Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh trư...

Tài liệu Skkn nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh trường trung học phổ thông mỹ lộc

.DOC
41
1253
147

Mô tả:

1 BÁO CÁO SÁNG KIẾN I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN 1. Lý do tạo ra sáng kiến Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng nêu rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu... Phát triển Giáo dục và Đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động. Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, sống tốt và làm việc hiệu quả. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt nam đạt tiên tiến trong khu vực”[11.tr 114, 115;]. Cũng trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng về nội dung Tăng cường Quốc phòng – An ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới có viết “Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, phải tiếp tục giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của mỗi cán bộ, đảng viên và từng người dân đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc”[11. tr 150, 151;]. Như vậy trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định rõ “ Phát triển Giáo dục và Đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với tiến bộ khoa học – công nghệ, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động”. Đồng thời đề cao việc các cấp, các ngành phải đề cao việc thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng 2 yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhấp quốc tế” trong phần mục tiêu tổng quát nêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”. Và trong phần mục tiêu cụ thể có nêu “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp”. Nghị quyết số 29-NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cũng đề cao Tăng cường giáo dục thể chất, kiến thức quốc phòng, an ninh và hướng nghiệp cho học sinh. Trước đó, ngày 24/12/2007, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT về việc Ban hành Chương trình giáo dục Quốc phòng - An ninh cấp trung học phổ thông. Văn bản đã xác định vị trí của bộ môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong nhà trường: Giáo dục Quốc phòng - An ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông; Môn học giáo dục Quốc phòng - An ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định nói riêng và các trường học trong hệ thống nền giáo dục quốc dân nói chung đã và đang triển khai, thực hiện đúng theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc giảng dạy bộ 3 môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh trong nhà trường và coi đó là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông. Tuy nhiên trong quá trình chỉ đạo, triển khai giảng dạy môn Giáo dục QPAN từ năm học 2008 – 2009 trong trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được: Về kiến thức: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về nền quốc phòng toàn dân - an ninh nhân dân; về truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của dân tộc, của quân đội, công an và nghệ thuật đánh giặc giữ nước của ông cha. Có những kiến thức tối thiểu về phòng thủ dân sự, tính năng kỹ thuật, chiến thuật một số loại vũ khí bộ binh. Về kỹ năng: Học sinh có kỹ năng tối thiểu về điều lệnh đội ngũ; kỹ thuật, chiến thuật bộ binh; biết sử dụng súng tiểu liên AK hoặc súng trường CKC; thực hành tập bắn trúng mục tiêu cố định bài 1b ban ngày, bằng súng thật hoặc bằng thiết bị điện tử, laser. Làm được các động tác từng người trong chiến đấu; có khả năng tự bảo vệ mình. Về thái độ: Xây dựng niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm của người thanh niên - học sinh tham gia vào các hoạt động về công tác quốc phòng - an ninh ở nhà trường, địa phương trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; góp phần hình thành lối sống có ý thức tổ chức kỷ luật của thế hệ trẻ học sinh... vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định: về đội ngũ giáo viên giảng dạy, về chất lượng học tập, về kiểm tra và thi… Hơn thế nữa, trong nhiều năm với vai trò là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của nhà trường, bản thân đã rất trăn trở trong việc nâng cao chất lượng các môn học nói chung và môn học giáo dục quốc phòng, an ninh nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới và đất nước ta hiện nay, khi các lực lượng thù địch và các nước lớn luôn có ý định xâm chiếm biển Đông, thì vấn đề giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh càng trở nên bức thiết. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã viết sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giáo dục kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh trường Trung học phổ thông Mỹ Lộc”. 4 2. Căn cứ xây dựng sáng kiến 2.1. Căn cứ khoa học, lý luận 2.1.1. Khái niệm giáo dục quốc phòng an ninh Quốc phòng: Là công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể hoạt động đối nội và đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang làm nòng cốt nhằm giữ vững hoà bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức và quy mô. An ninh quốc gia: Là sự ổn định và phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. An ninh quốc gia gồm an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng - văn hoá, an ninh xã hội, an ninh quân sự, an ninh đối ngoại… Trong đó an ninh chính trị là hạt nhân (cốt lõi, xuyên suốt), an ninh kinh tế là trọng tâm (nền tảng), an ninh tư tưởng văn hoá là động lực, an ninh quân sự là điểm dựa. Nền quốc phòng – an ninh toàn dân là sức mạnh quốc phòng – an ninh của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường, để tạo nên quốc phòng – an ninh vững chắc trên một " nền" duy nhất là " nền nhân dân ", trong đó Quân đội và Công an làm nòng cốt. 2.1.2. Truyền thống, kinh nghiệm dựng nước, giữ nước của dân tộc ta Vấn đề có tính quy luật đồng thời truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta là: dựng nước phải đi đôi với giữ nước; xây dựng chủ nghĩa xã hội phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Quốc phòng - an ninh mạnh hay yếu liên quan đến sự mất, còn của đất nước, chế độ. Bất cứ một giai cấp, một lực lượng chính trị nào giữ địa vị thống trị xã hội cũng đều phải chăm lo đến củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng lực lượng vũ trang, giữ vững độc lập chủ quyền đất nước. 2.1.3. Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về Quốc phòng, an ninh Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về bạo lực cách mạng trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội: Giai cấp công 5 nhân muôn thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình phải tổ chức và sử dụng bạo lực cách mạng để đập tan nhà nước, bộ máy bạo lực của giai cấp tư sản để giành chính quyền và bảo vệ thành quả cách mạng. Do đó Đảng phải lãnh đạo, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ công cụ bạo lực - lĩnh vực quốc phòng - an ninh. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quy luật giai cấp, đấu tranh giai cấp, bản chất chính trị của chiến tranh, của hoạt động quốc phòng - an ninh: Hoạt động quân sự, quốc phòng - an ninh, chiến tranh là sự kế tục của chính trị là hoạt động chính trị, luôn gắn liền với chính trị, quyền thống trị, địa vị, lợi ích của giai cấp thống trị. Không có hoạt động quân sự, quốc phòng - an ninh phi chính trị, đứng ngoài chính trị. Để hoạt động quân sự, quốc phòng - an ninh thực sự là hoạt động chính trị thì Đảng phải lãnh đạo, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ quốc phòng - an ninh. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng ta về nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân: Vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với xã hội. Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng duy nhất cầm quyền. Quân sự, quốc phòng - an ninh là lĩnh vực lớn, lĩnh vực đặc biệt của đời sống kinh tế - xã hội, do đó Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ sự nghiệp quốc phòng - an ninh. 2.1.4. Đặc điểm, tính chất hoạt động quân sự, quốc phòng - an ninh Quốc phòng - an ninh là hoạt động phòng thủ đất nước, trong đó hoạt động quân sự là đặc trưng cơ bản, hoạt động của lực lượng vũ trang làm nòng cốt. Tính chất, đặc điểm của hoạt động quân sự, vũ trang là hoạt động đặc biệt, rất gian khổ, ác liệt, gắn với hy sinh, thương tích. Lực lượng vũ trang là công cụ bạo lực sắc bén của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Mọi hoạt động quân sự, quốc phòng - an ninh; hoạt động của lực lượng vũ trang đều ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ chính trị, đến sự an nguy của đất nước. Công cụ, phương tiện hoạt động quốc phòng - an ninh chủ yếu là vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, có khả năng huỷ diệt lớn, đòi hỏi con người sử dụng vũ khí, trang vị kỹ thuật quân sự, hoạt động trong điều kiện, môi trường đặc biệt đó phải có giác ngộ sâu sắc về mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Muốn thế, Đảng phải lãnh đạo, Nhà nước phải quản lý chặt chẽ quốc phòng - an ninh. 2.1.5. Tình hình quốc tế, khu vực, nhiệm vụ của cách mạng trong giai đoạn mới Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy: bất cứ một giai cấp, một lực lượng chính trị nào giữ địa vị thống trị xã hội cũng đều nắm quyền lãnh đạo, quản 6 lý, xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh. Bất cứ một chế độ chính trị nào: tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa hay trung lập, nước phát triển, đang phát triển, kém phát triển… cũng đều chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh. Bất cứ một chế độ kinh tế - xã hội, chế độ chính trị nào không chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh cũng đều sụp đổ. Đất nước càng phát triển càng phải chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng - an ninh. 2.1.6. Vị trí của môn học giáo dục quốc phòng, an ninh Giáo dục quốc phòng - an ninh là bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân; là môn học chính khóa trong chương trình giáo dục của cấp trung học phổ thông; Môn học giáo dục quốc phòng - an ninh góp phần giáo dục toàn diện cho học sinh về lòng yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam; có ý thức cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch; có kỹ năng quân sự, an ninh cần thiết để tham gia vào sự nghiệp xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. 2.2. Căn cứ chính trị, pháp lý 1. Luật số 30/2013/QH13, Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh, ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014. 2. Nghị định số 13/2014/NĐ-CP, ngày 25 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh. 3. Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03/05/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng an ninh trong tình hình mới. 4. Nghị định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10/07/2007 của Chính phủ về Giáo dục quốc phòng – an ninh (GDQPAN). 5. Quyết định số 69/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 14/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học giáo dục quốc phòng - an ninh. 7 6. Quyết định số 79/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh cấp Trung học phổ thông. 7. Chỉ thị số 417/CT-TTg, ngày 31/3/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường chỉ đạo, thực hiện công tác Giáo dục quốc phòng – an ninh năm 2010 và những năm tiếp theo. 8. Thông tư 31/2012/TT-BGD ĐT, ngày 12/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Ban hành chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh. 9. Thông tư số 40/2012/TT-BGDĐT, ngày 19/11/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng - an ninh. 10. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa và hội nhấp quốc tế”. 11. Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 2/1/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu môn học Giáo dục QPAN trong các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp trung học phổ thông). 12. Hướng dẫn số 6072/BGDĐT-GDQP, ngày 19/11/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDQPAN năm học 2015-2016. 13. Hướng dẫn số 1078/SGDĐT-GDTrH, ngày 22/9/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định về việc Hướng dẫn giảng dạy bộ môn năm học 2015-2016. 14. Hướng dẫn số 1441/SGDĐT-CTTT, ngày 9/12/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định về việc Hướng dẫn nhiệm vụ môn GDQPAN cấp THPT. 2.3. Căn cứ thực tiễn 1. Nội dung, chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục QPAN của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2. Số lượng giáo viên giảng dạy môn Giáo dục QPAN của trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. 3. Số lượng học sinh, số lớp của trường THPT Mỹ Lộc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định tham gia học tập môn Giáo dục QPAN. 4. Cơ sở vật chất: sân bãi tập luyện, trang thiết bị môn học, trang phục của giáo viên, học sinh. 8 II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP 1. Giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến 1.1. Thực trạng về khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo về môn Giáo dục quốc phòng, an ninh Mạch nội dung: Chủ đề Nội dung 1. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt Nam 1. Một số hiểu 2. Lịch sử, truyền thống của Quân đội và biết chung về Công an nhân dân Việt Nam 3. Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn quốc phòng dân, an ninh nhân dân an ninh 4. Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh 5. Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an 6. Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia 7. Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam 8. Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo 9. Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc 10. Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý 1. Đội ngũ từng người không có súng 2. Điều lệnh 2. Đội ngũ đơn vị 3. Kỹ thuật 1. Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC 2. Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC 3. Kỹ thuật sử dụng lựu đạn Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12 * * * * * * * * * * * * * * * * * 9 1. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên 4. Chiến thuật chiến trường 2. Lợi dụng địa hình, địa vật 1. Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai 2. Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường 5. Một số hiểu và băng bó vết thương biết về phòng thủ dân sự 3. Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương * * * * * 4. Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân * Kế hoạch dạy học: Căn cứ nội dung, điều kiện thực tế của môn học và để đảm bảo thuận lợi cho việc phân phối chương trình 1 tiết/ tuần trong 35 tuần thực học, thời lượng chương trình cho cả cấp học là 105 tiết, trong đó: lớp 10: 35 tiết, lớp 11: 35 tiết và lớp 12: 35 tiết; mỗi tiết 45 phút. * Lớp 10: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết 3 Thời gian Tổng Lý Thực Nội dung số tiết thuyết hành Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt 4 4 Nam Lịch sử, truyền thống của Quân đội và Công an 5 5 nhân dân Việt Nam Đội ngũ từng người không có súng 4 1 3 4 Đội ngũ đơn vị 7 1 5 Thường thức phòng tránh một số loại bom, đạn và thiên tai Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương Tác hại của ma tuý và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma tuý Kiểm tra 2 2 5 2 4 4 4 2 Stt 1 2 6 7 8 6 3 2 10 Cộng: 35 21 14 * Lớp 11: 1 tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết Stt Thời gian Tổng Lý Thực số tiết thuyết hành 2 2 Nội dung 1 Đội ngũ đơn vị 2 3 Luật Nghĩa vụ quân sự và trách nhiệm của học sinh Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia Nội dung Stt 4 5 4 5 Thời gian Tổng Lý Thực số tiết thuyết hành 4 1 3 4 Giới thiệu súng tiểu liên AK và súng trường CKC 5 6 Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC Kỹ thuật sử dụng lựu đạn 8 3 2 1 6 2 7 Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương 5 1 4 8 Kiểm tra 4 1 3 35 15 20 Cộng: * Lớp 12: 1tiết/ tuần x 35 tuần = 35 tiết Stt Nội dung Thời gian Tổng Lí Thực số tiết thuyết hành 2 2 1 Đội ngũ đơn vị 2 Một số hiểu biết về nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân Tổ chức Quân đội và Công an nhân dân Việt Nam 5 5 3 3 Nhà trường quân đội, công an và tuyển sinh đào tạo Giới thiệu Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an 2 4 2 4 3 4 5 11 6 6 7 Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường Lợi dụng địa hình, địa vật 2 1 8 Kiến thức cơ bản về phòng không nhân dân 4 4 9 Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc Kiểm tra 3 3 4 2 2 Cộng: 35 24 11 10 6 1 1.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên giảng dạy môn Giáo dục QPAN của trường THPT Mỹ Lộc STT Họ tên 1 Đặng Văn Hải Trần Thị Hà Ngày sinh Chức vụ 1985 Giáo viên Giáo viên NTCM Năm tuyển dụng 2007 Trình độ Văn bằng 2 Dạy môn GDQPAN Đại học Không Có TDTT 2 1985 2008 Đại học Không Có TDTT 3 Vũ Thị Liễu 1980 2003 Đại học Không Có TDTT 4 Đặng Hữu 1986 Giáo 2008 Đại học GD Có Tuấn viên TDTT QPAN 5 Lê Thị Thu 1991 Giáo 2014 Đại học Không Có viên TDTT 6 Lưu Thị Vui 1985 Giáo 2006 Đại học Không Có viên TDTT Tổng số giáo viên chuyên ngành Thể dục thể thao của nhà trường là 06 giáo viên. Trong đó chỉ có 01 giáo viên đã được đào tạo văn bằng 2 về Giáo dục QPAN, còn lại 05 giáo viên là chưa qua đào tạo. Nhưng cả 06 giáo viên đều phải dạy môn Giáo dục QPAN. 1.3. Thực trạng về học sinh của trường THPT Mỹ Lộc học tập môn Giáo dục QPAN Khối lớp Tổng số lớp Tổng số học sinh Số học sinh học môn QPAN Ghi chú 12 10 10 400 400 11 10 402 402 12 10 418 418 Tổng 30 1220 1220 Toàn trường có tổng số 1220 học sinh với tổng số 30 lớp và tất cả số học sinh của nhà trường đều tham gia học môn Giáo dục QPAN. 1.4. Thực trạng về cơ sở vật chất của nhà trường Về lớp học: nhà trường có 30 phòng học, đủ phòng học cho các lớp học các bộ môn và học phần lý thuyết môn Giáo dục QPAN. Về sân, bài tập: nhà trường có diện tích sân, bãi tập khoảng trên 5000m2 đủ diện tích cho các lớp học sinh cùng tham gia học thực hành. Về trang phục của giáo viên: Nhà trường chi trả đúng theo Thông tư liên tịch số 15/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BCA-BNV-BTC, ngày 16/7/2015 về việc Quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh. Cụ thể Điều 3. Chế độ trang phục: Giáo viên, giảng viên chuyên trách môn học GDQP&AN năm đầu tiên được cấp một bộ trang phục xuân hè, một bộ trang phục thu đông và một bộ trang phục dã chiến kiểu dáng GDQPAN, dây lưng, mũ kê-pi, mũ cứng, mũ mềm, giầy da, giầy vải, bít tất, biển tên phù hiệu cấp học và trình độ đào tạo. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm được cấp một bộ trang phục xuân hè hoă ăc một bộ trang phục thu đông, giầy, mũ, dây lưng, bít tất; trang phục dã chiến 03 năm cấp 01 lần kể từ lần cấp đầu tiên. Về trang phục của học sinh: Học sinh trang phục bình thường theo quy định của nhà trường (mặc đồng phục học sinh) khi tham gia học lý thuyết. Học sinh mặc trang phục theo quy định: quần tối màu, áo bộ đội, thắt lưng, mũ cứng, đi giày ba ta khi tham gia học thực hành môn Giáo dục QPAN. Về thiết bị dạy học môn Giáo dục QPAN hiện có của nhà trường: TT Tên thiết bị 1 Tài liệu Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 10 Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 11 Sách giáo khoa GDQP-AN lớp 12 Sách giáo viên giáo dục a b c d Đơn vị tính Số lượng quyển 410 Mỗi học sinh 1 quyển quyển 410 Mỗi học sinh 1 quyển quyển 450 Mỗi học sinh 1 quyển bộ 21 Mỗi giáo viên 1 bộ gồm 3 Ghi chú 13 TT 2 a b c 3 a b c Tên thiết bị quốc phòng - an ninh lớp 10, 11, 12 Tranh in Bộ tranh dùng cho lớp 10: Đội ngũ từng người không có súng; đội ngũ đơn vị; một số loại bom, đạn; cấp cứu ban đầu và băng bó vết thương; tác hại của ma túy Bộ tranh dùng cho lớp 11: Súng trường CKC; súng tiểu liên AK; cách bắn súng AK, CKC; tư thế động tác bắn AK, CKC; cấu tạo, sử dụng một số loại lựu đạn; kỹ thuật cấp cứu, chuyển thương; bản đồ biên giới quốc gia Bộ tranh dùng cho lớp 12: Tổ chức hệ thống nhà trường quân đội, công an; tư thế động tác vận động trong chiến đấu; lợi dụng địa hình địa vật; giới thiệu quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu của Quân đội và Công an Mô hình vũ khí Mô hình súng AK-47, CKC cắt bổ (bằng kim loại) Mô hình súng tiểu liên AK47 luyện tập (bằng kim loại ) Mô hình súng tiểu liên AK- Đơn vị tính Số lượng Ghi chú quyển bộ 6 Một bộ gồm 6 tờ bộ 6 Một bộ gồm 13 tờ bộ 6 Một bộ gồm 7 tờ bộ 1 Một bộ gồm 2 khẩu khẩu 5 khẩu 20 Mỗi học sinh 1 khẩu 14 Đơn vị tính Số lượng khẩu 20 quả quả 5 15 chiếc chiếc chiếc 1 1 1 chiếc 1 chiếc bộ 15 10 c Thiết bị theo dõi đường ngắm RDS-07 Thiết bị khác Bao đạn, túi đựng lựu đạn bộ bia (khung + mặt bia số 4) Bao cát ứng dụng chiếc 10 d Giá đặt bia đa năng chiếc 5 e Kính kiểm tra ngắm chiếc 1 f Đồng tiền di động chiếc 1 chiếc 1 g Mô hình đường đạn trong không khí h Hộp dụng cụ huấn luyện bộ 1 Thiết bị tạo tiếng súng và tiếng nổ giả chiếc 1 i k Đĩa hình huấn luyện bộ 1 Dụng cụ băng bó cứu thương bộ 5 l m Cáng cứu thương chiếc 1 Thiết bị hỗ trợ huấn luyện kỹ, chiến thuật bộ binh bộ 5 n TT d e f 4 a b c d 5 a b Tên thiết bị 47 (nhựa composit) Mô hình súng bắn tập laser (nhựa composit) Mô hình lựu đạn 1 cắt bổ Mô hình lựu đạn 1 luyện tập Máy bắn tập Máy bắn MBT-03 Máy bắn laser TEC-01 Máy bắn điện tử TB-95 Ghi chú Theo nhu cầu sử dụng của từng trường Mỗi lớp có thể dùng 1 trong 3 loại máy bắn Một bộ gồm 5 đĩa VCD Theo nhu cầu sử dụng của từng trường 15 TT Tên thiết bị o Tủ đựng súng và thiết bị, giá súng và bàn thao tác 6 Đồng phục a Quần, áo (xuân, hè) b Đơn vị tính bộ Số lượng 5 Ghi chú Theo nhu cầu sử dụng của từng trường bộ 1220 Mỗi học sinh 1 bộ Mũ cứng chiếc 1220 Mỗi học sinh 1 chiếc c Giày vải đôi 1220 Mỗi học sinh 1 đôi d Thắt lưng chiếc 1220 Mỗi học sinh 1 chiếc * Nhận xét chung: Về ưu điểm: Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã triển khai các văn bản chỉ đạo công tác dạy và học môn học giáo dục quốc phòng an ninh tạo điều kiện cho nhà trường thực hiện đúng quy định. Nhà trường đã quán triệt sâu sắc, triển khai kịp thời, đầy đủ các văn bản về môn giáo dục quốc phòng an ninh đến tổ chuyên môn và từng giáo viên tham gia giảng dạy. Nhà trường đã chuẩn bị tốt và tương đối đầy đủ trang, thiết bị, cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học phục vụ tốt việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục quốc phòng an ninh trong trường. Tổ chuyên môn đã quán triệt được tinh thần và nội dung các văn bản của các cấp và nhà trường đến giáo viên giảng dạy. Tổ chuyên môn đã xây dựng được kế hoạch dạy học bộ môn, lên phương án giảng dạy về giáo viên, phân lớp. Tham mưu với nhà trường về bố trí cơ sở vật chất, sân tập. Đồng thời tham mưu đề nghị mua sắm cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy. Phần lớn đội ngũ giáo viên nhiệt tình, nghiêm túc trong giảng dạy, tâm huyết với công việc. Đặc biệt giáo viên nghiên cứu để nâng cao việc đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị nói chung: nhà trường tương đối đầy đủ về trang thiết bị dạy học. Phụ huynh học sinh tự nguyện trang bị cho học sinh những thiết bị: mũ, quần áo, thắt lưng, giày vải. 16 Sân chơi và bãi tập của nhà trường đủ và đảm bảo cho hoạt động dạy và học bộ môn. Việc xếp thời khóa biểu mỗi lớp/1 tiết/1 tuần tương đối thuận lợi cho việc phân công giáo viên và bố trí việc học cho học sinh. Về hạn chế Giáo viên dạy môn GDQP-AN (kiêm nhiệm, gốc từ môn giáo dục thể chất, chỉ được tập huấn, đào tạo ngắn hạn) chỉ dạy được phần thực hành, các động tác, tư thế, kỹ thuật còn phần lý thuyết về truyền thống yêu nước, luật công an, luật nghĩa vụ quân sự, nhiệm vụ, biện pháp bảo vệ chủ quyền…thì còn lúng túng, chưa thuyết phục. Việc phân công giáo viên các môn văn hóa: Ngữ văn, lịch sử, địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân dạy phần lý thuyết môn giáo dục quốc phòng an ninh có nhiều bất cập. Giáo viên không xác định là môn chính của mình nên cách dạy chưa nhiệt tình, chưa chú trọng đổi mới phương pháp dạy học. Nhiều giáo viên dạy một môn nên đùn đẩy nhau về kiểm tra, đánh giá về rèn luyện cho học sinh. Việc phân phối chương trình, soạn giáo án và xếp thời khóa biểu cũng khó khăn và thiếu đồng bộ. Có khi xếp giáo viên môn giáo dục thể chất dạy giáo dục quốc phòng, với những giáo viên chưa được đào tạo văn bằng 2 gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt dạy phần lý thuyết, giáo viên chưa hiểu sâu, chưa chắc chắn các kiến thức lý thuyết ở cả ba khối dẫn đến giáo viên dạy chiếu lệ cho xong, không quan tâm đến chất lượng, đổi mới phương pháp dạy học hay kiểm tra đánh giá nói chung. Về nội dung, chương trình môn GDQP-AN ở 3 lớp 10,11,12, có những trùng lặp, bất cập: Các bài: Lịch sử đánh giặc giữ nước của dân tộc Việt, Truyền thống vẻ vang của dân tộc ta trong sự nghiệp đánh giặc giữ nước và Lịch sử- truyền thống Quân đội nhân dân Việt Nam, ở lớp 10, về mặt kiến thức có sự trùng lặp với môn Lịch sử mà các em đã và đang được học. Bài: Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy của lớp 10 lại lạc lõng, không phù hợp với đặc trưng của môn học. Bài: Trách nhiệm của học sinh trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và bài: Trách nhiệm của học sinh với nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc trong chương trình lớp 12 cũng không khác gì mấy so với chủ đề: “Thanh niên vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ở tháng 12 của Hoạt động Ngoài giờ lên lớp cả ba khối lớp. 17 Việc dạy dải cả lý thuyết và thực hành chưa thật khoa học. Nhất là việc học thực hành 1 tuần/1 tiết/1 lớp dẫn đến việc trang phục của học sinh, học tập của học sinh gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt việc tiếp nhận kiến thức thực hành và luyện tập của học sinh trên các sân bãi đôi khi gây ảnh hưởng cho các môn học sau đó. Hơn thế nữa việc học không liền mạch giữa các kiến thức thực hành cũng dẫn đến hiệu quả, chất lượng dạy học chưa cao. Việc thiếu cơ sở vật chất, sân tập chưa đầy đủ theo quy định cũng dẫn đến những khó khăn trong việc nâng cao chất lượng bộ môn. Sự thiếu quan tâm của Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn, của phụ huynh và học sinh cũng dẫn đến chất lượng của môn học còn nghiều hạn chế. Kế hoạch dạy học cũ cũng gây khó khăn cho nhà trường, giáo viên trực tiếp giảng dạy và học sinh. 2. Giải pháp sau khi có sáng kiến 2.1. Xây dựng một phân phối chương trình mới, phù hợp với điều kiện thực tiễn thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục QPAN trong nhà trường Giữ nguyên nội dung và khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định về môn học Giáo dục QPAN nhưng thay đổi phân phối chương trình môn học. Để đảm bảo theo tinh thần Hướng dẫn số 1441/SGDĐT-CTTT, ngày 9/12/2015 của Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định về việc Hướng dẫn nhiệm vụ môn GDQPAN cấp THPT, đồng thời để phù hợp với điều kiện của nhà trường, cần phải xây dựng một phân phối chương trình (kế hoạch dạy học) mới cho bộ môn giáo dục QPAN. Phần lý thuyết của các khối lớp nên dạy theo phân phối chương trình và dạy rải từng tuần, mỗi tuần 1 tiết/lớp. Phần thực hành dạy tập trung dứt điểm trong thời gian thích hợp. Cụ thể xây dựng phân phối chương trình môn Giáo dục QPAN cho từng khối học cụ thể như sau: Khối lớp 10: STT TIẾT TÊN BÀI DẠY LÝ HỌC KÌ GHI CHÚ 18 1 1 2 2 3 3 4 4 5 5 6 6 7 7 8 8 9 9 THUYẾT/ THỰC HÀNH Truyền thống đánh giặc Lý thuyết giữ nước của dân tộc Việt Nam (phần I; mục 1, 2, 3, 4, 5, 6) Truyền thống đánh giặc Lý thuyết giữ nước của dân tộc Việt Nam ( phần II; mục 1, 2) Truyền thống đánh giặc Lý thuyết giữ nước của dân tộc Việt Nam (phần II; mục 3, 4) Truyền thống đánh giặc Lý thuyết giữ nước của dân tộc Việt Nam (phần II; mục 5, 6) Lịch sử, truyền thống Lý thuyết của quân đội và công an nhân dân VN (A. phần I; mục 1, 2) Lịch sử, truyền thống Lý thuyết của quân đội và công an nhân dân VN (A. phần II; mục 1, 2, 3) Lịch sử, truyền thống Lý thuyết của quân đội và công an nhân dân VN (A. phần II; mục 4, 5, 6) Lịch sử, truyền thống Lý thuyết của quân đội và công an nhân dân VN (B. phần I; mục 1, 2, 3) Lịch sử, truyền thống Lý thuyết 1 1 1 1 1 1 1 1 1 19 10 11 12 13 14 15 16 17 của quân đội và công an nhân dân VN (B. phần I; mục 1, 2, 3, 4, 5) 10 Kiểm tra lý thuyết 11 Đội ngũ đơn vị (phần I đến phần II, chỉ nêu ý nghĩa và thứ tự các bước đội hình tiểu đội, trung đội) 12,13,14 Đội ngũ đơn vị (phần I; mục 1, 2); Đội ngũ đơn vị (phần I; mục 3, 4, 5); Đội ngũ đơn vị. Ôn luyện: các nội dung 1,2,3,4,5. 15,16,17 Đội ngũ đơn vị (phần II; mục 1, gồm các khoản a, b, c); Đội ngũ đơn vị (phần II; mục 2, gồm các khoản a, b, c) ; Đội ngũ đơn vị - Ôn luyện: các nội dung tiết 15 và tiết 16. (kiểm tra 15 phút). 18 Kiểm tra thực hành 19 Đội ngũ từng người không có súng ( phần I đến phần X, chỉ nêu ý nghĩa của các động tác) 20 Thường thức phòng trách một số loại bom, đạn và thiên tai (phần I; mục 1, 2) 21 Thường thức phòng trách một số loại bom, Lý thuyết Lý thuyết 1 1 Thực hành KẾT THÚC LÝ THUYẾT KÌ I Buổi 1 Thực hành Buổi 2 Buổi 3 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 20 18 22 19 23 20 24 21 25 22 26 23 27 24 26 đạn và thiên tai (phần II; mục 1, 2, 3) Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (phần I; mục 1, 2, 3, 4, 5. Giới thiệu sơ lược) Cấp cứu ban đầu các tai nạn thông thường và băng bó vết thương (phần I; mục 6, 7, 8. Giới thiệu sơ lược) Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy ( phần I; mục 1, 2, 3) Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy ( phần II; mục 1, 2, 3) Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy ( phần III; mục 1, 2) Tác hại của ma túy và trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy ( phần IV) 28 Kiểm tra 29,30,31 Đội ngũ từng người không có súng: Luyện tập Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết 2 Lý thuyết Thực hành Buổi 1
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng