Dựa trên những lời đồng dao cổ xưa để viết lời mới cho một số bài đồng dao phù hợp với chủ đề, phù hợp với mục tiêu của năm học. - Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó. - Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, hướng trẻ đến với truyền thống văn hóa dân tộc. - Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh có thêm tài liệu và kinh nghiệm để giáo dục đạt hiệu quả. - Với những bài đồng dao mới này còn có thể sử dụng phù hợp cho một số chủ đề của năm học như: thực vật, động vật, dinh dưỡng, nghề nghiệp, quê hương, giao thông… 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Việc viết lời mới cho một số bài đồng dao dựa trên những bài đồng dao cổ và cách chơi trò chơi những bài đồng dao đó phục vụ công tác giáo dục trẻ mầm non, ở mọi lứa tuổi ( từ 2- 6 tuổi) 3.2. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Với các bài đồng dao sáng tác được, tôi áp dụng trong công tác giáo dục trẻ tại trường mầm non Phú Thượng như sau: - Tôi tổ chức cho trẻ làm quen với các bài đồng dao ở mọi lúc mọi nơi: trong giờ làm quen với văn học, giờ hoạt động ngoài trời, giờ hoạt động góc, các hoạt động chuyển tiếp, giờ sinh hoạt chiều và tích hợp trong các môn học khác , trong tất cả các chủ đề của năm học… - Tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao. Tuỳ theo độ tuổi của trẻ, hay tùy theo từng chủ đề, tùy theo nội dung giáo dục mà giáo viên có thể lựa chọn những bài đồng dao khác nhau và phù hợp. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Để “sáng tác lời đồng dao mới” tôi đã sử dụng một số phương pháp như sau: -Sưu tầm các bài đồng dao cổ và các trò chơi dân gian ứng với những bài đồng dao đó, Các bài đồng dao phải dễ nhớ và phù hợp với lứa tuổi - Từ đó tôi nghiên cứu và sáng tác lời đồng dao mới ứng dụng một số trò chơi vào các bài đồng dao mới. Những bài đồng dao mới được sáng tác phù hợp với các chủ đề và đưa vào dạy trẻ học thuộc và chơi qua từng chủ đề của năm học. 3 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng -Giúp trẻ hiểu được nội dung ngôn ngữ riêng của từng bài đồng dao làm phong phú vốn từ cho trẻ. -Dạy đồng dao mọi lúc mọi nơi. -Chuẩn bị một số đồ chơi tự tạo, đạo cụ để trẻ vận động, sử dụng minh họa khi chơi và hát, độc các bài đồng dao. -Kết hợp với đồng nghiệp tổ chức tốt các trò chơi cho các bài đồng dao mới. 3.4 Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Do thời gian không cho phép tôi chỉ nghiên cứu về “ Sáng tác một số lời đồng dao mới dựa trên những lời đồng dao cổ và một số trò chơi ứng với lời đồng dao mới ” trẻ 4 -5 tuổi trường mầm non Phú Thượng. - Thời gian xây dựng đề cương ngày 20 tháng 10 – ngày 30 tháng 10 năm 2011. - Viết đề tài 15/1 – 20/4 – 2012 - Hoàn thành đề tài 4/ 05/ 2012. 4 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lý luận: Các bài đồng dao viết lời mới cùng với các trò chơi đi kèm theo đều được lựa chọn dựa trên cơ sở đặc điểm nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi mầm non. Trong đó: - Đồng dao là thơ ca truyền miệng trẻ em. Đồng dao được chia làm hai loại gắn với công việc của trẻ em và gắn với trò chơi của trẻ em. Đồng dao được truyền từ đời này tiếp đời nọ, vùng này qua vùng kia, có khi tay đổi, có khi sai lạc, có khi thất truyền và bị lãng quên. Việc sáng tác đồng dao được thực hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử dụng – điều chỉnh. Ở đây chu thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái tạo các bài đồng dao này chủ yếu là trẻ em. - Vui chơi là nhu cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em. Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắng với các bài đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năn giáo dục và chức năng vui chơi của trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: giáo dục nhận thức, đức, trí, thể, mỹ; luyện phát âm, cung cấp vốn từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm, giữ nhịp cho thao tác chơi… - Vì vậy, việc sáng tạo các trò chơi mới cho trẻ cần quan tâm đến đồng dao. Đây chính là cơ sở để tôi tìm đến với các bài đồng dao, nghiên cứu, viết lời mới, sưu tầm và sáng tạo trò chơi mới để vừa đưa đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện được mục tiêu giáo dục. II. Cơ sở thực tiễn ( Thực trạng vấn đề nghiên cứu) “SÁNG TÁC LỜI ĐỒNG DAO ” với hy vọng sẽ được phát triển một cách toàn diện, hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu đời của một con người Việt Nam, đó là việc làm không dể, do môi trường mà tôi giảng dạy: Các bài đồng dao được viết lời mới dựa trên lời cổ, cùng với các trò chơi đi kèm theo nó đều được lựa chọn dựa trên cơ sở khảo sát việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và tổ chức các hoạt động động vui chơi cho trẻ ở trường mầm non Phú Thượng. Thực tế cho thấy: Giáo viên trường mầm non Phú Thượng đã sử dụng nhiều bài đồng dao trong khi tổ chức các hoạt động học tập và vui chơi cho trẻ. Nhưng do không có nguồn tài liệu chưa phong phú nên các bài giáo viên đã sử dụng chủ yếu được lấy từ một số tài liệu chuyên môn và từ kinh nghiệm của giáo viên. Vì số lượng bài ít nên sử dụng lặp đi lặp lại gây nhàm chán cho trẻ. 5 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Hiện nay, trường mầm non Phú Thượng đang thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo hướng đổi mới. Vì vậy, chương trình giáo dục trẻ được thực hiện theo các chủ đề, chủ điểm chưa đưa thêm nhiều bài đồng dao vào các chủ đề năm học . Có những bài đồng dao có nhịp điệu, trò chơi hấp dẫn trẻ thì nội dung lại không phù hợp với chủ đề giáo dục mà giáo viên đang thực hiện. Chính vì vậy, giáo viên gặp nhiều khó khăn trong việc lựa chợn và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các bài đồng dao. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng có một số thuận lợi: Bản thân luôn được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu. Khi sáng tác những lời đồng dao mới và đưa vào dạy cùng các trò chơi gây cho trẻ rất nhiều những hứng thú. Những lời mới sáng tác đều ngắn gọn, có vần, có điệu nên trẻ rất dể thuộc. Những bài đồng dao mới sáng tác được chọn lọc đều phù hợp với các hoạt động, với các chủ đề của năm học, phù hợp với mọi lứa tuổi mẫu giáo và đồng nghiệp đều có thể sử dụng Để khắc phục những tồn tại trên, ngoài việc sưu tầm thêm các bài đồng dao cổ, qua sáng kiến này tôi muốn viết lới mới dựa trên những lời cổ và sáng tạo thêm một số trò chơi phù hợp cho một số bài đồng dao, với mong muốn sẽ cung cấp thêm cho các đồng nghiệp một tài liệu tham khảo về vấn đề này. Trong cả quá trình 9 tháng tổ chức thực hiện “Sáng tác lời đồng dao mới dựa trên lời đồng dao cổ và cách chơi một số trò chơi với những bài đồng dao mới” tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo ra những lời mới, cách chơi nhằm thu hút trẻ, giúp trẻ được sống với những bài đồng dao, những trò chơi đầy tính dân gian đậm chất quê hương Việt Nam. Mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang lại những kết quả nhất định cho trẻ. 6 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng III: Sáng tác lời đồng dao mới dựa trên những bài đồng dao cổ và cách chơi trò chơi ứng với bài đồng dao đó. Bài 1: DUNG DĂNG DUNG DẺ Dung dăng dung dẻ Mời bạn ghé thăm Tây Hồ Hà Nội Về đất bánh trôi Phú Thượng quê tôi Ôi, đất hoa đào Nhật Tân rực rỡ Mảnh đất màu mỡ Quất cảnh Tứ Liên Phố phường Thụy Khuê Lễ Phủ Tây Hồ Ngắm phường Quảng An Cùng bạn thăm quan Giấy gió làng Hồ Ấy là Phường Bưởi Thăm cây “ Thị” già Là đất Xuân La Bao la bát ngát Khúc hát đồng dao Tám phường Hồ Tây Nào bạn bạn ơi! Dung dăng dung dẻ 7 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Ghé thăm Tây Hồ.. (Lời mới)  Mục đích giáo dục:  Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ và làm quen, củng cố lại những địa danh, những đặc sản , những văn hóa đặc trưng của một số phường trong quận Tây Hồ.  Trẻ được tìm hiểu về Quê hương, về Quận Tây Hồ nơi mà trẻ đang sống .  Giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của Quê hương.  Thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.   Đối tượng chơi: Trẻ từ 2 – 6 tuổi Cách chơi: Các cháu cùng nắm tay nhau, vừa đi vừa đung đưa theo nhịp bài đồng dao. Có thể chọn từng câu đồng dao để chuyển động cơ thể như ngồi xuống, đứng lên, nghiêng người sang trái, sang phải, kiểng cao : Như đến địa danh của phường thì ngồi xuống, đến những đặc sản của phường thì nghiêng sang trái, sang phải… (hình 1,2). 8 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Hình 1,2: Cô và cháu cùng chơi “dung dăng dung dẻ”. Bài 2: CHI CHI CHÀNH CHÀNH Chi chi chành chành Liền anh liền chị Cùng đi chảy hội Tôi mua cái nón Cùng mấy món đồ Với cô với cậu Con chim sáo xậu Nó đậu cành tre Vui vẻ ngày hè Cùng tay đặt nhé! Mắt bé nhanh nào Ú tim oà ập (Lời mới)  Mục đích giáo dục:  Luyện tập cho trẻ có tính phản xạ, cử động nhanh nhẹn.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi).  Cách chơi: Khoảng 3-4 trẻ một nhóm. Một trẻ làm “cái” xoè bàn tay ra. Các trẻ khác đặt ngón tay trỏ vào lòng bàn tay trẻ làm “cái”. Trẻ làm “cái” vừa gõ ngón tay vừa đọc theo nhịp bài đồng dao (hình 3,4). Đến câu cuối cùng, trẻ làm “cái” nắm tay vào để bắt các ngón tay của các bạn. Các bạn phải rút nhanh ngón tay khỏi bàn tay của trẻ làm “cái”. Ai bị “cái” bắt ngón tay thì xoè bàn tay ra, đọc theo nhịp bài đồng dao trên cho các bạn chơi tiếp. 9 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Hình 3,4: Bé chơi “chi chi chành chành” *********** Bài 3: ĐI CẦU ĐI QUÁN Đi cầu đi quán Đi bán lợn con Đi mua cái xoong Đem về đun nấu Mua quả dưa hấu Về biếu ông bà Mua một đàn gà Về cho ăn thóc Mua lược chải tóc Mua cặp cài đầu Đi mau, về mau Kẻo trời sắp tối! (Lời cổ) Đi cầu đi quán Cùng mẹ thăm quan Di tích lịch sử Chùa bà “Hai Vẽ” Phú Thượng làng ta Ra chùa “Bà già” Mái đình cây đa Giếng nước, ao đào Bạn nào cũng biết Miệt mài học hỏi Bạn nào chưa giỏi Cùng đến thăm ngay! (Lời mới) 10 Sáng kiến kinh nghiệm  Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Mục đích giáo dục:  Củng cố các vận động đi bằng gót chân, đi bằng mũi bàn chân cho trẻ.  Rèn luyện khả năng phản ứng nhanh theo hiệu lệnh cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức trong chủ điểm gia đình cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức về di tích lịch sử , chủ đề quê hương…  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu gíáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu gíáo lớn (5-6 tuổi). Hình 5: bé chơi “đi cầu đi quán”  Cách chơi:  Trẻ xếp thành hàng dọc, bạn sau để tay lên vai bạn trước (hoặc đi tự do theo hàng) làm tàu hoả (cứ thế nối tiếp nhau).  “ Đi cầu đi quán…đem về đun nấu” tất cả đi kiễng chân  “ Mua quả dưa hấu về biếu ông bà…về cho ăn thóc” tất cả cúi người đi bằng gót chân  “ Mua lược chải tóc …cài đầu” tất cả lắc đầu sang hai bên  “ đi mau …trời sắp tối” tất cả cùng chạy *********** 11 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Bài 4: BỊT MẮT BẮT CUA (Thay lời “ Bịt mắt bắt dê”) Một bầy trẻ nhỏ Bịt mắt bắt cua Đua nhay mà chạy Tay anh thật khéo Bắt cua bỏ giỏ Cua chạy loanh quanh Ngã kềnh bốn vó Mọi người méo mó Cố đuổi vòng quanh Cua chạy thật nhanh Túm ngay một chú (Lời mới)  Mục đích giáo dục:  Củng cố vận đi, vận động bò, phát triển khả năng định hướng trong không gian cho trẻ.  Phát triển các giác quan và khả năng phán đoán cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: trẻ mẫu gíáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu gíáo lớn (5-6 tuổi)..  Cách chơi:  Cách 1: Cô kẻ một vòng tròn trên sân (hoặc trong nhà).  Mời một trẻ lên làm người bắt cua, 2- 3 trẻ hoặc hơn làm cua bò. Các bạn đứng ngoài cổ vũ.  Người bị bịt mắt sẽ đi (hoặc bò) theo tiếng hát đồng dao của người làm cua để bắt cua. Cả cua và người bắt cua không được chạy (hoặc bò) ra khỏi vòng tròn. Nếu bắt được “cua” là thắng cuộc, không bắt được là thua cuộc. 12 Sáng kiến kinh nghiệm  Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Cách 2:  Mời một trẻ lên bịt mắt đi bắt cua, các bạn đứng thành vòng tròn làm đàn cua. Người bị bịt mắt sẽ đi vào hang theo tiếng hát đồng dao của các bạn để tìm bắt một bạn cua. Bắt được rồi trẻ bị bịt mắt sẽ phải sờ và đoán xem đã bắt được bạn nào. Nếu bắt được “cua” và đoán đúng là thắng cuộc, không bắt được hoặc đoán sai là thua cuộc (Hình 5, 6,7) Hình 5, 6,7: trò chơi “Bịt mắt bắt cua” 13 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Bài 5: TRỒNG ĐẬU, TRỒNG CÀ Trồng đậu, trồng cà Hoa hòe, hoa khế Khế ngọt, khế chua Cột đình, cột chùa Hai tay ôm cột Cây cam, cây quýt Cây mít, cây hồng Cành đa, lá nhãn Ai có chân, ai có tay thì rụt. (Lời cổ)  Trồng đậu, Trồng cà Canh cá “ Thì là” Canh gà om nấm Cá kho nấu dấm Đậu chấm mắm tương Canh xương nấu đậu Về nhậu cùng ông Không chạy lông bông Không ăn, thấp còi Hỏi ngay thầy thuốc Có chân thì rụt.. (Lời mới) Mục đích giáo dục:  Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của đồng dao, nhằm giúp cho trẻ sau này biết yêu mếm ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.  Cung cấp thêm kiến thức về thế giới thực vật, về dinh dưỡng cho trẻ.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi).  Cách chơi: Cho trẻ ngồi hàng ngang, duỗi chân ra, người điều khiển trò chơi đọc bài đồng dao. Mỗi từ đập nhẹ vào một chân, đập từ đầu theo thứ tự đến cuối cùng, rồi lại quay ngược lại cho đến chữ “rụt”, chân nào chúng từ “rụt” thì co lại. Cứ thế cho đến khi các chân co lại hết, lại bắt đầu từ đầu ( Hình 8,9) . Hình 8: Mình cùng chơi “ Trồng đậu, trồng cà” nhé! 14 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Bài 6: NU NA NU NỐNG  Lời 1: Nu na nu nống Nu na nu nống Nu na nu nống Cái cóng nằm trong Cái ong nằm ngoài Củ khoai chấm mật Phật ngồi phật khóc Con cóc nhảy ra Con gà ú ụ Nhà mụ thổi xôi Nhà tôi nấu chè Te he chân rụt. (Lời cổ) Nu na nu nống Vòi nước sạch trong Rửa chân đi nhé! Cho trắng cho xinh Cho mình thêm đẹp Thi ai chân sạch Gót đỏ hồng hào Không bẩn tí nào Được vào đánh trống. (Lời mới) Mục đích giáo dục:  Cho trẻ làm quen với âm điệu du dương của đồng dao, nhằm giúp cho trẻ sau này biết yêu mến ngôn ngữ của dân tộc Việt Nam.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi).  Cách chơi: Cho trẻ chơi tương tự như chơi trò chơi “trồng đậu, trồng cà”. Hình 9: Mình cùng chơi “ Nu na nu nống” nhé! 15 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Bài 7: CÂU ẾCH Ếch ở dưới ao Vừa ngớt mưa rào Nào nhảy bì bọp Ếch kêu oạp oạp! Ếch kêu ộp ộp! Thấy chộp đi câu Một sâu chú ếch Ở ruộng đồng cấy Mấy chú ếch con Chạy nhảy lon ton Véo von ộp ộp Véo von oạp oạp! (Lời mới)  Mục đích giáo dục:  Củng cố vận động bật nhảy cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu gíáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). Hình 10: Tớ với cậu cùng “câu ếch” nhé! 16 Sáng kiến kinh nghiệm  Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Cách chơi: Vẽ một vòng tròn lớn ở giữa sân (Hình 10,11). Một trẻ làm người đi câu, người đi câu cầm một sợi dây dài chừng 1m, đầu sợi dây buộc một miếng giấy gấp nhỏ lại cho hơi nặng để có thể hất chúng ếch ở xa  Tất cả các bạn còn lại đứng trong vòng tròn làm ếch. Khi người điều khiển phát lệnh và bắt nhịp thì các chú ếch bắt đầu hát bài đồng dao. Khi hát làm động tác như ếch đang nhảy, tay chống nạnh, chân chụm lại, hơi nhún xuống nhảy lung tung như con ếch. Hình 11: Tớ với cậu cùng “câu ếch” nhé! *********** Bài 8: AI LÀM GÌ ĐÓ? Ai làm gì đó? Khù khà khù khò Ai làm gì đó? A là chú chó Đang ngủ khò khò Cút ca cút kít Ai làm gì đó? A! là chuột chít Dùng răng cắn gỗ. Hớ hớ ha ha Ai làm gì đó? A ! ra là bé Đang cười rất to. (Lời cổ) Ai làm gì đó? Mỗi sáng gọi to Gáy ò ó o Ra là gà trống Ai làm gì đó? Cái tai nho nhỏ Cái mõm xinh xinh Ủn à ủn ỉn A! là lợn con Ai làm gì đó? Cục ta cục tác Mười quả trứng tròn Là chị gà mái Ai làm gì đó? Hay đu hay chèo A! là anh mèo Leo cây thoăn thoắt (Lời mới) 17 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Hình 12: Mình cùng chơi “Ai làm gì đó?” nhé!  Mục đích giáo dục:  Củng cố vận động tay, chân cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức về thế giới động vật cho trẻ.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi), trẻ mẫu gíáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu gíáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)  Cách chơi:  Chia làm 2 nhóm chơi, một nhóm bạn trai một nhóm bạn gái  Một nhóm sẽ là nhóm đố, một nhóm là nhóm đoán  Nhóm đố sẽ hát “ Mỗi sáng gọi to…” , nhóm đoán sẽ hát “ Ra là gà trống” Vừa hát ,vừa làm động tác minh họa bằng chân tay. Cứ như vậy chơi đến hết, khi hết lượt sẽ đổi lượt chơi. 18 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng Bài 9: TAY TRẮNG TAY ĐEN? Tay trắng tay đen Làm quen với nghề Thăm bác thợ nề Về xây nhà cửa Cùng vữa cùng vôi Cùng đến với tôi Thăm cô lao công Không biết mệt mỏi Giữ sạch phố phường Tới trường tôi học Có cô nuôi hiền Mỗi bữa từng ngày Cô chăm cô nấu Tay nghề, tay khéo Tay trắng, tay đen Mau lên đi cùng đánh tù tì Tới phiên bạn, bạn ra cái gì? Thật lạ kỳ thế là bạn bị Cái búa nó đập cái kéo Mau lên đi cùng oẳn tù tì Tới phiên bạn, bạn ra cái gì Thật lạ kỳ, thế là bạn bị Vì cái kéo, cái kéo nó cắt cái búa… (Lời mới) Hình 13: Bé chơi “ Tay trắng tay đen”  Mục đích giáo dục:  Phát triển cơ tay và rèn luyện sự nhanh nhẹn của đôi bàn tay trẻ.  Giáo dục về một số nghề lao động trong xã hội. Có thể sử dụng trong chủ đề nghề nghiệp.  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi), trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi).  Cách chơi: 19 Sáng kiến kinh nghiệm Công Thị Mai Linh- MN Phú Thượng  Đối với những trẻ bé, trẻ vừa hát vừa đưa tay theo nhịp bài đồng dao. Cô giáo có thể cùng trẻ sáng tạo nhiều hình thức vận động khác như: làm nhiều kiểu vận động tay khác nhau từ câu “tay trắng tay đen….rồi đậu đỏ cũng nấu đường.’, vận động chân, lắc đầu...Đối với những trẻ lớn, cô cho hai trẻ ngồi đối mặt nhau, vừa hát bài đồng dao, vừa làm các động tác của tay búa nắm tay lại, chìa hai ngón tay giống cái kéo... *********** Bài 10: THẢ ĐỈA BA BA Lời 1: Thả đỉa ba ba Thả đỉa ba ba Con đỉa đeo bà Con gà cục tác Mỏ nhát cầm chầu Con mèo cầm lái Con nhái chạy buồm Con tôm tát nước Vục nước rỡn trăng. (Lời cổ)  Thả đỉa ba ba Thả đỉa ba ba Nhà ta đi chợ Nhớ mua cái địu Không mua chịu hàng Không màng quà vặt Không nhặt linh tinh La cà không thích Mua con chim chích Cheo ở đầu nhà Cùng cười hả hê. (Lời mới) Mục đích giáo dục:  Củng cố vận động chạy, củng cố kỹ năng ghép tương ứng 1-1 cho trẻ.  Cung cấp thêm kiến thức về kỹ năng sống ( như không ăn quà chịu, không ăn quà vặt, không mua hay nhặt linh tinh)  Phát triển ngôn ngữ và thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ.  Đối tượng chơi: Trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi), trẻ mẫu giáo lớn (5-6 tuổi). 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan