Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp duy trì kết quả phong trào vở sạch chữ đẹp trường ptdtbtth...

Tài liệu Skkn một số biện pháp duy trì kết quả phong trào vở sạch chữ đẹp trường ptdtbtth giang ma

.PDF
22
993
79

Mô tả:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO TAM ĐƯỜNG TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC GIANG MA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “Một số biện pháp duy trì kết quả phong trào vở sạch chữ đẹp trường PTDTBTTH Giang Ma - Huyện Tam Đường - Tỉnh Lai Châu” Người thực hiện: Vũ Thị Lý Chức vụ: Hiệu trưởng Năm học 2012 - 2013 m h c: 2011 - 2012 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu VSCĐ Vở sạch chữ đẹp GV Giáo viên HS Học sinh PTDTBT Phổ thông dân tộc bán trú GVCN Giáo viên chủ nhiệm BCĐ Ban chỉ đạo TDTT Thể dục thể thao CBCNVC Cán bộ công nhân viên chức CSVC Cơ sở vật chất BCH Ban chấp hành CMHS Cha mẹ học sinh UBND Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Hòa chung không khí của toàn ngành thi đua thực hiện tốt các Nghị quyết của các cấp đề ra. Trong đó có Nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh về “tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục trong giai đoạn mới”, đó là phát triển Giáo dục toàn diện để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển quê hương, đất nước ta ngày càng tươi đẹp hơn. Là người quản lí lãnh đạo của nhà trường, trải qua nhiều năm công tác được chứng kiến sự đổi thay của đất nước, của ngành tôi càng phải xác định rõ, phải đổi mới công tác quản lý hết sức linh hoạt khoa học phù hợp với địa phương. Chính vì vậy bản thân và tập thể nhà trường càng quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng để có kết quả minh chứng về quan điểm “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” mà tất cả nhân dân ta đang quý trọng nghành giáo dục, phát triển giáo dục mũi nhọn một cánh hợp lý, coi trọng giáo dục nhân cách truyền thống, cách mạng, năng lực, sáng tạo và thường xuyên rèn kỹ năng sống cho các em. Năm học 2012 – 2013 tập thể nhà trường với quyết tâm đạt thành tích cao và cao hơn nữa. Tôi càng phải nghiên cứu tìm ra các biện pháp cho các phong trào, các hội thi của nhà trường trong đó có phong trào VSCĐ. Vì đây là phong trào không chỉ giúp các em học viết và rèn luyện chữ viết, viết đúng viết đẹp viết đảm bảo tốc độ với tất cả các môn học. Ngoài ra trau rồi các kĩ năng viết chữ, kĩ năng trình bày góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường. Bản thân là một người lãnh đạo quản lí nhà trường tôi không quản ngại khó khăn, nghiên cứu tìm ra các biện pháp thúc đẩy có hiệu quả cho mọi phong trào. Nhớ lời dặn của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng có nói: “Nét chữ 2 Nết người”. Thật vậy chữ viết của HS đặc biệt là HS tiểu học rất quan trọng vì đây là những năm học đầu tiên đối với các em, nhà trường không chỉ giúp các em học viết và rèn viết đúng, viết đẹp mà còn thông qua rèn luyện chữ viết giáo dục cho các em những phẩm chất đạo đức như tính cẩn thận, kiên trì, tinh thần kỷ luật và óc thẩm mĩ. Bên cạnh đó cũng có tác dụng rất lớn về chất lượng giáo dục thúc đẩy và phát huy vai trò của người GV, động viên, khích lệ thi đua giữa GV và HS trong trường. Mặc dù hiện nay, vào thời điểm công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, tác động không nhỏ tới đời sống mọi mặt của xã hội có thể không cần viết chữ đẹp vì đã có máy vi tính nhưng với những ý nghĩa giáo dục đã nêu trên thì việc giữ gìn phong trào VSCĐ là nguồn động lực thúc đẩy. Bản thân tôi rất tâm đắc chỉ đạo phong trào này vì đây cũng là một trong những phong trào nổi bật của trường tôi từ mấy năm nay. Nó giúp chúng tôi gặt hái rất nhiều thành công trong giáo dục, thúc đẩy phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực” và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Với quyết tâm của bản thân và tập thể. Căn cứ vào thực tế của nhà trường. Tôi đưa ra “Một số biện pháp duy trì kết quả phong trào VSCĐ của trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma” hiệu quả, bền vững lâu dài trong những năm tiếp theo. II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1. Phạm vi nghiên cứu GV, HS trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu. 2. Đối tượng nghiên cứu “Một số biện pháp duy trì kết quả phong trào VSCĐ trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma – huyện Tam Đường – tỉnh Lai Châu”. III. Mục đích nghiên cứu Thấy được thực trạng của phong trào VSCĐ của nhà trường, đề ra một số biện pháp hữu hiệu để duy trì nâng cao phong trào VSCĐ Tìm ra một số thực trạng về tồn tại, nguyên nhân của nhà trường Tìm ra những biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường. 3 IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu GV có một số biện pháp trong phong trào VSCĐ và từ đó rút ra được kinh nghiệm để thực hiện tốt tới các phong trào khác. Bồi dưỡng GV mới ra trường có những kinh nghiệm về luyện viết chữ đúng, chữ đẹp, chữ sáng tạo các nét chữ cơ bản. Nhân rộng phong trào VSCĐ tới tất cả các điểm trường lẻ. Đặc biệt là những điểm khó khăn nhằm phát triển một cách đồng bộ và toàn diện. GV có nhiều HS đạt giải VSCĐ cấp huyện trở lên, sang năm học mới được chọn lớp, chọn điểm trường. HS biết viết các nét chữ cơ bản theo hướng sáng tạo để có thể vận dụng sáng tạo cho các công việc khác. Phong trào VSCĐ góp phần to lớn vào phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” 4 PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Để duy trì kết quả trường chuẩn quốc gia mức độ I và đạt chuẩn quốc gia mức độ II vào năm 2015, thực hiện công văn số: 394/PGD&ĐT-GDTH, ngày 1 tháng 10 năm 2010 của Phòng GD&ĐT Tam Đường. Về hướng dẫn quy định VSCĐ của ngành. Để thực hiện kế hoạch nhiệm vụ của nhà trường, hoạt động một cách đồng bộ, ưu tiên các phong trào mũi nhọn lên hàng đầu, thực hiện mục tiêu duy trì tốt và phát triển mạnh phong trào VSCĐ của nhà trường. Việc đầu tiên chúng ta cần phải xác định rõ chữ viết là một công cụ dùng để trao đổi thông tin là phương tiện ghi chép và tiếp nhận những tri thức văn hoá, khoa học và đời sống. Chữ viết đúng, đẹp cũng là phương tiện giúp các em tự tin trong các mối quan hệ giao tiếp đúng ở mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt đối với trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma 100% các em là người dân tộc thiểu số (Mông + Dao) thì việc viết chữ đúng, đẹp, giữ vở sạch lại càng cần thiết. Ngoài các em yêu quý chữ viết của dân tộc mình mà còn yêu quý chữ viết phổ thông để dùng hàng ngày được càng phải giữ gìn để đáp ứng các nguyên tắc cơ bản sau: Bảo đảm tính khoa học, tính hệ thống, có tính thẩm mỹ, tính thừa kế và phát triển. Để thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ chung của ngành và lòng say mê gìn giữ phong trào VSCĐ của nhà trường theo tôi phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau. Trước hết phải xây dựng kế hoạch thật tỉ mỉ và ưu tiên lên hàng đầu đồng thời tuyên truyền tới CBCNV, cha mẹ HS nắm được mục đích, ý nghĩa của phong trào này. Nhà trường phải có sự đoàn kết, thống nhất cao của tập thể .Đặc biệt sự nhiệt tình dạy dỗ, chỉ đạo miệt mài công phu của các thầy cô giáo, bên 5 cạnh đó có sự đôn đốc của gia đình HS, sự thi đua, chịu khó chăm chỉ của các em và bên cạnh đó công tác kiểm tra, tư vấn hướng dẫn của các thầy cô, ban giám hiệu nhà trường thường xuyên. Với quy định của ngành cũng như nhà trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I bình quân chung các lớp đạt 70% lớp phong trào VSCĐ và 70% HS đạt “giữ vở sạch - viết chữ đẹp”. Từ mục tiêu, nhiệm vụ và cơ sở khoa học nêu trên bản thân và tập thể nhà trường càng phải tập trung nghiên cứu tìm ra biện pháp duy trì kết quả phong trào VSCĐ bền vững và phát triển đó là động lực nhân rộng tới mọi phong trào khác của nhà trường. II. Thực trạng của vấn đề 1. Đặc điểm tình hình Trường Tiểu học Giang Ma tiền thân là trường Tiểu học Hồ Thầu năm 2007 được các cấp lãnh đạo huyện cho phép chia tách thành hai trường Tiểu học Giang Ma và trường tiểu học Hồ Thầu. Ngày 6 tháng 7 năm 2007 trường Tiểu học Giang Ma chính thức được thành lập. Tháng 1 năm 2011 trường được công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I, đến ngày 13 tháng 6 năm 2011 được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, nhà trường được chuyển đổi sang mô hình trường PTDTBT. Trường PTDTBT tiểu học Giang Ma có phong trào TDTT, văn hoá, văn nghệ. Đội ngũ cán bộ quản lý và GV của nhà trường nhiệt tình và năng động, có trình độ chuyên môn và năng lực quản lý vững vàng có thể đáp ứng cho nhu cầu dạy học hiện nay, chất lượng HS chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt là phong trào VSCĐ của nhà trường luôn là lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện Tam Đường. Năm học 2012-2013 với tổng số CBCNVC 55 đ/c. Trong đó. trên chuẩn: 26/55 =47%; đạt chuẩn: 28/55=51%; chưa qua đào tạo: 1/55=2% (đ/c bảo vệ). Tổng số lớp: 32 lớp = 539HS. (Mục tiêu phấn đấu cuối năm học đạt trên 70% lớp có phong trào VSCĐ; trên 70% HS đạt VSCĐ). 2. Thực trạng của nhà trường 6 Được sự quan tâm của các cấp, các ngành thường xuyên chỉ đạo, động viên, khích lệ, CSVC tương đối khang trang, phòng học đủ ánh sáng và bàn ghế đúng quy cách. Nhà trường được coi trọng và ưu tiên phong trào này, đội ngũ GV viết chữ đúng, đẹp, tỉ lệ rất cao, tâm huyết thi đua, HS ngoan ngoãn say mê yêu thích luyện viết và gìn giữ vở sạch. Nhìn chung tới thời điểm này: Phòng học đảm bảo ánh sáng, bảng lớp, bàn ghế phù hợp với tầm vóc, lứa tuổi đặc điểm phát triển tâm sinh lý HS (ở khu Trung Tâm và những điểm trường thuận lợi). Bên cạnh đó nhà trường phải dành riêng quỹ hỗ trợ cho phong trào này (để mua bút, vở, khen thưởng kịp thời cho GV và HS đạt giải). Có như vậy mới đảm bảo được phong trào ngày càng được phát triển. Tuy nhiên phong trào VSCĐ của nhà trường phát triển chưa đồng bộ. Còn các điểm trường lẻ tỉ lệ đạt VSCĐ chưa thật sự bền vững. Vì cơ sở vật chất của cơ sở nhà trường vẫn còn phòng học tạm, không đủ ánh sáng cho học sinh, bàn ghế cao chưa phù hợp với học sinh tiểu học. Đối với gia đình chưa có góc học tập cho các em ở nhà và chưa có sự đầu tư mua sắm vở bút cho các em rèn viết. Còn đối với các em vẫn còn có những thói quen cầm bút theo năm đầu ngón tay tập tô, tập vẽ, cách cầm bút viết không đúng, chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ, các em viết sai về độ cao và khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ. Ngoài ra còn các em học sinh tiểu học còn chưa biết giữ gìn vở sạch hay để vở quoăn góc vở, dây mực, bôi bẩn nhàu nát vở. Còn đối với giáo viên trong nhà trường chiếm 70% giáo viên trẻ trong nhà trường chủ yếu là sử dụng viết và làm trên máy vi tính do vậy rất chủ quan về chữ viết trên bảng cũng như chữ viết trong vở, trình bày và viết rất tự do, không để ý độ cao, khoảng cách các chữ viết không khoa học thậm trí chữ viết còn rất xấu. Qua kiểm tra theo dõi về thực trạng của nhà trường vẫn còn một số tồn tại nêu trên, bản thân tôi nhận thấy do một số nguyên nhân sau : -Nguyên nhân thứ nhất : Là người hiệu trưởng chịu trách nhiệm lớn nhất về công tác giáo dục của nhà trường tuổi đời, tuổi nghề đều đã có xong do công 7 tác tại cơ sở bản làm việc chủ yếu là thực tế chưa được khoa học. Kinh nhiệm lập kế hoạch chưa từng bước tính khả thi chưa được cao, rủi ro vẫn xảy ra, BGH còn trẻ thiếu rất nhiều kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo mũi nhọn từ việc chọn đội tuyển giáo viên chưa có chiều sâu. GV mang tính được chọn chỉ là viết chữ đẹp chưa đảm bảo viết chữ đúng và chữ sáng tạo qua theo dõi nghiên cứu chỉ đạo trong những năm qua đặc biệt qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng cho hiểu trưởng bản thân tôi xác định rõ việc xây dựng kế hoạch là rất quan trọng là bước đầu tiên hoạt động càng tỉ mỉ càng nhiều người tham gia xây dựng được biết , được bàn tôi thiết nghĩ thành công sẽ cao hơn - Nguyên nhân thứ hai: Đó là là việc tổ chức thực hiện đây là một khâu trọng tâm của nội dung công việc, đòi hỏi BCĐ nhà trường thường xuyên kết hợp trong và ngoài nhà trường cần phải quan tâm tuy nhiên nhà trường gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo của xã còn cao gia đình chưa quan tâm đến học sinh chỗ ăn, chỗ ở còn thiếu thốn không kèm cặp cho con học được vì tiếng phổ thông còn nhiều hạn chế. Họ cho con đi học còn lại phó thác cho nhà trường. Bên cạnh đó cơ sở vật chất không đảm bảo vẫn còn phòng học tạm ở các điểm trường lẻ bàn ghế cao, ánh sáng không đủ, không gian lớp học hẹp, bảng, phấn chưa đảm bảo chất lượng. Đối với HS lớp một chưa biết cầm bút đúng quy định, các em vẫn theo nếp tự do dưới trường mầm non, cầm bút cả năm đầu ngón tay, các nét chữ ngoằn ngèo, ngoài ra các em chưa biết giữ gìn sách vở - Nguyên nhân thứ ba: Công tác phối kết hợp Mặc dù giao ban hàng tháng nhà trường đã báo cáo hoạt động giáo dục nói ra các hoạt động ưu tiên trong đó có phong trào VSCĐ. Chính quền địa phương mới chỉ nghe, thăm và nghi nhận nhưng để phong trào bền vững và phát triển thì họ chưa thực sự vào cuộc như là cam kết khen thưởng, ghi vào gia đình khuyến học hoặc gia đình văn hóa.... Còn các đoàn thể trong nhà trường vẫn coi đây là nhiệm vụ của ban chỉ đạo của giáo viên ôn luyện, họ chưa thực sự kết hợp đôn đốc các em - Nguyên nhân thứ tư: Về công tác kiểm tra, đánh giá tư vấn 8 Những năm trước đây bản thân tôi và BCĐ rất chủ quan xây dựng kết hoạch,xây dựng xong là giao cho giáo viên thực hiện ít tới kiểm tra, tư vấn cho các giáo viên phó thác cho giáo viên muốn rèn thế nào cũng được. Thậm chí kiểm tra thấy vở sạch, chữ đẹp là khen rồi không quan tâm tới độ cao ,khoảng cách nét chữ đúng hay sai. Xác định rõ là rèn cho HS viết đúng con chữ hiện hành,biết . viết sáng tạo là giúp các em có ý tưởng khoa học, óc thẩm mĩ vươn tới cái hay cái đẹp trong tương lai. Nhìn nhận thấy bản thân và BCĐ nhà trường vẫn còn thiếu công tác kiểm tra đánh giá tư vấn trong công tác mũi nhọn này. - Nguyên nhân thứ năm là Công tác khen thưởng Thực sự giữ vở sạch, rèn chữ đẹp cho HS tiểu học là nhiệm vụ rất khó khăn xong đối với trường vùng cao 100% HS là dân tộc thiểu số càng khó khăn gấp bội phần, gia đình và HS các em còn thiếu thốn nhiều thứ, giáo viên phải trích những đồng tiền lương để mua bút ,vở cho các em. Kết quả phong trào VSCĐ của nhà trường tới ngày hôm nay phải kể tới công lao to lớn của các thầy cô đã nhiệt tình rèn luyện cho các em. Bên cạnh đó, nhà trường và bản thân tôi cũng nhận thấy chưa làm tốt công tác khen thưởng vì những năm trước nhà trường chưa chủ động công tác tài chính phụ thuộc cấp trên , phần thưởng quá ít về hiện vật chưa khuyến khích được giáo viên ở các diểm bản lẻ tham gia. Do vậy phong trào chưa thực sự bền vững. 3. Một số kết quả đã đạt trong những năm gần đây Stt Năm học Học sinh đạt danh hiệu VSCĐ cấp trường T.s HS học đạt sinh VSCĐ Nhất Tỉ lệ % Nhì Tỉ lệ % Ba Tỉ lệ % Tư Tỉ lệ % 1 2010-2011 514 360 133 37 143 40 41 11 43 12 2 2011-2012 529 402 107 25 84 21 82 19 111 35 3 2012-2013 539 404 105 26 102 25 90 23 107 26 Stt Năm học HS đạt VSCĐ Số HS Đạt Học sinh đạt danh hiệu VSCĐ cấp huyện Nhất Tỉ lệ % 9 Nhì Tỉ lệ % Ba Tỉ lệ % Tư Tỉ lệ % 1 2009-2010 249 14 2 14 3 22 3 22 6 42 2 2010-2011 360 17 5 29 2 12 2 12 8 47 3 2011-2012 402 66 8 12 36 55 15 23 7 10 - Năm học 2009-2010 trường đạt giải nhì toàn đoàn hội thi VSCĐ cấp huyện. - Năm học 2010-2011 trường đạt giải nhất toàn đoàn hội thi VSCĐ cấp huyện. - Năm học 2011-2012 trường đạt giải nhất toàn đoàn hội thi VSCĐ cấp huyện. III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề Trong những năm qua trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma luôn là lá cờ đầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tam Đường về phong trào VSCĐ. Đây là một trong những phong trào rất mạnh của nhà trường. Song với những tồn tại, khó khăn của nhà trường rất nhiều, đội ngũ GV rất trẻ về tuổi đời và sự nghiệp, điều kiện gia đình HS còn gặp nhiều khó khăn. Bản thân là người quản lý không cho phép chủ quan trong công tác chỉ đạo, phải nghiên cứu đổi mới từ việc nhỏ nhất, khắc phục tồn tại, phát huy thế mạnh của nhà trường để không phụ niềm tin của cấp ủy Đảng và cha mẹ HS. Với mọi phong trào thì phong trào VSCĐ của nhà trường năm qua tôi nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm duy trì bền vững và phát triển lâu dài cũng là một trong những động lực góp phần to lớn nâng cao chất lượng của nhà trường đi lên. 1. Xây dựng kế hoạch a. Căn cứ vào văn bản chỉ đạo trường chuẩn quốc gia mức độ I tiến tới đạt mức độ II. Căn cứ vào thực trạng của nhà trường. Ngay từ đầu năm học kiện toàn BCĐ đã họp bàn xây dựng kế hoạch cho công tác mũi nhọn trong đó phong trào VSCĐ được ưu tiên nhằm mục đích GV và HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác rèn chữ viết vở đó là: “Chữ viết là công cụ cho các em sử dụng suốt đời và chữ viết cũng là biểu hiện của nết người cần cù, kiên trì, cẩn thận và lòng tự trọng đối với bản thân cũng như đối với mọi người. Bên cạnh việc rèn chữ việc giữ vở, sách sao cho sạch sẽ, phẳng phiu không quăn mép 10 không bị rách cũng là việc thể hiện một trong những chuẩn mực hành vi đạo đức của người HS. Phong trào VSCĐ còn là động lực thúc đẩy cán bộ GV nhân viên toàn trường gìn giữ hồ sơ, sổ sách đẹp về hình thức, trình bày khoa học đảm bảo chất lượng về nội dung. b. Chỉ tiêu chung. Phấn đấu năm học 2012-2013 trường đạt giải nhất toàn đoàn trong hội thi VSCĐ cấp huyện. Trên 70% số lớp đạt tiêu chuẩn lớp “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Trên 70% trên tổng số HS toàn trường đạt tiêu chuẩn “Giữ vở sạch – viết chữ đẹp”. Khuyến khích các lớp có HS vượt chỉ tiêu và có HS đạt từ cấp huyện trở lên sẽ đánh giá vào thi đua khen thưởng sau mỗi đợt. c. Nội dung kế hoạch. Nội dung Biện pháp 1. Xây dựng các tiêu - Hội đồng sư phạm thống chí VSCĐ theo quy nhất xây dựng tiêu chí VSCĐ. Thời Người gian thực hiện Cuối BCĐ tháng 8 định trường chuẩn quốc gia mức độ I. - Thành lập đội tuyển - Ngay từ đầu năm lựa chọn GV ôn luyện VSCĐ. GV có phẩm chất tốt, nhiệt tình chữ viết đúng đẹp. 2. Phát động phong trào - Tuyên truyền GVCN lớp “Giữ vở sạch – viết chữ đăng ký chỉ tiêu chung. Đầu BGH + đoàn tháng 9 thể + GVCN đẹp”. - Đánh giá vào thi đua. 3. Kiểm tra nề nếp hoạt - Kiểm tra vở, bài viết đẹp. Vào tuần BGH + GV động của các lớp “Giữ - Tư vấn giúp đỡ. cuối các chọn ôn vở sạch – viết chữ đẹp”. tháng luyện. 4. Các khối thi chọn HS - GV chọn ôn luyện ra bài thi. Cuối BCĐ 11 theo tiêu chí - Lựa chọn HS trong khối. 5. Thi VSCĐ cấp - Tổ chức thi theo khối, chọn trường đội tuyển. tháng 11 Cuối HS toàn tháng 12 trường Cuối BCĐ 6. Thi VSCĐ cấp huyện 7. Tổng kết đánh giá - Tìm ra nguyên nhân tồn tại. phong trào VSCĐ. - Đánh giá, khen thưởng tháng 4 2. Tổ chức thực hiện - BCĐ nhà trường thống nhất các tiêu chí xây dựng VSCĐ theo quy định của trường chuẩn quốc gia mức độ I ngay từ đầu năm học, tổ chức cho HS và GV học tập và nắm vững các tiêu chí VSCĐ và đăng ký lớp, cá nhân đạt danh hiệu VSCĐ theo từng cấp. Bên cạnh đó nhà trường chuẩn bị điều kiện CSVC để HS rèn luyện chữ viết. + Phòng học: phấn đấu mỗi lớp trên một phòng, đảm bảo đúng quy định, có hệ thống cửa sổ thoáng mát, đủ ánh sáng, có điện thắp sáng vào buổi tối và có quạt mát về mùa hè. + Bàn ghế: Phù hợp với lứa tuối HS từng lớp, tạo điều kiện cho HS ngồi đúng tư thế, đúng khoảng cách để viết tốt. + Bảng lớp: Mỗi lớp được đầu tư cần phải là bảng chống lóa, chỉ đạo GV kẻ dòng kẻ phù hợp với yêu cầu HS tiểu học. GV trình bày trên bảng phải đúng mẫu chữ, đẹp và rõ ràng đồng thời cũng để HS dễ theo dõi nội dung bài viết. + Bảng con, phấn, bút, giấy: Chỉ đạo yêu cầu chuẩn bị bảng nhựa đúng kích thước 20x25cm. Mặt bảng có dòng kẻ, ô vuông rõ ràng. Yêu cầu HS phải có hộp đựng khăn ẩm sạch sẽ để xóa bảng. Dùng phấn trắng, mềm (hãng phấn Míc) dễ viết, dễ xóa đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho HS. Dùng giấy viết có chất lượng tốt, có ô vuông 5 ly. Bút chì đối với HS lớp 1 (giai đoạn đầu). Cho HS viết bằng bút máy luyện chữ. - Đối với GV được tuyển chọn bồi dưỡng VSCĐ lên kế hoạch ôn luyện cho HS vào các buổi chiều với hai dạng chữ “Viết hiện hành và viết sáng tạo”. Yêu cầu rèn cho HS viết đúng tốc độ, viết đúng, viết đẹp có chất lượng cao. Vở phải luôn sạch sẽ có đủ nhãn vở không bỏ giấy trắng, không bôi mực, làm quăn 12 mép vở. Vở viết của HS luôn luôn được bảo quản cẩn thận trong tủ của lớp. Ngoài ra đối với GVCN và cha mẹ HS phải thường xuyên đôn đốc con em rèn chữ viết, ngồi đúng tư thế, cách cầm bút, đặt bút,… 3. Công tác vận động cha mẹ HS phối hợp các đoàn thể trong xã và nhà trường Trong các buổi giao ban định kỳ hàng tháng báo cáo cấp ủy, chính quyền địa phương về hoạt động giáo dục nói chung còn phải báo cáo công tác phong trào mũi nhọn của nhà trường. Do vậy chính quyền, cha mẹ HS cần phải tạo điều kiện đôn đốc, giành thời gian cho con em luyện viết. Ngoài ra các đoàn thể nhà trường luôn phát động các phong trào luyện viết như: Viết thư chúc mừng các thầy cô, thăm hỏi các chú bộ đội vào các ngày lễ lớn. Tổ chức thi báo tường, thi bài viết đẹp để trưng bày tại các lớp và hàng tháng gửi bài viết đẹp có chấm điểm tới từng gia đình các em để cha mẹ các em phấn khởi, vui mừng. Đây cũng là động lực để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. 4. Công tác kiểm tra, tư vấn, đánh giá Để đạt mục tiêu chung của nhà trường duy trì phong trào VSCĐ cấp huyện và tiến tới xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ II vào năm 2015. Việc thường xuyên kiểm tra, đánh giá, tư vấn cho GV là rất cần thiết. Trước hết không gây áp lực, tạo cho GV và HS tâm lí thoải mái, xác định rõ mục tiêu cần đạt. Qua kiểm tra, đánh giá rút ra những điểm mạnh của HS ở các lớp, những phương pháp, hình thức tổ chức rèn chữ viết có hiệu quả và khắc phục tồn tại. Ngoài ra kiểm tra tiến độ bài viết của HS, thông qua kiểm tra biết được nội dung chương trình HS đang cần và đạt qua các sản phẩm bài luyện viết, bài chính tả đã quy định. Chọn những bài viết đẹp nhất cho HS quan sát, chiêm ngưỡng và khích lệ noi theo. Kiểm tra theo một số hình thức khác,.... Trong quá trình kiểm tra cần phải lưu ý tới những tồn tại của HS thường mắc khi luyện viết, (độ cao, con chữ, viết hoa, khoảng cách và những âm vần, kích cỡ) để từ đó tư vấn cho GVCN và GV chọn luyện viết giúp các em ngày càng viết đúng, viết đẹp hơn. 13 Sau mỗi tuần triệu tập BCĐ, GV chọn của nhà trường báo cáo tình hình chung của phong trào, tiến độ phong trào cần phải khắc phục, đầu tư vấn đề gì để BCĐ tư vấn tháo gỡ. 5. Công tác thi đua khen thưởng Đây là một động lực rất lớn, khích lệ, khen thưởng kịp thời chắc chắn hiệu quả công việc rất cao. Do vậy giao cho GVCN lớp, cuối mỗi đợt sau khi chấm VSCĐ phải có tổng hợp điểm giỏi để khen thưởng, biểu dương HS những bông hoa được gắn vào bài viết đẹp treo trưng bày và có thể tặng bút, vở cho HS lấy từ nguồn kinh phí tiết kiệm của nhà trường hoặc tuyên dương trong các buổi lễ chào cờ đầu tuần. Đối với GV đảm bảo tiêu chí HS VSCĐ các cấp hoặc vượt chỉ tiêu sẽ được ghi nhận trong mỗi đợt thi đua. Bên cạnh đó còn có những phần thưởng cho GV bồi dưỡng có nhiều HS đạt giải từ cấp huyện trở lên. Ngoài ra còn cho chọn lớp, chọn điểm trường vào đầu năm học. Tổ chức bình chọn các GV, HS có thành tích cao cho đi thăm quan các trường có phong trào VSCĐ trong huyện, trong tỉnh,… IV. Hiệu quả của sáng kiến Năm học 2012-2013 chuẩn bị kết thúc, phong trào VSCĐ của trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma có thể khẳng định một lần nữa đang được tập thể CBCNVC – HS và cha mẹ HS hết sức ủng hộ, nhiệt tình tham gia trải qua các cuộc thi từ khối lớp, trường và tiến tới cấp huyện, chỉ tiêu cần đạt luôn ở chỉ số xuất sắc. Kết quả tính đến thời điểm 30 tháng 3 năm 2013 đạt như sau: Đối với GV: 80% hồ sơ sổ sách của GV nhà trường đạt từ khá trở lên. Sổ luyện chữ của các thầy cô khoa học và sạch đẹp. Đối với HS: - 24/32 lớp đạt 75% các lớp có phong trào VSCĐ. Stt Năm học Học sinh đạt danh hiệu VSCĐ cấp trường HS đạt VSCĐ T.số Nhất Tỉ lệ % 14 Nhì Tỉ lệ % Ba Tỉ lệ % Tư Tỉ lệ % 1 2012-2013 404/539 404 105 26 102 25 90 23 107 26 - Năm học 2011- 2012 trường vẫn duy trì đạt giải nhất toàn đoàn hội thi VSCĐ cấp huyện. So với năm học trước tỉ lệ HS đạt VSCĐ tăng 20%. * Một số bài viết đẹp của HS từ khối 1 đến khối 5: chữ sáng tạo và chữ hiện hành kèm theo. Qua phong trào VSCĐ của nhà trường đã khích lệ tới GV, HS. Tỷ lệ HS đạt vượt so với chỉ tiêu đặt ra. Phong trào VSCĐ của nhà trường đã được rất nhiều đoàn tới thăm và ghi nhận, ngắm xem chữ của các em hẳn sẽ làm đắm say lòng người, chắc chắn hiện tại và trong tương lai phong trào này sẽ là lá cờ đầu của ngành Giáo dục Tam Đường. Đạt kết quả nêu trên bản thân và tập thể luôn luôn phải tìm ra biện pháp hữu hiệu, gần gũi, chia sẻ để gìn giữ và phát huy phong trào bay xa, tiếng vang hơn nữa. Nhà trường đã có phòng truyền thống và có góc trưng bày lưu lại các bài viết đẹp của các em trong các năm học qua, đặc biệt trong năm học 2011-2012 HS tham gia thi vượt chỉ tiêu và chất lượng rất cao. Mong muốn phong trào này không dừng thi ở cấp huyện để có dịp thầy – trò của nhà trường sẽ được giao lưu, học hỏi các huyện bạn trong tỉnh, chắc chắn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm không những trong phong trào VSCĐ và các phong trào và của hội thi khác. 15 PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm Để nâng cao chất lượng giáo dục xã nhà, góp phần vào sự nghiệp Giáo dục của ngành. Là người quản lí ta phải xác định rõ mục tiêu nhà trường phấn đấu gắn liền với thực tế của nhà trường. Ta không nên vội vàng hấp tấp, chạy theo bệnh thành tích mà phải coi trọng tư tưởng các bậc cha mẹ HS, của GV thật thoải mái, yên tâm và có trách nhiệm với mỗi nhiệm vụ được giao, phải nhận được sự quan tâm của phòng giáo dục, của chính quyền địa phương và các đoàn thể. Chúng ta phải biết định hướng ưu tiên cho từng phong trào. Đối với phong trào VSCĐ điều đầu tiên ta phải xây dựng kế hoạch cụ thể trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục, Phòng Giáo dục. Đồng thời phải bám sát vào tình hình thực tế của nhà trường. Chỉ đạo phải chặt chẽ, bản thân phải mẫu mực trong mọi công việc, khuyến khích những việc làm sáng tạo của GV và HS. Định hướng trong tương lai ngày một tươi đẹp hơn. Ngoài ra để duy trì được phong trào VSCĐ trước hết cần phải có đội ngũ GV nắm chắc các bước, quy trình viết chữ, độ cao, độ rộng của các nét, viết đúng – viết đẹp theo mẫu chữ quy định, mẫu chữ sáng tạo. Thực sự yêu nghề, tâm huyết với nghề về công tác chuyên môn nói chung, về mũi nhọn VSCĐ nói riêng. Tác phong sư phạm chuẩn mực, biết cách hướng dẫn và sửa sai cho HS từ tư thế ngồi viết, cách đặt vở, cách lia nét bút,... Biết khơi dậy sự tò mò, say mê, hứng thú giữ vở sạch – rèn chữ đẹp của HS. Tạo sự giao tiếp cởi mở, thân thiện với HS, mẫu mực trong lời nói, việc làm, thái độ, cử chỉ có tâm hồn trong sáng lành mạnh để HS noi theo. 16 Tham mưu với cấp trên tạo điều kiện cho GV, HS của nhà trường được tham quan các trường có bề dày thành tích trong phong trào. Khen thưởng kịp thời về vật chất cho GV và HS có thành tích cao trong hội thi. II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm Từ việc duy trì phong trào VSCĐ của nhà trường, động viên, khen thưởng kịp thời những HS đạt thành tích cao, đã giúp HS cùng nhau thi đua không chỉ trong phong trào VSCĐ mà cả các phong trào khác. Thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường chuyển biến rõ rệt, được cấp trên ghi nhận. Rèn luyện tính kiên trì, cần cù, khoa học, sáng tạo, tính thẩm mỹ cao trong công việc cũng như trong cuộc sống. Tạo không khí thi đua sôi nổi trong nhà trường, tinh thần đoàn kết, thân thiện. Góp phần tạo động lực thúc đẩy phong trào Giáo dục của trường để tiến tới trường đạt chuẩn quốc gia mức độ II trong giai đoạn 2015. III. Khả năng ứng dụng và triển khai Vận dụng vào các trường Tiểu học vùng cao đặc biệt là trường PTDTBT Tiểu học Giang Ma xã Giang Ma - huyện Tam Đường - tỉnh Lai Châu. Có thể triển khai rộng rãi ở các trường tiểu học trong toàn huyện. IV. Kiến nghị 1. Đối với UBND huyện và xã Cần đầu tư và quan tâm hơn nữa tới phong trào giáo dục của nhà trường, tạo mọi điều kiện thuận lợi về CSVC, điều kiện sinh hoạt của GV và HS. Thường xuyên tới thăm và động viên thầy và trò nhà trường. Trong quy ước, hương ước của thôn, bản cần có khen thưởng cho gia đình có con em học giỏi. 2. Đối với Sở, phòng Giáo dục và Đào tạo Thường xuyên tổ chức các hội thi, giao lưu về VSCĐ tới cấp tỉnh. Tổ chức giao lưu học hỏi các huyện, tỉnh bạn. Tỷ lệ HS tham gia thi không nên khống chế. 17 Đề nghị mức khen thưởng cao hơn nữa đối với trường đạt giải nhất, nhì, ba toàn đoàn và những HS đạt giải nhất, nhì trong hội thi cấp huyện. Giang Ma, ngày 21 tháng 3 năm 2013 Người thực hiện Vũ Thị Lý XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG PTDTBT TIỂU HỌC GIANG MA Tổng điểm: ……… điểm; Xếp loại: ………. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH HIỆU TRƯỞNG Trường PTDTBT TH Giang Ma XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TAM ĐƯỜNG Tổng điểm:……………..Xếp loại:……………………….. TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CHỦ TỊCH 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng