Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-một số giải pháp giúp gvcn giáo dục hs chưa ngoan...

Tài liệu Skkn-một số giải pháp giúp gvcn giáo dục hs chưa ngoan

.DOC
13
282
116

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bước vào đầu năm học 2012 – 2013, tôi được lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy lớp 6a1, 6a2, 6a3, đồng thời chủ nhiệm lớp 6a2. Bản thân tôi tiếp nhận sự phân công của lãnh đạo nhà trường với tâm trạng vừa mừng, vừa lo vì đây là những học sinh đầu cấp THCS nên các em chắc còn bở ngỡ, chưa biết cách tiếp thu kiến thức nhưng chắc có lẽ các em rất hiền, dễ dạy và ngoan ngoãn. Qua thời gian tìm hiểu học sinh lớp 6a2, bản thân tôi thật khó tin khi biết được, lớp tôi chủ nhiệm có học sinh đánh nhau, cúp tiết chơi game và một vài em vô lễ với giáo viên,…Tôi tìm hiểu, hỏi thăm các đồng nghiệp dạy các trường lân cận (Mỹ Hội 1, Mỹ Hội 2…) nơi mà các em đã học trước đó, thì được biết: “học sinh bây giờ quậy lắm”. Bất kỳ trường học nào cũng đều có không ít HS "chưa ngoan". Mỗi GV đều biết những HS chưa ngoan này nếu không được giáo dục đúng đắn sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì thế, chúng ta phải làm gì để giáo dục những HS như thế này ? Áp dụng biện pháp nào để có thể giúp cho những HS chưa ngoan này có thể trở thành HS phát triển toàn diện ? Qua những năm làm công tác chủ nhiệm tôi rất bức xúc trước vấn nạn HS chưa ngoan trở thành HS cá biệt với sự bất lực của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Bản thân cũng chứng kiến không ít trường hợp HS chưa ngoan được quan tâm, giáo dục đúng đắn đã trở thành những người có nhiều đóng góp cho xã hội. Và cũng chính những em này, sau này đã trở về trường nhiều hơn, biết ơn Thầy Cô giáo cũ nhiều hơn. Còn một điều mà tôi luôn quan tâm và nhớ trong các cuộc họp ở trường thầy Hiệu trưởng luôn nhắc nhở GV rằng “phải quan tâm, thương yêu, giúp đỡ học sinh cá biệt, chính những em đó mới thật sự cần chúng ta quan tâm, tìm hiểu và giúp đỡ hơn những em HS khá, giỏi”. 1 Từ thực tế trên, khiến tôi trăn trở, tìm tòi mọi biện pháp giáo dục HS chưa ngoan với hy vọng góp phần sức lực của mình vào sự nghiệp giáo dục chung của đất nước, nhằm đào tạo được nhiều công dân hữu ích cho nước nhà. 2. Phạm vi nghiên cứu Những HS có biểu hiện chưa ngoan của lớp 6a2 năm học 2012 – 2013 tại trường THCS Mỹ Hội, huyện Cao Lãnh. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu tôi tiến hành các phương pháp như sau: - Chọn và sàn lọc đối tượng. - Tìm hiểu hoàn cảnh, tâm sinh lí của đối tượng. - Tác động đối tượng chủ yếu phân tích, cảm hóa giáo dục. - Phối hợp chặt chẽ với tập thể lớp, tập thể GV đề ra phương hướng. 2 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN Học sinh chưa ngoan ở trường là những học sinh mang nhiều biểu hiện lệch lạc về sự phát triển nhân cách và về đời sống tâm lý. Những biểu hiện chưa ngoan như: Vẫn đến trường đến lớp nhưng chỉ để chơi, gây gổ, không tập trung vào học tập mà thường xuyên cúp tiết, đều đó sẽ dẫn đến học kém, chứ không phải vì năng lực, trí tuệ kém. Trong giờ học hay mất trật tự, ngủ gật, vô lễ coi thường thầy cô giáo và có nhiều biểu hiện chống lại. HS khối 6 ở độ tuổi từ 11 – 13, các em vẫn còn ngây thơ nên những hành động chưa ngoan biểu hiện rõ ràng dễ quan sát. GV cần nhận thức rõ, giáo dục một con người là một quá trình không có điểm dừng. Đó là công việc kéo dài cả một đời người chứ không phải là chuyện của ngày một, ngày hai. Vì thế, mỗi GV không bao giờ được chủ quan, nóng vội. Một câu nói vô tình, một trách phạt nôn nóng, một hành xử thiếu cân nhắc đôi khi gây tổn thương và biết đâu đó các em sẽ mang theo vết thương kia thành một ám ảnh suốt cuộc đời các em... Trước mọi sai lầm, vi phạm của HS, GV cần hết sức bình tĩnh, bao dung và độ lượng để xem xét, giải quyết, xử lý vấn đề. Với một HS chưa ngoan chúng ta không nên ảo tưởng là các em sẽ tiến bộ ngay sau vài lần nhắc nhở hay xử phạt của GVCN. Có khi, các em vẫn tiếp tục phạm lỗi lầm với mức độ liên tục hơn, nghiêm trọng hơn - như một cách thách thức, một cách khẳng định mình với bạn bè với thầy cô. Chính ở những khoảnh khắc này, người GVCN cần thể hiện rõ bản lĩnh và năng lực sư phạm. Trong đó, có cả năng lực “chịu đựng” của mình. Chịu đựng những vi phạm cố tình, những thách thức nông nổi và chịu đựng cả những nỗi bực bội, tức giận đang phải dồn nén trong người. GVCN cần tạo được ở các em, trước hết là sự tôn trọng và sau đó là một sự gần gũi, cảm thông và chia sẽ. 3 CHƯƠNGII: CƠ SỞ THỰC TIỄN Trên thực tế, nhiều GV ngán ngại làm chủ nhiệm vì trước hết công tác này chiếm quá nhiều thời gian. Ngoài tiết sinh hoạt hàng tuần trên lớp, hoạt động ngoài giờ, tổ chức lao động thường xuyên,… các thầy cô phải bỏ thời gian để tiếp xúc với từng đối tượng HS, trao đổi với phụ huynh, trao đổi với giáo viên bộ môn, làm việc với ban giám hiệu… Mặc dù, khi nhận trách nhiệm các GV đều nhìn thấy khó khăn phía trước nhưng với bản lĩnh nghề nghiệp và cái “tâm” của người giáo viên, họ coi đó chỉ là những khó khăn tạm thời vì GV đều có một tấm lòng và một trái tim yêu thương, quan tâm, lo lắng cho các em . Bên cạnh các HS chưa ngoan, trong lớp học có nhiều HS rất ngoan và học rất giỏi đó là nguồn động lực giúp các bạn phấn đấu noi theo. Những HS này quan tâm, động viên và giúp đỡ các bạn cùng tiến bộ. Mặt khác, lớp 6A2 có 40 HS nên GVCN quan sát, giúp đỡ và nắm bắt tình hình thuận lợi hơn. Về phía nhà trường, cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp các em chưa ngoan dần dần hoàn thiện tốt hơn. Những em chưa ngoan có biểu hiện thay đổi tốt được nhà trường nêu gương trước cờ cho các bạn khác noi theo vì ở độ tuổi này các em thích được khen trước mọi người. Bên cạnh những thuận lợi, việc giáo dục HS chưa ngoan cũng gặp không ít những khó khăn: - Là giáo viên nhà ở rất xa trường nên việc tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của những học sinh chưa ngoan gặp nhiều khó khăn. - Một vài đối tượng mặc dù được giáo dục, giúp đỡ, động viên, tạo mọi điều kiện nhưng không thay đổi. - Gia đình chưa hợp tác tốt với nhà trường, luôn khẳng định “con tôi rất ngoan” gây khó cho giáo viên trong quá trình giúp đỡ các em. - Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, các em phải làm thêm để kiếm sống và đa phần ba mẹ của các em đi làm xa để các em sống với ông, bà trong hoàn cảnh thiếu thốn tình thương và sự quan tâm của cha mẹ. 4 CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP Lớp 6A2, năm học 2012 - 2013 có 12/40 đối tượng có biểu hiện chưa ngoan. Trong đó: - Một HS có thói quen hay lấy cắp đồ của bạn. - Sáu HS thường xuyên cúp tiết, không thuộc bài, không đồng phục. - Hai HS thường xuyên vô lễ GV, sử dụng điện thoại di động trong lớp. - Một HS ghét bạn nữ, hay giấu cặp các bạn nữ, bạn nào cãi thì đánh bạn nữ trong lớp. - Hai HS hay ăn vụn trong giờ học, vứt rác bừa bãi, giỡn trong giờ học. Sau khi nắm các biểu hiện của các em, tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân rồi giáo dục, phân tích cái sai của các hành vi sai trái trước lớp để các em biết mà không vi phạm, thường xuyên động viên giúp đỡ các em tốt hơn. Thông thường tôi tìm hiểu các nguyên nhân chủ yếu là: 1. Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình của HS Bất kỳ một HS nào, cũng muốn có hoàn cảnh gia đình tốt đẹp, được ba mẹ quan tâm,thương yêu và lo lắng… bên cạnh đó còn không ít gia đình HS gặp khó khăn về vật chất, thiếu thốn tình thương, chưa được quan tâm,…Là một GVCN tôi luôn muốn biết hoàn cảnh gia đình tất cả HS của lớp. Vì đấy, có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên “chưa ngoan” hoặc cũng có thể trở thành “tự kỷ”... Nếu như tôi nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của gia đình học sinh thì chắc chắn rằng sẽ có biện pháp kết hợp tốt với gia đình giáo dục HS chưa ngoan một cách hiệu quả nhất. 2. Tìm hiểu về sự phát triển tâm sinh lí của HS HS cấp THCS, đa phần ở lứa tuổi 11 - 14 nên có nhiều biến đổi về tâm sinh lý. Lứa tuổi này, các em thường hiếu động, ham chơi, ham học hỏi, thích làm những việc mà người lớn làm và luôn muốn thể hiện mình trước người khác. Nhưng do sự phát triển không đồng đều về tâm sinh lý nên tính trẻ con và tính người lớn cùng tồn tại. Thể chất có sự thay đổi lớn, tuyến nội tiết bắt đầu hoạt động mạnh, khả năng chịu đựng những kích thích và tác động bên ngoài của hệ 5 thần kinh chưa cao nên các em dễ bị kích động về nhiều mặt: tính tình thay đổi hay cáo gắt, thờ ơ với mọi người…Do chịu nhiều tác động như vậy đôi khi làm các em chán nản, không có hứng thú học tập, lơ là chỉ muốn chơi bời thỏa thích, liêu lõng với bạn bè. Đặc biệt, các em dễ bị kích thích, kích động và dễ bị lôi kéo bởi sự rủ rê bạn bè. Từ đó bỏ bê học tập, lừa thầy cô dối cha mẹ lêu lõng chơi bời. Chính vì thế GVCN cần phải quan tâm và tìm hiểu thật kĩ về đối tượng của mình về đặc điểm của từng học sinh. Qua đó đề ra những yêu cầu và phương pháp giáo dục hay bồi dưỡng về học lực đối với từng học sinh, về đặc điểm sinh lí, về ước muốn, nguyện vọng cũng như sở thích của từng học sinh, tránh nôn nóng, tránh có thành kiến với học sinh, phải kiên trì trong một thời gian dài và phải biết phối hợp đồng bộ với gia đình - xã hội nhằm giáo dục các em trở thành một học sinh bình thường như bao học sinh khác. 3. Tìm hiểu về các mối quan hệ bạn bè của HS Có câu “Học thầy không tày học bạn” đây là điều mà GVCN cần phải quan tâm, phải tìm hiểu những mối quan hệ trong lớp và ngoài lớp của HS. Các em có thể tâm sự hàng giờ với bạn mà không bao giờ hé nửa lời với Thầy Cô về một vấn đề nào đấy, một số lớn các em HS xem bạn bè mình là chuyên gia tư vấn. Bạn bè xấu, tốt ảnh hưởng nhiều đến nhân cách của các em, người xưa nói "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" điều này hoàn toàn không sai... vấn đề là ai sẽ đen, ai sẽ sáng thì Thầy Cô phải can thiệp một cách tế nhị, đúng lúc và kịp thời... Và nếu như Thầy Cô trở thành người bạn của các em thì quả là không gì tốt hơn, điều này rất khó! Nhà trường,Đội Thiếu niên tiền phong, Thầy Cô có thể tạo môi trường cho các em sinh hoạt chung thông qua các buổi sinh hoạt ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ… từ đó nảy sinh tình bạn tốt, hãy để cho các em phát triển tình bạn một cách tự do trong tầm kiểm soát chừng mực của người lớn. Vấn đề này, cần có sự phối hợp của gia đình và nhà trường một cách chủ động. 6 4. Tìm hiểu năng lực học tập Có những HS học giỏi Toán, Lý, nhưng lại kém Văn, Sử ...và ngược lại. Hãy khơi dậy sự tự hào của các em với những sở trường và khuyến khích các em cố gắng đạt được những tiến bộ so với chính mình ở lần kiểm tra trước đó... "hãy cố lên vì hoa điểm 10 dâng tặng thầy cô" chính là chủ trương mà tất cả HS đều phải thấm nhuần. Thầy Cô, đặc biệt là GVCN cần phải nắm được HS của mình yếu môn nào, khi nào thì bắt đầu sa sút, để từ đó có biện pháp thúc đẩy, phụ đạo kịp thời, không để HS có cảm giác bị bỏ rơi, không để cho HS vì yếu một môn mà nản lòng rồi kéo theo bỏ học, trở thành cá biệt. 5. Tìm hiểu sở thích năng khiếu Bất kỳ một HS nào cũng đều có một năng khiếu nhất định (hát rất hay, vẽ rất đẹp, diễn trò rất hài hước…) năng khiếu này có thể do bẩm sinh, do rèn luyện, vấn đề của người GV là thấy được năng khiếu ấy và phát huy sở trường của các em nhằm lấy nó làm động lực kéo theo cho HS cố gắng hơn ở những mặt còn yếu, kém. Hãy để cho các em có cơ hội thể hiện mình ở các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt Đội để các em có thể thể hiện tài năng của mình. Đấy chính là động cơ thúc đẩy các em học tập tốt hơn nhằm không làm xấu đi hình ảnh của mình với các bạn. Sau khi đã thực hiện các bước tìm hiểu như trên, tôi phân tích và xác định nguyên nhân làm cho HS trở thành chưa ngoan. Thông thường các nguyên nhân này đi chung với nhau, chứ không đơn thuần riêng lẻ từng nguyên nhân. Tôi phải tìm ra đâu là nguyên nhân chủ yếu. Kết quả là: - Một HS có thói quen hay lấy cắp đồ của bạn do ham chơi trò chơi điện tử, học sinh ấy đã lỡ xài hết tiền học phí, rồi dẫn đến lo sợ gia đình phát hiện. - Sáu HS thường xuyên cúp tiết, không thuộc bài, không đồng phục. 7 + Hai HS gia đình quá khó khăn, một em hằng ngày vào mỗi buổi sáng em phải đi bán vé số, một em thì khuân vác mướn cho cửa hàng tạp hóa, tiền kiếm được là vài chục ngàn phụ tiếp mẹ lo cho gia đình, không có thời gian học bài, lo sợ và cúp tiết. + Hai HS chơi với anh lớp lớn thể hiện như đại ca và đàn em. + Một HS còn lại, cha mẹ không quan tâm chỉ biết cho tiền, em rất buồn và nghiện game. + Một HS thích học âm nhạc, mỹ thuật, thể dục, học yếu các môn còn lại thường xuyên nói chuyện, không thuộc bài. - Hai HS thường xuyên vô lễ với GV, một em có hoàn cảnh thật đáng thương mẹ bỏ em từ nhỏ phải sống với bà ngoại, một em thuộc diện hộ nghèo, cha mẹ đi làm xa, không quan tâm, chăm sóc em nên tánh tình em thô lỗ cộc cằn. - Một HS ghét bạn nữ, hay giấu cặp các bạn nữ, bạn nào nói thì hâm đánh bạn đó. Em này do tính hiếu kì, bốc đồng hay chọc phá các bạn như thói quen ở trường Tiểu học. - Hai HS hay ăn vụn vứt rác bừa bãi, nói chuyện trong giờ học. Những em này trong mắt ba mẹ các em rất ngoan nên được ba mẹ cho tiền thoải mái vì cả hai người đều không ai có thời gian quan tâm, lo lắng cho các em. Từ việc xác định được nguyên nhân chủ yếu, tôi tin rằng phần việc còn lại hoàn toàn không khó khăn với một GV tâm huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương các em... nhằm giúp các em có thể khắc phục những khó khăn, thay đổi được những suy nghĩ chưa đúng, để có thể trở thành những học sinh bình thường như bao bạn khác. GV hãy thông báo kịp thời cho Ban Giám hiệu nhà trường tất cả các trường hợp mà GV cho rằng đấy là những học sinh chưa ngoan, để cùng nhau có biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, bộ môn. GV không nên tự tin cho rằng chỉ một mình thôi có đủ bản lĩnh cảm hóa, giáo dục các em chưa ngoan, hậu quả sẽ khôn lường nếu như GV rơi vào trạng 8 thái bất lực, khi đó sẽ là quá muộn để có thể phối hợp giáo dục các em này, chính GV sẽ là người đẩy các em ra xa hơn môi trường giáo dục . Căn cứ vào các biện pháp giáo dục nêu trên, qua một học kỳ giảng dạy và làm công tác chủ nhiệm. Lớp 6A2 trở nên ngoan hơn rất nhiều. Biểu hiện sự thay đổi của các em như sau: Các biểu hiện chính HS vi Vắng Cúp Không Không phạm không tiết/lần đồng thuộc phục/lần bài/lần phép/lần Biểu hiện khác Tháng Đánh nhau 8+9 12HS 48 17 41 10 10HS 25 8 6 11 3HS 6 4 3 3 Phá tập sách của 0 bạn 2 Giỡn trong giờ 12 1HS 2 0 27 Vô lễ GV 17 Chọc ghẹo bạn học Hạnh kiểm cuối HK 34/40 HS đạt loại tốt, 6/40 HS đạt loại khá Trong 12 HS này có 3HS học lực đạt loại khá Mặc dù, vẫn còn 1 HS vi phạm nhưng các em đã hoàn toàn thay đổi, chính những thay đổi đó giúp các em và tôi tự hào rằng: “mình đang sinh sống trong một môi trường giáo dục đầy tình thương và thân thiện”. 9 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên đây là một vài điều phân tích về một số giải pháp giúp GVCN giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường THCS, mà tôi đã áp dụng vào thực tiễn trong học kỳ vừa qua. Thầy Cô giáo dục các em không chỉ bằng lời nói mà bằng cả hành động, cử chỉ, thái độ, tác phong hàng ngày,... Hãy cảm hóa, giáo dục các em bằng cả tấm lòng của người Thầy. Hãy nhìn các em với ánh mắt nhìn về tương lai, không nên dựa vào các hành vi nhất thời của các em mà đánh giá cả bản chất con người các em. Dù thật khó khăn và mất nhiều thời gian nhưng tất cả vì thế hệ tương lai của đất nước. 2. Kiến nghị Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là GVCN. Để có thể giáo dục tốt HS chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, nhà trường và xã hội . a. Gia đình Gia đình cần quan tâm lo lắng đến các em, hãy yêu thương, chăm sóc, thường xuyên kiểm tra hoạt động học tập của các em bằng cách phối hợp với GVCN. b. Xã hội Chính quyền địa phương phải có biện pháp ngăn chặn những cặp vợ chồng chưa đủ tuổi kết hôn vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến gia đình tan vỡ, các em sẽ thiếu thốn tình thương của cha hoặc mẹ. 10 Tuyên truyền những hoàn cảnh gia đình khó khăn do sanh con đông đến các gia đình thuộc hộ nghèo, hộ vùng sâu, vùng xa. Có biện pháp quản lí các điểm Internet trên địa bàn. c. Nhà trường Thành lập bộ phận quản lý HS giúp GVCN ngăn chặn, giáo dục kịp thời HS có biểu hiện tiêu cực. Số lượng HS mỗi lớp khoảng dưới 35 em nên quản lí HS dễ dàng hơn. GV bộ môn trực tiếp giảng dạy nếu thấy HS có biểu hiện chưa ngoan cần giáo dục ngay, không nên chờ hoặc giao hết cho GVCN. Các nội dung trên bản thân tôi trình bày theo thực tế tại đơn vị nên còn nhiều hạn chế hoặc chưa phù hợp với hoàn cảnh các đơn vị khác. Hy vọng rằng, sau khi quý thầy cô đọc sáng kiến kinh nghiệm này sẽ có nhiều ý kiến đóng góp để đưa ra nhiều biện pháp giáo dục HS chưa ngoan một cách hiệu quả nhất nhằm xây dựng nhà trường thành môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, giúp các em phát triển toàn diện và bền vững. 11 Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH (TRƯỜNG/TT/ PHÒNG GDĐT) 1. Ưu điểm chính .............................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .............................. 2. Tồn tại cần khắc phục .............................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ............................. 12 3. Kết quả thực hiện tại đơn vị .............................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... .............................. 4. Hướng phát triển .............................................................................................................................. ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ........................................................................................................................................... ......................... 4. Xếp loại A  ; B  ; C  ; KXL  ; Sao chép  ………………, ngày …… tháng… năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng