Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi...

Tài liệu Skkn một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 36 tháng tuổi

.DOCX
17
22
148

Mô tả:

1. Lời giới thiệu Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt và nó ra đời và tồn tại cùng với sự hình thành và phát triển của xã hội loài người. Có thể nói rằng trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào con người cũng phải dùng ngôn ngữ để phục vụ mọi thành viên trong xã hội từ việc học tập, lao động đến việc vui chơi giải trí. Ngôn ngữ giúp con người trao đổi tư tưởng tình cảm,bộc lộ cảm xúc và xác lập những mối quan hệ giữa thành viên này với thành viên khác trong xã hội. Đó là sợi dây gắn bó thành viên của cả cộng đồng, là một thứ công cụ để tổ chức xã hội, để duy trì mối quan hệ giữa con người với nhau. Ngôn ngữ còn là công cụ tư duy, là chỗ dựa suy nghĩ và ghi lại suy nghĩ của con người; đồng thời là công cụ giúp con người đúc kết kinh nghiệm sản xuất để truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nói cách khác, ngôn ngữ là công cụ quan trọng trong cuộc đấu tranh về phát triển xã hội. Vai trò của ngôn ngữ quan trọng như vậy, song không phải ai sinh ra cũng tự nhiên biết nói, cũng như không phải tất cả những người biết nói đều có vốn từ ngữ như nhau, có khả năng biểu đạt ngôn ngữ giống nhau. Qúa trình phát triển ngôn ngữ của mỗi người phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố xung quanh như mội trường sống, sự giáo dục cũng như tự rèn luyện của từng cá nhân. Đối với trẻ em, sự phát triển ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Vì ngôn ngữ của trẻ luôn gắn liền và đi cùng với sự phát triển tư duy, do đó ngôn ngữ càng phát triển phong phú thì tư duy của trẻ càng phát triển tốt. Quá trình phát triển ngôn ngữ là quá trình cung cấp từ ngữ cho trẻ, góp phần làm phong phú ngôn ngữ, cũng là đẩy mạnh quá trình phát triển trí tuệ và tình cảm, đạo đức cho trẻ. Nói cách khác, rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là góp phần tích cực vào việc trang bị cho thế hệ trẻ một phương tiện mạnh mẽ để tiếp thu kinh nghiệm quí báu của thế hệ cha anh, động thời tạo điều kiện cho các bé lĩnh hội kiến thức, những hiểu biết mới lạ về thế giới xung quanh. Đặc biệt, trẻ ở lứa tuổi từ 24 - 36 tháng được gọi là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì lứa tuổi này, vùng ngôn ngữ trong bộ não bắt đầu phát triển mạnh. Trong giai đoạn này, nếu trẻ được tác động mạnh mẽ về ngôn ngữ từ phía môi trường xung quanh thì vùng ngôn ngữ của trẻ có điều kiện phát triển nhanh và ngược lại. Là giáo viên Mầm non đã đứng lớp nhiều năm, tôi hiểu được việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở lứa tuổi này là vô cùng quan trọng. Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy còn một số trẻ ở lớp 24-36 tháng tuổi trường Mầm non Đống Đa chưa được người lớn như quan tâm đến việc phát triển vốn từ cho trẻ nói riêng cũng như khuyến khích trẻ phát triển tư duy ngôn ngữ nói chung. Từ thực tế đó, bản thân tôi với tâm huyết yêu nghề mến trẻ, với mong muốn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, được góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp trồng người, tôi đã nghiên cứu kỹ phương pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ theo chương trình của Bộ Giáo dục & đào tạo; đồng thời tự đúc kinh nghiệm từ thực tế dạy trẻ để nghiên cứu đề tài: "Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi". Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ giúp trẻ phát trển toàn diện tại trường Mầm non Đống Đa, thành phốVĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi”. 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Đinh Thị Bích Liên. - Địa chỉ: Trường MN Đống Đa - Thành Phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc. - Số điện thoại: 0972707558. Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Đống Đa. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến - Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử - Sáng kiến được áp dụng lần đầu: từ 9/10/2017 - 20/04/2018. 7. Nô ̣i dung của sáng kiến 7.1 Biện pháp 1: Tạo môi trường trong lớp để trẻ được hoạt động tích cực Tạo môi trường cho trẻ hoạt động là rất cần thiết trong trương trình giáo dục mầm non mới . Hiện nay nếu cô tạo được môi trường cho trẻ hoạt động tốt thì sẽ kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ, tham gia vào các hoạt động và kết quả đạt được rất cao. Vì thế ngay từ đầu năm học tôi đã đi sâu vào tạo môi trường bằng cách đưa hình ảnh các nhân vật câu chuyện nổi bật vào góc văn học và một số góc trong và ngoài lớp thể hiện trên mảng tường. Vẽ và sưu tầm một số bộ truyện tranh ngoài chương trình để đưa vào giảng dạy, vận động phụ huynh đóng góp truyện tranh đua vào góc văn học cho trẻ hoạt động thường ngày. Những câu chuyện được thể hiện trên các mảng tường trong không gian to đã giúp trẻ dễ tri giác, trẻ được thảo luận, bàn bạc về câu chuyện đó. Từ đó trẻ biết vận dụng vào để phát âm chính xác các hình ảnh đó một cách dễ dàng, tăng thêm vốn từ cho trẻ, qua đó trẻ có thể kể lại các câu chuyện đó. Ngoài việc tạo những bức tranh trên các mảng tường tôi còn đi sâu làm một số đồ dùng trực quan cho trẻ hoạt động : Con rối, dùng xốp cắt hình các con vật, cây hoa có trong chuyện cho trẻ tự chọn và phát âm. Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí, sắp xếp các học cụ đội hình để tạo môi trường học tập thoải mái cho trẻ. Điều đặc biệt hơn nữa tôi đã đầu tư suy nghĩ và làm các loại rối tay cho trẻ hoạt động . Qua đó tôi thấy trẻ rất thích thú với những tiết kể chuyện bằng rối tay, trẻ tích cực tham gia trả lời các câu hỏi cô đưa ra và ngôn ngữ của trẻ cũng tăng lên rõ dệt. Qua cách nghĩ và làm như vậy tôi đã tạo ra một góc văn học với đầy đủ chủng loại về đồ dùng trực quan đa dạng và phong phú đã giúp trẻ tham gia vào hoạt động. Tôi luôn chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự điều chỉnh và sửa sai, rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ. Tạo môi trường văn học cho trẻ hoạt động tích cực là một việc làm vô cùng quan trọng bởi nó là chỗ dựa, là cơ sở vững chắc cho sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Đòi hỏi cô giáo phải biết tạo cảm xúc cho trẻ bằng các con vật ngộ nghĩnh, đáng yêu đồng thời cũng phải biết hướng lái, gợi mở cho trẻ có cảm xúc tích cực khi tham gia vào hoạt động. Qua nội dung bức tranh, các nhân vật, các con rối trẻ được xem và nói lên nhận xét của mình về các đồ dùng đó. Như vậy ngôn ngữ của trẻ được phát triển một cách phong phú và đa dạng. 7.2. Biện pháp 2: Giao tiếp với trẻ bằng lời nói Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ bằng lời nói là một biện pháp không thể thiếu trong việc dạy trẻ. Người xưa có câu "Thỏ thẻ như trẻ lên ba" hoặc "Trẻ lên ba cả nhà học nói" chính là nói đến giai đoạn bắt đầu phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ở lứa tuổi 24 - 36 tháng, ngôn ngữ chủ động của trẻ cũng phát triển mạnh. Lúc này trẻ có thể nói được câu 3-5 từ, đã biết tập chung chú ý nghe cô nói và trả lời câu hỏi của cô. Đặc biệt, trẻ luôn thích được cô giáo yêu thương gần gũi, mỗi hành vi, lời nói của cô giáo luôn được trẻ lưu tâm. Vì vậy, cô giáo cần chuẩn mực trong vấn đề giao tiếp, xưng hô dịu dàng với trẻ, tôn trọng lời nói của trẻ, trẻ hỏi gì phải trả lời rõ ràng, luôn chú ý lắng nghe ý kiến của trẻ. Cô trò chuyện với từng trẻ, từng tốp trẻ hoặc nhóm trẻ. Để khuyến khích trẻ chủ động và kích thích quá trình tư duy tích cực của trẻ, quá trình trò chuyện với trẻ, giáo viên lựa chọn phương pháp đặt câu hỏi cho trẻ trả lời. Ví dụ như: Đây là cái gì? Cái này dùng để làm gì? Đây là con gì? Con này kêu như thế nào? Con này ăn cái gì? Đây là ai? Cháu con bố nào?... Việc trò chuyện với trẻ không phải chỉ qua các tiết dạy mà là trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi. Cụ thể: Trong giờ ăn cô dạy trẻ mời cô và các bạn, cô giới thiệu món ăn và hướng dẫn trẻ gọi tên món ăn. Khi rửa mặt, rửa tay cho trẻ, cô hỏi trẻ những câu hỏi đơn giản liên quan như: Rửa mặt để làm gì?; Rửa tay để làm gì? Ở nhà ai rửa mặt cho con?... Giáo viên càng trò chuyện nhiều với trẻ thì trẻ càng gần gũi với cô và sẽ thấy tự tin hơn. Sự tự tin và thoải mái về tâm lý là yếu tố quan trọng nhất khích thích trẻ tích cực giao tiếp với cô giáo và bạn bè. Đồng thời việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chuyện, đặt câu hỏi cho trẻ trả lời, giáo viên cần thường xuyên quan tâm giáo dục lễ giáo cho trẻ, nhắc trẻ cảm ơn khi được cho hoặc được giúp đỡ việc gì đó và xin lỗi khi làm gì không đúng. Ví dụ: Trong câu truyện “Thỏ con không vâng lời” khi kể cho trẻ nghe song cô trò chuyện cùng trẻ về nội dung câu chuyện về các hành động, lời nói của nhân vật trong truyện… Qua đó giáo dục trẻ cảm ơn Bác gấu đã đưa thỏ về và thỏ biết xin lỗi Mẹ khi mình có lỗi. 7. 3 Biện pháp 3: Tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều. Chú ý đến trẻ cá biệt, chậm phát triển Trong quá trình dạy trẻ, giáo viên cần chú ý tạo điều kiện để trẻ được nói nhiều, được thể hiện hiểu biết của mình. Trong mọi tình huống, hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi, giáo viên thường xuyên đặt câu hỏi mở, cô đóng vai trò là người hướng dẫn uốn ắn để trẻ tự do nói theo suy nghĩ của mình theo hướng đúng. Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ trong giai đoạn này không đồng đều nên giáo viên cần chú ý quan sát để có phương pháp giáo dục thích hợp đối với từng nhóm trẻ. Cụ thể, bên cạnh phương pháp chung giành cho trẻ phát triển bình thường, đối với trẻ đã biết phát âm chuẩn, giáo viên hướng dẫn trẻ sử dụng câu có kết cấu chủ vị đầy đủ để trẻ hỏi và trả lời. Đối với những trẻ cá biệt, chậm nói so với trẻ khác, giáo viên cần sớm phát hiện và có sự quan tâm đặc biệt. Với các cháu nhút nhát ngại nói, ngại phát biểu, giáo viên chú ý động viên khuyến khích để trẻ dần hòa nhập vào hoạt động với các bạn; đối với trẻ nói chậm giáo viên cho trẻ ngồn gần, hướng dẫn trẻ nói nhiều từ hơn... Ví dụ cụ thể: Trong lớp tôi có cháu Nam vừa nhút nhát vừa chậm nói. Ban đầu tôi trò chuyện với cháu, cháu còn không có biểu hiện gì. Dần dần thì cháu biết gật đầu khi đồng ý, lắc đầu khi không đông ý. Tôi tiếp tục kiên nhẫn quan tâm động viên cháu, tạo điều kiện cho cháu được nói lên cháu ngày càng tiến bộ rõ dệt, đã biết trả lời câu hỏi của cô đầy đủ, biết thưa cô, biết nói lên nhu cầu của bản thân. 7.4 Biện pháp 4: Một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Đối với trẻ nhà trẻ, được phát triển ngôn ngữ thông qua trò chơi là một biện pháp tốt nhất. Trò chơi đã trở thành phương tiện để cung cấp, tích luỹ được nhiều vốn từ và trên cơ sở hiểu biết đầy đủ ý nghĩa của những từ đó trẻ biết sử dụng “số vốn từ ” đó một cách thành thạo. - Qua trò chơi trẻ sẽ được giao tiếp mạnh dạn hơn, ngôn ngữ cũng lưu loát hơn, vốn từ của trẻ cũng được tăng lên. Và tôi nhận thấy rằng khi trẻ chơi trò chơi xong sẽ gây sự hứng thú lôi cuốn trẻ vào bài học. Như vậy trẻ sẽ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng và thoải mái. - Bản thân tôi đã tìm tòi, tham khảo , đọc những tài liệu sách và tôi thấy rằng trò chơi này thực sự có hiệu quả làm tăng thêm vốn từ cho trẻ, từ đó ngôn ngữ của trẻ ngày càng phong phú. * Trò chơi 1: “Cái gì? Dùng để làm gì? - Mục đích của trò chơi này là tôi muốn trẻ nhận biết được một số đồ dùng quen thuộc và biết tác dụng của những đồ chơi từ đó ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển : Chuẩn bị: + Đồ dùng để ăn uống (Bát , thìa, cốc , ca…) + Đồ dùng để mặc (Quần, áo, khăn, mũ…) + Mỗi trẻ một tranh lô tô đồ dùng khác nhau. Tiến hành - Tôi cho trẻ ngồi chiếu xung quanh cô. Cô nhắc tên đồ dùng nào thì trẻ phải nói nhanh đồ dùng đó dùng để làm gì? - Cô nói + Cái bát dùng để làm gì? (Cái bát đựng cơm) + Cái cốc dùng để làm gì? (Dùng để uống nước) + Cái mũ để làm gì? (Cái mũ để đội) + Cái áo để làm gì? (Cái áo để mặc) ………………….. ……………… - Sau khi hỏi trẻ xong tôi vận dụng trò chơi này để rèn sự nhanh nhẹn và tư duy của trẻ. Tôi phát cho mỗi trẻ một lô tô đồ dùng khác nhau. Tôi yêu cầu trẻ gọi tên đồ dùng và xác định nơi cất đồ dùng đó trong lớp. Sau đó tôi hô: 1,2,3 yêu cầu trẻ chạy nhanh về đúng nơi đồ dùng. * Trò chơi 2: “Con muỗi” Cách chơi - Cô đứng phía trước trẻ, cô cho trẻ đọc và làm động tác theo cô. - Cô cho trẻ đọc từng lời một có kèm theo động tác + Có con muỗi vo ve, vo ve (Trẻ giơ ngón tay trỏ ra trước mặt vẫy qua vẫy lại theo nhịp đọc) + Đốt cái tay, đốt cái chân, rồi bay đi xa. (Lấy ngón tay trỏ vào cánh tay đối diện , chỉ xuống đùi rồi dang 2 tay sang ngang) + Úi chà! úi chà! Dang tay ra đánh cái bép, con muỗi xẹp. (Rửa tay Nhún vai 2 lần, dang 2 tay sang ngang, vỗ tay một cái rồi chỉ vào chóp mũi. Sau đó xoa 2 tay vào nhau vờ rửa tay) * Một số trò chơi khác như: Con bọ dừa, con cua, con cào cào…. Qua những lúc tôi cho trẻ chơi những trò chơi này tôi thấy sẽ át đi được những cháu còn đang khóc. Khi thấy cô cho các bạn chơi và làm động tác vui nhộn tự dưng trẻ dừng khóc và chú ý đến trò chơi mà nếu cô dừng chơi thì trẻ lại khóc. Qua nhiều lần như vậy tôi thấy được trò chơi không những giúp trẻ phát triển được vốn từ mà còn rèn luyện sức khỏe và rèn nề nếp cho trẻ cũng rất tốt. 7.5. Biện pháp 5: Tổ chức hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ mọi lúc mọi nơi Ngoài việc dạy trên tiết học chính, giáo viên cần tổ chức cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi như: Thông qua hoạt động đón trả trẻ, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời. * Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường , tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ.Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ…. Ví dụ: Cô trò chuyện với trẻ về gia đình của trẻ: + Gia đình con có những ai? + Trong gia đình ai yêu con nhất? + Mẹ yêu con như thế nào? + Buổi sáng ai đưa con đến lớp? + Bố con đưa đi bằng phương tiện gì? - Như vậy khi trò chuyện với cô trẻ tự tin vào vốn từ của mình, ngôn ngữ của trẻ nhờ đó mà được mở rộng và phát triển hơn. - Ngoài ra trong giờ đón trẻ , trả trẻ tôi luôn nhắc trẻ biết chào ông, bà , bố , mẹ như vậy kích thích trẻ trả lời câu trọn vẹn bên cạnh đó giáo dục trẻ có thói quen lễ phép , biết vâng lời. * Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt chơi tự do tại góc: Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện được mà phải thông qua các hoạt động khác trong đó có hoạt động chơi tự chọn tại góc. Đây có thể coi là một hình thức quan trọng nhất, bởi giờ chơi có tác dụng rất lớn trong việc phát triển vốn từ, đặc biệt là tích cực hoá vốn từ cho trẻ. Thời gian chơi của trẻ chiếm nhiều nhất trong thời gian trẻ ở nhà trẻ, là thời gian trẻ được chơi thoải mái nhất. Trong qúa trình trẻ chơi sử dụng các loại từ khác nhau, có điều kiện học và sử dụng các từ có nội dung khác nhau. Ví dụ 1: Trò chơi trong góc “Thao tác vai” trẻ được chơi với em búp bê và khi trẻ chơi sẽ giao tiếp với các bạn bằng ngôn ngữ hàng ngày. + Bác đã cho búp bê ăn chưa? (Chưa ạ) + Khi ăn bác nhớ đeo yếm cho búp bê nhé! (Vâng ạ) + Ngoan nào mẹ cho búp bê ăn nhé! + Bột vẫn còn nóng lắm để mẹ thổi cho nguội đã! (Giả vờ thổi cho nguội) + Búp bê của mẹ ăn ngoan rồi mẹ cho búp bê đi chơi nhé! (Âu yếm em búp bê) Qua giờ chơi cô không những dạy trẻ kỹ năng sống mà còn dạy trẻ nghe, hiểu giao tiếp cùng nhau và trao cho nhau những tình cảm yêu thương, gắn bó của con người. * Giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động dạo chơi ngoài trời: Hàng ngày đi dạo chơi quanh sân trường tôi thường xuyên đặt câu hỏi để trẻ được gọi tên các đồ chơi quanh sân trường như: Đu quay, cầu trượt, bập bênh….Ngoài ra tôi còn giới thiệu cho trẻ biết cây xanh, cây hoa ở vườn trường và hỏi trẻ: + Cây hoa này có màu gì? (Trẻ trả lời màu đỏ) + Thân cây này có to không? (Có ạ) + Cây phượng vĩ này rất cao và có lá màu gì? (Màu xanh ạ) + Các con có nhìn thấy con gì đang bay đến không? (Có ạ) + Con gì vậy? (Con bươm bướm) + Con bươm bướm bay thế nào? (Trẻ vừa làm động tác bươm bướm bay vừa nói bay bay) - Giáo dục: + Các con nhớ cây xanh rất tốt cho sức khoẻ của con người các con không được hái hoa, bẻ cành mà phải tưới cây để cây mau lớn nhé! (Vâng ạ) - Qua những câu hỏi cô đặt ra sẽ giúp trẻ tích lũy được những vốn từ mới ngoài ra còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ chính xác, mạch lạc, rõ ràng hơn. - Ở lứa tuổi này trẻ nhiều khi hay hỏi và trả lời trống không hoặc nói những câu không có nghĩa. Vì vậy bản thân tôi luôn chú ý lắng nghe và dạy trẻ nói đủ câu và nói chính xác hơn. * Giáo dục ngôn ngữ thông qua các giờ học khác: - Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua giờ nhận biết tập nói: Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ. Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc. Ví dụ : Trong bài nhận biết “Con cá” cô muốn cung cấp từ “đuôi cá” cho trẻ cô phải chuẩn bị một con cá thật và một con cá giả (được làm bằng bìa) để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn…..nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích. Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ. Cứ như vậy tôi đặt hệ thống câu hỏi từ tổng thể đến chi tiết để trẻ trả lời nhằm kích thích trẻ phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua giờ đọc truyện, đọc thơ: Trên tiết học khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là phát triển ngôn ngữ nói cho trẻ và còn hình thành phát triển ở trẻ kỹ năng nói mạch lạc mà muốn làm được như vậy trẻ phải có vốn từ phong phú hay nói cách khác là trẻ cũng được học thêm được các từ mới qua giờ học thơ, truyện. Để giờ thơ, truyện đạt kết quả cao cũng như hình thành ngôn ngữ cho trẻ thì đồ dùng phục vụ cho tiết học phải đảm bảo: + Đồ dùng phải đẹp, màu sắc phù hợp đảm bảo tính an toàn và vệ sinh cho trẻ. + Nếu là tranh vẽ phải đẹp, phù hợp với câu truyện, phía dưới phải có chữ to giúp cho việc phát triển vốn từ của trẻ được thuận lợi. + Bản thân giáo viên phải thuộc truyện, ngôn ngữ của cô phải trong sáng, giọng đọc phải diễn cảm, thể hiện đúng ngữ điệu của các nhân vật. Ví dụ 1: Trẻ nghe câu truyện “ Đôi bạn nhỏ” . Tôi cung cấp vốn từ cho trẻ đó là từ “Bới đất”. Cô có thể cho trẻ xem tranh mô hình một chú gà đang lấy chân để bới đất tìm giun và giải thích cho trẻ hiểu từ “Bới đất”. - Như vậy thơ truyện không những kích thích nhận thức có hình ảnh của trẻ mà còn phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện. Trẻ nhớ nội dung câu truyện và biết sử dụng ngôn ngữ nói là phương tiện để tiếp thu kiến thức - Thông qua giờ âm nhạc: Để thu hút trẻ vào giờ học và giúp trẻ phát triển ngôn ngữ được tốt hơn thôi thúc tôi phải nghiên cứu, sáng tạo những phương pháp dạy học tốt nhất có hiệu quả với trẻ. Đối với tiết học âm nhạc trẻ được tiếp xúc nhiều đồ vật. (Trống, lắc, phách tre, mõ, xắc xô… và nhiều chất liệu khác) trẻ được học những giai điệu vui tươi kết hợp với các loại vận động theo bài hát một cách nhịp nhàng. Để làm được như vậy đó là nhờ sự hiểu biết, nhận thức vốn từ, kỹ năng nhất là sự giao tiếp bằng ngôn ngữ của trẻ được tích luỹ và lĩnh hội, phát triển tính nghệ thuật, giúp trẻ yêu âm nhạc. - Qua những giờ học hát, vận động theo nhạc, trẻ đã biết sử dụng ngôn ngữ có mục đích, biết dùng ngôn ngữ và động tác cơ bản để miêu tả những hình ảnh đẹp của bài hát. Ví dụ: Hát và vận động bài “Con voi” + Câu đầu tiên: Con vỏi con voi Cái vòi đi trước. (Trẻ đưa tay ra phía trước giả làm vòi con voi + Câu thứ hai: Hai chân trước đi trước Hai chân sau đi sau. (Hai tay chống hông , hai chân nhấc lên nhấc xuống) + Câu cuối: Còn cái đuôi đi sau rốt Tôi xin kể nốt Câu chuyện con voi. (Một tay chống hông, một tay đưa ra đằng sau vờ làm đuôi con voi) - Thông qua giờ vận động: Trong góc vận động của lớp tôi đã sử dụng những thùng bìa để làm thành tàu hoả cho trẻ chơi. Mỗi thùng làm thành một toa tàu. Trong khi chơi trẻ có thể vừa chơi vừa kết hợp âm nhạc hát: “Đoàn tàu tí hon”, “Tàu vào ga”…..vận dụng vào phát triển ngôn ngữ cho trẻ Tôi còn phân loại màu xanh, đỏ, vàng của những chiếc vòng để khi trẻ phân biệt màu không bị nhầm lẫn. Khi trẻ chơi với vòng tôi có thể hỏi trẻ giúp ngôn ngữ của trẻ thêm mạch lạc, rõ ràng hơn: + Vòng này có màu gì hả con? + Thế còn vòng này có màu gì đây? + Vòng để làm gì con có biết không? (Màu đỏ ạ) (Màu xanh ạ) (Để học, để chơi trò chơi ạ) + Con sẽ chơi gì với vòng ? (Cô nhắc nhở trẻ, nói mẫu cho trẻ nghe và yêu cầu trẻ nhắc lại). 7.6. Sử dụng đồ dùng trực quan Như chúng ta đã biết trẻ học thông qua chơi cho nên một tiết học được đánh giá là tốt hay không tốt thì điều đầu tiên nói đến là đồ dùng, đồ chơi trực quan trong tiết dạy đó. Tôi rất chú ý đến đồ dùng, đồ chơi để dạy trẻ vì qua đó dùng đồ chơi trẻ tiếp thu kiến thức. Nếu đồ dùng, đồ chơi đẹp, đúng, hấp dẫn sẽ kích thích trẻ hứng thú quan sát để nhận biết đúng đối tượng để rồi trẻ sẽ nói chính sác tên đối tượng đó. Còn nếu như đồ dùng, đồ chơi không đẹp mắt lại thiếu chính xác thì sẽ không gây được hứng thú cho trẻ quan sát. Từ đó trẻ không thích học, trẻ không nói hoặc nói không chính xác. Trẻ trong lứa tuổi nhà trẻ tư duy trực quan hành động chiếm ưu thế cho nên đồ dùng, đồ chơi trực quan là vô cùng quan trọng, nó quyết dịnh khá lớn tới sự thành công trong tiết học. Ví dụ: Khi trẻ nhận biết tập nói: Một số phương tiện giao thông đường bộ “xe đạp, ô tô, xích lô,..” cô làm đồ dùng những phương tiện này đúng, đẹp trẻ sẽ nhận biết dễ dàng và nói chính xác đối tượng. Hay cô cho trẻ ôn một số loại hoa, cô tổ chức cho trẻ chơi chọn hoa, cô làm những bông hoa như: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền… bằng những chất liệu như xốp, vải màu… với nhiều màu sắc xanh, đỏ, vàng… trông như những bông hoa thật trẻ hứng thú thì sẽ chơi để nhận biết và tập nói, mà khi trẻ đã hứng thú chơi thì kết quả học tập lại thu được khá tốt. Bên cạnh đó cũng cần lưu ý thêm, có đồ dùng, đồ chơi đẹp hấp dẫn trẻ nhưng cách bố trí, sắp xếp đưa đồ dùng đó đến với trẻ cũng không phải đơn giản. Ta cần đưa đồ dùng sao cho hợp lý, sắp xếp một cách trình tự khoa học. Có tiết học cô cần cho trẻ quan sát trên mô hình, cần sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hợp lý để gây sự hứng thú cho trẻ và tiết học, có như vậy thì hiệu quả của nó mới cao. 7.7 Biện pháp 7: Ứng dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy Ngay từ đầu năm học tôi đã ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ học đặc biệt là những tiết giúp trẻ nhận biết tập nói như: Tiết nhận biết tập nói, giờ truyện, thơ… Tôi chủ động tìm những hình ảnh con vật nghộ nghĩnh, bông hoa đủ màu sắc sống động góp phần hình thành ở trẻ về nhận thức cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Ví dụ: Trong tiết làm quen với những con vật sống trong rừng trẻ chưa được nhìn thấy những con vật này ở thực tế nhiều nên tôi có thể tìm những hình ảnh của những con vật này qua chương trình “Tìm hiểu về thế giới động vật” hay tôi có thể quay trực tiếp qua những lần đi thăm quan vườn bách thú….lấy hình ảnh thật cho trẻ xem. Để qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn về những con vật mà trẻ ít khi được tiếp xúc một cách chính xác qua những hình ảnh sống động đó. Tôi học tập đồng nghiệp để có những sáng tạo hơn trong việc thiết kế giáo án điện tử trên power point. 7.8 Biện pháp 8: Phối kết hợp với phụ huynh phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Như chúng ta đã biết, môi trường tiếp xúc của trẻ là gia đình và nhà trường. Vì vậy, việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là nhân tố quyết định trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Hàng tháng, giáo viên cần trao đổi với phụ huynh về sự phát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng, về tình hình tổng quát của trẻ nói chung. Qua đó giúp phụ huynh đánh gía được khả năng của trẻ và có biện pháp kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ tại gia đình. Trong những trường hợp cần thiết giáo viên nên hướng dẫn cha mẹ trẻ phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ: Ví dụ như khuyên các phụ huynh dành thời gian cùng vui chơi với trẻ, lắng nghe trẻ nói. Khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe rõ hiểu đúng. Đặc biệt, cha mẹ trẻ và người thân của trẻ cần chú ý phát âm đúng, không bắt chước trẻ những từ nói ngọng mà cẩn phải sửa ngay cho trẻ để trẻ nói đúng. Bên cạnh đó giáo viên khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ tránh không nói tiếng địa phương và không cho trẻ nghe những ngôn ngữ không chính xác. 8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Tham mưu với BGH nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi để phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động chơi của trẻ. - Tận dụng các nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho công tác giáo dục. - Cần tạo môi trường an toàn, lành mạnh về thể chất, tinh thần cho trẻ. - Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo giục phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách linh hoạt, phù hợp với độ tuổi và điều kiện thực tiễn của trường, lớp. - Bản thân giáo viên thường xuyên tăng cường học tập, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ câ ̣p nhâ ̣t với nhu cầu của ngành học. - Phối hợp với chă ̣t chẽ với các bậc phụ huynh học sinh để tìm hiểu kỹ hơn về đặc điểm của trẻ, hiểu biết về những nhu cầu, khả năng và vốn kinh nghiệm của trẻ để xây dựng kế hoạch ngày cho phù hợp với quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Đề xuất với BGH có chính sách quan tâm, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đội ngũ giáo viên nhằm phát huy được tối đa khả năng và lòng nhiệt tình trách nhiệm của từng giáo viên. 9. Đánh giá lợi ích của sáng kiến Qua quá trình thực hiện “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” tôi đã đạt được một số kết quả sau: * Đối với trẻ: Trước khi áp dụng biện Sau khi áp dụng biện pháp pháp Số trẻ 20 trẻ Số trẻ % Số trẻ % Trẻ hứng thú 11/20 55% 18/20 90% Trẻ phát âm ngọng 16/20 80% 8/20 40% 10/20 50% 18/20 90% 7/20 35% 17/20 85% Trẻ mạnh dạn giao tiếp với cô Trẻ biết diễn đạt mong muốn của mình. Trẻ diễn đạt được câu từ rõ ràng mạch lạc 6/20 30% 14/20 70% * Đối với giáo viên: - Biết tổ chức linh hoạt, sáng tạo qua các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Đã chủ động tạo môi trường phong phú, hấp dẫn để cho trẻ hoạt động. - Biết ứng dụng CNTT vào các tiết dạy một cách phù hợp. * Đối với phụ huynh: - Luôn phối hợp với giáo viên để dạy trẻ, phát triển ngôn ngữ trong thời gian trẻ ở nhà. - Ủng hộ nhiệt tình về vật chất và tinh thần cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 10. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng dùng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu TT Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/lĩnh vực áp dụng sáng kiến Lớp 24-36 tháng. “Một 1 Trường MN Đống Đa, Phường Đống Đa-Thành số biện pháp phát triển phố Vĩnh Yên ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” Lớp 24-36 tháng. “Một 2 Trường MN Ngô Phường Ngô Quyền- số biện pháp phát triển Quyền Thành phố Vĩnh Yên ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi” 3 Trường MN Liên Phường Liên Bảo-Thành Lớp 24-36 tháng. “Một số biện pháp phát triển Bảo phố Vĩnh Yên ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi”
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan