Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm SKKN: Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực ...

Tài liệu SKKN: Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học

.DOC
18
636
65

Mô tả:

SKKN: Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học
PHÒNGGIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẦU GIẤY TRƯỜNG THCS LÊ QUÍ ĐÔN -------*****------ ĐỀ TÀI NCKH-KT: “Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học” LĨNH VỰC: KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ HÀNH VI KHỐI LỚP: 8 THCS NHÓM TÁC GIẢ: ĐÀO NGỌC TÙNG CHI Giáo viên hướng dẫn : Đoàn Thị Thanh Thủy NĂM HỌC: 2014 -2015 1 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................. 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài......................................................... 4. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 6. Điểm mới của đề tài......................................................................................... PHẦN NỘI DUNG............................................................................................. CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1.2. Thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên......................................... 1.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên............. 1.2.2. Thực trạng bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS trên địa bàn Hà Nội..................................................................................................... 1.3. Nguyên nhân bạo lực giới ở tuổi vị thành niên.............................................. 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan............................................................................... 1.3.2. Nguyên nhân khách quan........................................................................... 1.4. Hậu quả bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên............................................ 1.4.1. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh.............................................................. 1.4.2. Ảnh hưởng đến gia đình............................................................................. 1.4.3. Ảnh hưởng đến nhà trường........................................................................ 1.4.4. Ảnh hưởng đến xã hội................................................................................ 1.5. Giải pháp bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên.......................................... 1.5.1. Với tự bản thân học sinh............................................................................ 1.5.2. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cơ quan ban ngành, sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục tuổi vị thành niên........ 1.5.3. Cải thiện môi trường văn hóa xã hội ......................................................... CHƯƠNG 2. CÁC GIÁ TRỊ KĨ NĂNG SỐNG CẦN HOÀN THIỆN CHO TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐỂ BẢO VỆ BẢN THÂN TRƯỚC CÁC VẤN ĐỀ 2 XÃ HÔỊ................................................................................................................ 2.1. Kĩ năng chung .............................................................................................. 2.2. Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội.......................... 2.2.1. Kĩ năng về giải quyết bạo lực học đường ................................................. 2.2.2. Kĩ năng về giải quyết các tình huống tệ nạn xã hội................................... 2.3. Các kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường phổ thông (trích trong tập sách Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông _ nxb Giáo dục). 2.4. Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường, qua các hình thức tôn giáo, qua các lớp do quân đội tổ chức. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do ra đời: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay vẫn đang ở mức báo động cấp thiết, đang là mối lo ngại, trăn trở của ngành giáo dục, cha mẹ học sinh và toàn xã hội. Bạo lực học đường ở Việt Nam diễn ra không chỉ ở các thành phố lớn mà còn có ở các vùng nông thôn, không chỉ xảy ra với các bạn học sinh nam mà còn cả với học sinh nữ và dường như xảy ra ở các cấp học. Trên các phương tiện thông tin đại chúng chúng ta không khó khăn để tìm thấy những thông tin về học sinh đánh nhau, thậm chí có không ít các vụ học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học, trước cổng trường, học sinh nữ đánh nhau hội đồng... gây hậu quả nghiêm trọng và bức xúc trong dư luận xã hội. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu các bạn học sinh tìm cách tự trả thù theo kiểu “xã hội đen” mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường. Bạo lực học đường diễn ra với nhiều hình thức, nhiều mức độ, xuất phát do nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn tới bạo lực học đường hiện nay là xuất phát từ những định kiến về giới hoặc những lí do liên quan đến giới tính của các bạn học sinh- bạo lực giới trong trường học. Với vấn đề bạo lực giới trong trường học, chính các bạn học sinh có thể đã là nạn nhân, người chứng kiến và thậm chí là người gây ra bạo lực. Tuy vậy, có thể chính các bạn cũng chưa có được những hiểu biết sâu sắc: thế nào là bạo lực giới trong trường học? những hành vi nào được xem là bạo lực giới? và làm thể nào để bản thân mỗi học sinh chúng ta có thể tự bảo vệ bản thân và tham gia hạn chế, đẩy lùi bạo lực giới trong trường học nhằm góp phần xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng ?. Với thuận lợi là trong năm học 2014- 2015, trường THCS Lê Quý Đôn- Cầu Giấy là một trong 20 trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội tham gia dự án “Trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng” do Tổ chức Plan tại Việt Nam và Sở GD-ĐT Hà Nội, với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Niềm tin của Liên hợp quốc để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ cùng phối hợp thực hiện. Và trên cơ sở nhận thấy được những vấn đề liên quan tới bạo lực giới trong trường học mà chính bản thân học sinh chúng ta đang quan tâm mà chúng tôi đã nêu ở trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Nâng cao nhận thức và kĩ năng tự bảo vệ của học sinh THCS đối với bạo lực giới trong trường học”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 a. Ý nghĩa khoa học: - Đề tài đã đánh giá, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến bạo lực giới trong trường học. b. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8,9 trường THCS Lê Quí Đôn về sự hiểu biết, tự tin và cách bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới thông qua hệ thống câu hỏi. - Thống kê được số liệu bạo lực giới của học sinh ở trường THCS trên địa bàn Hà nội năm 2013. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; đồng thời hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề xã hôi: bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên nhằm giúp các bạn học sinh hiểu rõ mối nguy hiểm của bạo lực giới, cách bảo vệ bản thân trước những mối nguy đó, để không có những vấn đề đáng tiếc xảy ra và xã hội có những mầm non mạnh mẽ và có ích cho đất nước. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu bạo lực giới ở lứa tuổi vị thành niên; đồng thời nghiên cứu các giá trị kĩ năng sống cho học sinh THCS - Khảo sát, đánh giá, tổng hợp khái quát dựa trên các số liệu thống kê từ: học sinh khối 8,9 về khả năng tự nhận thức bảo vệ bản thân; tình hình bạo lực giới trường THCS Lê Quí Đôn. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, thống kê. - Phương pháp phân tich, tổng hợp, khái quát qua các con số, số liệu đã thống kê. 5 - Phương pháp gặp gỡ, trao đổi, xin ý kiến giáo viên hướng dẫn về nhận định thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả và đưa ra giải pháp với từng vấn đề. 6. Điểm mới của đề tài - Khảo sát được từ học sinh khối 8,9 về sự hiểu biết, tự tin và về vấn đề bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới. - Ở đúng vị trí của tuổi vị thành niên, chúng tôi lên tiếng đề xuất các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; Đồng thời trực tiếp kêu gọi và hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân mình trước các vấn đề xã hội. 6 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, BẠO LỰC GIỚI Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN 1.1. Đặt vấn đề Tại cuộc họp báo chất vấn Bộ trưởng ngày 13/6/2013: Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phạm Vũ Luận cho rằng: "Tình trạng bạo lực học đường có những diễn biến phức tạp, vấn đề đạo đức học sinh cũng có những diễn biến mới", đồng thời Bộ trưởng khẳng định" sẽ đẩy lùi tình trạng bạo lực học đường". Cụm từ "bạo lực học đường" được hiểu như thế nào? - Thế nào là bạo lực học đường? Theo tự điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Bất kể hành động nào dẫn đến (hoặc có khả năng dẫn đến) những tổn hại về thể xác, tinh thần đối với người khác kể cả việc đe dọa thực hiện những hành động này cũng như việc cưỡng bức, tước đoạt quyền tự do chính đáng của người khác đều được xem là bạo lực. Bạo lực học đường đều có đề cập đến các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người bị hại, mội trường học đường, môi trường giáo dục… là các yếu tố quan trọng hình thành khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi xâm hại đến tính mạng, tài sản, sức khoẻ, tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong môi trường học đường. Trong đề tài nghiên cứu chủ yếu đề cập tới chủ thể và đối tượng là học sinh, những hành vi bạo lực xảy ra giữa các học sinh. Bạo lực học đường bao gồm: + Bạo lực thân thể: đấm, đá, đánh đập, xô đẩy, quăng ném thứ gì đó vào người...xảy ra với học sinh + Bạo lực tinh thần: dọa dẫm, đe dọa, chọc ghẹo, lăng mạ, làm nhục, nói xấu, tẩy chay...xảy ra với học sinh, giữa các học sinh + Bạo lực tình dục: sờ mó, tốc váy, dùng lời lẽ gợi dục, khiếm nhã, hãm hiếp, cưỡng dâm...đối với học sinh, thanh thiếu niên - Thế nào là bạo lực giới trong trường học (BLGTTH) 7 1.2. Thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên 1.2.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong cả nước ở tuổi vị thành niên a/ Năm 2012 Theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong những ngày cuối năm 2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần, bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần). b/ Năm 2013 Bạo lực học đường gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc không chỉ dừng lại ở những vụ xích mích, bắt nạt đơn thuần giữa học trò với nhau. Hiện vấn đề này đang biến tướng với muôn hình vạn trạng, với cách hành xử nhuốm màu bạo lực, đậm chất giang hồ. - Đó là những vụ học sinh xích mích, căng thẳng với nhau đã bắt nạt, hại bạn đơn thuần với nhau. - Học sinh kết bè, kéo cánh thành băng nhóm, sẵn sàng đánh nhau, gây trọng thương, thậm chí sát thương nhau chỉ vì những lý do không đâu, chỉ nhằm mục đích ra oai, “dằn mặt”. - Học sinh "Thanh toán" nhau như xã hội đen. - Đau lòng hơn khi trên mạng cũng cập nhật thông tin: có vụ học sinh bị đánh thương tích là do chính thầy giáo dạy mình: - Ngoài những trường hợp như kể trên còn có những vụ: nữ sinh vùng dân tộc đánh nhau; thầy cô giáo đánh học sinh mầm non, đánh học sinh chưa vị thành niên; rất nhiều vụ học sinh đánh trọng thương hoặc gây ra tử vong với thầy cô giáo năm 2012; v.v… 1.2.2. Thực trạng bạo lực học đường của học sinh ở các trường THCS và THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội - năm 2013 a/ Số liệu khảo sát: - Trong khoảng 6 tháng (10/2013 đến 3/2014) theo khảo sát của tổ chức Plan Việt Nam phối hợp cùng Sở GD & ĐT Hà Nội trên quy mô khoảng 3000 học sinh tại 30 trường ở Hà Nội, tại trường học hoặc trên đường đến trường, có khoảng:  31% học sinh bị bạo lực về thân thể 8  65% học sinh bị bạo lực về tinh thần  11% học sinh bị bạo lực về tình dục.  Chỉ có 18,2% số HS được hỏi cho rằng trường học của các em là tuyệt đối an toàn. Lý do chính là bởi có đến 40,6% HS đánh nhau, trêu đùa, chọc ghẹo; 38,6% mọi người lăng mạ xúc phạm nhau trong trường; 37,8% do bị các bạn trêu chọc’’. Và theo khảo sát cho thấy:  42% các em bị bạo lực thân thể, 68% bị bạo lực tinh thần và 36% hs bị bạo lực tình dục thường tự mình giải quyết mà không dám nói với bố mẹ, thầy cô... b/ Kết luận: - Như vậy, thực trạng bạo lực học đường nói chung và bạo lực giới trong trường học nói riêng ở các trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng trở lên báo động. - Điều đáng lưu ý là một tỉ lệ không nhỏ các bạn học sinh khi bị bạo lực đều không dám nói với bố mẹ, thầy cô... đều tự mình giải quyết hoặc chịu đựng từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tinh thần và kết quả học tập của các bạn. 1.2.3. Kết luận chung về thực trạng bạo lực học đường ở tuổi vị thành niên Thực trạng bạo lực học đường gia tăng, bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc. Một lần nữa, nó được phản ánh rất rõ qua m ột câu hỏi được đưa ra trên một diễn đàn của học sinh là: “Khi bị bắt nạt bạn thường làm gì? “ thì có đến 50,3% các bạn học sinh chọn là đánh nhau, chỉ có 22,6% các bạn chọn nói chuyện giảng hòa, 5,8% chọn bỏ chạy và 21,3% chọn báo cho thầy cô cha mẹ. Điều này cho thấy đa số các bạn học sinh chọn bạo lực để giải quyết vấn đề, để bảo vệ bản thân, giống như những chú nhím chỉ biết xù gai lên khi gặp nguy hiểm. 1.3. Nguyên nhân bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.3.1. Nguyên nhân chủ quan 1.3.2. Nguyên nhân khách quan Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm ” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội. 9 Nhà trường hiện thiên về dạy chữ hơn dạy làm người. Thứ ba, về phía gia đình, có tư tưởng khoán, bao bọc quá kĩ . 1.4. Hậu quả bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.4.1. Ảnh hưởng đến bản thân học sinh 1.4.2. Ảnh hưởng đến gia đình 1.4.3. Ảnh hưởng đến nhà trường 1.4.4. Ảnh hưởng đến xã hội 1.5. Giải pháp bạo lực giới ở tuổi vị thành niên 1.5.1. Với tự bản thân học sinh Là học sinh, mỗi chúng ta cần trang bị cho mình những kiến thức ứng xử, những kĩ năng sống cần thiết để tránh dẫn tới ẩu đả, giải quyết sự việc, xích mích bằng biện pháp ôn hòa. Cần đối mặt với tẩy chay và bắt nạt, đừng để nó hạ gục bạn. Đừng để cái tôi quá lớn lấn át lí trí mà phải biết bình tâm suy nghĩ trước mọi sự việc. 1.5.2. Sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cơ quan ban ngành, sự kết hợp giữa gia đình - nhà trường và xã hội trong giáo dục tuổi vị thành niên 1.5.3. Cải thiện môi trường văn hóa xã hội Tóm lại: Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực giới thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình, vì mỗi gia đình là một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập hợp có hệ thống, có chế tài quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội. 10 CHƯƠNG 2. CÁC GIÁ TRỊ KĨ NĂNG SỐNG CẦN TRANG BỊ ĐỂ TỰ BẢO VỆ VÀ THAM GIA PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIỚI TRONG TRƯỜNG HỌC 2.1. Kĩ năng chung Ở tuổi vị thành niên, các bạn học sinh còn biết bao điều cần trau dồi để hoàn thiện mình, đặc biệt là các kĩ năng sống cần thiết đẻ tự bảo vệ bản thân trước những hiểm nguy ngoài xã hội. Quan trọng nhất trong số đó là kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tự nhận thức bản thân và kĩ năng kiên định. Về kĩ năng giao tiếp, khi đứng trước sự lôi kéo của bạn bè phải biết bảo vệ những giá trị và niềm tin của bản thân..Dù có bị đả kích như thế nào hay có những lời dụ dỗ thú vị ngon ngọt ra sao thì cũng phải là chính mình, sáng suốt nhận định đúng sai, biết thương lượng và từ chối đúng cách, vừa không phật lòng người khác,vừa tốt cho mình. Học cách giải quyết xung đột không dùng bạo lực, rèn luyện khả năng giao tiếp có hiệu quả. Về kĩ năng tự nhận thức bản thân, các bạn cần hiểu rõ bản thân, có lòng tự trọng,tự tin, biết cách đương đầu với cảm xúc. Nhận biết được cảm xúc và những nguyên nhân của nó sẽ giúp ta quản lí được hành động và cảm xúc của mình. Học cách đương đầu với căng thẳng, xác định đúng giá trị bản thân. Những điều chúng ta tin và xác định đúng về bản thân sẽ giúp ta luôn đi đúng hướng và phấn đáu đạt tới những điều tốt đẹp. Các bạn học sinh cần phải có suy nghĩ phê phán,sáng tạo trong mọi tình huống, vấn đề gặp phải và tìm cách tốt nhất để giải quyết. Mặc dù bạn phải kiên định trong những suy nghĩ và hành động đúng của mình nhưng cũng cần tiếp thu những ý kiến tốt để hoàn thiện bản thân. Ngoài ra học sinh chúng ta nên tự trang bị cho mình những khả năng về bơi lội, võ thuật và sơ cứu để phòng những trường hợp bất trắc xảy ra. 2.2. Một số kĩ năng tự bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới 2.2.1. Kĩ năng về giải quyết bạo lực giới Trong vấn đề bạo lưc giới học sinh chúng ta cần những kĩ năng sống như thương lượng, giải quyết xung đột không dùng bạo lực, khả năng giao tiếp hiệu quả, biết đương đầu với cảm xúc và căng thẳng để bảo vệ bản thân trước bạo lực học đường. Một lời nói có thể hại ta nhưng cũng có thể giúp ta nếu ta biết lựa lời,lựa tình huống. Một thái độ đúng lúc có thể giải nguy cho ta kịp thời. “Thêm bạn, bớt thù ”, ông cha ta đã dạy thế và nó không bao giờ là sai. Không xúc phạm bạn, giải thích hợp lí, nhẹ 11 nhàng giúp đối phương hiểu ra và cùng hòa giải, vấn đè sẽ được giải quyết mà không cần phải dùng đến nắm đấm. Trong nhiều tình huống có thể có nhiều cách lựa chọn nhưng nên chon sao cho đúng cách để không thiệt mình, thiệt người. Đừng vì một phút nóng vội, thiếu suy nghĩ mà để lại hậu quả về sau. Khi đối mặt với những cảm xúc tiêu cực hay những căng thẳng của bản thân, ta hãy hít thở sâu bình tâm suy nghĩ và tìm ra nguyên nhân để giải quyết. Lúc này, bạn có thể nghe nhạc thật to, chạy bộ, hát, chơi với em nhỏ hay làm việc mình thích sẽ giúp giảm stress rất hiệu quả đấy. 2.3. Các kĩ năng sống cho học sinh trong nhà trường 1. Kĩ năng tự nhận thức 2. Kĩ năng xác định giá trị 3. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc 4. Kĩ năng ứng phó với căng thẳng. 5. Kĩ năng tìm kiếm sự hỗ trợ. 6. Kĩ năng thể hiện sự tự tin 7. Kĩ năng giao tiếp 8. Kĩ năng lắng nghe tích cực 9. Kĩ năng thể hiện sự cảm thông 10. Kĩ năng thương lượng. 11. Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn 12. Kĩ năng hợp tác 13. Kĩ năng tư duy phê phán 14. Kĩ năng tư duy sáng tạo. 15. Kĩ năng ra quyết định 16. Kĩ năng giải quyết vấn đề 17. Kĩ năng kiên định. 18. Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm. 19. Kĩ năng đạt mục tiêu. 20. Kĩ năng quản lý thời gian. 21. Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin. 12 Trong các buổi sinh hoạt lớp hay chào cờ đầu tuần BGH nhà trường hay giáo viên chủ nhiệm cần có đưa những nội dung lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho học sinh. Đặc biệt là các giờ sinh hoạt giáo viên không nên dành quá nhiều thời gian kiểm điểm hay mắng mỏ học sinh. Chúng em muốn trong giờ này chúng em được tự tổ chức các sân chơi riêng cho chính mình bằng các câu chuyện, các trò chơi, các cuộc thi được thiết kế theo các hình thức khác nhau. Mỗi nội dung đó chúng em sẽ tự mình rút ra được kinh nghiệm sống cho chính mình. 2.4. Giáo dục rèn luyện nhân cách của học sinh, kĩ năng tự bảo vệ thông qua các hoạt động của nhà trường, qua các hình thức tôn giáo, qua các lớp do quân đội tổ chức 2.4.1. Qua các hoạt động của nhà trường - Giáo dục học sinh kĩ năng bảo vệ. - Hướng dẫn học sinh tự mình hiểu kiến thức về bạo lực giới, phòng chống về bạo lực giới. - Tổ chức các hoạt động tập thể để học sinh được tham gia: + Đóng kịch: Theo đơn vị các lớp để dự thi trong buổi chào cờ đầu tuần. + Seminar: Giáo viên tổ chức nói chuyên riêng đối với các khối lớp theo chuyên đề. + Vẽ tranh: Có kèm theo trong phụ lục. + Gửi thông điệp: Qua thư, qua một số sản phẩm tự làm… -Tổ chức học một số môn võ thuật, các câu lạc bộ TDTT khuyến khích học sinh nữ tham gia để nâng cao sức khỏe, bảo vệ bản thân. - Mở phòng tham vấn cho học sinh, chọn những người có kiến thức vững vàng để sẵn sàng tư vấn cho học sinh hàng ngày. Hoạt động này có theo dõi thống kê để nắm được tình hình 2.4.2. Các hình thức tôn giáo, đặc biệt là Đạo Phật góp phần giáo dục nhân cách sâu sắc trên bình diện khoa học về tâm linh. Giá trị nhân văn sâu sắc của Đạo Phật, một nhà vật lý học, cha đẻ của vật lý hiện đại, được coi là một trong những nhà khoa học có ảnh hưởng nhất của mọi thời đại đã từng có câu nói thế này "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp 13 ứng được các điều kiện đó. Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học " - Albert Einstein Hiện nay, một số gia đình mải mê làm ăn mà quên đi việc chăm sóc những đứa con của mình, kết quả khi chúng lớn lên rồi và vi phạm một số vấn đề liên quan đến pháp luật. Một số gia đình đã bó tay trong các tình huống và không đưa ra được phương pháp khả thi. Cuối cùng con đường mà họ lựa chọn ngắn nhất và hiệu quả nhất là rèn luyện trong quân đội và rèn luyện và giáo dục nhân cách bằng Phật Giáo. 14 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN - Đề tài đã đánh giá, phân tích và tổng hợp các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, bạo lực giới. - Đề tài đã tiến hành khảo sát học sinh khối 8,9 ở THCS Lê Quí Đôn thuộc quận Cầu Giấy về sự hiểu biết, tự tin và về vấn đề bảo vệ bản thân trước vấn đề bạo lực giới. - Đề xuất hệ thống các giải pháp và khuyến nghị đến các cơ quan chức năng, gia đình, nhà trường và toàn xã hội giúp tuổi vị thành niên phát triển nhân cách lành mạnh; đồng thời hướng các bạn học sinh đến các giá trị kĩ năng sống cần hoàn thiện và là hành trang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, có khả năng tự bảo vệ bản thân trước các vấn đề xã hội. - Đề tài đã xây dựng và hệ thống các kĩ năng sống cần thiết cho vị thành niên. - Đưa ra được một số kết quả làm được giúp học sinh có những hiểu biết nhất định phòng chống bạo lực giới. 2.KHUYẾN NGHỊ 2. 1. Đối với nhà trường, thầy cô - Cần thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa dưới nhiều hình thức khác nhau để học sinh chúng em được tham gia, tuyên truyền về bạo lực giới từ đây giúp chúng em nâng cao nhận thức về vấn đề này. - Chúng em mong muốn thầy cô gần gũi , thân thiện, lắng nghe ý kiến của chúng em và chia sẻ với chúng em những điều thầm kín nhất. - Các thầy cô triển khai và sử dụng hiệu quả hoạt động của phòng tham vấn học đường để học sinh chúng em có nhiều cơ hội chia sẻ những vấn đề Bạo lực giới. 2. 2. Đối với cha mẹ - Mong muốn các thầy cô truyền đạt ý kiến của chúng em đếncác bậc phụ huynh: cần giành nhiều thời gian hơn để nói chuyện chia sẻ với chúng em các câu chuyện thầm kín, nhạy cảm. - Trong các câu chuyện mà con cái chia sẻ cần cởi mở hơn, đừng áp đặt chúng em phải làm thế này, phải thế kia, sẽ làm hạn chế mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. 2.3. Đối với các cấp lãnh đạo Đặc biệt qua đề tài này, chúng em muốn đề xuất với Bộ Giáo dục có thể triển khai giáo dục nhân cách, văn hoá đạo đức, lối sống và rèn các giá trị kĩ năng sống cho học 15 sinh thành chương trình trong sách giáo khoa chính thống chứ không còn là trong các chương trình ngoại khóa của trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh phổ thông. Nxb Giáo dục. 2. Giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên . NXB Giáo dục 3. http://www.qtv.vn/channel/5154/201305/Bao-dong-tinh-trang-bao-luc-hoc-duong-taiQuang-Ninh http://htu.edu.vn/bo-mon-tam-ly-giao-duc/486-bạo-lực-học-đường-và-những-hậu-quả 4 http://www.chanhniem.org/2013/12/i-qua-con-bao.html 5 http://www.nhandan.com.vn/hangthang/khoahoc-giaoduc/ Phòng bệnh học đường 6 http://vtv.vn/Suc-khoe/Phong-chong-dich-benh-hoc-duong-tiet-giao-mua 7 http://www.baomoi.com/Can-trang-bi-kien-thuc-ve-benh-hoc-duong-cho-hoc-sinh/ 8 http://www.baothanhhoa.vn/vn/xa-hoi/n115935/Benh-hoc-duong-va-cach-phongchong 9 http://thelovejourney.org/bao-cao-ket-qua-danh-gia-noi-bo-giua-ki-bang-hoi-cho-hocsinh-phan-ii.html 16 PHỤ LỤC 1. Một số hình ảnh trong bộ ảnh triển lãm của các bạn trong buổi tuyên truyền phòng chống bạo lực giới. 2. Câu hỏi điều tra kiến thức của học sinh về bạo lực giới: Câu 1: Bạo lực giới là gì? Câu 2: Nguyên nhân sâu xa của bạo lực trên cơ sở giới? a) Điều kiện kinh tế c) Định kiến giới, khuôn mẫu giới. b) Trình độ học vấn Câu 3: Bạo lực giới trong trường học gồm: a)Bạo lực thể chất c)Quấy rối và xâm hại tình dục. b)Bạo lực tinh thần d) cả 3 đáp án trên. Câu 4: Khi có hành vi bạo lực xảy ra, ai là người bị tổn thương? Câu 5: Luật bình đẳng giới của Việt Nam được thông qua vào năm nào? 3. Phiếu điều tra trải nghiệm yêu đương và tình dục của học sinh: Câu 1: Bạn đã có người yêu chưa? a) Có rồi b) Chưa c) Không trả lời Câu 2: Bạn có bao giờ rủ bạn trai (gái ) cảu mình đi xem phim tình cảm yêu đương của người lớn không? a) Có rồi b) Chưa c) Không trả lời Câu 3: Trong kì này em đã từng bắt nạt hay quấy rối tình dục chưa? a) Có rồi b) Chưa c) Không trả lời Câu 4: Em thực hiện các hành vi bạo lực thân thể ở đâu? a)Trong lớp học c) Ở nhà b) Sân trường d) Nơi khác. 17 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng