Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn một vài định hướng cho học sinh dân tộc trong trường nội trú trải nghiệm sá...

Tài liệu Skkn một vài định hướng cho học sinh dân tộc trong trường nội trú trải nghiệm sáng tạo thông qua một số bài trong môn sinh học thcs

.DOC
22
1192
144

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG PT DTNT THCS – THPT ĐIỂU XIỂNG Mã số: ................................ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT VÀI ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG TRƯỜNG NỘI TRÚ TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN SINH HỌC THCS Người thực hiện : LỠ THANH MINH Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lí giáo dục Phương pháp dạy học bộ môn : Phương pháp giáo dục Lĩnh vực khác :  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2016 – 2017 SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I/ THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN : 1. Họ và tên: LỠ THANH MINH 2. Ngày tháng năm sinh: 29 – 12 – 1982 3. Giới tính: Nam 4. Địa chỉ: 605 KP3 – P. Xuân Hòa - TX.Long Khánh – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTD 6. Fax : E-mail: [email protected] 7. Chức vụ : Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao : Giảng dạy bộ môn Sinh học 8, 9 9. Đơn vị công tác: Trường PT DTNT THCS – THPT Điểu Xiểng II/ TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO : - Học vị: cử nhân sư phạm - Năm nhận bằng : năm 2015 - Chuyên ngành đào tạo: HÓA HỌC III/ KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: HÓA - SINH - Số năm có kinh nghiệm: 06 năm 2 MỘT VÀI ĐỊNH HƯỚNG CHO HỌC SINH DÂN TỘC TRONG TRƯỜNG NỘI TRÚ TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO THÔNG QUA MỘT SỐ BÀI TRONG MÔN SINH HỌC THCS I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Sinh học hay sinh vật học là một môn khoa học về sự sống là một nhánh của khoa học tự nhiên. Sinh học gắn bó chặt chẽ với sự phát triển nông nghiệp và có tác động qua lại với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì vậy, kiến thức sinh học có giá trị lớn trong đời sống và sản xuất. Giáo viên dạy sinh học cần phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong mỗi giờ học cũng như góp phần thiết thực nâng cao quá trình tiếp thu bài học của học sinh. Việc dạy học môn sinh học trong trường trung học không những nhằm truyền thụ cho học sinh những kiến thức cơ bản về môn sinh học, mà còn là trang bị cho học sinh những kỹ năng cơ bản để tham gia trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành. Cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật cho HS trung học chính là thực hiện theo Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH đất nước trong tình hình mới. Điều này còn nhằm thực hiện mục tiêu tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Từ năm học 2012-2013 cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh trung học được Bộ GD&ĐT đưa vào là nhiệm vụ trong tâm của từng năm học. Là một hoạt động hữu ích, hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp HS biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen với 3 NCKH. Tạo ra sân chơi bổ ích, trí tuệ và khoa học cho HS phổ thông qua việc tìm kiếm những ý tưởng khoa học mới lạ, độc đáo. Tuy nhiên có nhiều nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau nên phong trào sáng tạo khoa học của một số trường học còn hạn chế, bị động; sản phẩm chế tạo chưa có tính khả thi, tính ứng dụng thực tế thấp. Một trong những nguyên nhân ấy là ảnh hưởng của thực trạng giáo dục hiện tại: phần lớn các em học sinh tập trung vào việc học văn hóa là chính, chế độ chính sách dành cho hoạt động này chưa đủ sức thu hút giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu, chế tạo sản phẩm, Ban Giám hiệu một số trường chưa thật quan tâm, xem trọng công tác này, khiến GV và cả HS đều có tâm lý ngại tham gia, hiệu quả của cuộc thi đôi khi không đạt yêu cầu. Từ những lý do trên tôi xin đề xuất: “Một vài định hướng cho học sinh dân tộc trong trường nội trú trải nghiệm sáng tạo thông qua một số bài trong môn sinh học thcs” II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN: Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo đó (gọi chung là hoạt động ngoài giờ lên lớp) mà hiện nay chúng ta đang tiến hành trong trường phổ thông chủ yếu được tổ chức dựa trên các chủ đề đã được quy định trong chương trình với các hình thức còn chưa phong phú và học sinh thường được chỉ định, phân công tham gia một cách bị động. Giáo viên tổ chức hoạt động cho học sinh nhưng không rõ hoạt động đó sẽ hướng tới hình thành những năng lực gì của các em. Điều đó không phù hợp với một chương trình định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, cần phải thay đổi. Trong Chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩa rộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm. Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân. Thí dụ: Chủ đề học tập là thế giới động vật, thay vì học nó thông qua sách vở, học sinh được trải nghiệm thông qua quan sát và tương tác, chăm sóc các con vật…; kết quả 4 đạt được không chỉ là sự hiểu biết (chung) về loài thú mà còn phát triển tình yêu (riêng của mỗi người) đối với thiên nhiên và muông thú. Ngoài ra, nhiều sự hiểu biết và năng lực của con người chỉ có được từ trải nghiệm của riêng mình. – Có nhiều cách gọi khác nhau về hoạt động trải nghiệm sáng tạo (TNST). Phù hợp với mục tiêu của Chương trình mới, tôi đề xuất một định nghĩa như sau: Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách… Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em. Có thể kể ra một số hình thức hoạt động TNST: Hình thức có tính khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại); hình thức có tính triển khai (dự án và nghiên cứu khoa học, hội thảo, câu lạc bộ); hình thức có tính trình diễn (diễn đàn, giao lưu, sân khấu hóa); hình thức có tính cống hiến, tuân thủ (thực hành lao động việc nhà, việc trường, hoạt động xã hội – tình nguyện). Ở một số nước, hoạt động TNST vẫn được gọi là hoạt động ngoài giờ lên lớp, thực hiện mục tiêu chủ yếu là phát triển phẩm chất, so với mục tiêu chủ yếu của dạy học trên lớp là phát triển trí tuệ. Việc gọi tên khác cho hoạt động ngoài giờ lên lớp ở Chương trình GD mới, không chỉ là vì nội hàm triết lý đã thay đổi, mà còn vì chúng ta muốn nhấn mạnh đến sự thay đổi nhận thức, ý thức về cái mới của hoạt động này, tránh sự hiểu nhầm rằng ngoài giờ thì không quan trọng, không có vị trí xứng đáng; hoặc là đơn giản hóa nội dung, mục đích của hoạt động này, không chỉ “trăm hay không bằng tay quen”… Trong tên gọi 5 mới, “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục, phải được làm rõ. – Hoạt động TNST hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, ngoài ra hoạt động TNST còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở người học các năng lực đặc thù sau: – Năng lực hoạt động và tổ chức hoạt động; – Năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống; – Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; – Năng lực định hướng nghề nghiệp; – Năng lực khám phá và sáng tạo; Chính vì vậy đầu ra của hoạt động TNST khá đa dạng và khó xác định mức độ chung, nhất là khi nó lại luôn gắn với cảm xúc – lĩnh vực mang tính chủ quan cao, cũng là cơ sở quan trọng của sự hình thành sáng tạo và phân hóa. – Có nhiều cách đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Điều quan trọng nhất của các phương pháp này là cần quan sát, nhận xét, góp ý để đánh giá ngay trong quá trình hoạt động thực tiễn, dựa trên các biểu hiện cụ thể về phương thức và kết quả hoạt động của học sinh. Thí dụ: Đặt học sinh trước tình huống có vấn đề cần giải quyết, quan sát cách thức và kết quả giải quyết tình huống của học sinh sẽ đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề và nhiều năng lực khác. Hồ sơ sản phẩm của một nghiên cứu khoa học hay của một chuyến tham quan thực địa cũng là minh chứng thuyết phục để đánh giá nhiều năng lực khác nhau của học sinh. Nhìn chung, đánh giá năng lực đầu ra của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cần sử dụng nhiều hình thức đánh giá, nhiều bộ công cụ đánh giá, coi trọng nhận xét quá trình tiến bộ về nhiều mặt khác nhau của học sinh. 6 Tóm lại, hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giữ vai trò rất quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hoạt động này giúp cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học được vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân. Trong các hình thức tổ chức hoạt động TNST thì có một số là bắt buộc, số còn lại là tùy chọn. Chẳng hạn, nhóm định hướng nghề và khám phá sáng tạo có thể là tùy chọn, còn các nhóm hoạt động về trách nhiệm xã hội, về phát triển bản thân có thể là bắt buộc. Với nhóm tùy chọn thì chúng ta có thể tổ chức theo hình thức CLB. Nội dung chương trình phải hết sức mở, miễn là đáp ứng được mục tiêu. Ngoài những hoạt động TNST được thiết kế thành hoạt động riêng như trên, trong từng môn học cũng cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động TNST phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học. Cũng phải lưu ý đến các điều kiện để thực hiện chương trình hoạt động TNST, ví dụ tăng biên chế giáo viên, hỗ trợ giáo viên về tài liệu, tổ chức tập huấn hoặc đào tạo cấp chứng chỉ về tổ chức hoạt động TNST… Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động NCKH trải nghiệm sáng tạo phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò từ cấp THCS. Có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Một số học sinh chưa hứng thú với NCKH, thậm chí một số ít em được phỏng vấn vẫn còn chưa biết đến sân chơi khoa học bổ ích này tạo ra là cho mình (cho rằng sân chơi này là của đội học sinh giỏi và của giáo viên). Học sinh vẫn còn gặp khó khăn trong xác định ý tưởng, lựa chọn đề tài và thời gian giành cho NCKH. Chính vì vậy, số lượng sản phẩm tạo ra ít, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng với những vấn đề xã hội quan tâm. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác NCKH của các em; cơ chế, chính sách chưa tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của học sinh; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng cho hoạt động NCKH; Tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì e sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích. 7 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP: Giải pháp 1 : Khơi dậy lòng ham mê sáng tạo khoa học kỹ thuật của học sinh thông qua nội dung bài học a) Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp : Phương pháp dạy học ở trường phổ thông hiện nay đều hướng đến việc tích cực hoá quá trình nhận thức của học sinh. Đối với môn Sinh học thể hiện ở nhiều mặt, như việc tăng cường hoạt động thực nghiệm của học sinh thông qua tiến hành các thí nghiệm có sẵn hay thiết kế, chế tạo dụng cụ thí nghiệm đơn giản, các loại đồ chơi có liên quan đến kiến thức Sinh học rất cần thiết. Với nhiệm vụ học tập này sẽ kích thích học sinh hứng thú hơn trong học vật lí, đồng thời phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, độc lập sáng tạo và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học cho học sinh. Để thực hiện được giải pháp trên, tôi đã làm những việc như sau: Gây hứng thú ở mở đầu của bài học : + Giới thiệu các phát minh dựa trên kiến thức sinh học liên quan đến bài học. + Giới thiệu nhà sinh học và những phát minh của họ. Giao việc cho học sinh bằng các phiếu hướng dẫn về nhà: + Thực hiện các thí nghiệm ở nhà bằng dụng cụ mình tự chế. + Chế tạo đồ chơi đơn giản bằng cách vận dụng các kiến thức sinh học đã học. + Sưu tầm và thực hiện những thí nghiệm vui, gần gũi với cuộc sống hằng ngày. b) Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm: Thực tế để thực hiện được giải pháp trên giáo viên cần xác định rõ nội dụng kiến thức ở mỗi bài học để giới thiệu cho học sinh, cũng như những định hướng để học sinh thực hiện các thí nghiệm ở nhà và cách làm các loại đồ chơi có vận dụng kiến thức sinh học. b.1 ) Gây hứng thú ở mở đầu của bài học : Trong quá trình dạy học sinh học tôi nhận thấy rằng ở các bài học thường đưa ra các tính huống, giới thiệu nội dung kiến thức sinh học được các nhà sinh vật học phát hiện ra hoặc các giải pháp kĩ thuật dựa trên kiến thức sinh học để từ đó giúp giáo viên tạo tình huống học tập. Cắn cứ trên giáo viên khi giảng dạy có thể khéo léo giới thiệu và đặt các câu hỏi khơi dậy lòng ham mê nghiên cứu khoa học của học sinh. b.1.1 ) Giới thiệu nhà sinh vật học và những phát minh của họ. Đối với giải pháp này giáo viên cho học sinh tìm hiểu thông tin, sau đó đặt các câu hỏi nhanh để định hướng học sinh hứng thú trong việc học tập dưới dạng : ? Nhà Sinh Vật học …………..đã phát minh ( tìm ra ) vấn đề gì ? 8 ? Vấn đề nhà Sinh vật học trên phát minh có ý nghĩa gì ? ? Để ghi nhớ công lao đóng góp làm như thế nào ? Ví dụ 1 - Chương I: Tế bào thực vật bao gồm các bài 5: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng. Bài 6: quan sát tế bào Giáo viên giới thiệu tên và hình ảnh một số nhà phát minh Leeuwenhoek Antonie (24/10/1632 - 30/8/1723) Antonie Philips van Leeuwenhoek (sinh 24 tháng 10, 1632 -30 tháng 8, 1723 tại Delft, Hà Lan) là một thương gia, một nhà khoa học người Hà Lan. Ông được coi là cha đẻ của ngành vi sinh vật học và được coi là nhà vi sinh vật học đầu tiên trên thế giới. Là con của một người thợ làm giỏ, ở tuổi 16 ông đã thời gian học việc với một thương nhân bán vải người Scotland tại Amsterdam. Ông được biết đến với thành tựu cải tiến kính hiển vi và những đóng góp cho sự ra đời ngành sinh vật học. Ông đã sử dụng những chiếc kính hiển vi thủ công tự tay làm và là người người đầu tiên quan sát thấy các vi khuẩn và động vật nguyên sinh mà ông gọi là 'animalcules' (những động vật nhỏ bé). Ngày nay, những phát hiện này của van Leeuwenhoek được biết đến là "Vi sinh vật". Van Leeuwenhoek cũng là người đầu tiên ghi lại các quan sát bằng kính hiển vi những sợi cơ bắp, vi khuẩn, dòng chảy của máu trong huyết mạch. Giáo viên có thể đặt 1 số câu hỏi? ?Các nhà sinh vật học trên phát minh ra đều gì ? ? Để ghi nhớ công ơn các nhà khoa học người ta đã làm gì ? Qua quá trình giới thiệu các nhà Sinh vật học và phát minh của họ. Giáo viên sẽ tác động đến sự say mê nguyên cứu khoa học của học sinh từ đó hướng học sinh đến các kiến thức nội dung bài học. b.1.2 ) Giới thiệu các phát minh dựa trên kiến thức Sinh học liên quan đến bài học. Đối với giải pháp này giáo viên giới thiệu hình ảnh dụng cụ, và đặt các hệ thống câu hỏi để kích thích học sinh húng thú trong học tập dưới dạng : ? Phát minh dùng để làm gì ? ? Phát minh dựa trên nguyên tắc Sinh học nào ? 9 Qua việc giới thiệu các phát minh giúp học sinh tin vào việc vận dụng các kiến trong đời sống từ đó hình thành nên các ý tưởng sáng tạo, lòng hăng say nghiên cứu khoa học của học sinh. Ví dụ 1 – Sinh học lớp 8:bài 14: Bạch cầu – Miễn dịch Giáo viên giới thiệu về nhà khoa học Louis Pasteur (27 tháng 12, 1822 - 28 tháng 9, 1895), nhà hóa học, nhà vi sinh vật học người Pháp, với những phát hiện về các nguyên tắc của tiêm chủng, lên men vi sinh. Ông thường được biết đến qua những nghiên cứu quan trọng về các nguyên nhân và biện pháp chữa bệnh, và những khám phá đó của ông đã cứu sống vô số người kể từ đó. Ông giảm tỷ lệ tử vong ở người bị bệnh sốt sau đẻ, tạo ra loại vắc-xin đầu tiên cho bệnh dại và bệnh than. Những nghiên cứu của ông góp phần hỗ trợ trực tiếp cholý thuyết mầm bệnh và các ứng dụng trong y học lâm sàng. Cũng như nổi tiếng trong việc phát minh ra kỹ thuật bảo quản sữa vàrượu để ngăn chặn vi khuẩn có hại xâm nhập, một quá trình mà bây giờ gọi là thanh trùng. Ông được xem là một trong 3 người thiết lập nên lĩnh vực vi sinh vật học, cùng với Ferdinand Cohn và Robert Koch, và được gọi là "cha đẻ của vi sinh vật học". Pasteur có vai trò lớn trong việc bác bỏ thuyết tự sinh, vốn in sâu trong tư tưởng các nhà khoa học trước đó. Ông đã thí nghiệm cho thấy rằng nếu không có tác động bên ngoài, vi sinh vật không thể phát triển. Ông chứng minh rằng trong bình tiệt trùng được đóng sẽ không có vi khuẩn phát triển nhưng khi mở thì vi khuẩn có thể phát triển. Thí nghiệm này giúp ông giành giải Alhumbert. Tuy Pasteur không phải là người đầu tiên đề xuất lý thuyết mầm bệnh, ông đã phát triển nó và tiến hành các thí nghiệm cho thấy rõ tính đúng đắn của nó và thuyết phục người dân Châu Âu tin rằng đó là sự thật. 10 Ví dụ 2 – Sinh học lớp 6:bài 7: Cấu tạo tế bào thực vật Robert Hooke sinh ngày 18 tháng 7 năm 1935 tại một làng quê đảo Wright, gần bờ biển phía Nam nước Anh Năm 26 tuổi, Hooke cho xuất bản cuốn sách đầu tiên, nghiên cứu về sức căng bề mặt. Vào những năm giữa thế kỷ 17, tại châu Âu, nhiều nhà khoa học có xu hướng chế tạo và dùng các dụng cụ quang học để nghiên cứu thiên nhiên, Hooke cũng là một trong số những người đóng góp cho xu hướng đó phát triển. Sau 4 năm làm việc, ông công bố kết quả nghiên cứu trong cuốn sách nổi tiếng “Hình ảnh vi thể”. Trong cuốn sách, ông ghi chú đầy đủ các phương thức tiến hành nghiên cứu: “... Tôi chọn một căn phòng nhỏ, chỉ có một cửa sổ duy nhất hướng về phía Nam. Cách cửa sổ khoảng một mét, tôi kê chiếc bàn có đặt kính hiển vi để nghiên cứu... Tôi phải sử dụng một quả cầu bằng thủy tinh hoặc một thấu kính 2 mặt (phẳng và lồi), mặt lồi hướng về phía cửa sổ để thu hút được nhiều ánh sáng tạo nên nguồn chiếu, rồi tôi đặt giữa nguồn sáng và vật quan sát một mảnh giấy dầu, một kính lúp có độ phóng đại cực lớn để tập trung thật nhiều ánh sáng đi qua giấy dầu và chiếu trên vật thể, nhưng cũng phải chú ý ước lượng sao cho tờ giấy dầu khỏi bị quá nóng có thể bốc cháy..”. b.2) Giao việc cho học sinh bằng các phiếu hướng dẫn về nhà: b.2.1 ) Thực hiện các thí nghiệm ở nhà bằng dụng cụ mình tự chế. Ví dụ 1 - Sinh lớp 6: Sau khi thực hiện nội dung bài học : “Bài 35 : Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm”. Giáo viên chuẩn bị sẳn phần hướng dẫn vế nhà và yêu cầu học sinh tiến hành thực hành theo hường dẫn trong Sgk. Sau khi hoàn thành nội dung học kì 1, giáo viên chọn kiến thức một số bài: Bài 11: Sự hút nước và muối khoáng của rễ; bài 17: Vận chuyển các chất trong thân; bài 21: Quang hợp; bài 22: Ảnh hưởng các điều kiện bên ngoài đến quang hợp. Giáo viên định hướng cho học sinh trải nghiệm sáng tạo theo tên đề tài “ Xử lý nước ở ao nuôi cá trong mô hình VAC bằng hệ thống trồng rau thủy canh”  Chuẩn bị : - Ống nhựa phi 60 khoang lỗ dường kính 40cm - Bể nuôi cá 30l 11 - Một số loại rau an là Cách tiến hành: - Kết hợp giữa mô hình V – A – C và trồng thủy canh thành một mô hình có tính tích cực hơn.(hệ thống aquaponics) - Nhằm cải tạo nước trong ao cá (hằng ngày lượng chất thải của chuồng trại thải xuống) được sạch hơn. - Nhằm thay đổi cách tưới nước dưới ao cá trực tiếp lên rau, làm giảm (hay xóa bỏ) bệnh giun sán kí sinh ở người. - Làm cho môi trường không khí nơi đang ở được trong lành hơn. - Cải tạo môi trường nước và không khí ở những vùng nuôi thủy sản trên các con sông. - Cải tạo môi trường nước và tạo mĩ quan đẹp trên các con kênh (rạch) ở các thành phố đang bị ô nhiễm nặng nề. - Có thể áp dụng dự án trên đối với những vùng nông thôn sử dụng mô hình V – A – C, các vùng nuôi thủy sản trên sông, trên các con kênh (rạch) ở các thành phố. 1. Bản vẽ ban đầu 2. 12 Ví dụ 2 - Sinh học lớp 6 : Sau khi học: “Bài 30 : sinh sản sinh dưỡng tự nhiên và bài 31: Sinh sản sinh dưỡng do con người.”. Sinh học lớp 9: Bài 33: Công nghệ tế bào. Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm sáng tạo theo dề tài: Tạo giống cây mới bằng cách ghép vỏ cây chôm chôm nhãn lên gốc cây chôm chôm tróc. Mục tiêu nghiên cứu: - Kết hợp giữa gốc cây chôm chôm tróc và vỏ cây chôm chôm Nhãn hoặc chôm chôm Thái để tạo ra giống mới có hiệu quả cao. - Nhằm cải thiện mức sống của người nông dân khi giá chôm chôm thường ngày càng mất giá, và khi việc xuất khẩu sản phẩm này sang nước khác ngày càng khó khăn. - Nhằm thay đổi toàn bộ cây chôm chôm tróc lâu năm có kích thước lớn nhưng lại hiệu quả kinh tế thấp bằng giống chôm chôm mới có giá trị cao hơn nhưng không phải cưa bỏ toàn bộ rồi mua giống cây mới về trồng. - Có thể áp dụng dự án trên một cách rộng rãi cho những nhà vườn chôm chôm tróc khác. Cách thức thu thập dữ liệu: - Trình bày ý tưởng, thảo luận giải pháp và khả năng thực hiện đề tài. - Thảo luận thống nhất thực hiện đề tài. - Tính toán số liệu kĩ thuật và chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và kinh phí thực hiện 1. Bản vẽ ban đầu Sơ đồ qui trình hoạt động 13 1: Cắt vỏ trên gốc ghép 2: Lấy mắt ghép 3: Đặt mắt ghép vào gốc ghép 4: Quấn chặt lại bằng dây nilon (chừa đỉnh sinh trưởng của mắt ghép). 2. Dụng cụ thí nghiệm Dao nhọn, băng quấn bằng nilong, bo ghép, gốc ghép 3. Tổ chức thực hiện - Trình bày ý tưởng, thảo luận giải pháp và khả năng thực hiện đề tài. - Thảo luận thống nhất thực hiện sản phẩm. - Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu và kinh phí thực hiện. - Tiến hành thử nghiệm để kiểm tra đối chứng ý tưởng so với kết quả. - Quan sát thu thập thông tin xem tỉ lệ sống của các bo ghép Số liệu minh chứng: Tiến hành thực hiện ghép trên 25 cây chôm chôm tróc có tuổi đời 30 năm tuổi - Mỗi gốc ghép mở 6-8 cửa sổ ghép - Sau thời gian 20 ngày mở băng quấn tỉ lệ sống của bo ghép là 95%. - 20 ngày tiếp theo bo ghép bắt đầu nảy chồi, lúc này tỉ lệ nảy chồi là 90%. c) Phân tích, so sánh, đánh giá kết quả giải pháp của tác giả đã thực hiện so với giải pháp đã có: Qua quá trình thực hiện giải pháp cho thấy việc tất cả các nội dung trên ít nhiều giáo viên khi giảng dạy đều giới thiệu đến học sinh. Nhưng nếu chuyển sang thực hiện thành một dạng công việc về nhà thông qua phiếu học tập giúp học sinh tiếp thu nhanh hơn dễ dàng thực hiện so với việc hướng dẫn của giáo viên tại lớp. 14 Việc vận dụng kiến thức Sinh học vào thực tế giúp học sinh cảm thấy hứng thú hơn trong việc nghiên cứu khoa học. Từ đó, từng bước khơi dậy lòng đam mê, hình thành kỹ năng sáng tạo khoa học kĩ thuật cho các em. Thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giáo viên giao về nhà giúp các em tự tin trong sáng tạo và làm việc cẩn thận hơn, phát huy tinh thần hợp tác trong học tập, đồng thời từng bước giúp các em tiến vào việc thực hiện TNST. Đồng thời giúp giáo viên linh động hơn về mặt thời gian trong giảng dạy mà đảm bảo được nội dung kiến thức truyền thụ của bài học. Giải pháp 2: Tham mưu với BGH tổ chức cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp trường a) Mô tả cách thức tổ chức thực hiện giải pháp : Để kích thích các em học sinh tìm hiểu và tham gia cuộc thi đồng thời có thể có những sản phẩm có chất lượng, 3 năm học gần đây, chúng tôi đều tham mưu với BGH tổ chức cuộc thi Sáng tạo KHKT cấp trường. Muốn cuộc thi có chất lượng, đạt được yêu cầu đặt ra ban đầu ta cần tính đến các yếu tố sau: - Thời gian phát động, tổ chức: Phải chọn thời điểm học sinh không chịu nhiều áp lực về học tập, thi cử...nhưng cũng phải đủ để Hs có điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu đề xuất ý tưởng...Thường thời điểm thích hợp nhất là khoảng cuối tháng 5 - sau khi HS đã kiểm tra học kỳ xong. - Tổ chức hướng dẫn HS tìm kiếm ý tưởng: + Sau thời gian phát động cuộc thi, chúng tôi sẽ tập hợp HS ở các lớp có hứng thú với cuộc thi (thường là HS khối 8,9) để hướng dẫn các em tìm ý tưởng cho sản phẩm dự thi. - Nội dung tập huấn sẽ là: * Giới thiệu 1 số sản phẩm dự án của các anh chị lớp trước đã từng đạt giải cao trong cuộc thi này (để kích thích HS tham gia) * Hướng dẫn HS quan sát trong thực tế các hiện tượng tình huống có vấn đề để từ đó nảy sinh ý tưởng, giải pháp cải tiến, khắc phục dựa trên các kiến thức đã học. * Hướng dẫn HS mô tả ý tưởng: + Đối với dự án khoa học kĩ thuật: Hs trả lời các câu hỏi sau - Ý tưởng nghiên cứu của bạn là gì? - Các ý tưởng đó có ai thực hiện chưa ( nếu có thực hiện đến đâu?) - Nguyên lí hoạt động của sản phẩm khi thực hiện như thế nào? - Bản vẽ thiết kế ban đầu như thế nào? - Hiệu quả kinh tế ra sao ? Có khả năng thực hiện trong thực tế không ? 15 + Đối với dự án khoa học xã hội: Hs trả lời các câu hỏi sau - Vấn đề nghiên cứu của bạn là gì ? - Vấn đề trên được nghiên cứu dựa trên phân tích nào? - Bạn xây dựng câu hỏi nghiên cứu và phân tích số liệu ra sao? - Rút ra kết luận trên cơ sở số liệu phân tích? - Giải pháp thay thế của bạn là gì? - Giải pháp này mang lại hiệu quả gì so với định hướng ban đầu? Lưu ý: Người GV hướng dẫn tập huấn cần lấy VD từ các sản phẩm đã có để HS hình dung rõ hơn về cách thức thực hiện các phần này. Khuyến khích HS trao đổi với người thân, bè bạn (những người có chuyên môn có thể hỗ trợ để ý tưởng hoàn thiện hơn) Không yêu cầu các em chế tạo thành sản phẩm vì sẽ mất thời gian, các em chưa đủ khả năng và cũng không có kinh phí thực hiện. - Tổ chức thi ý tưởng: Để đảm bảo HS sẽ tập trung tinh thần dự thi, chúng tôi đã quy định thời gian đăng ký tên ý tưởng đối với HS (sau thời gian phát động và được hướng dẫn khoảng 2 tuần). Việc làm này sẽ có tác dụng giúp ban tổ chức cuộc thi nắm được tình hình HS tham gia cuộc thi như thế nào, HS nào đang tham gia để có thể đốc thúc, động viên các em hoàn thành ý tưởng dự thi chứ không bỏ mặc để khi hết thời hạn không có bài dự thi để nộp. Khoảng 3 - 4 tuần, HS nộp ý tưởng để Ban giám khảo chấm. Khi chấm chúng tôi tập trung vào các tiêu chí : - Tính sáng tạo của ý tưởng - Tính mới sản phẩm (vấn đề nghiên cứu) - Bản vẽ chi tiết rõ ràng (mô tả theo hình khối, sơ đồ) - Trình bày được nguyên lí hoạt động (câu hỏi nghiên cứu) - Có tính khả thi khi thực hiện dự án - Chỉ rõ cách thức thực hiện (các vật liệu, thiết bị nghiên cứu) Với trình độ HS THCS thường các ý tưởng của các em khá hay nhưng lại không mấy khả thi (viển vông, khó thực hiện). Người GV chấm cần lựa chọn những ý tưởng mới nhưng có thể chế tạo được sản phẩm để trao giải, từ đó hướng dẫn HS thực hiện bước 2 - biến ý tưởng thành sản phẩm mô hình dự thi cấp Thị xã. 16 Tổ chức phỏng vấn trực tiếp HS (đối với những ý tưởng hay) để có thêm cơ sở cho việc trao giải và chọn lựa ý tưởng (vì trên thực tế có những HS khả năng diễn đạt trên giấy của các em hạn chế chưa nói hết ý tưởng, suy nghĩ của mình) b/ Các dữ liệu minh chứng quá trình thực nghiệm: - Nhằm giúp học sinh trình bày ý tưởng của mình đến ban giám khảo cuộc thi một cách ngắn gọn và cụ thể cho tôi thiết kế mẫu báo cáo dự thi như sau: IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau các tiết học, các em không chỉ đơn giản hiểu bài mà kỹ năng thực hành kỹ thuật được hình thành, dần dần được nâng cao nhiều hơn. Các em đã thể hiện rõ thái độ yêu thích môn học. Số học sinh thực hiện các công việc giáo viên giao ngày càng nhiều. Việc thực hiện hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi sáng tạo khoa học cũng thuận lợi hơn, các em đã biết các trình bày báo cáo về ý tưởng của mình. Số liệu thống kê số học sinh tham gia thi sáng tạo khoa học : Năm học Cấp trường Huyện Cấp tỉnh 2012 – 2013 0 0 0 2013 – 2014 2 1(II) 1 ( III ) 2014 – 2015 2 2(III, 1 KK) 0 2015 – 2016 2 2 2(KK) Khối lớp 8 & 9 Từ kết quả thống kê cho thấy học sinh đã tìm đến cuộc thi ngày càng nhiều và chất lượng ngày càng cao thể hiện được hiệu quả của giải pháp đề ra. Giáo viên cũng đã nhận thấy được tầm quan trong của việc định hướng cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho nghiên cứu khoa học từ đó xây dựng cho mình phương pháp dạy học tốt hơn V. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: 1. Đối với trường: Tổ chức các sân chơi như : CLB , Nhà sáng chế khoa học để học sinh có thể trao đổi và thực hiện các ý tưởng sáng tạo của mình. Có chế độ động viên,khen thưởng giáo viên tham gia hướng dẫn học sinh. Vận động, liên kết với các trung tâm dạy nghề, trường đại học trên địa bàn để tư vấn hổ trợ trang thiết bị cho các giải pháp trong quá trình thực hiện. 2. Đối với giáo viên: 17 Cần xác định các nội dung và kỹ năng hình thành cho học sinh thông qua phiếu giao việc về nhà. Chủ động sưu tầm các cách làm đồ chơi có liên qua đến kiến thức Sinh học để giới thiệu cho học sinh. Thường xuyên kiểm tra các sản phẩm học sinh thực hiện để giúp đỡ động viên kịp thời kích lệ tinh thần. Tích cực và nhiệt tình hơn trong hướng dẫn học sinh. Tăng cường tìm kiếm thông tin trên internet để trang bị các kiến thức cần thiết cho lĩnh vực cần hướng dẫn học sinh. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Sách giáo khoa Sinh học 6,7,8, 9 NXBGD năm 2008. 2. Tài liệu tập huấn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo khoa học kĩ thuật và cuộc thi KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh Đồng Nai 2015. 3. Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học Sinh học Trung học cơ sở - NXB GD Năm 2008. 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo 5. Tài liệu học tập bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997 –2000 môn : phương pháp giảng sinh học của Trường CĐSP Đồng Nai 6. Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học sinh học 6,7,8,9 của bộ Giáo Dục và Đào Tạo. 7. Dạy học theo phương pháp tích cực môn sinh ( Trần Bá Hoành ) VII. PHỤ LỤC : 1. Bài tập huấn giới thiệu cuộc thi STKHKT cho học sinh cấp trường 2. Kết quả chấm các giải pháp ý tưởng của học sinh 3. Bài báo cáo nghiên cứu khoa học của học sinh 4. Giấy chứng nhận học sinh đạt giải trong các cuộc thi NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên) Lỡ Thanh Minh 18 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường PTDTNT THCS THPT Điểu Xiểng ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– ........................, ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................. Họ và tên tác giả:................................................... Chức vụ:................................ Đơn vị:................................................................................................................. Họ và tên giám khảo 1:...................................Chức vụ: ........................................ Đơnvị:…................................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo: …............................................................................ * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ...................................................................................................... ................................................................................................................................ Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: ........................................................................ GIÁM KHẢO 1 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 19 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Trường PTDTNT THCS THPT Điểu Xiểng ––––––––––– CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––––––––––––––– .........................., ngày tháng năm PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm:......................................................................... Họ và tên tác giả:.........................................Chức vụ: ........................................... Đơn vị: …............................................................................................................. Họ và tên giám khảo 2:……............................Chức vụ:....................................... Đơn vị:............................................................................................................. Số điện thoại của giám khảo:.......................................................................... * Nhận xét, đánh giá, cho điểm và xếp loại sáng kiến kinh nghiệm: 1. Tính mới ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./6,0. 2. Hiệu quả ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./8,0. 3. Khả năng áp dụng ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Điểm: …………./6,0. Nhận xét khác (nếu có): ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Tổng số điểm: ....................../20. Xếp loại: GIÁM KHẢO 2 (Ký tên, ghi rõ họ và tên) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan