trọng. văn học mở rộng sự hiểu biết cho trẻ trong quan hệ tình người. văn học
còn khơi dậy ở trẻ những hành vi đạo đức, lối sống, lòng vị tha nhân hậu mà trẻ
thu lượm được bằng con đường cảm thụ văn học.
Thông qua văn học, giúp trẻ cảm nhận được thế giới xung quanh muôn
màu, mở ra trước mắt trẻ những tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh nhằm
cung cấp vốn kinh nghiệm sống để làm phong phú vốn từ ngữ với ý tưởng hồn
nhiên, ngây thơ của trẻ.
Với tầm quan trọng của môn làm quen văn học, làm thế nào để đưa văn
học vào đời sống thực tế của trẻ- đó chính là nhiệm vụ cần thiết của giáo viên
mầm non, vì chúng ta là những chiếc cầu nối để đưa trẻ đến với văn học, trẻ phải
thực sự hiểu về các tác phẩm văn học, thể hiện được nội dung của tác phẩm,
sống trong môi trường của văn học, có như vậy trẻ mới có lòng yêu văn học,
xem văn học là nhu cầu cần thiết của trẻ trong đời sống hàng ngày.
2.3 Giải pháp, biện pháp
2.3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Tạo môi trường văn học xung quanh trẻ
- Biện pháp giúp trẻ hiểu được nội dung tác phẩm
- Đưa trẻ vào hoạt động văn học nghệ thuật
2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
- Tạo môi trường văn học xung quanh trẻ: cho trẻ làm quen tác phẩm văn
học là để tập trung nhận rõ sự độc đáo của phong cách nghệ thuật và vẻ đẹp
riêng của nội dung, hình thức văn chương. Đây là thế giới mới của cuộc sống
thực tại, bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diễn tả, biểu đạt trong các
hình thức đa dạng độc đáo về loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng tự nhiên vũ
trụ mà trẻ nhìn thấy được. văn học diễn tả những gì gần gũi trong môi trường
sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, khu rừng, lớp học… văn học đề cập đến
những lực lượng siêu nhiên như thần linh, ông bụt, cô tiên, phù thủy… đó chính