Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trƣờng mẫu giáo.

.PDF
12
5115
52

Mô tả:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I . TÊN ĐỀ TÀI : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƢỜNG MẪU GIÁO. Ngƣời viết : Đào Thị Đăng Tuyền Đơn vị : Trƣờng Mẫu giáo Đại Hƣng II. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng rất yêu thích. Âm nhạc là nguồn hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và bộ môn này còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác. Như hoạt động “Phát triển ngôn ngữ” hay “Hoạt động Khám phá khoa học”… Có thể coi âm nhạc là một bộ phân không thể tách rời trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ tay theo lời ca, trò chơi âm nhạc...Đặc biệt là đối với trẻ 5-6 tuổi, là lứa tuổi sắp bước sang một cấp học mới là cấp Tiểu học, tôi nhận thấy bộ môn âm nhạc với các bé là vô cùng quan trọng, âm nhạc giúp các em trưởng thành hơn về cả tâm hồn và thể chất . Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với việc chăm sóc và giáo dục trẻmầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, tôi đã nghiên cứu đểtìm ra “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 –6 tuổi” Để làm đề tài nghiên cứu . III. CƠ SỞ LÝ LUẬN : Âm nhạc vốn rất gần gũi vớ itrẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộc sống, những phản ứng vui vẻ của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậm chí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ởxung quanh. Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thìt trẻ đã cảm nhận được những bài hát và những điệu nhạc. Tuy nhiên lòng yêu thích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau. Có cháu yêu đến độ say mê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên. Và mức độ yêu âm nhạc phần lớn do hoàn cảnh cuộc sống, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì thế cho nên giáo dục âm nhạclà phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức, góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí của trẻ . Tất cả những nội dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ. Đặc biệt để nâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đốivới trẻ, giáo viên phải tự tạo nhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạt động trong cuộc sống hằng ngày ở trường Mầm non một cách lôgich, có hiệu quả IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN : Âm nhạc là môn học môn học mang tính nghệ thuật cao, nó không đòi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng đòi hỏi người học phải có sự yêu thích, đam mê và một chút năng khiếu mà điều này không phải học sinh nào cũng có được. Xuất phát từ thực trạng giảng dạy môn Âm nhạc cho trẻ ở 5 – 6 tuổi để các em có thể học tốt và đạt kết quả tốt hết sức quan trọng, điều đó không chỉ phụ thuộc vào chương trình giảng dạy phù hợp mang tính vừa sức, xoay vòng mà còn phụ thuộc vào phương pháp truyền đạt của cô. Tạo cho trẻ hứng thú, niềm vui khi học hát nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm thụ Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giản đầu óc trẻ em làm cân bằng các nội dung học tập . Vậy làm thế nào để cho trẻ hát đúng giai điệu , đúng tính chất các bài hát đọc đúng từ ngữ, chỉnh lỗi chính tả cho trẻ tránh hát sai từ . Cô phải biết xác định tầm cử giọng cho phù hợp lứa tuổi trẻ ,giúp các em có một chút kiến thức về nhạc lý các em hiểu và phân biệt được những âm thanh cao, thấp, dài, ngắn …tốc độ thể hiện khác nhau để phát triển năng lực nghe nhạc và cảm thụ Âm nhạc.Ngoài ra người giáo viên phải biết tạo cho các em một tâm thế thoải mái ,tự tin một hứng thú tràn đầy khi học Âm nhạc. Số trẻ : Khả năng ca hát của trẻ : - Số trẻ hát đúng nhạc : 24/34 h/s = 59% - Số trẻ biết nhúng nhảy theo nhịp bài hát : 14/34 h/s = 41% Với kết quả khảo sát như trên cho tôi thấy khả năng ca hát của các cháu còn chưa tốt, các cháu chưa mạnh dạn và phát huy hết khả năng của mình, từ đó tôi đã tìm tòi và ứng dụng một số các biện pháp sau đây. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 1. Tạo môi trƣờng học tập, rèn luyện cho trẻ: - Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, phòng Âm nhạc và chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo môi trường học và thoải mái cho trẻ. - Để có một tiết học sôi nổi và hào hứng ngay từ đầu, người dạy trước khi tổchức hoạt động cũng phải tự luyện đàn, giọng hát và nghe hát...để giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách chính xác. - Trẻ mầm non phát âm còn chưa chuẩn vì thế giáo viên cần chú ý đến khả năng phát âm của trẻ để có sự đều chỉnh và sửa sai rèn luyện cho trẻ. - Tại đây, trẻ tự hát hay tự vận động theo nhạc, biểu diễn một mình hay một nhóm trẻ một cách thích thú và sáng tạo. Ví dụ: Khi thực hiện các hoạt động Âm nhạc mà trọng tâm là dạy múa minh họa , hát tổ chức ở phòng Âm nhạc để trẻ có thể tự mình soi gương và chỉnh sửa các động tác, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn. IX. PHỤ LUC Trẻ trong giờ học hát -Tôi luôn thay đổi trang trí góc âm nhạc thật sinh động theo chủ điểm để gây sự thu hút với trẻ. Góc âm nhạc là nơi trẻ có điều kiện đểthể hiện khả năng âm nhạc của mình, trẻ có thể làm quen, ôn luyện , củng cốvà vận dụng phát triển những kỹ năng âm nhạc qua các trò chơi, các họat động sáng tạo làm phát triển khả năng sáng tạo của trẻ Ví dụ : Chủ điểm thực vật tôi làm các dụng cụ âm nhạc dưới dạng hoa lá.Chủ điểm động vật là các con vật ngộ ngĩnh đáng yêu múa hát. 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt: - Tìm cách vào bài sinh động để thu hút sự chú ý của trẻ. Ví dụ: chủ điểm “nghề nghiệp” khi dạy với đề tài: “ Bác đưa thư vui tính”, tôi hóa trang và đóng vai bác đưa thư để gây sự hứng thú cho trẻ - Ngoài những phương thức cũ, tôi còn ứng dụng công nghệ thông tin vào các tiết học âm nhạc, bằng cách quay những đoạn clip mô phỏng cho bài hát tôi dạy, những hình ảnh được làm trên chính trẻ của tôi. - Tôi tổ chức các hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm Ví dụ: Khi trọng tâm là dạy hát thì tôi tổchức cho trẻ hát to hay hát nhỏ, hát nối đuôi... dựa theo các hình thức khác nhau. 3. Sử dụng các loại nhạc cụ –Học cụ thu hút sự chú ý của trẻ: - Ngoài những dụng cụ mua sẵn như hoa vải, hoa nhựa, phách tre, trống lắc...Giáo viên cần cung cấp nhiều nguồn âm thanh: các loại lon, thùng thiếc, thùng giấy chứa đậu, hột hạt, gạo, các loại đá, các dụng cụ nhà bếp, khối gỗ, chén bằng sành.Có thể để giấy báo hay những loại giây phế liệu có kích cỡ lớn, tạo điều kiện cho trẻ sáng tạo ra các kiểu áo váy... theo tư tưởng các nhân vật, phục vụ chơi vũ hội hóa trang, nhảy múa tự do. Giáo viên cần sưu tầm thể hiện phong phú các thể loại băng nhạc thiếu nhi, mầm non, dân ca, nhạc cổ điển... các loại nhạc cụ dân tộc. Nếu có điều kiện dùng đàn thật hay có thể sử dụng mô hình, tranh cho trẻ quan sát. Ngoài ra cần có một số đồ dùng khuyến khích trẻ sáng tạo trong vận động theo nhạc như : khăn choàng, vòng đeo tay, chân, những con búp bê bằng vải hay thú nhồi bông làm bạn nhảy cùng trẻ. Tất cả những đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở , trẻ dễ dàng lấy và sử dụng. Ví dụ: Nắp sữa làm trống lắc, chia ly nhựa bỏ hạt –hột vào...và chú ý trang trí đa dạng màu sắc để thu hút trẻ. - Để kích thích tính ò mò, ham hiểu biết lôi cuốn trẻ vào góc chơi âm nhạc, giáo viên phải chú ý thay đổi chất liệu, những thiết bị tạo âm thanh khác nhau định kỳ, tạo điều kiện cho trẻ sử dụng tối đa. Ví dụ: - Cái nắp xoong, úp xuống ta sẽ đánh âm thanh khác so với khi ta ngửa ra, hay đánh trên đỉnh âm thanh khác với khi ta đánh để ngửa nắp. - Để làm trang phục cho trẻ có thể dựng các loại giấy bảng kính, ống hút, xốp màu, lá cây tạo nhiều kiểu trang phục lạ mắt. Dụng cụ để học môn Âm nhạc 4. Chú ý rèn nền ếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ: - Trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng và tạo cho trẻ có cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhanh nhẹ và linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn. - Rèn thêm cho trẻ một số động tác múa như: nhún chân, cuộn tay, lắc mông... nhịp nhàng theo lời bài hát. - Vận động và múa sáng tạo là cách làm trẻ vui thích đểp hát triển kỹ năng thể chất. Múa tạo cơ hội để trẻ giải tỏa năng lượng, kích thích trí tưởng tượng và phát huy tính sáng tạo. Múa sáng tạo bao gồm những cử động thân thể nhằm truyền đạt một nội dung hình ảnh (ví dụ : một cơn gió) , một ý tưởng (ví dụ : một cuộc hành trình) hoặc một cảm giác (ví dụ : sức mạnh). - Tạo điều kiện cho trẻ tự thỏa thuận và tự chọn các vận động theo ý thích và sự sáng tạo của trẻ. Cô có thể dùng lời để khuyến khích, động viên trẻ thực hiện các hoạt động sáng tạo khác nhau mà không trùng với vận động của bạn. 5. Âm nhạc kết hợp với các bộ môn khác: - Theo phương pháp dạy tích hợp các bộ môn âm nhạc có thể lồng ghép, kết hợp với tất cả các bộ môn khác và còn giúp cho các bộ môn khác trở nên sinh động hơn. Ví dụ: Môn Văn học : Đề tài:“ Chú thỏ tinh khôn” cô có thể tổ chức cho trẻ vận động theo bài: “ Trời nắng-Trời mưa ” Môn tạo hình : Đề tài: “Dán hình con gà ” cô cho trẻ hát bài “ Đàn gà trong sân ” . Đề tài: Động vật nuôi trong gia đình, có các bài hát “Thương con mèo ”, “Gà trống, mèo con, và cún con ”, “ Con gà trống ”.Môn toán Đề tài: “ Cao hơn –thấp hơn ” có bài hát “ Năm ngón tay ngoan ” Một số mũ cho trẻ học hát 6. Tổchức ôn luyện mọi lúc mọi nơi và ôn luyện thông qua lễ hội: - Trong những giờ ổn định tổ chức, hay chuyển hoạt động, tôi ổn định trẻ bằng những bài hát mà trẻ thích, chơi các trò chơi dựa trên nội dung bài hát. VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU : Qua quá trình giảng dạy và áp dụng các biện pháp trên tôi thấy kết quả đạt được thể hiện rõ nét trong hoạt động của trẻ. Đó là sự hứng thú trong giờ cháu học môn âm nhạc cháu rất thích được hát , mạnh dạn giơ tay đẻ được trình bày , nhiều cháu vừa hát vừa làm theo điệu bộ của bài hát , tôi đã nhận thẩy trẻ mạnh dạn, hồn nhiên , biết chào khách, người lớn, chào cô giáo, biết giúp đỡ cô giáo làm những việc nhẹ nhàng, thể hiện qua bảng khảo sát như sau: Số trẻ : Khả năng ca hát của trẻ : KẾT QUẢ KHẢO SÁT: NỘI DUNG ĐẦU NĂM Số trẻ Tỉ lệ % ĐIỀU TRA - Số trẻ hát đúng 20/34 59% nhạc. - Số trẻ biết nhún 14/34 41% nhảy theo nhịp bài hát. Giữa kì 1 CUỐI NĂM Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỉ lệ % 27/34 79,4% 33/34 97% 22/34 64,7 % 32/34 94% - Trẻ có kỹ năng biểu diễn tập thể, cá nhân, nhóm . Hát song ca, đơn ca, nhóm, đồng ca, hát lĩnh xướng… Có phong cách biểu diễn âm nhạc trên sân khấu. Trẻ mạnh dạn tự tin khi biểu diễn. - Hát đúng câu, đúng từ hát rõ lời, đúng nhịp điệu bài hát. - Nhìn chung khi áp dụng các biện pháp trên thì đa số cháu lớp tôi đã tham gia học bộ môn này rất hứng thú, tích cực, sôi nổi và kết quả đạt được ở môn làm quen văn học đạt 90% - Từ đó cô giáo luôn luôn xây dựng phong trào và sưu tầm, sáng tác các trò chơi âm nhạc, đặc biệt hơn là đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình của phụ huynh. Phụ huynh đã tham gia cùng nhà trường động viên, giúp đỡ trẻ trong các hội thi, thao giảng, các ngày hội, ngày lễ... Phụ huynh rất phấn khởi và yên tâm khi thấy con em mình mạnh dạn, tự tin và có phong cách biểu diễn âm nhạc. VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM : - Để làm tốt công tác đưa trẻ vào hoạt động âm nhạc một cách dễ dàng và có hiệu quả bản thân phải thực sự yêu nghề, mến trẻ, dồn hết tâm huyết cho nghề. Tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với âm nhạc ở mọi lúc, mọi nơi.Tích cực làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học Sử dụng đồ dùng đồ chơi hợp lý tránh gò ép đối với trẻ. Động viên khích lệ trẻ kịp thời.. - Qua một năm thực hiện thường xuyên các biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với phong cách biểu diễn âm nhạc cho trẻ 5 tuổi trường mầm non. 95% trẻ ở lớp đã biết hát đúng giai điệu và biết nhún nhảy theo giai điệu của bài hát... Làm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ, tạo nên nền móng vững chắc cho trẻ bước vào lớp 1. VIII. ĐỀ NGHỊ : - Các bậc phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn nữa để trẻ học tốt hơn ở môn giáo dục Âm nhạc nói riêng và các bộ môn khác nói chung. - Đề nghị cấp trên tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như đồ dùng dạy học cho cô và trẻ để có điều kiện học tốt hơn về môn giáo dục âm nhạc IX TÀI LIỆU THAM KHẢO : - Phương pháp cho trẻ làm quen với âm nhạc (5-6 tuổi). - Sách hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non (5-6 tuổi). - Sách tâm lý học. Đại Hưng , ngày 16 tháng 03 năm 2015 Người viết: Đào Thị Đăng Tuyền THỨ TỰ 1 X. MỤC LỤC TIÊU ĐỀ I. Tên đề tài TRANG 1 2 II. Đặt vấn đề 1 3 III. Cơ sở lý luận 1 4 IV. Cơ sở thực tiễn 2 5 V. Nội dung nghiên cứu 1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ . 2. Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt. 3. Sử dụng các loại nhạc cụ –Học cụ thu hút sựchú ý của trẻ. 4. Chú ý rèn nềnếp, rèn kỹnăng và kích thích sự sáng tạo cho trẻ . 5. Âm nhạc kết hợp với cỏc bộ môn khác . 6 VI. Kết quả nghiên cứu 7 7 VII. Bài học kinh nghiệm 7 8 VIII . Đề nghị 9 9 IX. Tài liệu nghiên cứu 9 10 X.Mục lục 9 3-7 PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN ĐẠI LỘC TRƢỜNG MẪU GIÁO ĐẠI HƢNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài : MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 – 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN GIÁO DỤC ÂM NHẠC Ở TRƢỜNG MẪU GIÁO. Tác giả : Đào Thị Đăng Tuyền Tháng 3 năm 2015
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan