Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo skkn Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái ...

Tài liệu skkn Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen với chữ cái

.DOC
14
2540
80

Mô tả:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI  A. PHẦN MỞ ĐẦU: Như Bác Hồ đã từng nói: “ Trẻ em như búp trên cành Biết ăn biết ngủ biết hóc hành là ngoan” Hiện nay, bậc học mầm non đang được Đảng và nhà nước ta quan tâm đặc biệt hàng đầu. Bởi đây là giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển nhân cách con người. Và chính cô giáo, gia đình là những người phải có trách nhiệm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, phát triển đồng bộ về các mặt. Để thực hiện được tốt mục tiêu đó thì người giáo viên phải linh hoạt chủ động lựa chọn các nội dung có sự sắp xếp một cách nhẹ nhàng. Việc dạy trẻ Mầm Non cũng như trồng cây cây non, trồng cây non tốt thì sau này cây sẽ tốt do đặc điểm của tuổi Mầm Non là vui chơi, nhưng vui chơi ở đây cũng chính là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ, giao tiếp tích cực. Đặc biệt đối với trẻ lớp Lá ngoài nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ giao tiếp cho trẻ còn có nhiệm vụ hình thành cho trẻ những kĩ năng nhận biết các chữ cái, luyện phát âm, kĩ năng cầm bút tập sao chép các chữ, từ, câu đơn giản….giúp trẻ hình thành và phát triển tư duy . Là một giáo viên Mầm Non – tôi cũng đã nhận thấy được môn Làm quen chữ viết không ngừng có ý nghĩa và có tác dụng to lớn trong giáo dục nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện như: trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ…Mặt khác, môn Làm quen chữ viết còn giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người. Có thể nói môn Làm quen chữ viết là tiền đề vững chắc giúp trẻ tự tin bước vào trường phổ thông. Đối với trẻ lớp Lá thì rất thích đọc truyện nhưng đa số các bé thì chỉ thích xem hình hơn là đọc chữ. Làm thế nào để giúp trẻ hứng thú trong việc đọc, tích cực luyện phát âm, vận dụng sự hiểu biết và khả năng của trẻ vào hoạt động hằng ngày. Điều này làm tôi suy nghĩ cố gắng tìm tòi mọi biện pháp như soạn giáo án điện tử, sáng tác trò chơi, sưu tầm trò chơi vận dụng vào các hoạt động Làm quen chữ viết, chuẩn bị mội trường chữ mới lạ, đẹp mắt nhằm kích thích trẻ tự nguyện tham gia vào hoạt động Làm quen chữ viết một cách tích cực , nhẹ nhàng thoải mái . Và để trẻ tiếp thu tốt 29 chữ cái tôi quyết định chọn đề tài “ Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn Làm quen chữ cái”, với mong muốn đưa những hính thức mới lạ, hấp dẫn tới trẻ, để tiếp thu chữ viết một cách dễ dàng đạt hiệu quả tốt. B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận: * Để chuẩn bị cho trẻ mẫu giáo học tiếng mẹ đẻ ở lớp 1 thì việc cho trẻ làm quen dần với chữ cái( nhận mặt chữ và tập tô chữ) là hết sức cần thiết. Nội dung này chỉ có trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên việc trẻ hứng thú, ham thích say mê với chữ cái như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, giáo dục của người lớn xung quanh. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần tổ chức tốt các hoạt động ở trường lớp mẫu giáo mà trong đó hoạt động làm quen với chữ cái cũng rất là quan trọng, khó học đối với trẻ giúp trẻ ghi nhớ tốt các chữ cái là nền tảng vững chắc cho trẻ khi vào lớp 1. Việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với các chữ cái ngộ nghĩnh mà trẻ chưa từng được tiếp cận, đó cũng là một vấn đề được đề cập đế để giúp trẻ nhận biết được dễ dàng hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ, để cho trẻ có một kiến thức vững vàng về chữ cái, để khi bước vào ngưỡng cửa của trường tiểu học, khi được tiếp xúc với các chữ cái thì trẻ không phải ngạc nhiên mà lại thích thú hơn khi được tiếp xúc. 2. Cơ sở thực tiễn: Bản thân tôi là một giáo viên được nhà trường phân công công tác giảng dạy trẻ 5-6 tuổi. Qua những năm trực tiếp giảng dạy tôi nhận thấy trẻ làm quen với chữ cái không phải là việc dễ làm, nó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì chịu khó, biết vận dụng những linh goạt sáng tạo trong quá trình lên lớp để trẻ lĩnh hội đầy đủ kiến thức của bộ môn, để từ đó trẻ có sự tập trung chú ý và thực sự có hứng thú, có kỷ luật trong học tập. Trong quá trình trực tiếp giảng dạy, tôi thấy trẻ chưa hứng thú tham gia hoạt động nhiều trẻ chưa nhớ chữ cái, còn nhầm lẫn chữ nọ sang chữ kia, viết còn bị ngược. Khi phát âm nhiều trẻ còn phát âm nhỏ, ngọng, chưa chính xác. Từ thực tế đó tôi đã mạnh dạn đi tìm kiếm những biện pháp hữu hiệu để giúp trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái. 3. Phạm vi thời gian thực hiện đề tài Đề tài được thực hiện tại lớp 5 tuổi thôn Quảng Minh trường mầm non Mỹ Hưng năm học 2012-2013 2. Thực trạng: * Thuận lợi : Trường có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ môn làm quen chữ viết. Ban giám hiệu luôn sát sao chỉ đạo giáo viên về chuyên môn, thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất luộng giảng dạy. Bản thân được thường xuyên tham dự những buổi thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi do trường, phòng giáo dục tổ chức Được sự phối hợp giúp đở của đồng nghiệp trong việc rèn trẻ cũgn như đóng góp cho lớp nhiều nguyên vật liệu làm đồ dùng dạy học, cũng như các chị em đồng nghiệp cũng đã giúp tôi về việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn làm quen chữ viết. Khoảng 2/3 số trẻ đã được qua lớp mẫu giáo chồi nên việc rèn nề nếp học tập cũng gặp thuận lợi, có khả năng tiếp thu kiến thức do cơ truyền đạt. Từ những thực trạng trên tôi nghĩ rằng việc tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với các chữ cái thông qua các giờ học, hoạt động là một việc khó, nhưng nếu tìm ra những biện pháp thực hiện đúng đắn thì sẽ tháo gỡ được những khó khăn hiện nay. Và tôi đã nghiên cứu tìm tòi về phương pháp đổi mới và làm sao để trẻ có thể làm quen tiếp cận và ghi nhớ các chữ cái một cách dễ dàng và tôi đã tìm ra một số biện pháp để thực hiện QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI I.Tình trạng thực tế khi chưa thực hiện đề tài 1. Đặc điểm của lớp - Năm học 2012-2013 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi tại khu trung tâm của trường, được nhà trường tin tưởng, phân công xây dựng lớp điểm cho khối mẫu giáo. Lớp tôi có 46 cháu ,trong đó có 38 cháu học qua lớp MG nhỡ còn 8 cháu chưa được học qua lớp MG nhỡ. 2.Những thuận lợi và khó khăn * Thuận lợi: - Được BGH tạo điều kiện đầu tư CSVC trang thiết bị, kinh phí để mua sắm đồ dùng phục vụ cho các hoạt động của trẻ - Được sự quan tâm giúp đỡ cảu BGH về chuyên môn, đã xây dựng nhiều chuyên đề theo hình thức GDMN mới, tạo điều kiện giúp đỡ tôi những nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi cho các cháu. - Đa số trẻ trong lớp đều khỏe mạnh và đã hcj qua lớp mẫu giáo nhỡ. - BGH thường xuyên kiểm tra đôn đốc xây dựng mang tính toàn diện để thúc đẩy chất lượng chăm sóc GD trẻ. - Bản thân khỏe mạnh, nhiệt tình , yêu nghề mến trẻ, được đào tạo chuyên môn hệ chính quy, biết lắng nghe ý kiến của mọi người,tích cực học hỏi từ các đồng nghiệp. * Khó khăn: - Bản thân còn trẻ kinh nghiệm nghề nghiệp còn hạn chế - Do trình độ nhận thức của trẻ không đồng đều. Số trẻ nam nhiều gấp 2 lần số trẻ nữ. Nhiều cháu chưa mạnh dạn tự tin trong giao tiếp, trẻ còn nói nhỏ, nói ngọng. - Môi trường học tập của trẻ chưa đảm bảo yêu cầu của trương trình - Phương tiện để dạy học còn sơ sài chưa thu hút trẻ vào hoạt động - Đa số phụ huynh đều làm nông nghiệp , ít có thời gian quan tâm đến trẻ - Dân địa phương nói ngọng nhiều do vậy trẻ trong lớp nói ngọng - Vào đầu năm học tôi thấy HĐ cho trẻ làm quen với chữ cái còn khô cứng, trẻ thụ động trong hoạt động, phát âm còn nhỏ và chưa chính xác, các nét tô của trẻ còn chệch nhiều ra ngoài, nhiều trẻ chưa biết cách cầm bút... Vì vậy tôi nghĩ muốn giúp trẻ học tôt chữ cái thì các giờ học phải gây được hứng thú cho trẻ . Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát trên 46 cháu và kết quả như sau: STT 1 2 Nội dung Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái đã học Trẻ sao chép lại được chữ cái đã học Kết quả Số lượng 31/46 Tỉ lệ% 67% 30/46 65% 3 Trẻ phát âm chuẩn, chính xác 4 5 Trẻ biết cách cầm bút 36/46 78% 25/46 20/46 54% 43% Từ kết quả trên, tôi băn khoăn, suy nghĩ cần phải làm thế nào để giúp trẻ phát triển ngô ngữ, diễn đạt và phát âm chính xác tiếng mẹ đẻ. Bằng kiến thức đã học và kinh nghiệm giảng dạy tôi đã đề ra một số biện pháp để giúp trẻ phat triển ngôn ngữ thông qua HĐLQ với văn học. Cụ thể như sau: I I. Các biện pháp thực hiện . 1. Biện pháp 1: Luyện cho trẻ phát âm chuẩn, chính xác, rõ ràng: Muốn trẻ học tốt được chữ cái thì tôi nghĩ cô giáo phải là người phát âm chuẩn, to, rõ ràng để phát âm mẫu cho trẻ nghe. Bởi lúc này bộ máy phát âm của trẻ chưa hoàn thiện hoặc bên cạnh còn có người lớn phát âm sai nên trẻ bắt chước. Trong kkhi dạy tôi cho trẻ luyện đọc nhiều lần, trước tiên tôi cho trẻ đọc đồng thanh vài lần sau đó cho cá nhân trẻ đọc. Để dễ theo dõi cách phát âm và kịp thời sửa ngay cho trẻ tôi đứng đối diện với trẻ. Nếu trẻ phát âm chưa đúng, tôi yêu cầu trẻ nhìn khuông miệng và nghe tôi phát âm sau đó phát âm lại nhiều lần. Chẳng hạn chữ NL, trẻ rất khó nhận biết hay lẫn lộn nên phát âm thường sai nên tôi hướng dẫn kỹ cách phát âm + L: Đọc cong lưỡi, đầu lưỡi uốn vào trong và đưa sát vào lợi + N: Đọc thẳng lưỡi, lưỡi sát với hàm dưới Hoặc chữ u,ư cũng có một số trẻ phát âm chưa chuẩn Bên cạnh những trẻ phát âm sai, còn có một số trẻ phát âm còn nhỏ chưa rõ ràng. Tôi đã giúp trẻ phát âm to rõ ràng bằng cách cho những trẻ phát âm tốt phát âm mẫu cho trẻ nghe. Lúc này với tâm lý mình cũng phải bằng bạn nên trẻ đã cố gắng phát âm to, rõ ràng giống như bạn. Với cách làm như vậy , trẻ lớp tôi đã có những tiến bộ rõ rệt, thay vì phát âm nhỏ chưa rõ ràng, chính xác thì đa số trẻ đã phát âm to hơn, chuẩn hơn so với đầu năm. 2. Biện pháp 2: Rèn trẻ cách tô chữ và ngồi đúng tư thế Để trẻ thực hiện tô viết đúng, đẹp trước hết là ngồi phải đúng tư thế, đặt vở ngay ngắn trước khi tô, khi tô không xoay tập . Vì vây trước khi tô tôi thường xuyên nhắc trẻ ngồi thẳng lưng đầu hơi cúi, tay trái giữ sách, tay phải cầm bút Vào đầu năm học tôi thấy đến 2/3 số trẻ của lớp đều cầm bút bằng 4 đầu ngón tay và cầm sát xuống đầu bút chì để viết. Và trong khi tô chữ còn chệch nhiều ra ngoài. Để giúp trẻ tô được chữ đẹp và có tư thế ngồi đúng tôi đã trao đổi bàn bạc với các chị em trong lớp để cùng có biện pháp, phối hợp sao cho đạt hiệu quả cao. Để khắc phục được tình trạng này không phải ngày một ngày hai là làm được, bản thân tôi tự an ủi, động viên mình cũng nhữ các chị em trong lớp phải hiên trì. Đối với những trẻ cầm bút chưa đúng thì chúng tôi trực tiếp cầm tay cháu hướng dẫn trẻ viết sau đó để tự trẻ viết nhưng phải đứng gần trẻ để quan sát, hướng dẫn. Nếu ra chỗ khác ngay lập tức trẻ sẽ quay về cầm bút như lúc ban đầu. Điều này thật dễ hiểu vì trẻ đã có thói quen cầm bút như vậy rồi , để sửa thói quen đó tôi cố gắng quan tâm đến trẻ nhiều hơn và động viên trẻ nhiều hơn để trẻ cố gắng. Bên cạnh đó cũng có nhiều trẻ chưa tô trùng khít lên các chấm mờ hoặc cách tô chưa đúng. Để phát hiện ra được những nỗi đó thì chúng tôi đã hết sức quan tâm đến trẻ, biết quan sát và bao quát trẻ bởi trẻ lớp tôi tương đối đông. Trong khi trẻ thực hiện tô chúng tôi đã phân công nhau mỗi người đứng quan sát va hướng dẫn một nhóm trẻ. Đặc biệt chúng tôi cũng sắp xếp cho trẻ yếu ngồi gần trẻ giỏi để học hỏi nhau. Khi quan sát trẻ tô tôi phát hiện ra có trẻ thì tô ngược (Tô chữ a thì trẻ lại tô nét móc trước sau đó tô nét cong tròn), có trẻ thì tô rất nhanh, rất ẩu, chưa trùng khít lên các nét chấm mờ, có trẻ lại tô đi tô lại một chữ rất nhiều lần ( Trong khi tô một chữ cái thì trẻ lại không tô theo như cô đã làm mẫu mà lại tô chưa được một nét thì đã nhấc bút lên, tiếp tục tô lại nét vừa tô…có khi tô một chữ thì trẻ phải nhấc bút lên tới 4-5 lần).Cũng như cách sửa cầm bút cho trẻ tôi cũng vừa cầm tay trẻ vừa hướng dẫn cách tô. Với sự kiên trì cố gắng của cả cô và trẻ cuối cùng đa số trể lớp tôi đã ngồi đúng tư thế khi tô, tô chữ đẹp hơn, biết cách cầm bút…và thích các giờ học tập tô hơn. 3. BP3: Vận dụng sưu tầm, sáng tạo các trò chơi Như chúng ta đã biết, đặc điểm tâm sinh lí ở trẻ mầm non là “Học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy các hoạt động khác nói chung, hoạt động làm quen với chữ cái nói riêng, trò chơi luôn được đưa vào để giúp trẻ củng cố sâu hơn kiến thức. Nếu trò chơi không mới lạ, không hấp dẫn dễ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Vì vậy tôi đã không ngừng đổi mới sáng tạo, đưa các trò chơi hấp dẫn vào tiết học. Ví dụ tiết làm quen với chữ e,ê, tôi cho trẻ chơi trò chơi: Ai nhanh hơn + Luật chơi: Đội gia đình đông con sẽ đứng xếp thành hình chữ ê. Đội gia đình ít con đứng xếp thành hình chữ e. Trong thời gian một bản nhạc đội nào đứng xếp nhanh đúng và đẹp sẽ là đội chiến thắng + Cách chơi: Các thành viên trong đội chơi sẽ thảo luận, bàn bạc để sắp xếp các chỗ đứng sao cho tạo thành chữ cái theo yêu cầu Với trò chơi này không chỉ giúp trẻ có biểu tượng về chữ e,ê mà còn giúp trẻ có sự đoàn kết, biết phân công sắp xếp, bàn bạc theo nhóm Hình ảnh minh hoạ Ở lứa tuổi mầm non, tư duy của trẻ phát triển rất nhanh .Trẻ nhanh nhớ cũng nhanh quên. Có thể trẻ đã nhận biết phát âm được chữ cái khi cô đưa ra nhưng khi cho trẻ chơi trò chơi vẫn còn một số trẻ chưa nhớ kỹ được đặc điểm hình dạng của chữ cái. Do đó tôi đã đưa vào một số trò chơi giúp trẻ nhớ được đặc điểm của chữ cái. VD như trò chơi xếp chữ cái bằng hột hạt, trò chơi nặn chữ cái…Ở các trò chơi này, ban đầu tôi thấy nhiều trẻ xếp, nặn chữ bị ngược chẳng hạn như chữ: c, a, ă, â, e, ê, b,d, p, q…Sau đó được cô giáo gợi ý trẻ đã nhanh chóng sửa sai. Không chỉ được sử dụng đất nặn trong hoạt động tạo hình mà qua các trò chơi với chữ cái trẻ cũng được dùng tay lăn dọc ,uốn chữ theo yêu cầu của cô. Khi quan sát trẻ chơi tôi thấy trẻ rất hứng thú, say sưa. Như vậy trong khi chơi các trò chơi này trẻ phải tư duy để xếp hoặc nặn được chữ cái. Ngoài ra tôi còn đưa vào rất nhiều trò chơi khác như: Trò chơi tìm chữ cái còn thiếu trong từ, gạch chân chữ cai, nối chữ cái… 4. BP4: Thông qua hoạt động góc Sau khi tham gia hoạt động học trẻ sẽ được tham gia vào hoạt động góc.Đặc biệt thông qua góc văn học và góc chữ cái sẽ giúp trẻ thích thú và học tốt các chữ cái. Để lôi cuốn được sự thích thú của trẻ tôi đã chuản bị rất nhiều đồ dùng, đồ chơi, nguyên phế liệu báo lịch cũ cho trẻ hoạt động. Ở góc chữ cái tôi chuẩn bị các đồ dùng, nguyên phế liệu như bút sáp, màu nước, len, giấy màu vụn…để trẻ vẽ hoặc dán chữ từ những mảnh giấy vụn. Theo như chương trình MN mới hiện nay, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động, trẻ phải được hoạt động và trải nhiệm. Vì vậy không những cho trẻ viết và tô màu chữ bằng bút sáp, tôi đã cho trẻ sử dụng màu nước(trẻ có thể dùng tay trực tiếp viết chữ hoặc dùng chổi vẽ) Khi trẻ viết xong tôi đến hỏi trẻ vừa viết được chữ gì? Như vậy trẻ vừa nhớ lại được mặt chữ vừa luyện được cả cách phát âm. Một số giáo viên cho rằng trẻ sử dụng màu nước hay đất nặn… sẽ rất bẩn, rửa tay lại lâu sạch mất thời gian nhưng tôi nghĩ dù có hơi nhoe nhoét hay dửa tay lâu sạch hơn bình thường nhưng trẻ thích thú tham gia, không gò ép trẻ. Kết quả trẻ thu được lại rất cao. Bên cạnh đó tôi còn hướng trẻ vào chữ cái đang học bằng cách cho trẻ tự tìm các chữ cái rời xếp thành tên của mình sao cho tên của trẻ đó phải có chữ cái đang học. VD đang học chữ i,t,c thì trẻ nào thấy tên của mình có một trong 3 chữ cái đó thì lên gắn vào HÌnh ảnh minh hoạ Ngoài ra tôi còn cho trẻ cắt chữ cái to từ sách báo, lịch cũ. Trẻ được sử dụng kéo cắt lượn theo đường viền của chữ và được phát âm nói về đặc điểm của chữ cái mình vừa cắt được. Từ đó giúp trẻ củng cố thêm vốn chữ cái của mình. Dù bằng hình thức này hay hình thức khác với việc chuẩn bị nhiều đồ dùng, nguyên phế liệu khác nhau cùng với sự hướng dẫn gợi mở của cô giáo tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia học chữ cái, phát âm rõ ràng và nhớ được chữ cái lâu hơn. * Ở góc văn học Ở góc văn học trẻ sẽ được giở những cuốn sách, tranh truyện, bước đầu trẻ biết cách đọc từ trên xuống dưới, từ trái qua phải mặc dù trẻ chưa hiểu gì về các từ trong sách. Khi đọc trẻ được chỉ lần lượt vào từng từ như vậy trẻ sẽ nhận ra những chữ cái mà mình đã học. 5. BP5: Đưa văn học, âm nhạc lồng ghép vào các hoạt động Như chúng ta đa biết Âm nhạc, văn học là một loại hình nghệ thuật tác động manh mẽ đến tất cả các hoạt động khác. Hai hoạt động này giúp trẻ phát triển năng lực cảm xúc, tưởng tượng sáng tạo, sự tập trung chú ý và phát triển lời nói, khả năng giao tiếp…Tạo điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Với tác dụng và ý nghĩa hết sức quan trọng đó, tôi đã đưa âm nhạc, văn học lồng ghép vào các hoạt động làm quen với chữ cái. VD: Trong giờ làm quen với chữ b,d,đ sau khi đã được làm quen với các chữ cái này tôi cho trẻ hát bài “Búp bê bằng bông” Trẻ rất vui sướng, thích thú vì được hát nhún nhảy theo nhạc. Khi trẻ hát xong tôi hỏi trẻ xem có điều gì lạ trong bài hát. Nếu trẻ chưa trả lời được tôi sẽ gợi ý gần hơn và trẻ đã phát hiện ra mỗi từ trong bài hát đều bắt đầu bằng chữ “b” Qua đó giúp trẻ phát âm chính xác chữ “b” hơn. “ Búp bê bằng bông biết bay bay bay Búp bê biết bò, biết bắt biết bơi Búp bê bằng bông bên bạn bươm bướm Bươm bướm bồng bềnh bỏ bạn bay bay ……” Và cho trẻ đọc bài ca dao “ Đố ai đếm được lá rừng Đố ai đếm được mấy tầng trời cao Đố ai đếm được vì sao Đố ai đếm được công lao bác hồ” Hoặc trong giờ làm quen với chữ h, k. Bắt đầu vào giờ học tôi cho trẻ nghe một đoạn nhạc quen thuộc không lời trong bài hát “ Ròng máu lạc rồng” Trong bài hát có đoạn “hô hố hô, hô hố hồ hố hô, hồ…hô” Sau đó tôi giới thiệu cho trẻ sẽ được học chữ cái có trong bài hát các con vừa hát là chữ “h” Với việc hát hoặc đọc thơ, ca dao, đồng dao…trong giờ làm quen với chữ cái không chỉ giúp tinh thần trẻ thêm sảng khoái, vui nhộn mà còn giúp trẻ phát âm rõ ràng, tròn tiếng. Đây là tiền đề quan trọng giúp trẻ học tốt ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ 6. BP6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong tiết học Trong một vài năm gần đây dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của phòng GD, các trường mầm non trong toàn huyện nói chung và trường MN Mỹ Hưng nói riêng đã bước đầu áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Nhận thấy được sự cần thiết và ích lợi của việc ứng dụng CNTT, tôi đã không ngường học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, qua Internet…để đưa CNTT vào trong giảng dạy. Đặc biệt tôi thấy HĐLQ với chữ cái trước kia cần phải mất nhiều thời gian để làm đồ dùng như vẽ tranh, cắt dán chữ phía dưới tranh, bảng gài chữ, thẻ chữ to, nam châm ,bảng… dễ gây cho giáo viên lúng túng trong việc sử dụng đồ dùng. Chẳng hạn trong giờ làm quen với nhóm chữ có 3 chữ cái như: I,t,c hoặc b,d,đ thì đương nhiên cô phải dùng 3 tranh và 3 bảng gài chữ có gắn các thẻ chữ rời tương ứng với bức tranh, lại chưa kể đến các thẻ chữ to cho trẻ nhìn rõ. Nhưng khi ứng dụng CNTT vào tiết chữ cái thì không chỉ giúp trẻ tiếp cận với tin học mà còn giúp tôi tiết kiệm được thời gian và kinh phí cho việc làm đồ dùng đồ chơi, hiệu quả và chất lượng giáo dục vẫn được đảm bảo. Ứng dụng CNTT vào hoạt động làm quen với chữ cái đã mang lại cho trẻ hứng thú và kích thích thích trẻ tham gia vào hoạt động. Bởi trên máy có các hình ảnh xuất hiện và mất đi kèm theo các hiệu ứng mới lạ, hấp dẫn theo ý muốn của cô giáo. Và trẻ sẽ tập trung chú ý trước những điều mới lạ, tiết học cang đạt hiệu quả cao hơn VD: Tiết làm quen với chữ cái e,ê ở chủ đề gia đình tôi coppp hình ảnh “rèm cửa”, “ cái ghế” từ mạng Internet, dưới mỗi hình ảnh đó tôi đánh chữ tương ứng. Khi dạy đến chữ nào thì hình ảnh đó xuất hiện kèm theo từ, trẻ chọn chữ cái nào học rồi thì khi nháy chuột chữ cái đó sẽ chuyển màu. Khi tôi gới thiệu chữ e thì hiệu ứng sẽ chuyển màu và xuất hiện ở phông chữ to. Hoặc khi cho trẻ so sánh chữ e,ê, những nét nào giống nhau thì sẽ xuất hiện và có màu giống nhau. Hay trong giờ làm quen với chữ h,k tôi đa sưu tầm trò chơi trong đĩa “những trò chơi với chữ cái” mà phòng GD đã phát cho giáo viên tham khảo. Ở trò chơi này trẻ phải tư duy để tìm chữ cái sắp xếp theo đúng quy luật. Như vậy trẻ vừa được dùng chuột để di chuyển, vừa được củng cố lại chữ cái đã học. HÌnh ảnh minh hoạ (giờ học làm quen với chữ h,k) 7. BP7: Tuyên truyền, phối kết hợp với phụ huynh Sự kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh trong việc CS- GD trẻ là hết sức quan trọng và cần thiết. Thấy được điều đó tôi đã giành thời gian trao đổi về tình hình của trẻ thông qua giờ đón và trả trẻ hoặc các buổi họp phụ huynh. Hai phía cùng cố gắng phối kết hợp giúp trẻ hứng thú và học tốt hoạt động làm quen với chữ cái. Hiện nay không chỉ ở thành phố mới có hiện tượng cho con đi học, luyện viết chữ( học trước chương trình lớp 1) mà ngay cả ở nông thôn đã bắt đầu xuất hiện. Phụ huynh cho con luyện chữ trước tuổi đến trường với kỳ vọng chuẩn bị trước vì sợ con không theo kịp các bạn khi vào lớp 1. Tuy nhiên kỳ vọng này của cha mẹ chưa rõ lợi đến đâu mà lại hại cho quá trình phát triển của trẻ, làm thui chột hứng thú học ở trẻ. Trong giờ học khi cô giới thiệu chữ cái mới có trẻ đã khoe “ con biết thừa chữ cái này rồi” , trong giờ học cháu không tập trung , trêu đùa bạn khác, làm ảnh hưởng đến cả lớp. Với tình hình như vậy tôi đã tuyên truyền với phụ huynh về tác hại của việc dạy trẻ học trước chương trình lớp 1. Ngoài ra tôi thường xuyên theo dõi chương trình VTV2, đó là kênh khoa học và giáo dục. Ở kênh này rất hay chiếu chương trình về cách nuôi dạy con cái, vấn đề trẻ học chữ trước chương trình lớp 1…Được xem giới thiệu về giờ phát sóng của chương trình tôi đã thông báo cho phụ huynh biết để dành thời gian theo dõi. Được xem các chương trình đó , phụ huynh đã có cái nhìn đúng đắn về việc cho trẻ luyện chữ trước chương trình lớp 1 và cung với giáo viên CSGD trẻ theo chương trình mầm non mới. Bên cạnh việc tuyên truyền với phụ huynh không nên cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1, tôi còn vận động phụ huynh ủng hộ các nguyên phế liệu, sách báo, tranh ảnh cho các cháu hoạt động, làm đồ dùng đồ chơi. Chẳng hạn khi học đến chữ cái nào thì có thể trong hoạt động góc hoặc trò chơi trong hoạt động học tôi cho trẻ cắt chữ cái đang học từ sách báo, lịch cũ. Hoặc đến chủ đề phương tiện và luật lệ giao thông, tôi cho trẻ làm những chiếc thuyền từ chai dầu gội đầu, đữ trẻ, xốp và để phân biệt những chiếc thuyền do tự tay trẻ làm ra, tôi đã gợi ý trẻ làm ký hiệu cho chiếc thuyền bằng những chữ cái khác nhau. Qua những hoạt động đó tôi thấy trẻ rất thích thú vui sướng vì tự mình đã tạo ra được sản phẩm, giúp trẻ củng cố lại chữ cái đã học. Mặt khác tôi còn trao đổi với phụ huynh mua thêm cho các cháu sách tranh truyện hay đĩa “ trò chơi với chữ cái”…để dạy cho các cháu ở nhà. Để việc phối kết hợp giữa giáo viên và phụ huynh đạt hiệu quả cao tôi đã dán kế hoạch hoạt động từng tuần ngoài cửa lớp để phụ huynh tiện theo dõi chương trình CSGD trẻ. Như vậy khi phụ huynh đến lớp thấy chương trình học của trẻ đang dạy chữ cái nào thì về nhà phụ huynh sẽ củng cố lại chữ cái đã học ở lớp cho trẻ. Bằng hình thức đó đa số trẻ lớp tôi đã nhận biết và phát âm được các chữ cái mà tôi đã dạy theo chương trình D. KÊT QUẢ THỰC HIỆN * Đối với cô giáo : Qua gần một năm áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy mình đã giảm bớt được nhiều thời gian để làm đồ dùng phục vụ cho tiết học nên tôi có thêm thời gian để trao đổi với đồng nghiệp, tìm hiểu tham khảo tư liệu sách báo… để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. * Đối với trẻ : Từ những kinh nghiệm trên khi áp dụng vào tình hình thực tế của lớp tôi thì tôi thấy trẻ đã hứng thú hơn khi tham gia vào hoạt động làm quen chữ viết. Những bé nói ngọng hay phát âm không chuẩn cũng đã được rèn và phát âm đúng hơn , không cón ngọng nữa. Trẻ nhận biết đúng chữ cái, biết cách tô chữ và tô không chườm ra ngoài. Các tiết học khác trở nên nhẹ nhàng, thoải mái và đạt kết quả tốt hơn STT Nội dung Kết quả Đầu năm Số Tỉ lệ Cuối năm Số Tỉ lệ Tăng Số Tỉ lệ 1 2 3 4 5 Trẻ nhận biết và phân biệt được các chữ cái đã học Trẻ sao chép lại được chữ cái đã học Trẻ phát âm chuẩn, chính xác Trẻ biết cách tô và tô trùng khít lên các nét chấm mờ Trẻ biết cách cầm bút lượng 29/46 63% lượng 42/46 91% lượng 13 28,6% 28/46 60 % 40/46 86,9% 12 26 % 36/46 78% 44/46 95,6% 8 25/46 54% 40/46 87% 14 17,3 % 40% 20/46 43% 46/46 100% 26 56% * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh rất phấn khởi vì thấy con mình nhận biết, phát âm rõ ràng và tô được các chữ cái đã học. Đồng thời các phụ huynh đã nhận thấy được tác hại của việc cho trẻ đi học trước chương trình lớp 1. Hầu hết phụ huynh đã tin tưởng và tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường rất nhiều. Bài học kinh nghiệm Từ những kêt quả trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm khi dạy trẻ làm quen vớ chữ cái: - Giáo viên phải luôn luôn học hỏi , nghiên cứu tư liệu, tài liệu có liên quan đến chuyên môn của chính bản thân mình, - Giáo viên trong cùng một lớp phải có sự thống nhất, quan tâm sát sao tới từng trẻ giúp trẻ tự tin, hứng thú với hoạt động - Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẫn lại , yêu trẻ như con đẻ của mình. Hướng dẫn động viên trẻ kịp thời, tạo sự gần gũi giữa cô và trẻ. - Phải sưu tầm, vận dụng sáng tạo các trò chơi với chữ cái và tích hợp lồng ghép các hoạt động khác vào tiết dạy đặc biệt là HĐLQ văn học và âm nhạc. - Soạn nhiều giáo án điện tử để dạy trẻ - Làm tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh trong mọi thời điểm giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái. Kiến nghị - Đề nghị phòng GD tạo điều kiện để giáo viên được đi kiến tập và đi thăm quan nhiều hơn nữa. - Hiện nay trường mầm non Mỹ Hưng mới chỉ có 1 máy chiếu nhưng có tới 4 điểm lẻ. Vì vậy rất mong phòng GD cấp thêm máy chiếu và máy tính cho nhà trường để chị em giáo viên chúng tôi có cơ hội dạy học trên máy tính nhiều hơn. - Trên đây là toàn bộ nội dung sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen với chữ cái” - Trong quá trình thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp, sửa đổi , bổ xung , giúp đỡ và chỉ đạo của ban giám hiêu nhà trường cũng như các đồng chí lãnh đạo cấp trên góp ý cho đề tài sáng kiến của tôi được hoàn chỉnh hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan