Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập

.PDF
20
1841
72

Mô tả:

PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập” Lĩnh vực/ Môn: Giáo dục mẫu giáo Tên tác giả: Chu Thị Minh Hợp Giáo viên mẫu giáo Tài liệu kèm theo: NĂM HỌC 2011 - 2012 1 “Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập” I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt ñộng vui chơi là một trong những hoạt ñộng chủ ñạo của lứa tuổi mầm non, ñây là hoạt ñộng quan trọng nhất và có tác ñộng, chi phối các hoạt ñộng khác, nó thúc ñẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt ñộng vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về nhân cách. Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo mọi ñiều kiện, mọi cơ hội và môi trường tốt ñể trẻ tham gia vào hoạt ñộng chủ ñạo (hoạt ñộng vui chơi hay hoạt ñộng góc) nhằm thúc ñẩy quá trình phát triển của trẻ. Trong hoạt ñộng vui chơi, hoạt ñộng góc là một trong những hoạt ñộng quan trọng với lứa tuổi mầm non, ở hoạt ñộng này trẻ ñược ñóng vai trò là một thành viên trong xã hội là một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ ñược thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm, từ ñó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ , tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội. Để hoạt ñộng góc thực sự trở thành phương tiện quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm non, cô giáo mầm non phải có năng lực sáng tạo trong việc tổ chức môi trường và hướng dẫn hoạt ñộng cho trẻ, tạo ñiều kiện ñể trẻ ñược hoạt ñộng, tìm tòi, trải nghiệm… giúp trẻ ñược hoạt ñộng theo khả năng và theo mức ñộ hứng thú của trẻ, không thể gò ép trẻ vào khuôn khổ hay hình thức mang tính áp ñặt. Chính vì vậy mà trò chơi là một trong những hoạt ñộng nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức hơn. Vì qua trò chơi trẻ thấy mình ñang ñược vui chơi thoả thích nhưng thực chất lại là sự tiếp thu, lĩnh hội của những bài kiến thức một cách cao nhất. Để những trò chơi phù hợp lại thoả mãn ñược tâm sinh lý của trẻ, ñem ñến cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả. - Các góc chơi ñược hình thành rõ nét, mỗi góc chơi có những ñặc ñiểm và hoạt ñộng khác nhau. Tuy vậy, ñể có 1 góc chơi thực sự ñối với trẻ là một vấn ñề yêu cầu giáo viên phải ñầu tư nhiều. Và một trong những góc chơi người giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong cách thiết kế môi trường hoạt ñộng và tổ chức các hình thức chơi ñó là góc học tập. - Qua kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy tôi thấy góc học tập thực sự là một góc chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh...nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, giúp trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, từ ñó trí tuệ của trẻ một cách toàn diện. Bởi vậy, tôi luôn trăn trở ñể tìm tòi các “Biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập” và mạnh dạn áp dụng một số biện pháp ñó và thực tiễn chăm sóc giáo dục trẻ 2 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lí luận Theo ñiều 23 luật GDMN 2005 ban hành số 38/2005 QH11 ngày 14/06/2005 yêu cầu về nội dung và phương pháp GDMN ñã ghi: phương pháp GDMN chủ yếu là thông qua hoạt ñộng vui chơi ñể giúp trẻ em phát triển toàn diện. Theo chương trình GDMN (ban hành kèm theo thông tư số:17/2009/TTBộ GDĐT ngày 25/07/2009 của bộ trưởng bộ GD & ĐT) cũng ñã nêu rõ: Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố ñầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lúa tuổi, khơi dậy và phát triển tối ña những khả năng tiềm ẩn, ñặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt ñời. Chính vì vậy, giáo dục mầm non hiện nay ñã và ñang tiếp tục tìm ra các phương pháp giáo dục tích cực mới ñể giảng dạy trong ñó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt ñộng góc cũng rất quan trọng và ñược phân bổ như hoạt ñộng chính trong ngày. Thông qua hoạt ñộng góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh… nhắm giúp trẻ khắc sâu thêm kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. Thông qua các góc chơi giúp trẻ hiểu ñược nội dung của công việc thật mà trẻ chưa ñược thực hiện. Ở mỗi góc chơi là một mảng của thế giới thu nhỏ khác nhau ñóng một vai trò khác nhau trong việc phát triển nhận thức của trẻ. Góc học tập ñóng một vai trò quan trọng trong hoạt ñộng vui chơi của trẻ, ở góc chơi này trẻ ñược củng cố những kiến thức mà trẻ ñã ñược học ở hoạt ñộng học tập và phát triển mở rộng thông qua các trò chơi. 2. Cơ sở thực tiễn Việc thường xuyên quan sát và ñiều tra thực tiễn giúp cho giáo viên nhìn nhận chính xác ñược về thực tiễn của lớp mình từ ñó ñưa các hoạt ñộng ñiều chỉnh ñến từng cá nhân trẻ bởi vì mỗi trẻ có khả năng sử dụng ñồ dùng ñồ chơi khác nhau. Có trẻ vào nhóm chơi, ôm ñồ chơi nhưng lại rất nhanh chán không tập trung ở góc mình chơi, chơi với ñồ chơi mình ñã chọn mà hay ñi dạo nhiều góc chơi khác nhau. Tôi thường xuyên tổ chức hoạt ñộng vui chơi cho trẻ và nắm bắt ñược tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của trẻ ñặc biệt là góc học tập. Việc sắp xếp phân bổ ñồ dùng ñồ chơi trong góc học tập cần khoa học, trang trí ñẹp mắt làm bắt mắt trẻ. Nội dung chơi còn chưa phong phú, hạn chế nên trẻ thường chơi lặp ñi lặp lại. Việc quan sát trẻ sử dụng ñồ chơi ñược theo dõi thường xuyên vào các giờ hoạt ñộng ñể ghi lại thật cụ thể những trẻ nào thích chơi ở những góc nào, với những ñồ chơi gì, trẻ không thích chơi nguyên nhân tại sao? 3 Mặt khác, tuyên truyền với các bậc phụ huynh học sinh chưa sâu sát chặt chẽ, từ ñó dẫn ñến tình trạng phụ huynh chưa quan tâm ñồng ñều và một số phụ huynh chưa hiểu hết ý nghĩa quan trọng của việc trẻ sử dụng ñồ chơi trong góc học tập nên không ủng hộ những nhiệt tình của giáo viên khi giao nhiệm vụ cho trẻ khi về nhà. Từ những thực tế trên ñã giúp tôi tìm ra một số biện pháp tốt ñể làm hoặc ñể ñiều chỉnh nhằm tăng chất lượng của việc tổ chức hoạt ñộng góc nói chung và góc học tập nói riêng. 3. Thực trạng của việc tổ chức cho trẻ hoạt ñộng góc ñặc biệt là góc học tập 3.1 Thuận lợi - Trường mầm non Hoa Hồng là trường có bề dày thành tích, Ban giám hiệu nhà trường có trình ñộ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm quản lý, ñội ngũ giáo viên trong trường 100% ñạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Trường thường xuyên tổ chức các hoạt ñộng cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong ñó có lưu ý ñến việc tổ chức hoạt ñộng góc ở các ñộ tuổi. - Bản thân tôi là một giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm, yêu trẻ, nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp - Lớp luôn có sự tạo ñiều kiện thuận lợi từ phía nhà trường về trang thiết bị dạy học: ñồ dùng, ñồ chơi, tranh ảnh, các tài liệu... - Trẻ ở lớp có sự phát triển về ngôn ngữ tương ñối tốt, trẻ thông minh, mạnh dạn và rất tự tin. - Lớp luôn nhận ñược sự quan tâm, ủng hộ từ phía phụ huynh, không chỉ về tinh thần mà có cả vật chất, hỗ trợ trang thiết bị, học phẩm cho lớp. - Ba giáo viên trong lớp ñều có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ. Ba cô ñều nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, thường xuyên thay ñổi các hình thức dạy linh hoạt, hấp dẫn mới lạ ñối với trẻ. - Giáo viên ở lớp phối kết hợp và thống nhất phương pháp, biện pháp dạy trẻ. 3.2 Khó khăn - Cơ sở vật chất nhà trường ñã xuống cấp. - Số trẻ trên các lớp ñông - Việc tổ chức cho trẻ chơi ở góc chơi học tập từ trước tới nay vẫn theo khuôn mẫu sau: * Về việc chuẩn bị môi trường: Cô thường sắp xếp ñồ dùng ñồ chơi trong nhóm thuận lợi cho thao tác của cô, sắp xếp theo một khuôn mẫu cố ñịnh. Đa số ñồ chơi là do nhà trường cung cấp hoặc có một số do giáo viên làm. Nên chưa ña dạng phong phú, hay còn chưa phù hợp với hoạt ñộng của trẻ. * Về vai trò của giáo viên: Cô là người quyết ñịnh tất cả, xuất phát từ mục ñích của hoạt ñộng , áp ñặt ñối với trẻ. Cô giáo còn phụ thuộc nhiều vào tài liệu hướng dẫn chương trình một cách cứng nhắc. 4 * Nội dung: Các nội dung sơ sài chỉ tập trung vào một vài trò chơi ñơn giản: xâu hạt, ô ăn quan. * Nhận thức của cô: Ngay từ khi hình thành các góc có nhiều giáo viên còn chưa biết góc chơi học tập là như thế nào sẽ làm những gì, trẻ hoạt ñộng ñược gì, ñạt mục ñích gì? Bản thân tôi, sau nhiều năm giảng dạy, mặc dù ñã có một số kinh nghiệm nhưng góc học tập vẫn là một ''mối quan tâm'' lớn của tôi khi tổ chức hoạt ñộng góc cho trẻ. - Trẻ ñơn thuần là nói và hoạt ñộng theo giáo viên: trẻ chơi gò bó, không theo ý muốn của trẻ, mức ñộ hứng thú thấp. - Thao tác chơi của trẻ với ñồ chơi còn ñơn giản. - Trẻ rất hiếu ñộng, thích tìm tòi khám phá nhưng ñồ dùng trực quan chưa ñáp ứng ñược nhu cầu của trẻ. 4. Một số biện pháp giúp trẻ 4 – 5 tuổi hoạt ñộng tốt ở góc học tập 4.1. Tạo môi trường cho trẻ hoạt ñộng tích cực. 4.1.1. Chuẩn bị ñồ dùng, ñồ chơi. Góc học tập là góc hoạt ñộng mà qua ñó trẻ có thể củng cố lại kiến thức mà trẻ ñã lĩnh hội qua các giờ hoạt ñộng chung, Mặt khác, ở góc chơi này trẻ có thể chơi, các trò chơi nhằm phát triển trí tuệ. Bởi vậy góc học tập chỉ thực sự có hiệu quả khi có ñồ dùng, ñồ chơi. Việc chuẩn bị ñồ dùng cũng là một vấn ñề mà giáo viên hết sức quan tâm.Trước ñây, do việc hình thành góc học tập chưa có nên ñồ dùng chủ yếu là một số hột hạt, sỏi... Ngày nay, theo từng chủ ñiểm ñồ dùng lại thay ñổi khác nhau. Để chuẩn bị cho từng chủ ñiểm tôi thường: lên chương trình trước các trò chơi cho trẻ chơi ở từng chủ ñiểm ñó ñể chuẩn bị. Tuỳ theo từng chủ ñiểm, nhưng ñồ chơi ở góc học tập thường ñược chia theo các nhóm sau: + Đồ chơi với môn toán học: Bàn tính, chuỗi hạt ñể ñếm, bảng gắn số lượng tương ứng, thẻ số, bảng chữ số, con giống, cân ñĩa, chìa khoá, ñồ chơi phân biệt hình dạng, kích thước, tranh minh hoạ về xác ñịnh không gian hoặc tranh về số lượng, cá ngựa, ô ăn quan... + Đồ chơi với môn MTXQ: Lô tô, ghép tranh, nhận xét ñặc ñiểm ñúng sai của các con vật, bảng phân loại, phân biệt, bộ sưu tập về con vật, cây ñôminô, lorico. + Đồ chơi với môn văn học - chữ cái: Sử dụng các bức tranh rời, các con rối ñể trẻ tự sáng tạo kể chuyện theo tranh và diễn rối, các lô tô về môi trường xung quanh. Việc chuẩn bị ñồ dùng tôi kết hợp với phụ huynh của trẻ ñể cùng chuẩn bị. VD: Thực hiện chủ ñiểm: Thế giới thực vật, tôi có thể cùng trẻ chuẩn bị vào buổi chiều các bảng phân loại các loại cây theo công dụng, bảng phân loại 5 các loại quả theo ñặc ñiểm hướng dẫn trẻ chuẩn bị các tranh lô tô ñơn giản, cô vẽ trẻ tô màu một số lượng theo yêu cầu của cô. Mặt khác tôi giúp trẻ làm bộ sưu tập ñồ dùng, khuyến khích trẻ sưu tập các ñồ dùng. VD: Cũng ở chủ ñiểm thực vật: trẻ có thể sưu tầm các loại hạt, các loại lá ñã ép khô. Việc tuyên truyền ñể phụ huynh cùng chuẩn bị ñồ dùng cũng mang lại hiệu quả cao như: những con ốc biển hoặc những vỏ sò, hến, tranh cắt từ hoạ báo… cũng là một bộ sưu tầm về thế giới ñộng vật. Hoặc khi trẻ học về chủ ñiểm gia ñình ñã có phụ huynh mang ñến lớp một số ñồ dùng trong gia ñình (phục vụ ăn và sinh hoạt khác). Một ñiều mà giáo viên cần lưu ý là việc lựa chọn ñồ dùng, ñồ chơi ñề ñưa vào góc học tập, ñó là ñồ chơi giúp ñạt ñược mục ñích giáo dục, an toàn, ñạt tính thẩm mỹ. Nếu cô cảm thấy ñồ chơi ñó không thực sự có tác dụng (ñối với chủ ñiểm ñó) thì không nên ñưa vào. VD: Khi phụ huynh sưu tầm tranh về các loại hoa mà lại ñang học chủ ñiểm về ñộng vật thì cô nên cân nhắc lại cách sử dụng. Hoặc một cái cân ñĩa giúp trẻ khám phá về mối quan hệ về số lượng cần phải ñủ nhạy ñể có ñược thông tin chính xác. Những ñồ dùng ñồ chơi cho trẻ hoạt hoạt ñộng ở góc chơi này thực sự phải là ñồ dùng ñồ chơi có tính an toàn bền, giá rẻ và ña dạng thì mới kích thích ñược hoạt ñộng của trẻ. 6 4.1.2. Sắp xếp ñồ dùng ñồ chơi phù hợp tạo hoạt ñộng chơi cho trẻ. Muốn cho trẻ hoạt ñộng tốt ở góc học tập thì việc sắp xếp ñồ chơi ở góc học tập là một vấn ñề mà tôi luôn luôn suy nghĩ sao cho sự sắp xếp phù hợp với nội dung của chủ ñề, chủ ñiểm có thể giúp trẻ dễ dàng sử dụng chúng cho hoạt ñộng tích cực, chủ ñộng, ñộc lập của mình. Trước hết, căn cứ vào thực tế của lớp tôi sắp xếp ñồ chơi góc học tập cơ bản thành 3 nhóm: Toán - Văn học, chữ cái, môi trường xung quanh. Ở từng nhóm ñồ chơi cũng ñược sắp xếp khác nhau. Ví dụ: + Nhóm toán: ñồ dùng thường ñể trên giá với các ngăn nhỏ khác nhau trẻ dễ thấy, dễ sử dụng. + Nhóm môi trường xung quanh: sử dụng nhiều giỏ có tay xách ñựng các loại hột hạt, lô tô và thường ñể trực tiếp ở dưới ñể trẻ có thể quan sát ñược và chơi ngay với hệ thống các bảng phân loại. + Nhóm văn học - chữ cái: Đồ chơi có thể ñể luôn trên bàn (vở tập tô, bút...) ñể trẻ ngồi ngay trên bàn chơi. Với một không gian tuy còn nhỏ và hẹp nhưng tôi cũng ñã bố trí ñồ chơi ñể cho trẻ ñược hoạt ñộng theo nhóm hoặc cá nhân một cách phù hợp. 7 VD: Chọn góc khuất hơn ñể các ñồ chơi hoạt ñộng cá nhân và góc chính giữa ñể các ñổ chơi cho hoạt ñộng nhóm. Ngoài việc chuẩn bị ñồ chơi phù hợp thì việc sắp xếp, bày biện ñồ chơi cũng góp phần quan trọng tới việc thu hút trẻ chơi: Đồ chơi ñôi khi không khéo sẽ làm giảm hấp dẫn ñối với trẻ, cô giáo cần lưu ý xem những loại ñồ chơi nào ñể với nhau sẽ ñẹp mắt và kích thích trẻ. VD: Để nhằm mục ñích cho trẻ ôn luyện về hình dạng, tôi ñã xếp rất nhiều những ñồ chơi với các loại hình khác nhau tạo thành các mô hình ngôi nhà, con lật ñật... ñể thu hút sự chú ý của trẻ. Đồ chơi phải ñược sắp xếp vừa tầm mắt của trẻ ñể trẻ dễ tự sử dụng ñược và dễ sắp xếp lại sau khi chơi. Một cách tốt nhất ñể giới thiệu ñược ñồ chơi phục vụ cho các trò chơi ở góc học tập là cô giáo nên cho trẻ ngoài việc cùng cô làm ñồ chơi thì trẻ còn có thể tự bàn bạc ñể ñưa ra cách sắp xếp ñồ chơi phù hợp, trên cơ sở gợi ý của cô. Cô giáo nên có những chỗ ñể cố ñịnh từng loại ñồ dùng, ñồ chơi bằng cách cô dán ký hiệu vào giá ñồ chơi hoặc giỏ ñựng ñồ chơi. VD: Các hộp cài chuyên ñể ñựng bút ñược quy ñịnh bằng màu: hộp màu xanh ñựng bút chì ñen, hộp màu trắng ñựng bút chì màu. Hoặc các rổ nhựa ñỏ nhỏ hơn thì ñựng hột hạt, còn những rổ xanh to hơn ñựng lô tô, các giỏ mây thì ñựng thẻ số hoặc thẻ chữ cái... Cô hướng dẫn trẻ dùng hộp nhựa trong dễ nhìn ñể ñựng sỏi, còn các con cá ngựa thì dùng lưới mang buộc lại treo lên tường, vừa ñẹp mắt lại tiết kiệm diện tích sử dụng. KL: Chuẩn bị tốt ñồ dùng ñồ chơi và sắp xếp hợp lý ñồ dùng ñồ chơi trong góc học tập khác hẳn với các góc chơi khác nên cô giáo cũng cần phải xác ñịnh ñược cách tiếp cận sao cho hợp lý nhằm giúp trẻ nâng cao hiệu quả của giờ chơi. Nếu sự chuẩn bị môi trường tốt cộng với sự hướng dẫn của cô hợp lý thì trẻ ñược lôi cuốn tích cực vào các hoạt ñộng tìm hiểu,khám phá, học tập mà không chán. VD: Hướng dẫn trẻ chơi ghép ảnh thành bức tranh có nội dung giáo dục thì cô không nên làm mẫu ngay cách ghép mà cứ ñể tự trẻ thao tác một vài lần, cô chỉ gợi ý khi thật cần thiết bởi ở loại hình trò chơi này trẻ chắc chắn ñã ñược tiếp cận nhiều trên thực tế (ở gia ñình hoặc xem trên tivi...) Còn với loại trò chơi học tập: gôlicô thì loại này trẻ chỉ ñược thấy khi ở trường mầm non, là loại trò chơi tương ñối khó và ''trí tuệ''. Nếu cô không hướng dẫn thì trẻ khó có thể chơi ñược nên cô có thể dạy trẻ ngay. Với những trò chơi, ñồ chơi ñơn giản thì cô có thể hướng dẫn nhanh theo tập thể nhóm trẻ... VD: Chơi phân loại, chơi lô tô, chơi ghép ảnh, ghép tương ứng ghép chữ... 8 Còn với những trò chơi khó, yêu cầu sự tính toán hoặc kỹ năng phức tạp hay trò chơi áp dụng nhiều tính năng khác nhau thì cô nên dạy cho một vài trẻ 9 (nhanh nhẹn) thuần thục ñể cùng cô hướng dẫn bạn cùng chơi (cá ngựa, lôghicô...). Không chỉ hướng dẫn trẻ chơi ñơn thuần với ñồ chơi mà trong khi hướng dẫn tuỳ từng loại ñồ chơi khác nhau cô có thể hỏi trẻ xem ngoài cách chơi mà cô hướng dẫn ra thì trẻ còn phát hiện ra xem có cách chơi nào khác không? VD: Với trò chơi hái quả trẻ dùng quân xúc xắc ñổ theo thứ tự ñi l - 9 ai lên trước sẽ ñược hái quả, nhưng cô có thể gợi ý ñể trẻ có hình thức chơi khác ñó là: nếu ai ñổ xúc xắc với số nhỏ hơn (so với cái gì???) thì phải ñi lùi lại l bậc ñể cho trò chơi kéo dài hơn. 9 9 8 8 7 7 6 6 5 5 4 4 3 3 2 2 1 1 Khi hướng dẫn trẻ chơi cô giáo cần lưu ý tác ñộng ñúng lúc, ñúng thời ñiểm ñể tránh làm trẻ mất hứng thú. Để giúp trẻ hoạt ñộng tốt ở góc học tập thì ngoài việc tổ chức tốt về môi trường hoạt ñộng, giáo viên cần phải có sự hướng dẫn, tác ñộng hợp lý. Đây là những hoạt ñộng không thể thiếu trong việc tạo một góc học tập có hiệu quả. 4.1.3. Hướng dẫn trẻ tự làm ñồ chơi và chơi với ñồ chơi tự tạo Ngoài những ñồ dùng,ñồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở ñịa phương như: thùng cát tông, xốp, giấy báo, chai nhựa, hộp sữa chua, vải vụn, vỏ ngao sò ốc hến, ống chỉ, que tăm… Tất cả những nguyên vật liệu ñảm bảo an toàn tính mạng, không gây ñộc hại, không sắc nhọn, không nặng nề ñối với trẻ. Từ những nguyên vật liệu trên tôi làm ra rất nhiều ñồ chơi cho trẻ. 4.1.3.1 Tạo ñồ chơi bằng nguyên liệu giấy Cô hướng dẫn trẻ sử dụng nhiều loại giấy khác nhau như giấy màu, bìa cứng … ñể tạo những loto, gấp hình (hình tam giác, hình chữ nhật,..), gấp thuyền, máy bay, máy ảnh… Ví dụ: Khi học về hình dạng (hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông) cô yêu cầu trẻ gấp các hình ñã học bằng giấy. 10 Cô cũng có thể cho trẻ tự chuẩn bị ở nhà ñể mang ñến làm ở lớp theo chủ ñề cô ñã giao cho trẻ. 4.1.3.2 Tạo ñồ chơi bằng nguyên liệu thiên nhiên Cô cho trẻ sử dụng các nguyên liệu tự nhiên: rơm, lá khô, quả khô, các loại hạt, sỏi… Để dùng trong một số trò chơi học tập: tập ñếm, ghép hình, xếp hình,tạo nhóm theo số lượng nhiều hơn hoặc ít hơn… Những nguyên liệu ñấy có thể do cô chuẩn bị cho trẻ hoặc trẻ tự tìm và chuẩn bị ñể làm theo sáng tạo của trẻ. 11 4..1.3.3 Làm bộ sưu tập Tùy theo chủ ñề, tùy theo bài học cô cho trẻ làm những bộ sưu tập cá nhân và sưu tập theo nhóm. Trẻ có thể làm bộ sưu tập bằng cách: sưu tập qua tranh ảnh, sách báo hoặc sưu tập từ thiên nhiên. Cô có thể cho trẻ làm bộ sưu tập cá nhân ở lớp hoặc giao cho trẻ tìm kiếm ở nhà rồi mang ñến lớp làm. Ví dụ: + Ở chủ ñiểm thực vật, cô cho trẻ sưu tập các loại cây, quả, hạt + Ở chủ ñiểm ñộng vật, cô cho trẻ sưu tập các con vật, phân loại theo môi trường sống… + Chủ ñiểm giao thông cho trẻ sưu tập các phương tiện giao thông ñường thủy, ñường bộ, ñường sắt, ñường hàng không. Tranh ảnh các tình huống giao thông. + Khi học về hình dạng, cô cho trẻ tự cắt và dán các hình, hoặc cho trẻ tự tìm cắt, dán ñể so sánh ñộ cao thấp. + Chủ ñiểm nghề nghiệp cô cho trẻ sưu tập tranh ảnh về các nghề. 12 4.2. Các cách tổ chức cho trẻ chơi 4.2.1. Tổ chức cho trẻ chơi theo nhóm Làm thế nào ñể dạy trẻ biết cách chơi trong một nhóm bạn? - Giáo viên cần khuyến khích ở trẻ tính hợp tác, chia sẻ khi cùng bạn tham gia vào những hoạt ñộng chung khác nhau. Điều cơ bản là giúp trẻ có ñược vai trò nhất ñịnh trong các cuộc chơi chung, trong ñó trẻ cần giúp nhau ñể thành công. 13 - Giáo viên tổ chức các nhóm chơi: Giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho từng nhóm chơi, và yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian nhất ñịnh. Trẻ sẽ cùng nhau trao ñổi, suy nghĩ và cùng tìm ra ñáp án. Sau ñó cho trẻ tự tìm bạn chơi ñể kết nhóm với nhau và tự phân công công việc cho các nhóm và trong nhóm với nhau. Để trẻ biết cách sắp xếp và thương lượng khi chơi tập thể. 4.2.2 Tổ chức cho trẻ chơi theo hình thức ñóng vai - Khi trẻ ñi vào thế giới tưởng tượng và ñóng một vai trong ñó, trẻ sẽ ñược học cách cùng nhau làm việc ñể tạo ra thế giới kỳ thú này và tạo ra những thứ sẽ có trong thế giới tưởng tượng ñó của trẻ. Chơi ñóng vai trong góc học tập không chỉ giúp trẻ phát triển sự tưởng tượng của cá nhân, mà còn cho từng trẻ thấy ñược rằng khả năng tưởng tượng riêng của trẻ ñược hỗ trợ bởi khả năng tưởng tượng của bạn khác. - Giáo viên tổ chức cho trẻ chơi theo nhiều hình thức ñóng vai như ñóng vai lớp học, ñóng vai trong gia ñình, bạn học, anh chị em trong gia ñình….Cô sẽ cho trẻ bàn và giúp trẻ chọn vai chơi, nội dung chơi cho phù hợp với chủ ñề. Ví dụ: Chơi theo lớp học: Một trẻ sẽ ñóng vai cô giáo, các trẻ trong nhóm sẽ ñóng vai học sinh. Trẻ ñóng vai cô giáo sẽ giúp các bạn khác ôn lại kiến thức, ñưa ra các câu ñố cho các bạn học sinh. Cô sẽ cho trẻ bàn và giúp trẻ chọn vai chơi, nội dung chơi cho phù hợp với chủ ñề. 14 4.2.3 Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích - Cô giới thiệu góc học tập và những ñồ chơi trong góc học tập, gợi ý cho trẻ về chủ ñiểm và nội dung của chủ ñiểm nhánh trong tuần ñể trẻ tự tổ chức cách chơi theo ý tưởng của trẻ. - Cô ñưa ra gợi ý cho trẻ về các ý tưởng ở các góc chơi ñể cho trẻ tự lựa chọn và chơi theo ý thích của trẻ. 15 4.2.4. Liên kết với các nhóm khác Trong hoạt ñộng góc, trẻ không chỉ chơi trong một nhóm chơi hay một góc chơi nhất ñịnh mà có thể liên kết cùng với những nhóm chơi khác và góc chơi khác bằng các hình thức chơi khác nhau. Ví dụ: Trò chơi lớp học “Tập làm cô giáo”, thi xem ñội nào nhanh hơn…. 16 5. Thực nghiệm sư phạm 5.1. Đối tượng thực nghiệm Nhằm kiểm nghiệm lại kết quả trên trẻ sau một quá trình áp dụng sáng kiến, tôi ñã chọn 20 trẻ làm thực nghiệm , ñây là những trẻ tương ñối ñồng ñều về mặt thể chất cũng như khả năng nhận thức, các em ñược chia ra làm 2 nhóm mỗi nhóm 10 trẻ, nhóm 1 là nhóm thực nghiệm (áp dụng giảng dạy theo ý tưởng ñề xuất trên), nhóm 2 là nhóm ñối chứng (giảng dạy theo phương pháp truyền thống) 5.2. Nội dung thực nghiệm Khi học về chủ ñề thế giới ñộng vật, tôi ñã tạo 2 góc học tập khác nhau và áp dụng hai cách hướng dẫn trẻ khác nhau. Nhóm 2 - nhóm ñối chứng Nhóm 1- nhóm thực nghiệm - Chuẩn bị ñầy ñủ ñồ dùng, ñồ chơi, sắp xếp hợp lý, thuận tiện, kích thích trẻ hoạt ñộng. - Đồ chơi phù hợp, nhiều tác dụng giúp trẻ tích cực khám phá tìm tòi… - Cô hướng dẫn trẻ ñúng lúc, ñúng thời ñiểm, ñúng ñối tượng, phát huy ñược khả năng tìm tòi sáng tạo của trẻ. - Chuẩn bị một số ñồ dùng cho trẻ, sắp xếp theo khuôn mẫu, tiện cho thao tác của cô khi sắp xếp. - Đồ dùng, ñồ chơi không có sự chọn lọc kỹ càng. - Hướng dẫn trẻ theo chủ ý của cô, nghĩa là hướng dẫn tất cả các trò chơi cho trẻ chơi. Kết quả thực nghiệm như sau: Nội dung Sự tập trung chú ý, hứng thú khi chơi. Khả năng khám phá, tìm tòi, sáng tạo Đạt kết quả trên trẻ khi chơi 17 Nhóm ñối chứng Nhóm thực nghiệm 45% 30% 25% 90% 95% 90% Biểu ñồ thể hiện kết quả 100% 95% 90% 90% 80% 60% 45% 40% 30% 25% 20% 0% Sự tập trung chú ý, hứng thú khi chơi. Khả năng khám phá, tìm tòi, sáng tạo Đạt kết quả trên trẻ khi chơi Cách dạy thông thường Cách dạy mới Kết luận: Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên cùng với sự chỉ ñạo của ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ góp ý của các bạn ñồng nghieepjtrong nhóm lớp, trong trường qua các buổi dự giờ. Lớp học của tôi ñã thu hoạch ñược những kết quả như sau. Đối với giáo viên: nắm chác nội dung, phương pháp tổ chức một giờ hoạt ñộng góc cho trẻ ñặc biệt là góc học tạp. Cô có thể cho trẻ liên kết góc học tập với các nhóm khác tạo sự mới lạ cho góc học tập. Có nhiều kinh nghiêm trong việc lựa chon ñồ chơi cho trẻ chơi ở góc học tập. Nâng cao tay nghề làm ñồ chơi tự tạo cho trẻ. Đối với trẻ: trẻ có sự tiếp thu mạnh dạn hơn, sử dụng ñồ chơi khéo léo hơn, biết tạo tạo nhiều sản phẩm ñẹp hơn, và có nhiều sáng tạo trong việc sử dụng ñồ chơi vào mục ñích hoạt ñộng của góc học tập. Trẻ biết cách tổ chức những trò chơi trong góc học tập sáng tạo không lặp lại và hứng thú khi tham gia vaog góc học tập. Như vậy qua các biện pháp ñã áp dụng tôi thấy trẻ thực sự hoạt ñộng có hiệu quả ở góc học tập. 18 III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Việc tổ chức cho trẻ chơi ở góc học tập thường rất khó gây hứng thú cho trẻ vì vậy việc sưu tầm, tự tạo các trò chơi mới là rất cần thiết bởi lẽ: - Các trò chơi phải mang nội dung phù hợp với các chủ ñề mà vẫn gần gũi với trẻ. - Các trò chơi hấp dẫn và thu hút trẻ, vì vậy trẻ tích cực, hứng thú tham gia vào các hoạt ñộng hơn. - Khi tham gia vào các trò chơi, trẻ không những ñược phát triển tư duy, ngôn ngữ mà còn ñược rèn luyện thêm các tố chất thể lực cũng như mở rộng thêm vốn kiến thức về môi trường xung quanh. - Đặc biệt cho trẻ làm quen với những trò chơi trong góc học tập có ý nghĩa rất lớn ñối với sự phát triển của trẻ. Bởi vì khi tham gia vào trò chơi ñòi hỏi não bộ phải hoạt ñộng tích cực, khả năng ghi nhớ, tìm ra những cách thức mới trong khi hoạt ñộng vui chơi và tăng cường sự phát triển nhận thức, hoạt ñộng tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ. Dưới ñây là một số bài học kinh nghiệm: - Góc chơi học tập là một góc chơi quan trọng nó giúp trẻ cũng cố kiến thức, phát triển tư duy, nhận thức cho trẻ. Tuy nhiên trẻ thường không thích góc chơi này. Chính vì vậy giáo viên cần thường xuyên tổ chức cho trẻ tham gia hoạt ñộng và tạo ñiều kiện cho trẻ tham gia một cách hứng thú. Ở góc chơi này giáo viên phải ñầu tư nhiều, sáng tạo nhiều ñồ dùng, ñồ chơi ñẹp, hấp dẫn, thường xuyên thay ñổi các hình thức chơi, khuyến khích trẻ chơi thông qua lời giới thiệu và hướng dẫn của cô tạo môi trường hoạt ñộng tích cực, khơi gợi những ý tưởng ở trẻ, ñộng viên khuyến khích những sáng tạo của trẻ ñể tránh nhàm chán cho trẻ. - Cần ñưa trẻ ñến gần hơn với cuộc sống với thiên nhiên ñể hình thành ở trẻ một góc nhìn. Điều này giúp trẻ có những nhận thức ñầy ñủ và chân thực với thế giới xung quanh, giúp trẻ dễ dàng vận dụng vào quá trình vui chơi ở góc học tập - Đối với giáo viên phải tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình ñộ chuyên môn, tăng cường học hỏi ñể có thể tổ chức hoạt ñộng cho trẻ tốt nhất.thống nhất phương pháp dạy giữa giáo viên trong lớp, thường xuyên trao ñổi kết hợp chặt chẽ với phụ huynh trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ. - Giáo viên cần phải tạo ñiều kiện, tình huống gần nhất trong cuộc sống cho trẻ tham gia vào các hoạt ñộng một ngày trong trường mầm non. Tạo ñiều kiện cho trẻ thường xuyên tham gia vào các hoạt ñộng tập thể: trong học tập ,vui chơi, lao ñộng, các hoạt ñộng nội ngoại khóa ñể trẻ có nhiều kĩ năng giao tiếp ứng xử. 2. Khuyến nghị - Ban giám hiệu tiếp tục tạo ñiều kiện cho giáo viên trong trường ñược ñi kiến tập, tham quan, dự các lớp tập huấn ñể giáo viên có cơ hội học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm tổ chức các hoạt ñộng học tập và vui chơi cho trẻ. 19 - Đầu tư kinh phí, thời gian ñồng thời hướng dẫn, khuyến khích giáo viên tích cực nghiên cứu, sáng tạo thêm nhiều học liệu mới, nhiều hoạt ñộng mới, hấp dẫn trẻ và có hiệu quả ñể phục vụ cho công tác giáo dục trẻ. Xin chân thành cảm ơn ! Cầu Giấy, ngày 10 tháng 04 năm 2012 XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Tôi xin cam ñoan ñây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Chu Thị Minh Hợp 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan