Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đa dạng hóa các hoạt đ...

Tài liệu Skkn một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học.

.DOC
15
1657
83

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị Phòng Giáo dục Tiểu học Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học Người thực hiện: Nguyễn Minh Kiếm Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ........................  (Ghi rõ tên bộ môn) - Lĩnh vực khác: Giáo dục  (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Năm học: 2012 - 2013 1 BM02-LLKHSKKN SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Nguyễn Minh Kiếm 2. Ngày tháng năm sinh: 10/10/1962 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai 5. Điện thoại: 0613 842439 (CQ) 6. Fax: ĐTDĐ: 0908 023445 E-mail: [email protected] 7. Chức vụ: Phó Trưởng phòng Giáo dục tiểu học 8. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm - Năm nhận bằng: 1996 - Chuyên ngành đào tạo: Toán học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản Lý Giáo dục Tiểu học Số năm có kinh nghiệm: 28 năm - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Một số biện pháp nâng cao chất lượng phong trào Xây dựng trường học Xanh Sạch - Đẹp. + Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lí và giảng dạy. + Một số biện pháp nâng cao chất lượng chuyên môn giáo dục tiểu học ở cơ sở. 2 BM03-TMSKKN Tên SKKN: MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC ĐA DẠNG HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Bậc giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng trong các bậc học , nơi hình thành nhân cách cho người học sinh, nơi rèn đức, luyện tài cho các mầm xanh tương lai của đất nước, chính vì thế mà giáo dục tiểu học là bậc học có vai trò rất quan trọng. Để thực hiện tốt vai trò này đòi hỏi các trường tiểu học phải tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong nhà trường để hình thành và phát triển toàn diện cho học sinh thông qua việc tổ chức đa dạng các loại hình hoạt động cho các em học tập, lao động, vui chơi, tham gia hoạt động xã hội, hoạt động tập thể,... Hoạt động giáo dục càng đa dạng, phong phú thì quá trình giáo dục học sinh tiểu học càng có hiệu quả. Trong trường tiểu học hoạt động giáo dục trên lớp và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mỗi bộ phận có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục; trong đó có thể khẳng định hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (NGLL) là hoạt động góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và phát triển toàn diện đức, trí, thể, mỹ cho người học sinh. Nhưng thực tế hiện nay, trong trường tiểu học, nhiều đơn vị, nhiều giáo viên tiểu học đã rất ít chú trọng đến vấn đề này, đa phần chỉ chú trọng thực hiện dạy chữ cho học sinh mà ít quan tâm tổ chức hiệu quả và đa dạng các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học. Việc giáo dục thường khép kín trong môi trường lớp học, trong khuôn viên nhà trường, dù các hoạt động ngoài giờ lên lớp có tổ chức thực hiện trong chương trình 4 tiết/tuần nhưng hình thức và nội dung đa phần đơn điệu, không thu hút được sự tích cực tham gia của học sinh cũng như sự quan tâm của các bậc phụ huynh học sinh. Giáo viên hầu như đã quên đi rằng hoạt động giáo dục NGLL là một bộ phận không thể thiếu của quá trình giáo dục, chẳng những giúp các em học sinh được vui chơi, giải trí sau những giờ học mà còn giúp các em biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết những vấn đề mà thực tiễn cuộc sống đặt ra; đồng thời giúp học sinh được phát triển, bộc lộ năng khiếu của mình thông qua các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi dã ngoại, hoạt động xã hội,... Từ thực tiễn nhiều năm trong công tác quản lí bậc giáo dục tiểu học của tỉnh nhà, để từng bước nâng cao hơn chất lượng các hoạt động giáo dục trong nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục tiểu học, tôi đã nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học”. 3 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lí luận Ở trường tiểu học, hoạt động giáo dục được tổ chức dưới nhiều hình thức đa dạng; ở một hình thức nào đó có thể tổ chức nhiều nội dung của các hoạt động khác nhau hoặc chỉ có nội dung của một hoạt động cụ thể. Khi tiến hành các hình thức hoạt động thì đồng thời giáo dục cho học sinh các mặt khác nhau của nhân cách đạo đức, lao động, thể chất, thẩm mỹ,… Hoạt động ngoài giờ lên lớp: là một hoạt động giáo dục cơ bản của trường tiểu học, được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức nhằm góp phần thực thi quá trình giáo dục nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội. Các hình thức hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ lên lớp gắn bó chặt chẽ với các hình thức giáo dục qua dạy - học. Các hoạt động giáo dục NGLL không những giúp học sinh củng cố, mở rộng những tri thức gặt hái qua dạy - học mà còn giúp các em hình thành được thái độ, tình cảm, rèn luyện được hành vi, kỹ năng, thói quen thông qua các hình thức phong phú, đa dạng. Trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, vai trò chỉ đạo, dẫn dắt, định hướng, cổ vũ, cố vấn thuộc về người giáo viên tiểu học. Bên cạnh đó, học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực, sáng tạo, tự thực hiện công việc được giao và đảm bảo theo các nguyên tắc của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: - Các hoạt động phải mang tính giáo dục, đa dạng và phong phú. Học sinh có năng khiếu, yêu thích môn học, lĩnh vực nào thì tham gia lĩnh vực đó để phát triển năng khiếu, sở trường của bản thân. Đảm bảo tính tự giác, tự nguyện, không bắt buộc học sinh tham gia mà do sự tự nguyện của mỗi học sinh nhưng có sự định hướng của giáo viên chủ nhiệm, theo các mô hình hoạt động của nhà trường. - Nội dung các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, hình thức tổ chức khoa học, gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của các em. Đồ dùng phục vụ các hoạt động giáo dục đảm bảo về mặt thẩm mỹ, an toàn, tạo được ấn tượng đối với các em. Thông qua các hoạt động phải tạo được mối quan hệ giữa thầy và trò; giáo viên cùng tham gia sinh hoạt, cùng vui chơi với các em. 2. Thực trạng vấn đề a) Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Đồng Nai. - Ngành Giáo dục tỉnh luôn kịp thời quán triệt tinh thần Nghị quyết, Chỉ thị và nhiệm vụ năm học của các cấp đến từng phòng giáo dục và Đào tạo các huyện, thị, thành phố Biên Hòa; đến các đơn vị trường học và đội ngũ CB-GV-CNV toàn ngành trên cơ sở xây dựng, định hướng phương hướng nhiệm vụ chung của ngành, tạo cơ sở để các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng đơn vị. 4 - Đội ngũ CB-GV-CNV tương đối ổn định, an tâm công tác. Nhiều CBQL; GV năng động, sáng tạo, tích cực, nhiệt tình tham gia các hoạt động của nhà trường; nhiệt huyết với công tác, hết lòng yêu nghề, yêu học sinh. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được xây dựng, sửa chữa kịp thời, lầu hoá từng bước đáp ứng yêu cầu dạy và học. - Đa phần phụ huynh học sinh rất quan tâm đến việc học tập của con em, luôn có sự phối hợp tốt cùng các đơn vị trường học trong mọi hoạt động giáo dục học sinh. - Phần lớn học sinh nhanh nhẹn, hoạt bát, có khả năng sinh hoạt tập thể tốt, ham thích được hoạt động và có năng khiếu trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao,... b) Khó khăn - Một số đơn vị huyện thuộc vùng nông thôn, đời sống người dân còn nhiều khó khăn nên vẫn còn không ít phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học tập của con em, hoặc một số khác chưa coi trọng và ủng hộ các hoạt động NGLL mà chỉ chú trọng cho con em tập trung học các môn văn hóa nhất là hai môn Toán và Tiếng Việt, từ đó ảnh hướng khá lớn đến chất lượng giáo dục. - Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân còn hạn chế; công tác xã hội hoá giáo dục tuy có phát triển hơn các năm trước nhưng chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu cần thiết cho công tác giáo dục. - Một số CBQL; GV chưa thật toàn tâm với công việc, chưa chủ động, sáng tạo trong công tác do phần nào bị ảnh hưởng của cuộc sống mưu sinh, đời sống còn khá chật vật. - Một số giáo viên chưa nhìn nhận một cách đúng đắn về vai trò của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên chưa tích cực trong các hoạt động; vì thế mà một số hoạt động giáo dục NGLL còn đơn điệu, chưa tạo được hứng thú cho học sinh tham gia. 3. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Từ thực tế trên, tôi đã đề ra các biện pháp phát huy những thuận lợi và khắc phục các khó khăn tồn tại, từng bước nâng cao chất lượng việc tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học thông qua các biện pháp cụ thể sau: 3.1. Thực hiện có hiệu quả công tác quản lí chỉ đạo các cơ sở trường học a) Xây dựng kế hoạch chỉ đạo và triển khai kịp thời đến các phòng giáo dục và đào tạo các huyện, thị, thành phố và các đơn vị trường học: Để các đơn vị trường học có định hướng và thực hiện tốt nhiệm vụ năm học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục trong nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch định kì năm, học kì của Sở Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn các đơn vị thực hiện giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì thế, tôi đã kịp thời tham mưu với lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của bậc giáo dục 5 tiểu học định kì hàng năm, học kì thật cụ thể, rõ ràng và khả thi; đảm bảo đầy đủ mục đích yêu cầu và các nội dung công tác trọng tâm của bậc học theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo để hướng dẫn, chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo kịp thời chỉ đạo các đơn vị trường học thực hiện, trong đó thật cụ thể và sâu sát các nội dung, hình thức và biện pháp tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện xây dựng các kế hoạch định kì thật cụ thể, sát tình hình từng đơn vị. Từ kế hoạch của Phòng Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp với đơn vị và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra. Xây dựng kế hoạch là một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lí. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ càng được cụ thể hóa thì hiệu quả và tính khả thi của các hoạt động giáo dục càng cao. Kế hoạch hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được xây dựng trên cơ sở thực trạng nhà trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội; nội dung, chương trình năm học và thực hiện theo chủ điểm hàng tháng. Trong bảng kế hoạch cần định hướng rõ các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có thể tổ chức thực hiện tại đơn vị như: - Tổ chức mô hình câu lạc bộ trong nhà trường như: Câu lạc bộ âm nhạc, cầu lông, cờ vua, họa sĩ nhí, câu lạc bộ bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh có năng khiếu Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh,... - Tổ chức các hội thi hiểu biết về các vấn đề mang tính chính trị - xã hội (Giáo dục quyền trẻ em; giáo dục môi trường; giáo dục an toàn giao thông, phòng chống tai nạn, thương tích ở trẻ em, tìm hiểu về quê hương, đất nước, con người Việt Nam) thông qua các hội thi: Rung chuông vàng, giải ô chữ bí mật, hái hoa dân chủ, đố vui,... - Phát huy các loại hình hoạt động Đội và Sao nhi đồng; tổ chức tham quan, cắm trại, xem phim, lao động công ích (làm sạch trường, đẹp lớp, trang trí lớp học thân thiện), tổ chức các trò chơi dân gian,... - Tổ chức các buổi tư vấn cộng đồng: Nói chuyện chuyên đề về quyền và bổn phận của trẻ em, chăm sóc bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn - thương tích ở trẻ em,... Phối kết hợp tốt các thành viên trong quá trình tổ chức thực hiện từ việc xây dựng kế hoạch, thành lập ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ các thành viên, linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động; giao nhiệm vụ cụ thể và phát huy tính sáng tạo của từng thành viên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ định kì. Căn cứ trên kế hoạch năm, nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động hàng tháng trên cơ sở điều chỉnh lại lịch họp, sắp xếp lại thời khóa biểu: Giảm các tiết hoạt động ngoại khóa ở các khối lớp trong thời khóa biểu hàng tuần đưa hẳn các hoạt động giáo dục NGLL vào ngày thứ năm hoặc thứ bảy hàng tuần sao cho việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh và các buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề của giáo viên luôn diễn ra nhịp nhàng. Tuần lễ đầu của tháng có thể tổ chức sinh 6 hoạt Hội đồng, chuyên môn, công đoàn; các tuần còn lại tổ chức đan xen các hoạt động giáo dục NGLL theo quy mô cả trường hoặc từng khối lớp. Khối nào tham gia sinh hoạt ngoài giờ lên lớp thì giáo viên chủ nhiệm các lớp, giáo viên phụ trách các câu lạc bộ sẽ cùng tham gia với học sinh. Các khối còn lại sẽ sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề tổ khối,... sao cho đảm bảo mỗi học sinh tham gia sinh hoạt ít nhất một lần mỗi tháng. b) Chú trọng công tác kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm: Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch thì việc tăng cường xuống cơ sở để kiểm tra, nắm bắt tình hình thực hiện ở cơ sở cũng giữ vai trò quan trọng không kém. Chính vì thế mà trong công tác quản lí và chỉ đạo các trường, tôi đã sắp xếp thời gian đến các đơn vị trường học để tham dự các buổi sinh hoạt trong nhà trường và các buổi tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL,…nhằm kịp thời nắm bắt thực tế ở cơ sở và có sự hỗ trợ, giúp đỡ, chấn chỉnh kịp thời. Chỉ đạo các đơn vị thực hiện có chất lượng công tác đánh giá rút kinh nghiệm hàng tháng, sơ kết định kì việc thực hiện các hoạt động giáo dục NGLL đã tổ chức để bàn bạc thảo luận, đánh giá những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế, từ đó đề ra biện pháp thực hiện khắc phục những hạn chế, từng bước nâng cao hiệu quả các hoạt động ở từng đơn vị. Muốn việc đánh giá, rút kinh nghiệm có hiệu quả, CBQL các đơn vị trường học cần tổ chức cho các thành viên được phân công phụ trách đánh giá khách quan, chính xác những mặt làm được, những mặt hạn chế nhiệm vụ công tác được giao, trên cơ sở có sự cộng đồng trách nhiệm, đánh giá, góp ý có thiện chí của các thành viên khác trong khối, nhà trường. Phân tích cụ thể những mặt tồn tại, đồng thời phải chỉ rõ được nguyên nhân của sự tồn tại, từ đó cùng bàn bạc tìm giải pháp khắc phục tồn tại trên cơ sở tất cả các thành viên của khối, trường đều biết và đều tham gia vào các hoạt động 3.2. Tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề, từng bước nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục NGLL trong tập thể CB - GV Để giúp các CB-GV-CNV thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công thì việc giúp cho họ xác định được vai trò, tầm quan trọng của các hoạt động giáo dục, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong việc tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục là điều rất cần thiết. Bởi có nắm chắc về nội dung, có kiến thức về vấn đề mình đang thực hiện thì mới nắm được vấn đề và linh hoạt, sáng tạo trong việc thực hiện. Chính vì thế mà định kì hàng năm, tôi luôn tham mưu với lãnh đạo mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ phụ trách, chỉ đạo các đơn vị Phòng Giáo dục và đào tạo tăng cường công tác tham mưu, phối kết hợp mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đoàn đội cho cán bộ Bí thư đoàn, giáo viên tổng phụ trách đội, các lớp tập huấn về công tác chủ nhiệm lớp, quán triệt đến các giáo viên: giáo viên là lực lượng chủ chốt giữ vai trò quan trọng và quyết định chất lượng của tất cả các hoạt động giáo dục ở nhà trường nói chung và hoạt động giáo 7 dục NGLL nói riêng. Cần giúp giáo viên phải nhận thức được rằng giáo dục, phát triển năng khiếu cho học sinh là trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm và chỉ có thông qua các buổi hoạt động NGLL sẽ giúp các em vận dụng những tri thức đã học vào thực tế, đồng thời bộc lộ được năng khiếu của mình qua một số hoạt động văn thể mỹ, thể dục thể thao,...do giáo viên, nhà trường tổ chức. Tổ chức các buổi tư vấn, sinh hoạt chuyên đề về tầm quan trọng của việc giáo dục phát triển toàn diện học sinh trong nhà trường tiểu học, giúp giáo viên có thêm các thông tin về các chỉ số thông minh IQ, EQ và các loại trí thông minh: thông minh vận động, thông minh hình ảnh, thông không gian, thông minh âm nhạc, thông minh cảm xúc,…để giáo viên hiểu được rằng mỗi học sinh là một cá thể, mỗi em khác nhau sẽ có năng lực, cách tiếp nhận kiến thức, kĩ năng khác nhau, mỗi em sẽ có năng khiếu về một lĩnh vực riêng và nhiệm vụ của người làm công tác giáo dục phải nhìn thấy được một điểm nổi bật của mỗi em học sinh để từ đó phát triển các năng khiếu của các em. Chú trọng và phát huy tính tích cực, năng động, sáng tạo của các CBQL, GV trong quá trình thực hiện; tổ chức các hội thảo, chuyên đề giao lưu giữa các đơn vị trường học trên địa bàn các huyện, thị, thành phố và cả tỉnh trong việc tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lí, tổ chức thực hiện. 3.3. Chỉ đạo tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục theo chủ điểm; nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm Các chủ điểm giáo dục ở tiểu học có liên quan đến những ngày lễ lớn kỷ niệm của đất nước, dân tộc, được tổ chức cho học sinh nhằm giáo dục cho các em hình thành các mối quan hệ, các nét phẩm chất nhân cách nhất định. Khi tham gia vào các hoạt động chủ điểm, các em có cơ hội hòa mình vào sự vận động chung của cả đất nước, cảm nhận được “nhịp đập” của đời sống xã hội, bởi lẽ chủ điểm đó không chỉ tổ chức tại trường mà khắp các nơi trên đất nước đều có nhiều hoạt động hưởng ứng, chào mừng. Nhờ đó mà tạo nên một môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường và xã hội. Các chủ điểm ở tiểu học luôn diễn ra liên tục, nối tiếp nhau, vì thế học sinh tiểu học luôn trong thế vận động, hòa mình cùng các mối quan hệ xã hội đúng đắn như chủ điểm các tháng: Tháng 9: Niềm vui ngày khai trường; Tháng 10: Người học sinh ngoan; Tháng 11: Ngàn hoa dâng tặng thầy cô; Tháng 12: Uống nước nhớ nguồn; Tháng 1,2: Mừng Đảng, mừng xuân; Tháng 3: Yêu quý mẹ và cô; Tháng 4: Hòa bình và hữu nghị; Tháng 5: Tự hào truyền thống Đội, mừng sinh nhật Bác 8 Căn cứ vào nội dung các chủ điểm để giúp học sinh hình thành các mối quan hệ đúng đắn, các nét phẩm chất nhân cách nhất định, đòi hỏi người tổ chức phải khéo léo tổ chức đa dạng các hoạt động trong từng buổi sinh hoạt, để từ đó tạo sự yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động cho học sinh. Có như thế hoạt động giáo dục NGLL mới mang lại hiệu quả đích thực như bản chất vốn có của nó. Ví dụ 5: Chủ điểm tháng 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN Với chủ điểm trên, có thể tổ chức các hoạt động giáo dục theo quy mô lớp, khối thông qua đa dạng các hình thức, nội dung hoạt động. Giáo viên có thể tổ chức buổi hoạt động giáo dục NGLL thông qua các hoạt động như sau: - Hoạt động Khởi động: GV giới thiệu một số gương chiến đấu anh hùng của dân tộc: bằng hình ảnh về quê quán, thành tích chiến đấu, hoặc những câu nói bất tử, những đặc điểm nổi bật của nhân vật anh hùng giúp các em nhớ, biết và khắc sâu hơn. Từ đó, giáo dục các em biết noi gương theo các anh hùng và tự hào về truyền thống cách mạng, điển hình như: Tô Vĩnh Diện Chị Sứ Nguyễn văn Trỗi - Hoạt động Trò chơi âm nhạc: tổ chức cho học sinh tham gia trả lời câu hỏi kiến thức âm nhạc với chủ đề truyền thống cách mạng và quê hương, dưới hình thức đặt câu hỏi có liên quan đến nội dung bài hát hay cho các em nghe các nốt nhạc để giúp các em đoán ra tựa đề của bài hát, hát lại các câu hát,…; tổ chức cho học sinh thi hát các bài hát về Bác Hồ, về các gương anh hùng liệt sĩ,…nhằm giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước, khuyên các em phải làm theo Năm điều Bác dạy - Hoạt động Thi vẽ tranh về Bác Hồ, chú bộ đội: tổ chức cho các em thi vẽ tranh tự do với chủ đề: Bác Hồ, chú bộ đội; các em sẽ thể hiện tranh vẽ theo ý thích của mình, thể hiện tình cảm của mình dối với Bác, với các chú bộ đội, từ đó giúp các em phát huy năng khiếu vẽ và góp phần giáo dục các em ghi nhớ và biết ơn Bác Hồ, biết ơn các anh hùng dân tộc. - Hoạt động thi hái hoa dân chủ: ở nội dung hoạt động giáo dục NGLL tháng 12, giáo viên có thể gắn các nội dung đã học trong phân môn lịch sử cho học sinh củng cố khắc sâu các kiến thức đã học về các gương anh hùng, các cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc, tìm hiểu về Bác Hồ,…thông qua trò chơi hái hoa dân chủ, trả lời các câu hỏi có nội dung cho sẵn gắn với chủ điểm từ đó giúp HS củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống 9 Trong các hoạt động này giáo viên có thể tích hợp giáo dục học sinh về Phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội; tai nạn thương tích; từ đó từng bước hình thành và phát huy tốt các kỹ năng sống cho các em. Từ việc tổ chức đa dạng các hoạt động học tập, vui chơi trong các buổi hoạt động giáo dục NGLL sẽ tạo được sự gần gũi thầy trò, sự linh hoạt, mạnh dạn trong các đối tượng học sinh, từ đó công tác giáo dục không chỉ ngừng lại trên lý thuyết mà gắn chặt lý thuyết và thực tiễn. Ảnh sinh hoạt thầy - trò trong buổi sinh hoạt chủ điểm Cùng với việc nâng cao chất lượng việc tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục NGLL theo chủ điểm, công tác chủ nhiệm lớp luôn giữ một vai trò quan trọng; bởi thông qua các hoạt động tập thể (chào cở đầu tuần, sinh hoạt lớp cuối tuần); đây là những tiết học chiếm vị trí vô cùng quan trọng, thông qua các tiết hoạt động tập thể này học sinh được củng cố và phát triển các kiến thức, kỹ năng, thái độ tích cực, … trên cơ sở học sinh được giáo viên đánh giá, bạn đánh giá và cá nhân tự đánh giá thông qua các hình thức hoạt động cá nhân, nhóm lớp do giáo viên và nhà trường tổ chức. 3.4. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả, chất lượng các câu lạc bộ năng khiếu trong nhà trường Duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà là nhiệm vụ mà mỗi đơn vị trường học phải chú trọng thực hiện đạt hiệu quả, song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì việc nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu luôn là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, đây là cơ sở để các đơn vị trường học khẳng định vị thế của mình trong công tác quản lí, giáo dục, trong mối quan hệ cộng đồng xã hội. Vì thế trong công tác giáo dục đòi hỏi hiệu trưởng các đơn vị trường học phải bằng mọi cách để xây dựng và thực hiện có chất lượng các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu thông qua các lớp bồi dưỡng, các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ năng khiếu trong nhà trường. Năng khiếu của mỗi học sinh được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục, năng khiếu được kế thừa và phát triển liên tục qua từng giai đoạn học tập, từng thời kỳ; do đó sau mỗi năm học, cùng với công tác bàn giao chất lượng học sinh, việc bàn giao đối tượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu luôn 10 được chú trọng, bởi bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu phải có sự kế thừa từ những lớp dưới và phát triển sâu hơn ở lớp trên. Từ đó, đòi hỏi giáo viên lớp trên phải có biện pháp giáo dục để duy trì và bồi dưỡng các đối tượng học sinh giỏi ngày càng có chiều sâu hơn, phát triển hơn năng khiếu của các em, theo cách thức này công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu đã được thực hiện một bước tại lớp học do chính giáo viên điều chỉnh dạy học sát tình hình thực tế từng đối tượng học sinh lớp. Bên cạnh đó, việc thực hiện công tác bồi dưỡng tập trung cho học sinh giỏi, học sinh năng khiếu ở các khối 3, 4, 5 luôn là yêu cầu đòi hỏi các đơn vị phải thực hiện xuyên suốt trong năm. Thông qua các loại hình câu lạc bộ: Câu lạc bộ Toán học, Tiếng thơ, Em yêu tiếng Việt, Võ thuật, Erobic, Âm nhạc, Mỹ thuật,…học sinh được tham gia sinh hoạt, học tập phát triển năng khiếu cá nhân. Chỉ đạo CBQL các trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các câu lạc bộ hoạt động, tổ chức cho học sinh tìm hiểu, đăng ký tham gia các hoạt động năng khiếu có sự định hướng hỗ trợ cùng lúc của giáo viên chủ nhiệm. Chỉ đạo chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình hoạt động. Hàng tháng cùng với việc đánh giá công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp song song với việc đánh giá hoạt động của các mô hình câu lạc bộ từ đó ban chỉ đạo có sự định hướng và điều chỉnh kịp thời. Tổ chức và mở rộng các mô hình hoạt động câu lạc bộ thông qua việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ: Tổ chức đêm văn nghệ Thắp sáng ước mơ, các chương trình hoạt động tiếp bước đến trường, gây quỹ giúp học sinh nghèo, tham gia giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao, tổ chức các buổi giao lưu thi đấu thể thao giữa các thành viên câu lạc bộ các khối lớp, các đơn vị trường học, tổ chức các Hội vui Toán học, giao lưu thi tài sáng tác văn, thơ cho các thành viên câu lạc bộ yêu văn thơ,... nhằm tạo điều kiện cho học sinh được giao lưu thi tài, rèn luyện thể hiện năng khiếu cá nhân. Hình ảnh minh họa hoạt động biểu diễn, sinh hoạt các câu lạc bộ 11 Hoạt động biểu diễn CLB Âm nhạc Hoạt động giao lưu CLB Toán học 3.5. Phối kết hợp các lực lượng cùng tham gia giáo dục học sinh Để công tác giáo dục đạt hiệu quả thì người CBQL cần xác định được tầm quan trọng của việc phối kết hợp giáo dục: nhà trường - gia đình - xã hội. Không có sức mạnh tổng hợp giữa nhà trường - gia đình - xã hội thì nhà trường khó có thể hoàn thành được mục tiêu giáo dục. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL cũng phải huy động được sức mạnh tổng thể đó. Muốn làm được điều này, mỗi đơn vị trường học cần tạo lập uy tín, niềm tin đối với cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, cộng đồng xã hội bằng chất lượng giáo của của nhà trường, từ đó tạo được sự đồng thuận, cùng hợp tác với nhà trường trong tất cả các hoạt động giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Xây dựng kế hoạch hoạt động của nhà trường và triển khai đến toàn thể PHHS được biết, hướng dẫn GVCN cách thức làm việc, trao đổi với PHHS trong các buổi họp PHHS, giúp PHHS hiểu và nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của nhà trường. Phối kết hợp PHHS tổ chức các buổi tham quan, dã ngoại về nguồn giúp học sinh tìm hiểu về bảo tàng, doanh trại quân đội, di tích văn hóa, di tích lịch sử,... giúp học sinh mở rộng tri thức, vốn hiểu biết của các em, tham gia vào các mối quan hệ xã hội khác,…từ đó thắt chặt thêm tình thầy trò, đồng nghiệp, mối quan hệ giữa PPHS và nhà trường. 12 III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI - Thông qua việc tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục trong nhà trường, đặc biệt là hoạt động NGLL các em được mở rộng vốn kiến thức về xã hội, tự nhiên về đất nước và con người Việt Nam và trên thế thế giới. Ngoài ra, còn hình thành và rèn luyện cho các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong giao tiếp, hình thành được hành vi, kỹ năng sống cho các em - Tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong tập thể sư phạm các đơn vị trường học về ý thức, trách nhiệm của mỗi thành viên trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh từ giáo viên, PHHS cũng như cộng đồng xã hội. Tạo được sân chơi lành mạnh cho học sinh sau những giờ học căng thẳng, rèn được một số kĩ năng cho học sinh trong sinh hoạt. - Chất lượng hoạt động chuyên môn các đơn vị trường học chuyển biến tích cực, góp phần đắc lực trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học. Các cán bộ quản lý tự chủ và năng động hơn trong công tác quản lý, việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý được nhẹ nhàng và tinh gọn hơn, công tác trao đổi thông hai chiều từ Sở, Phòng Giáo dục về cơ sở trường học và ngược lại nhanh hơn, hiệu quả hơn. - Chất lượng giáo dục đại trà từng bước có sự chuyển biến rõ nét: tỉ lệ HS khá giỏi được nâng cao, HS trung bình yếu giảm hẳn qua từng năm; tỉ lệ HS lên lớp thẳng duy trì từ 97% trở lên; tỉ lệ HS lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học luôn giữ vững đạt 100%, và đặc biệt hơn là tỉ lệ HS bỏ học giảm đáng kể qua các năm. Bởi các em yêu thích đến trường, mỗi ngày đến trường là một niềm vui thì dù gia đình có khó khăn đến đâu, hay các em phải cùng bố mẹ vừa học vừa làm việc mưu sinh thì các em vẫn khắc phục khó khăn để đến trường, đến lớp cùng bè bạn. - Chất lượng các hoạt động mũi nhọn trong việc phát triển năng khiếu học sinh cũng đạt nhiều thành tích và nâng cao dần qua từng năm như: nhiều học sinh của tình nhà đạt nhiều thành tích trong các hội thi, các kỳ giao lưu năng khiếu: hội thi tìm kiếm tài năng Việt, giao lưu tranh tài đàn organ, vẽ tranh và các kỳ giao lưu thi tài Toán tuổi thơ, Tiếng Anh cấp toàn quốc,… IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG - CBQL các trường cần quan tâm sâu sát đến việc tổ chức các hoạt động giáo dục NGLL, xem đây là một hoạt động chính song song với hoạt động giảng dạy và học tập. - Thường xuyên thay đổi các hình thức hoạt động để tạo không khí mới cho học sinh, tránh gây nhàm chán. Luôn quan tâm đặc biệt đến các đối tượng học sinh cá biệt, hướng các em tham gia tích cực trong mọi hoạt động, dần dần cảm hóa những thói hư tật xấu nhằm giúp các em từng bước hoàn thiện mình. - Giáo viên phải năng động, sáng tạo có năng khiếu tổ chức sinh hoạt tập thể, tích cực sưu tầm tài liệu, cập nhật kịp thời các thông tin trong nước và thế giới, - Mở thêm các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên về các kĩ năng: quản trò, tổ chức các trò chơi tập thể cho học sinh. 13 - Đầu tư cơ sở vật chất, có đủ phòng để nhà trường bố trí, tổ chức các hoạt động, đầu tư xây dựng các phòng chức năng: phòng tập múa, erobic, mĩ thuật,... -V. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường Tiểu học (Nghiệp vụ quản lí trường Tiểu học - Nhà xuất bản Hà Nội) - Giáo trình Giáo dục học tiểu học - Nhà xuất bản Đại học sư phạm Hà Nội NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Minh Kiếm BM04-NXĐGSKKN SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI PHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày 05 tháng 6 năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012 - 2013 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức đa dạng hóa các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học Họ và tên tác giả: Nguyễn Minh Kiếm Chức vụ: Phó Trưởng phòng Đơn vị: Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  14 - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN (Ký tên và ghi rõ họ tên) THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu) 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng