Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh n...

Tài liệu Skkn một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non

.DOCX
27
1
112

Mô tả:

1 CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng xét duyệt sáng kiến kinh nghiệm Trường MN Bột Xuyên Họ và tên Ngày Nơi công tác Chức Trình độ tháng danh chuyên năm sinh môn Trịnh Thị Trường MN 21/05/1984 Hà Bột Xuyên Tên sáng kiến Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ Giáo Đại học sư năng nhận biết và viên phạm phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non. - Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Mẫu giáo - Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 15/9/2020 - Mô tả bản chất của sáng kiến: Việc giáo dục trẻ trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3 - 4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...” để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp trên trẻ 3 - 4 lớp C1 do tôi phụ trách năm học 2020 – 2021 Tôi luôn ý thức được tầm quan trọng của việc cung cấp, mở rộng vốn hiểu biết cho trẻ về giáo dục cho trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn . Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp để làm sao đưa ra phương pháp dạy, giúp trẻ lĩnh hội được kiến thức một cách có hiệu quả nhất. Cụ thể được thể hiện qua các giải pháp sau: 2 + Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi: + Biện pháp 2: Sáng tác một số trò chơi, câu truyện, bài thơ, đồng dao để giúp trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn + Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. + Biện pháp 4: Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến các bậc phụ huynh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. - Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Ban giám hiệu nhà trường tham nưu với lãnh đạo địa phương tạo điều kiện về cơ sở vật chất để trẻ có môi trường hoạt động tốt nhất nhằm phát huy khả năng của trẻ. Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên, tìm hiểu nâng cao kiến thức, kĩ năng về các phương pháp hướng dẫn trẻ nhận biết bà phòng tránh 1 số nguy cơ không an toàn trong trường mầm non, đồng thời tổ chức các hoạt động để học hỏi đồng nghiệp, rút ra kinh nghiệm lẫn nhau từ đó có phương pháp giáo dục tối ưu nhất, đạt hiệu quả cao nhất. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến: Qua gần một năm nghiên cứu, áp dụng “ Một số biện pháp dạy trẻ 3-4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn”, bản thân tôi đã thu được một số kết quả đáng khích lệ như sau: * Đối với giáo viên: - Giáo viên có kinh nghiệm trong việc lựa chọn và dạy các kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi và nhận thức của trẻ. - Tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, linh hoạt trong các hình thức tổ chức đạt hiệu quả. - Tạo mọi điều kiện tốt nhất, gần gũi với trẻ và trao đổi với phụ huynh để phát triển các kỹ năng sống cho trẻ. * Đối với cha mẹ học sinh: - Các bậc cha mẹ đã có thói quen lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn, bố mẹ đã biết thể hiện sự quan tâm đúng mực. Liên kết, phối hợp chặt chẽ với cô giáo trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, thường xuyên trao đổi với giáo viên bằng nhiều hình thức trực tiếp, gián tiến hoặc thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp. - Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la mắng trẻ. Nhiều cha mẹ đã cho con tham gia các lớp năng khiếu phù hợp với 3 khả năng của trẻ và nhiều bậc phụ huynh đã thể hiện sự hài lòng về cách dạy của các cô và nhận thức của con mình. - Cha mẹ đã hoàn toàn tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, tỏ thái độ thân thiện với cô luôn ủng hộ những kế hoạch, hoạt động của lớp, của trường. * Đối với trẻ: - Với những những biện pháp cô đưa ra, trẻ nhận thức rất nhanh và biết cách sử lý các tình huống trong cuộc sống. - Trẻ mạnh dạn, tự tin. Biết một số tình huống có thể xảy ra với mình trong cuộc sống và biết cách phòng chống khi cần. - Thông qua việc trẻ được thảo luận, suy nghĩ tìm ra cách giải quyết đã giúp trẻ phát triển được các kỹ năng phán đoán, suy luận, biết đưa ra quyết định của mình. Mỹ Đức, ngày 25 tháng 4 năm 2021 Người nộp đơn Trịnh Thị Hà 4 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài. Xã hội hiện đại mang đến cho cuộc sống con người nhiều tiện ích, sự thoải mái nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, đặc biệt là đối với con trẻ. Điều này đòi hỏi mỗi trẻ đều phải có những kỹ năng để xử lý cũng như bảo vệ chính bản thân mình. Ngay khi trẻ sinh ra, bố mẹ đã cố gắng tạo ra môi trường an toàn cho trẻ. Giai đoạn trẻ bước đi thành thạo và làm chủ được những hoạt động của mình: chạy, nhảy,..việc hướng cho trẻ những việc an toàn và không an toàn bắt đầu hình thành. Theo thời gian, những kỹ năng ấy ngày càng nhiều thêm bởi tính tò mò và khả năng làm chủ hành động của trẻ. Bất cứ một sự vật nào hiện ra đều trở thành một đề tài thu hút đối với trẻ. Đó được coi là cơ hội để mở rộng kiến thức nhưng đồng thời cũng có thể là mối nguy hại khôn lường đối với trẻ. Việc trang bị cho trẻ những kỹ năng bảo vệ bản thân sẽ giúp trẻ có thể an toàn hơn và tự tin hơn để khám phá cuộc sống muôn màu. Việc giáo dục trẻ trẻ nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ là một vấn đề đang được ngành Giáo dục mầm non rất quan tâm. Giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết các nguy cơ không an toàn và hướng dẫn trẻ kỹ năng phòng tránh cũng là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có kinh nghiệm sống để tự bảo vệ mình. Giáo dục trẻ nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ nên ở mọi lúc, mọi nơi, không những ở trường mà cả ở nhà. Bên cạnh đó ở giai đoạn 3- 4 tuổi trẻ còn trải qua thời kì “khủng hoảng tuổi lên 3”, trẻ bắt đầu ý thức về những khả năng của chính mình và nảy sinh nguyện vọng mình làm nhiều thứ để chứng tỏ là mình làm đúng và làm được. Trẻ 3 - 4 tuổi kĩ năng nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn còn kém so với các độ tuổi khác nên khả năng gặp phải những nguy cơ không an toàn là rất cao. Chính vì vậy tôi mạnh dạn chọn đề tài“ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...”để nghiên cứu và áp dụng trực tiếp trên trẻ 3 - 4 lớp C1 do tôi phụ trách năm học 2020-2021. 2. Mục đích nghiên cứu: - Tôi chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...”nhằm giúp trẻ phát triển khả năng nhận biết linh họat, biết cách phòng tránh những nguy hiểm, giúp trẻ nhanh nhạy, biết vận động nhận thức cũng như phản xạ nhanh để tránh được những nguy hiểm. 3. Thời gian nghiên cứu đề tài - Với đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...” tôi đã 5 nghiên cứu từ tháng 9 năm 2020 và áp dụng thực hiện từ tháng 9 năm 2020 đến tháng 4 năm 2021. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi (Lớp C1 trường Mầm non Bột Xuyên). 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu 26 trẻ mẫu giáo bé C1 tại trường mầm non Bột Xuyên nơi tôi công tác để giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non trong năm học 2020 2021. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở lý luận: Giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn là giáo dục trẻ nhận thức những việc nên làm và không nên làm trước những nguy cơ có thể gây nguy hiểm, xây dựng những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực giúp trẻ có được những nhận thức, kiến thức, hành vi, thái độ, kỹ năng thích hợp. Những gì mà trẻ lĩnh hội được trong những năm tháng đầu đời sẽ theo trẻ suốt cuộc đời, vì thế nên xây dựng thói quen tốt, kỹ năng cơ bản cho trẻ từ sớm. Giáo dục kỹ năng cho trẻ đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo bé dạy nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ ngay từ khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, biết cách phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên. Từ đó trẻ học hỏi và làm giàu có thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm cũng như các kỹ năng của bản thân. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi những lúng túng, những sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù hợp sẽ giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Môi trường sống của trẻ ở gia đình và môi trường học tập vui chơi của trẻ ở nhà trường là nơi mà trẻ luôn được tiếp cận, không phải lúc nào người lớn cũng có thể ở bên bảo vệ, bao bọc con suốt 24 giờ mỗi ngày. Vì vậy trẻ mẫu giáo bé 3 - 4 tuổi phải được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn để trẻ được phát triển toàn diện. Để làm được việc đó thì cần phải có thời gian, có biện pháp, thường xuyên luyện tập cho trẻ với sự cộng tác của người lớn và bạn bè. 6 Với những lý do trên, là giáo viên trực tiếp giảng dạy trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...” để làm đề tài nghiên cứu. 2. Cơ sở thực tiễn: 2. 1. Thực trạng vấn đề: Qua nhiều năm giảng dạy trẻ tôi thấy trẻ 3 – 4 tuổi còn chưa có kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn. Khả năng phòng tránh những nguy hiểm với xung quanh còn hạn chế. Trẻ còn thiếu kỹ năng vẫn còn thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy hiểm, không biết cách bảo vệ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ. Giáo viên còn chưa chú ý nhiều đến việc những kỹ năng cho trẻ và chưa thường xuyên trò chuyện với từng trẻ để phát triển các kỹ năng sống trong thực tế. Do chương trình dạy trẻ kỹ năng sống lồng ghép trong các hoạt động khác nên trẻ chưa có nhiều cơ hội để thực hành tình huống. Một tiết học diễn ra khoảng 20 - 25 phút nên giáo viên chưa có nhiều cơ hội để cung cấp nhiều kỹ năng sống cho trẻ. Từ thực trạng trên tôi luôn suy nghĩ và trăn trở mình phải làm gì để giúp trẻ nhận biết và phòng tránh nguy hiểm cho trẻ được tốt hơn. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp giáo dục trẻ 3 - 4 tuổi kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn trong trường mầm non...”. Năm học 2020-2021 tôi được nhà trường phân công dạy lớp MGB 3-4 tuổi với số cháu là 26 trẻ. Trong quá trình thực hiện đề tài tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2. Thuận lợi: - Được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học cho giáo viên và học sinh. + Tạo điều kiện về trang thiết bị dụng cụ, đồ dùng dạy học để giáo viên hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. + Cho tôi được đi học lớp bồi dưỡng về một số kỹ năng sống để giúp trẻ làm quen với một số kỹ năng trong cuộc sống mà trẻ hay gặp phải. + Dự kiến tập một số kỹ năng sống ở một số trường điểm, học hỏi kinh nghiệm của chị em đồng nghiệp. Giáo viên được quán triệt, tiếp thu, bồi dưỡng một số nội dung dạy kỹ năng sống cho trẻ. Bản thân tôi có nhiều năm kinh nghiệm dạy lớp mẫu giáo 3- 4 tuổi ( Tổ phó tổ 3 - 4 tuổi) luôn có tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ, luôn quan sát, nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, thói quen của trẻ trong lớp. 7 Được phụ huynh ủng hộ luôn quan tâm tới các con và thường xuyên trao đổi thông tin với các cô giáo. Là một giáo viên lâu năm tôi vẫn không ngừng học hỏi những kinh nghiệm thực tế, nhưng không tránh khỏi những khó khăn trong công tác giảng dạy. Vì thế, bên cạnh việc học hỏi các kinh nghiệm của các chị em trong trường mà tôi còn tìm tòi những kinh nghiệm qua sách báo, qua Internet và không ngừng học hỏi những kinh nghiệm của các trường bạn để tự trau dồi kiến thức cho mình từ đó có những biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 2.3. Khó khăn: Trong lớp có một số trẻ chưa qua lớp nhà trẻ. Trong lớp có 1 trẻ nhận thức kém. Trẻ được cha mẹ nuông chiều, không có tính tự lập, ít quan tâm với môi trường xung quanh. Một số phụ huynh trong lớp ít có điều kiê ̣n quan tâm đến con cái, trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin khi giao tiếp với cô và các bạn. Nhiều gia đình do ít con nên chiều chuộng và dẫn đến trẻ ngại hoạt động và luôn có tính ỷ lại vào người khác. Một số trẻ ngôn ngữ, vốn từ còn hạn chế, trẻ nói chưa đủ câu, nói còn ngọng, nói lắp, kỹ năng sống của trẻ còn nghèo nàn, trẻ chưa mạnh dạn, chưa biết cách xử lý một số tình huống. Đồ dùng dạy kỹ năng sống còn chưa phong phú, môi trường học tập chật hẹp chưa kích thích được sự tò mò, tìm tòi và khám phá. Qua điều tra thực tế vốn kỹ năng sống của trẻ trong lớp, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện như sau: Bảng khảo sát trẻ đầu năm học STT NỘI DUNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ Đạt Chưa đạt Trẻ biết nói không khi có người lạ đến đón. 16/26 10/26 Biết nói không khi có người lạ cho quà, 1 = 61% = 39% bánh, rủ đi chơi. Trẻ không đến gần những đồ dùng gây bỏng: súng bắn keo, nồi cháo, nồi canh, 19/26 7/26 2 phích nước, bếp đang đun…không chạm = 73% = 27% tay vào các ổ điện, nguồn điện. … Khi ăn cơm, kẹo, các loại quả có hạt… 15/26 11/26 3 không cười, đùa. = 58% = 42% 4 Không sử dụng các đồ dùng, vật dụng sắc 20/26 6/26 nhọn. Không cho các đồ vật nhỏ vào = 77% = 23% 8 5 6 miệng, mũi,tai Không tự ý lấy thuốc uống. Không leo trèo bàn, ghế, lan can… 21/26 = 81% 17/26 = 65% 5/26 = 19% 9/26 = 35% Không đi, chạy nhảy vào chỗ có nước trơn. 18/26 8/26 7 Biết tránh các nơi nguy hiểm (ao, hồ, giếng = 70% = 30% nước, hố vôi…) khi được nhắc nhở 3. Các biện pháp: Từ những lý do thực tế về nguy cơ không an toàn đối với trẻ nêu trên, tôi đã không ngừng học hỏi tìm tòi và đã tìm ra một số biện pháp cụ thể như sau: *Biện pháp 1: Lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi: - Việc lựa chọn nội dung dạy trẻ kỹ năng để nhận biết và phòng tránh nguy hiểm phù hợp với độ tuổi là một điều quan trọng trong quá trình thực hiện Chương trình giáo dục trẻ. Bởi vì khi lựa chọn được nội dung phù hợp thì trẻ sẽ dễ tiếp thu kiến thức với nội dung làm trẻ hứng thú hơn trong hoạt động. Giáo viên thiết kế các hoạt động dễ dàng hơn. Bản thân tôi trong quá trình nghiên cứu Chương trình giáo dục mầm non, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi 3-4 tuổi và cùng đồng nghiệp xây dựng phiên chế thì tôi thấy việc đưa các nội dung giáo dục về an toàn cần phù hợp với độ tuổi. Thời gian tổ chức của nội dung phù hợp với độ tuổi không quá dài, không quá ngắn, nó đảm bảo các yêu cầu và mức độ nhận thức của trẻ. Qua đó,trẻ biết những hành động, những vật dụng nguy hiểm tới tính mạng và cách phòng tránh. Biết một số trường hợp khẩn cấp và gọi người giúp đỡ. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi, phiên chế chương trình, tôi đã lựa chọn những nội dung giáo dục để xây dựng kế hoạch dạy theo các tháng như sau: Kế hoạch Nội dung giáo dục Mục đích giáo dục - Bé làm gì khi có người - Trẻ biết nói không khi có người lạ lạ đến đón? đến đón về. - Những điều cần tránh - Trẻ biết không được cười đùa nói Tháng 9 khi ăn. chuyện trong khi ăn, uống, hoặc khi ăn các loại quả có hạt... - Đồ dùng gia đình nào - Trẻ nhận biết được những loại đồ an toàn, không an toàn? dùng an toàn và những loại đồ dùng - Trẻ nhận biết các vật không an toàn với bản thân. Tháng 10 gây hóc sặc. - Trẻ biết các vật gây hóc sặc và tránh xa các vật đó. 9 Tháng 11 Tháng 12 Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 - Nhận biết các ký hiệu thông thường: WC, cấm lửa, cấm sờ vào ổ điện. - Biết tránh các vật nguy hiểm: vật sắc nhọn. - Bé có thể nhờ sự giúp đỡ từ ai? - Trẻ biết được một số kí hiệu thông thường để không sờ vào những nơi có lửa hay ở điện. - Trẻ biết tránh xa các vật sắc nhọn. - Trẻ biết nhờ đến sự trợ giúp của chú công an khi đi lạc đường, đi lạc ở siêu thị thì có thể nhờ chú bảo vệ, của cô giáo khi bé cần dùng dao, kéo hoặc những đồ vật quá cao.... - Làm gì khi ở gần bể - Trẻ biết tránh xa những nơi đó, nước, ao, hồ, sông? không chạy nhảy, đùa nghịch quanh khu vực có chứa nước. - Phòng ngừa chó cắn, - Trẻ biết thói quen xin phép trước mèo cào. khi tiếp xúc với chó, mèo. Không tiến lại gần, nếu con chó, mèo đó đang ăn, bị xích. - Những lưu ý với các Nếu con chó gầm gừ hay đuổi theo, vật gây bỏng hãy đứng im và 2 tay bắt chéo trước ngực. - Trẻ nhận biết các vật gây bỏng. Biết kêu người lớn giúp đỡ khi cần Khi đi chơi bé cần nhớ những gì? - Không nhận quà bánh của người lạ. - Luôn nắm chặt tay bố mẹ, người lớn. Không đi theo hoặc nhận quà từ người lạ. - Trẻ biết trả lời “ không” khi có người không quen mời mình uống nước, ăn kẹo, ăn bánh. Nếu muốn ăn, uống, cầm thứ gì từ một người lạ, bé phải hỏi ý kiến bố mẹ trước. - Những điều lưu ý khi - Trẻ biết khi ra vườn chơi phải đi ra vườn. dép hoặc giày, không chạm vào các con côn trùng đậu trên hoa... - Những lưu ý khi ở độ - Trẻ biết khi lên xuống cầu thang cao 10 không được đùa nghịch,đùn đẩy bạn. Không được trèo lan can. - Bé bảo vệ mình khi - Trẻ biết khi trời nắng phải đội mũ, thời tiết nắng hoặc mưa. nón, đeo khẩu trang, mặc quần áo dài tay khi ra đường. Trời mưa phải - Trẻ không tự ý lấy mặc áo mưa, che ô.Không ra nắng Tháng 4 thuốc uống. hoặc mưa chơi. - Trẻ biết không được tự ý lấy thuốc uống. Cần có người lớn cho phép. - Bé làm gì khi bị lạc? - Khi ở trường nơi bé học, bé tìm tới bác bảo vệ hoặc cô giáo của bé. - Khi ở ngoài trường, trẻ biết dừng lại, đứng yên và nhìn xung quanh, nếu không thấy bố hoặc mẹ, quay lại và đi thẳng tìm đến những người Tháng 5 - Bé làm gì khi bị xâm có mặc đồng phục, đeo bảng tên(chú công an, bảo vệ...) hại? - Trẻ biết kêu người lớn giúp đỡ khi bị xâm hại. Biết tránh xa với người lạ, không cho người lạ sờ vào người. Sau khi lựa chọn các nội trong tháng tôi thiết kế các hoạt động để triển khai dạy trẻ, có những nội dung phù hợp với việc lồng ghép trong các hoạt động học, có nội dung được đưa vào hoạt động ngoài trời. Nhưng cũng có nội dung được tổ chức thành các hoạt động riêng biệt trong các buổi chiều. Từ sự lựa chọn theo lịch trình trên sẽ giúp giáo viên dễ dàng hơn trong việc tuyên truyền tới phụ huynh về các cách phối hợp dạy trẻ kỹ năng sống cần thiết. Tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường để hình thành thói quen và các phẩm chất nhân cách tốt ở trẻ. Trò chơi: "Tôi hỏi bạn trả lời " là trò chơi mà trẻ lớp tôi rất hứng thú Cách chơi: Cô sẽ đưa ra 1 số tình huống và hỏi trẻ ví dụ: Khi gặp người lạ cho con quà và tiến gần đến bên con con sẽ làm gì? (Hình ảnh 1) Khi đó trẻ sẽ lựa chọn quyền trẻ lời bằng cách rung sắc xô và trả lời, sau mỗi câu trả lời đúng trẻ sẽ được 1 miếng stick dán tay. Công tác giáo dục kỹ năng sống để phòng ngừa những trường hợp nguy cơ có thể xảy ra là rất yếu và rất thiếu trong thực trạng hiện nay. Nếu như các con biết cách xử lý, biết ai là người được phép tiến gần, ai là người không được 11 phép tiến gần hoặc ai là những người động chạm vào vùng kín trên cơ thể là những vùng như thế nào. Nếu như chỉ như vậy thì các con đã được biết rất là nhiều và có thể phòng tránh rất nhiều nguy cơ xấu có thể xảy ra. Một lần nữa chúng ta, qua những trường hợp thực tế vừa rồi mới thấy rằng công tác giáo dục kỹ năng sống để phòng ngừa cho cả phụ huynh và các con là rất cần thiết. Qua việc lựa chọn nội dung phù hợp với độ tuổi cho trẻ đặc biệt là nội dung giáo dục và các bài tập thực hành tôi thấy được hiệu quả rõ rệt. Trẻ lớp tôi rất thích được chơi qua các bài thực hành ở các giờ hoạt động chiều. Qua đó trẻ sẽ được giáo dục kỹ năng nhận biết và phòng tranh nguy cơ không an toàn một cách liền mạch giữa các tháng một cách cụ thể nội dung giáo dục sẽ nâng cao mức độ lên dần nhưng vẫn phù hợp với trẻ một cách hợp lí nhất. * Biện pháp 2: Sáng tác một số trò chơi, câu truyện, bài thơ, đồng dao để giúp trẻ nhận biết và và phòng tránh các nguy cơ không an toàn a. Sáng tác trò chơi: Qua thực tiễn tôi nhận thấy nếu dạy trẻ về các nguy cơ và chỉ “thực hành miệng” các cách phòng tránh, các cách hoạt động an toàn thì nhiều khi trẻ sẽ không hình dung ra được. Và tôi nhận thấy trò chơi, các bài thơ, câu truyện đem lại hiệu quả rất tốt trong việc giáo dục trẻ, giúp trẻ nhận biết một cách dễ dàng nhất, dễ hiểu nhất, giáo viên sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi truyền đạt kiến thức. Với đặc điểm của trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo bé với khả năng tập trung và nhận thức chưa cao mà đối với trẻ thì hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ“ học bằng chơi, chơi mà học” nên tôi nhận thấy người giáo viên có thể truyền đạt kiến thức đến trẻ một cách dễ dàng và đơn giản nhất đó là thông qua các trò chơi. Tôi đã sáng tác một số trò chơi đơn giản nhằm giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động và có thể nhận biết, phòng tránh một số nguy cơ không an toàn một cách dễ dàng nhất. Nội dung trò chơi về nhận biết phòng tránh nguy cơ không an toàn, thông qua hoạt động với máy tính, tranh ảnh, lôtô. Tôi đã triển khai tổ chức thực hiện trên 100% trẻ tại lớp và đạt được kết quả tốt. Với các trò chơi này tôi tổ chức trong phần trò chơi ôn luyện các giờ học khám phá, giờ hoạt động chiều để góp phần giáo dục trẻ một cách hiệu quả nhất. Trò chơi 1: “ Bước nhảy thông minh”. Cách chơi: Cô cho trẻ đứng tự do quanh lớp, khi cô giơ hình ảnh về các loại đồ dùng thì trẻ phải quan sát, gọi tên đồ dùng đó. Nếu là đồ dùng không an toàn thì trẻ phải nhảy vào ô màu đỏ, nếu là đồ dùng an toàn thì trẻ nhảy vào ô màu xanh. 12 Luật chơi: Trẻ nào nhận biết sai và nhảy nhầm ô sẽ là người thua cuộc, sẽ phải nhảy lò cò quanh lớp. Kết quả: 97% trẻ nhận biết được các đồ vật: cái kéo, con dao, cái dĩa, que nhọn… là đồ dùng gây nguy hiểm cho trẻ. (Hình ảnh 2) Trò chơi 2: “ Ngôi sao kì diệu” Cách chơi: Trên màn hình thiết kế 6 ngôi sao, và chia số trẻ làm 3 đội. Nhiệm vụ của các đội là lần lượt chọn ngôi sao, mỗi ngôi sao mở ra các đội phải quan sát và phân biệt đồ dùng, địa điểm, hành vi an toàn và không an toàn đối với trẻ. Thời gian là 1 đoạn nhạc, khi kết thúc, các đội phải nhanh tay lắc xắc xô và trả lời câu hỏi. Luật chơi: Đội nào lắc xắc xô trước khi có hiệu lệnh sẽ không được trả lời và nhường quyền trả lời cho bạn khác. Kết quả: 100% trẻ nhận biết và chọn đúng (Hình ảnh 3) Trò chơi 3: Bé hành động đúng Mục đích: Giúp trẻ nhận biết và chọn đúng một số hành vi gây nguy hiểm cho trẻ: leo trèo bàn ghế, leo lan can, đẩy nhau, nghịch các vật sắc nhọn… Chuẩn bị: Trò chơi trên máy tính, nhạc, xắc xô. Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi theo 3 đội và giới thiệu cách chơi, luật chơi. Trên màn hình sẽ xuất hiện hình ảnh một số hành vi an toàn và không an toàn với trẻ. Nhiệm vụ của các đội là quan sát, suy nghĩ trong thời gian 1 bản nhạc và lắc xắc xô thật nhanh. Đội nào lắc xắc xô trước sẽ dành quyền trả lời và lên kích chuột vào hình ảnh hành vi không an toàn. Luật chơi: Nếu chọn đúng sẽ được thưởng 1 tràng pháo tay. Chọn sai sẽ dành quyền chơi cho đội khác. Kết quả: 100% trẻ nhận biết đúng hành vi gây nguy hiểm cho trẻ. b. Sáng tác các bài thơ, câu chuyện: Xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ mầm non là rất thích nghe kể chuyện, đọc thơ. Nội dung các câu chuyện, bài thơ thường để lại ấn tượng cho trẻ khó phai mờ. Chính vì vậy tôi đã sáng tác một số bài thơ, câu chuyện lồng vào đó các tình huống để giáo dục trẻ. Giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú, tự nguyện. Với đặc thù trẻ đang sống ở nông thôn, vì vậy việc giáo dục trẻ tránh xa ao, hồ, hồ nước nguy hiểm mà môi trường sống của trẻ hay gặp. Thì nhà vệ sinh cũng nhiều tình huống có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, tôi đưa ra những tình huống để dạy trẻ cách sử dụng an toàn trong phòng tắm bằng cách đưa vào câu chuyện để trẻ rút ra bài học kinh nghiệm cho mình: 13 CHUYỆN : TRONG PHÒNG TẮM . Hôm nay, trời rất nóng. Vừa về đến nhà Nam đã giục mẹ : - Mẹ ơi, con nóng quá, cho con đi tắm. Mẹ nhắc: - Con ngồi một tí cho ráo mồ hôi đã rồi hãy vào tắm nếu không sẽ dễ bị cảm đấy! Nam ngồi ở quạt cho đỡ mồ hôi rồi vào tắm .Mẹ lấy ghế cho Nam ngồi rồi nhẹ nhàng xả nước gội đầu cho Nam. Gội đầu xong mẹ bảo: - Con ngồi đây kì cọ cho sạch đi nhé, mẹ ra cắm nồi cơm rồi mẹ vào tắm cho, con cẩn thận sàn nhà trơn lắm đấy! Mẹ ra rồi, Nam thích thú đùa nghịch với dòng nước mát. Cu cậu vặn nước rồi đùa nghịch với dòng nước. Hứng trí cậu còn đứng lên nhảy nhót vừa té nước vừa cười khanh khách. Bỗng “ Oạch” Nam bị trượt chân ngã đầu đập xuống nền đau điếng. Nam khóc ầm lên gọi mẹ. Mẹ vội vàng chạy vào đỡ Nam dậy, xem xét xem Nam có sao không. May mà chỉ hơi sưng. Mẹ nói : - Mẹ đã nhắc con phải cẩn thận rồi mà, sàn nhà tắm khi có nước vào sẽ rất trơn, nếu không cẩn thận sẽ bị ngã rất nguy hiểm. lần sau khi tắm con phải cẩn thận , đứng tại chỗ hoặc ngồi xuống ghế con nhớ chưa nào? - Vâng ạ! Từ đấy, mỗi khi đi tắm Nam luôn lấy ghế ngồi , không bao giờ đùa nghịch trong nhà tắm nữa. Qua câu chuyện tôi giúp trẻ rút ra bài học:Sàn nhà tắm rất trơn, tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã . Bên cạnh đó tôi còn đưa ra những tình huống khác đối với trẻ như : Không tự ý xả nước ở vòi vì dễ xảy ra bỏng khi sử dụng bình nóng lạnh . Khi tắm bồn: Chờ người lớn xả nước và giúp vào bồn. Không tự ý xả nước và trèo vào đề phòng nước quá nhiều sẽ nguy hiểm, không nằm bồn tắm quá lâu. CHUYỆN: KHÔNG ĐƯỢC THEO NGƯỜI LẠ Gia Huy kể mấy hôm trước, đang ngồi trong sân trường chờ bà đến đón thì thấy Nam chạy lại, chìa cái kẹo ra rồi bảo: “ Ăn không? Bác kia cho đấy”. Bác còn bảo rủ thêm bạn ra bác ấy sẽ cho thêm” “ Ơ, bạn quen bác ấy à?” Gia Huy thắc mắc. Nam đáp: “Không quen” Gia Huy bảo: “Mẹ tớ dặn không được nhận đồ ăn của người lạ.” 14 Vừa dứt lời thì nghe tiếng bố của Nam gọi, bác kia thấy vậy liền vội vàng bỏ đi. Với nội dung câu chuyện như vậy cô và trẻ cùng thảo luận: - Nếu hai bạn đi đến với bác ấy thì sẽ có chuyện gì xảy ra? - Vậy bạn Gia Huy nhớ lời mẹ dặn như vậy là đúng không? - Nếu là con trong tình huống vậy con sẽ làm gì? Từ đó, các con biết cách tránh những cám dỗ và lừa gạt của người khác, cung cấp thêm cho các con kỹ năng tự bảo vệ mình không nhận quà bánh ,đồ chơi từ người lạ. Qua các câu chuyện ngắn cô và các con cùng thảo luận vấn đề trong câu chuyện để đưa ra cách xử lý khi gặp phải: Mặt khác tôi đã sáng tác thơ, bài đồng dao có nội dung phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho trẻ là một việc rất cần thiết. THƠ: XUỐNG CẦU THANG Này các bạn nhỏ Khi xuống cầu thang Bạn lưu ý nhé Bước xuống cẩn thận Nhớ đừng đùa nhau Đừng lấy tay vịn Làm cầu trượt chơi Nhỡ mà bị rơi Thì nguy hiểm lắm! Qua bài thơ tôi giúp trẻ rút ra bài học: Khi đi lên hoặc xuống cầu thang tuyệt đối không chạy nhảy, leo trèo sẽ dễ bị ngã rất nguy hiểm . THƠ: NHẮC BÉ Cái mũi để thở Cái miệng để ăn Nghe được rõ ràng Là tai bé đấy Không dùng que, gậy Hột hạt, đồ chơi Cho vào mọi nơi Mắt, tai, mũi, miệng Nhỡ gặp điều rủi Thì biết làm sao Phải nhớ lúc nào 15 Cũng luôn phòng tránh. Qua bài thơ tôi giúp trẻ rút ra bài học: Không cho đồ dùng, đồ chơi vào mắt, mũi, miệng, tai. Nếu cho vào sẽ rất nguy hiểm con con người. Nội dung các trò chơi và các bài thơ, câu chuyện thường ngắn ngọn dễ hiểu, để lại ấn tượng cho trẻ. Chính vì vậy tôi đã sưu tầm một số trò chơi bài thơ và câu chuyện để giáo dục trẻ một cách tự nhiên nhất, học được kỹ năng sống thông qua trò chơi và nghe kể chuyện, đọc thơ. Từ đó, giúp trẻ tiếp nhận một cách hứng thú nhất. (Hình ảnh 4) * Biện pháp 3: Tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm. Việc tạo tình huống cho trẻ tham gia hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Thay vì “ Con không được làm thế này, thế kia” thì ta nên đưa ra các tình huống cụ thể thông qua thực tế giúp trẻ hiểu tại sao không được làm như thế, nếu xảy ra thì sẽ phải làm như thế nào? Từ những suy nghĩ tìm cách xử lý ở các tình huống cụ thể đó giúp trẻ dần có kỹ năng suy đoán, biết áp dụng những kiến thức kinh nghiệm mình đã có để tìm cách giải quyết. Từ đó trẻ có thể vận dụng với những tình huống khác trong thực tế hàng ngày mà trẻ gặp. Dần hình thành cho trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng biết bảo vệ mình trong cuộc sống sau này. Việc xây dựng các tình huống cho trẻ trải nghiệm giúp giáo viên có cơ hội quan sát cách xử lý của trẻ và đánh giá mức độ nhận thức của trẻ đến đâu để có biện pháp tác động kịp thời. Mặt khác còn giúp cho giáo viên có thêm biện pháp mới trong việc giáo dục trẻ. Để thực hiện được biện pháp này tôi đã thực hiện theo các bước như sau: - Bước 1: Đưa ra các nội dung giáo dục trẻ để lấy làm tiêu chí xây dựng các tình huống. - Bước 2: Căn cứ vào các kĩ năng của trẻ tại lớp để xây dựng tình huống phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo bé. - Bước 3: Đưa ra các cách giải quyết để hỗ trợ giáo viên khi tổ chức và thực hiện cho trẻ trải nghiệm các tình huống. Tôi đã mạnh dạn nghiên cứu, xây dựng một số tình huống để đưa vào khảo sát trên trẻ: 16 Tình huống 1 Các phản ứng và hành động của trẻ có thể xảy ra. - Trường hợp 1: Trẻ lại gần và định ăn đồ ăn trong túi. Cô cho trẻ chơi tự do dưới sân trường và trẻ phát hiện có một cô lạ mặt đến cho quà (bánh, kẹo). Cô quan sát phản ứng của trẻ khi gặp tình huống đó và có sự can thiệp, giáo dục kịp thời. Mục tiêu cần đạt: - Trẻ nhận biết được không nhận quà, đồ ăn của người lạ thì dễ gây nguy hiểm. - Trẻ có kĩ năng phòng tránh: không ăn đồ ăn của người lạ, phòng tránh - Trường hợp 2: bắt cóc. Trẻ không lấy và không ăn đồ ăn của người lạ mang đến cho. Cách giải quyết và giáo dục của cô. - Cô đến gần can thiệp và trò chuyện: + Con có biết cô ấy là ai không? + Đồ ăn này con lấy ở đâu? + Theo con có nên ăn đồ ăn của người lạ, không có nguồn gốc như thế không? + Cô giáo dục: Các con không nên ăn đồ ăn của người lạn vì nếu ăn các con sẽ có thể bị lừa bắt cóc hoặc đồ ăn không rõ nguồn gốc thì sẽ bị đau bụng. Con có người lạ đến gần thì thì phải gọi cô giáo hoặc chạy lại đến gần cô giáo. - Cô trò chuyện: + Con có cầm túi kẹo của bác ấy không? + Con có biết nó là của ai không? + Theo con có nên ăn đồ ăn của người lạ đó không? Vì sao? + Cô giáo dục: Các đồ ăn người lạ mà các con thấy ở đâu cũng không nên ăn vì có thể sẽ làm con bị đau bụng hoạc họ sẽ cho và lừa để bắt cóc nên nếu thấy con phải chạy đến những người quen. Cô khen ngợi và nêu gương trẻ. Kết quả: 100% trẻ lớp tôi xử lý tình huống theo trường hợp 2. 17 Kết quả:Tôi đã thử đưa tình huống này vào cho trẻ lớp tôi trải nghiệm và kết quả đạt được là đa số trẻ lớp tôi đều xử lí theo trường hợp 2. Các phản ứng và hành động Cách giải quyết và giáo dục Tình huống 2 của trẻ có thể của cô. xảy ra. Cô cho trẻ làm bánh trôi - Trường hợp - Cô đến gần và trò chuyện: nước. Sau đó cô luộc 1: Trẻ lại gần + Các con đang làm gì? bánh trôi cho trẻ quan định mở nắp ra + Các con biết cô đang đun cái gì sát và xem trẻ có lại gần và xem trong không? và mở nắp khi đang nồi có gì? + Chuyện gì xảy ra nếu các con lại luộc bánh. Trong khi gần nước đang đun sôi như vậy? luộc bánh nước sôi có + Nếu thấy những đồ đang đun trên thể gây nguy hiểm cho bếp các con có được lại gần trẻ. Cô quan sát phản không? ứng của trẻ và đưa ra + Cô giáo dục: Nếu con thấy cách giải quyết, giáo những đồ vật đang đun trên bếp dục. các con nhớ không được lại gần và nên tránh xa nếu lại gần sẽ rất nguy hiểm Mục tiêu cần đạt: - Trường hợp - Cô trò chuyện: - Trẻ nhận biết được các 2: + Đây là cái gì? Tại sao con biết đồ dùng đang đun sôi lại Trẻ không lại nước đang sôi? gần sẽ không an toàn, gần nồi nước + Vì sao các con không biết được rất nguy hiểm. đang đun sôi lại gần nươc đang đun sôi? - Trẻ có kĩ năng phòng và tránh xa. + Cô giáo dục: Nước sôi dễ gây tránh: nếu nhìn thấy nguy hiểm cho các con nếu các con nước đang sôi không sờ vào sẽ bị bỏng rất nguy hiểm được lại gần và phải nên không được sờ vào hay lại gần. tránh xa. Cô khen ngợi đã biết tránh xa những đồ dùng nguy hiểm. Kết quả: 100% trẻ lớp tôi xử lý tình huống theo trường hợp 2. Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được đó là trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và có kĩ năng giải quyết tình huống hợp lý. Tôi đã áp dụng các tình huống cho trẻ ở lớp tôi và kết quả đạt được đó là trẻ nhận biết được các nguy cơ không an toàn và có kĩ năng giải quyết tình 18 huống hợp lý. Tôi nghĩ đây là một biện pháp hay vì qua biện pháp này đã phát huy được tính tích cực của trẻ. Từ đó trẻ có cơ hội được thực hành, được trải nghiệm được đóng vai như người bị hại và qua đó trẻ biết giải quyết tình huống trực tiếp còn giáo viên sẽ quan sát các hành động của trẻ chân thực nhất để từ đó có hướng điều chinhe giáo dục kịp thời với từng cá nhân trẻ. * Biện pháp 4:Tuyên truyền nâng cao nhận thức từ giáo viên đến các bậc phụ huynh để giáo dục trẻ nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn. a. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên lớp đến giáo viên trong trường: Có thể nói việc đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong trường mầm non là một trong những thành công của giáo viên mầm non. Để hoàn thành tốt được nhiệm vụ đó đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có sự theo dõi chặt chẽ trong mọi hoạt động của trẻ. Tuy nhiên số lượng trẻ trong từng lớp càng ngày càng đông do đó làm hạn chế khả năng bao quát của giáo viên mầm non. Tình trạng trẻ mắc thương tích là không tránh khỏi. Chính vì thế, các cuộc vận động xây dựng môi trường lớp học an toàn cho trẻ luôn được giáo viên lớp tôi cũng như các lớp khác hưởng ứng và thực hiện một cách tích cực. Là giáo viên trực tiếp đứng lớp tôi xây dựng các biểu bảng, đểtuyên truyền sưu tầm các tranh ảnh về các đồ vật không an toàn, các địa điểm có nguy cơ không an toàn, các hoạt động có nguy cơ không an toàn, trưng bày ở các lớp học,các góc vận động, các góc tuyên truyền của trường.Hàng ngày trước khi đón trẻ và trước khi ra về tôi cùng các giáo viên dọn dẹp lớp sạch sẽ, kiểm tra và loại bỏ các nguy cơ có thể gây mất an toàn cho trẻ. Hàng tuần vào chiều thứ sáu tôi cùng tất cả cán bộ giáo viên đều tham gia tổng vệ sinh trong và ngoài phòng học, phòng làm việc,sân trường, vườn trường … loại bỏ các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ khi trẻ học tập và vui chơi trong trường. Ví dụ như chặt bỏ những cành cây khô, sắp xếp kho gọn gàng, đồ dùng đồ chơi khu vận động sắp xếp khoa học không gây mất an toàn cho trẻ khi tham gia... Tôi nhận thấy các biện pháp mà tôi áp dụng giáo dục trẻ lớp tôi nhận biết và phòng tránh các nguy cơ không an toàn có hiệu quả rất tốt. Tôi nhận thấy cần phải triển khai tới các giáo viên trong khối, trườngcũng có kĩ năng, phương pháp tác động phù hợp với trẻ. Tôi đã mạnh dạn đề xuất với tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường tổ chức buổi thảo luận, tập huấn về “phương pháp giáo dục trẻ kỹ năng nhận biết và phòng tránh nguy cơ không an toàn cho trẻ và cách xử trí ban đầu một số tai nạn”. b. Tuyên truyền với phụ huynh học sinh: 19 Việc giáo dục trẻ không chỉ ở lớp là đủ mà nó phải xuyên suốt mọi lúc mọi nơi. Nếu ở lớp trẻ thực hiện mà ở nhà lại không thực hiện thì coi như việc giáo dục đó không có ý nghĩa nữa. Mà các nguy cơ không an toàn với trẻ có ở mọi nơi, ở nhà cũng có nhiều đồ dùng, địa điểm có nguy cơ không an toàn mà nhiều phụ huynh không nghĩ đến. Chính vì thế rất cần có sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình để có thể giáo dục trẻ một cách toàn diện nhất. Qua những kinh nghiệm mà tôi trao đổi và sự phối kết hợp thực hiện cho trẻ trải nghiệm của phụ huynh khi thực hiện ở nhà tôi đã nhận được sự phản hồi rất khả quan. Các con đã bước đầu nhận biết và phòng tránh được một số nguy cơ không an toàn có thể xảy ra trong gia đình: không lại gần bếp lửa, phích nước nóng, ổ cắm điện, không vào nhà vệ sinh một mình, không đi ra ngoài chơi khi không có bố mẹ đi cùng ... Trẻ có một số kĩ năng ban đầu về cách xử lý một số tình huống đơn giản. Phụ huynh đã nhận thấy sự cần thiết của việc phòng tránh một số nguy cơ không an toàn cho con trẻ và đã có những kiến thức ban đầu để phối hợp với giáo viên giáo dục, đánh giá trẻ một cách hợp lý nhất Để nâng cao nhận thức của phụ huynh, ngoài việc tuyên truyền về nội dung, phương pháp, cách xử lý các tại nạn tôi cũng muốn phụ huynh kiểm tra mức độnhận biết, kĩ năng xử lý tình huống của con ở nhà qua đó đánh giá và có những biện pháp tác động phù hợp cho trẻ phòng tránh nguy cơ không an cho trẻ một cách tốt nhất. Tôi xây dựng các phiếu tình huống gửi đến phụ huynh theo từng tháng. Từ đó đánh giá được mức độ nhận thức của trẻ: Ví dụ: Với tháng 4 chủ đề (Nước và hiện tượng tự nhiên) tôi đã gửi phiếu tình huống về cho phụ huynh. 20 PHIẾU TÌNH HUỐNG Học sinh:……………………………………………….. Lớp:…………………………………………………….. Các phản ứng Tình huống và hành động 1 của trẻ có thể xảy ra. Bạn A đòi - Trường hợp mẹ uống 1: nước. Mẹ rót Trẻ có ý định bê cho bạn A cốc nước nóng một cốc lên uống. nước nóng. Mục tiêu cần đạt: - Trẻ nhận biết được cốc nước nóng có thể gây bỏng nên cần phải tránh không tiếp xúc trực - Trường hợp 2: tiếp. Trẻ lại gần cốc nước và nói với mẹ là nóng, trẻ không uống được. Cách giải quyết và giáo dục của bố, mẹ. Kết quả Đạt Chưa đạt - Mẹ quan sát và kịp thời can thiệp và trò chuyện: + Con thấy cốc nước nóng hay nguội? + Nếu cốc nước nóng mà con uống thì sẽ như thế nào? + Giáo dục: Khi làm gì thì con cần phải quan sát kĩ đồ vật xung quanh, đồ vật có thể gây nóng, bỏng phải cẩn thận và có sự giúp đỡ của người lớn. - Mẹ trò chuyện: + Vì sao con biết cốc nước còn nóng? + Nếu con uống nước nóng thì sẽ làm sao? + Giáo dục: Khen ngợi và khuyến khích trẻ phát huy những hành động đúng Ý kiến của phụ huynh:......................................................................................... ............................................................................................................................... ...............................................................................................................................
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan