Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy lớp 4, 5...

Tài liệu Skkn-lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy lớp 4, 5

.DOC
26
827
137

Mô tả:

SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 MỤC LỤC Tên nội dung Trang I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3. Đối tượng nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận a, Thuận lợi, khó khăn4 1 2 3 3 3 3 4 2. Thực trạng b, Thành công, hạn chế c, Mặt mạnh, mặt yếu d, Các nguyên nhân, các yếu tố tác động e, Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. b. Nội dung, điều kiện và cách thực hiện biện pháp, giải pháp b.1. Lồng ghép GDBT thông qua các bài học cụ thể b.2. Lồng ghép GDBT thông qua tiết sinh hoạt tập thể b..3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc .... c. Điều kiện để thực hiện các biện pháp, giải pháp d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp e. Kết quả khảo nghiệm. 4. Kết quả III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo GV: Nguyễn Thị Nhung 1 Trường TH Trần phú 4 5 6 6 7 7 7 7 11 14 15 15 15 16 16 16 19 SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến giáo dục. Người thường xuyên theo dõi và có những lời chỉ dạy quý giá cho những người làm công tác giáo dục. Người đã từng nói “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người ” đã trở thành khẩu hiệu của tất cả các trường. Đó cũng chính là nguồn động lực tinh thần to lớn để các thầy giáo, cô giáo nỗ lực làm tốt nhiệm vụ vẻ vang của mình. Và Người cũng khẳng định “ Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ, nhân dân nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của đất nước”. Đúng vậy không có giáo dục sẽ không có thể có những người chủ tương lai của nước nhà. Dù ở thời đại nào, đất nước nào, dân tộc nào muốn phát triển về mọi mặt thì trước hết phải có giáo dục, không có giáo dục đất nước sẽ không phất triển được. Nền giáo dục là thước đo đánh giá sự phát triển phồn thịnh của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đồng thời nó cũng đảm bảo cho sự phát triển về kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia đó và dân tộc đó, trong đó có giáo dục bảo vệ môi trường cũng như việc nâng cao ý thức giữ gìn bảo vệ môi trường của mỗi người dân. Bảo vệ môi trường là một trong nhiều mối quan tâm mang tính toàn cầu. Ở nước ta bảo vệ môi trường đang là vấn đề được quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TW ngày 15 tháng 11 năm 2014 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nhiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ năm 2010 là giáo dục môi trường cho bậc tiểu học bằng nhiều hình thức phù hợp để xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch - đẹp. Vậy môi trường là gì? Từ trước đến nay có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường nhưng hiện nay người ta đã thống nhất với nhau rằng “ Môi trường là các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, lý học, hoá học, sinh học cùng tồn tại trong một không gian bao quanh con người. Các yếu tố đó quan hệ mật thiết tương tác lẫn nhau và tác động lên các cá thể sinh vật hay con người cùng tồn GV: Nguyễn Thị Nhung 2 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 tại và phát triển. Tổng hoá của các chiều hướng phát triển của từng nhân tố này quyết định chiều hướng phát triển của các cá thể sinh vật của hệ sinh thái và của xã hội loài người”. Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển nền kinh tế, hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa làm cho đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó có nhiều người do ý thức kém chỉ chú trọng sự phát triển kinh tế, nên đã góp phần làm suy giảm chất lượng môi trường quá giới hạn cho phép, đi ngược lại mục đích sử dụng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và sinh vật. Những tác động của thị trường cũng len lỏi vào trường học, trong học sinh khiến cho đội ngũ giáo viên và các bậc cha mẹ phải hết sức quan tâm, lo lắng như hiện tượng học sinh chơi bom thối, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, ăn kẹo sinh gôm trong lớp, vứt xả rác bừa bãi, không có ý thức trong bảo vệ cây xanh, bảo vệ bàn ghế và cơ sở vật chất của nhà trường... Đó cũng chính là những trăn trở của người làm giáo dục. Phải làm thế nào? Có biện pháp gì để giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những người có tài đồng thời và có đức? Chính vì thế đòi hỏi ngành giáo dục không những truyền thụ tri thức cho học sinh mà phải còn chú trọng đến việc giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành người hiểu biết, có lòng nhân ái và là những người có ích cho xã hội. Trong thực tế hiện nay khi giáo dục về môi trường có nhiều thuận lợi hơn đó là qua thông tin đại chúng, qua tranh ảnh, một số hoạt động ở ngoài thực tế tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người nên học sinh một phần nào cũng am hiểu hơn. Nhưng bên cạnh đó sự nhận thức về môi trường của một số học sinh còn yếu kém một phần do ý thức của các em, một phần trong các năm vừa qua chưa có sự chỉ đạo thống nhất đưa giáo dục môi trường vào các bậc học, và chưa có môn học riêng về môi trường, có chỉ là sự cập nhật, lồng ghép vào trong các môn như tiếng Việt, Khoa học, Địa lý... Nên mức độ tiếp thu của học sinh còn hạn chế. Vì vậy trong giảng dạy ngoài việc truyền thụ kiến thức cơ bản, đồng thời phải lồng ghép việc giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ môi trường trong sạch, lành mạnh không những đem lại lợi ích cho hôm nay mà cho cả mai sau. GV: Nguyễn Thị Nhung 3 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Học sinh là những chủ nhân trương lai của đất nước, chúng ta phải làm sao cho thế hệ học sinh có ý thức và góp sức mình vào công cuộc bảo vệ môi trường. Trong các năm học qua, để giáo dục học sinh có ý thức tốt trong việc bảo vệ môi trường tôi luôn lồng ghép vấn đề môi trường vào trong bài dạy và tôi nhận thấy đã được một số hiệu quả nhất định và tôi tiếp tục áp dụng phương pháp này vào trong năm học 2011 - 2012 và trong những năm tiếp theo với hy vọng góp phần nâng cao được ý thức cho học sinh để bảo vệ môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước, đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5. 2. Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài Đối với các môn Tiếng việt, Khoa học, Địa lí... Trong trường tiểu học tôi luôn lồng ghép những kiến thức cơ bản về môi trường như: vai trò của môi trường, các khái niệm về môi trường, sự ô nhiễm của môi trường nói chung và sự ô nhiễm của môi trường nước, môi trường không khí, môi trường đất, sinh vật nói riêng và các nguyên nhân dẫn đến sự ô nhiễm đó. Cho nên trong quá trình giảng dạy tôi luôn vận dụng các phương pháp hữu hiệu để giúp các em vừa tiếp thu tri thức vừa hiểu biết những vấn đề về môi trường của quê hương đất nước, có như vậy thì các em mới tham gia tích cực vào các hoạt động, sử dụng hợp lí, bảo vệ, cải tạo môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình, có tinh thần sẵn sàng tham gia xây dựng, bảo vệ quê hương đất nước và trở thành người công dân có ích cho xã hội sau này. 3. Đối tượng nghiên cứu Tôi chọn đối tượng nghiên cứu là học sinh khối lớp 4-5 thông qua giảng dạy môn Tiếng việt, Khoa học, Địa lí...để giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường. Bở vì đây là lứa tuổi thiếu niên các em chăm học, vâng lời thầy cô giáo nên cần giáo dục cho các em ý thức ngay từ khi các em hiểu về môi trường, những việc làm cụ thể về môi trường. Từ đó các em có ý thức cao hơn trong mỗi hành vi, việc làm của mình đối với môi trường. 4. Phạm vi nghiên cứu GV: Nguyễn Thị Nhung 4 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Học sinh lớp khối lớp 4- 5 trường Tiểu học Trần Phú từ năm 2012 – 2013 đến nay. 5. Phương pháp nghiên cứu - Kinh nghiệm giáo dục của bản thân trong quá trình giảng dạy. - Trao đổi với các bộ phận môi trường. - Nghiên cứu tài liệu liên quan. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận Trong chương trình Tiểu học mới, vấn đề giáo dục môi trường đã được đề cập đến, có môn đã dành hẳn một chương nói về môi trường như môn Khoa học (SGK trang 127) hoặc có bài đề cập đến môi trường như: Mở rộng vốn từ Bảo vệ môi trường (Luyện từ và câu SGK trang 115), Luật bảo vệ môi trường (Chính tả SGK trang 103). Một số bài có một phần nội dung liên quan đến môi trường nhưng SGK chưa yêu cầu đi sâu khai thác. Ví dụ chương “Vật chất và năng lượng” (Khoa học) hay “Sông ngòi”, “Vùng biển nước ta” (Địa lý) Tuy nhiên kiến thức về môi trường vẫn còn mờ nhạt, giáo dục môi trường chưa được tách ra như một môn học, một số kiến thức chưa thật sự gần gũi với đời sống xung quanh của các em như khu bảo tồn thiên nhiên SGK/ 115, khu bảo tồn đa dạng sinh học SGK/ 126 do đó việc tiếp thu của học sinh còn nhiều khó khăn. Gần đây nhất, đầu năm học 2008-2009 Sở Giáo dục Đắk Lắk, Phòng Giáo dục và Đào tạo Krông Ana đã triển khai lồng ghép giáo dục môi trường vào môn Tiếng Việt, môn Khoa học, Địa lí... đã được giáo viên tiếp thu và ứng dụng rộng rãi trong toàn ngành. Điều đó chứng tỏ rằng môi trường và giáo dục môi trường là vấn đề nóng mang tính sống còn của xã hội. 2. Thực trạng GV: Nguyễn Thị Nhung 5 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 a) Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: - Về phía giáo viên Đạt trình độ trên chuẩn, đều được tham gia tập huấn lồng ghép giáo dục môi trường trong từng khối, lớp, theo từng bài cụ thể. Được cấp phát tài liệu tận tay để lồng ghép khi soạn bài…Có tay nghề vững vàng, có năng lực sư phạm, có đầy đủ sách giáo khoa, sách hướng dẫn. Phần lồng ghép giáo dục môi trường chỉ thực hiện ở một số bài qua từng phân môn như: tiếng Việt, Khoa học, Địa lí… Nội dung lồng ghép thể hiện ở 3 mức độ: toàn phần, bộ phận và liên hệ. - Về phía học sinh Đa số học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh trường, lớp xanh-sạch-đẹp, có thói quen bỏ rác đúng nơi quy định. 100% HS tích cực tham gia các phong trào do liên đội phát động như: Một phút làm sạch sân trường, chăm sóc tưới cây và hoa trong vườn trường. + Sự quan tâm của các bậc phụ huynh cũng góp phần nâng cao giáo dục bảo vệ môi trường. * Khó khăn: - Ý thức bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao. - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em của mình, các em thường ăn sáng trước cổng trường nên việc xả rác chưa đúng quy định còn nhiều. - Việc thu gom rác thải của nhiều hộ gia đình xung quanh khu vực trường chưa tốt. b) Thành công và hạn chế * Thành công: Bản thân tôi đã xác định đúng mục tiêu của bài học đồng thời đã lồng ghép giáo dục môi trường vào từng bài cụ thể và đạt được kết quả cao trong việc dạy và học. Kết quả cho thấy học sinh trường tôi đã tự giác vệ sinh lớp học, bỏ rác, tiểu tiện đúng nơi quy định. GV: Nguyễn Thị Nhung 6 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi còn nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh, các em đã có sự tiến bộ rõ rệt về bảo vệ môi trường trong lớp học, trong nhà trường. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đã làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình. * Hạn chế: - Công tác giáo dục môi trường đối với một số giáo viên thực hiện chưa thường xuyên, còn đối phó chỉ dừng lại ở các tiết thao giảng, dự giờ... - Giáo viên tuân thủ cung cấp những kiến thức mà sách giáo khoa và sách giáo viên đặt ra, chưa mạnh dạn khai thác những vấn đề có liên quan đến môi trường vì sợ lệch mục tiêu bài dạy, chưa giúp các em nêu được những việc làm thực tế của trường của lớp để các em tự giác trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ: Bài “ Sông ngòi” SGK/ 74, giáo viên không dám khai thác sự cần thiết phải bảo vệ và khai thác một cách hợp lý vì phần mục tiêu SGV không yêu cầu. - Giáo viên còn chú trọng dạy kiến thức, còn xem nặng việc học kiến thức cơ bản của chương trình hơn là những vấn đề môi trường. - Việc lồng ghép giáo dục môi trường đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu, suy nghĩ nên phần lớn giáo viên ngại khó vì không có thời gian. - Một số học sinh vẫn xả rác không đúng nơi quy định, chưa tích cực trong lao động dọn vệ sinh trường, lớp. c) Những mặt mạnh, mặt yếu * Mặt mạnh: - Qua nghiên cứu tôi thấy học sinh tiểu học thích ham chơi, hay quà vặt nên rác thải còn nhiều. - Các giải pháp trong đề tài này đã giúp học sinh hiểu rõ hơn sự tác động của môi trường đối với đời sống của con người. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các em. GV: Nguyễn Thị Nhung 7 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 - Ngoài việc tích hợp lồng ghép vào các tiết chính khoá, nhiều giáo viên đã chú trọng đưa nội dung giáo dục môi trường vào các tiết sinh hoạt ngoại khoá nhằm đưa các em gần gũi với thực tế, thực hành cho các em thói quen bảo vệ môi trường ở nhà cũng như ở trường. * Mặt yếu: - Công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức rất hạn chế trên địa bàn toàn xã vì nhà dân ở theo cụm rãi rác không tập trung. - Việc bố trí cho học sinh tham gia vệ sinh nơi công cộng còn quá ít. - Chưa có điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan những nơi có tác động xấu như khí thải của nhà máy, nước thải của các khu công nghiệp, bãi rác lớn của khu đông dân cư ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh. d) Nguyên nhân Qua thực tế giảng dạy nhiều năm ở lớp 4, 5, bản thân tôi được gần gũi tiếp xúc trao đổi với học sinh, với phụ huynh học sinh, với đồng nghiệp trong trường để đi đến kết luận. Tình trạng học sinh lớp 4, 5 chưa quan tâm đên việc bảo vệ môi trường là do những nguyên nhân chủ yếu sau: + Do phần lớn là các em ở vùng nông thôn. + Do các em chưa có động cơ, thái độ đúng đắn trong việc học bảo vệ môi trường. + Do các em chưa nắm vững được cách bảo vệ môi trường là những công việc gì. + Do các em chưa hiểu thế nào là bảo vệ môi trường? + Nhiều em còn có hoàn cảnh khó khăn, các em ít có điều kiện để tìm hiểu về môi trường e) Phân tích và đánh giá các vấn đề thực trạng đã nghiên cứu. Hiện nay, hiện tượng ô nhiễm môi trường đã lan tràn ở khắp mọi nơi từ đất, nước, đến không khí, từ bề mặt đến các lớp sâu của đất. Nguyên nhân của GV: Nguyễn Thị Nhung 8 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 của nạn ô nhiễm là các sinh hoạt và hoạt động kinh tế của con người từ trồng trọt, chăn nuôi, do ý thức của người dân gần trường chưa cao còn bỏ rác ở những nơi chưa đúng quy định, ngoài ra không kể đến việc ý thức bảo vệ môi trường của một số học sinh chưa cao…Vấn đề môi trường không phải là môn học chính nên đa số giáo viên chú trọng nội dung của bài học và dành cho việc tích hợp còn ít nên đôi khi thiếu thời gian vì vậy giáo viên bỏ qua khâu này. Tình trạng giáo viên dạy chay không nghiên cứu tìm tòi số liệu, tranh ảnh…để minh hoạ cho bài học, chưa có sự nghiên cứu đầy đủ về phương thức thực hiện và cũng như tài liệu giảng dạy về giáo dục môi trường, làm cho tiết học kém hấp dẫn và không mang tính thuyết phục nên giáo dục cho học sinh chưa mang lại hiệu quả cao. 3. Giải pháp và biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp và biện pháp Mục tiêu của việc lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường trong chương trình lớp 4, 5 là: + Bảo vệ môi trường xung quanh là trách nhiệm của toàn dân. + Trong trường học ngoài việc học kiến thức ra giáo viên còn phải dạy cho học sinh biết bảo vệ môi trường, biết làm một số việc cụ thể như: quét dọn vệ sinh trường, lớp; tiểu tiện, đổ rác đúng nơi quy định... + Giáo dục môi trường tính chất tổng hợp, vừa vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về môi trường. Ngoài ra còn rèn kỹ năng sống cho học sinh khi tham gia bảo vệ môi trường từ đó hình thành nhân cách cho học sinh luôn có ý thức bảo vệ môi trường. b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp b.1. Lồng ghép giáo dục môi trường thông qua một số bài học cụ thể b.1.1. Xác định tên bài và mức độ tích hợp trong từng bài: GV: Nguyễn Thị Nhung 9 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Tuỳ theo chương trình từng khối lớp để thực hiện tích hợp lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường. Căn cứ vào tài liệu tập huấn 109 của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 25-27/5/2008 để giáo viên thực hiện lồng ghép vào một số bài cụ thể. Mức độ Môn Tên bài học Nội dung của (phương từng bài thức ) tích hợp Gián tiếp - Những người bạn tốt - Bảo vệ động vật (TV/64) hoang dã - Kỳ diệu rừng xanh - Môi trường rừng Trực tiếp - Môi trường rừng Gián tiếp - Chuyện một khu vườn nhỏ - Môi trường rừng Trực tiếp - Hành trình của bầy ong - Môi trường cây xanh Gián tiếp (TV/117) - Môi trường động vật Gián tiếp - Người gác rừng tí hon - Môi trường rừng Trực tiếp - Trồng rừng ngập - Môi trường rừng, đất Trực tiếp mặn(TV/128) - Môi trường nước, - Ngu công xã Trịnh Tường rừng (TV/75) - Trước cổng trời (TV/84) - Đất Cà Mau (TV/90) Tập đọc (TV/124) Gián tiếp (TV/ 164) - Luyện tập làm đơn Bài 1 : - Môi trường đất, không Trực tiếp Thần chết mang tên bảy sắc khí, rừng Tập làm văn cầu vồng. - Thuyết trình, tranh luận - Môi trường nước, ánh (TV/93) sáng, không khí, đất - Luyện tập làm đơn - Môi trường nước, (TV/111) Luyện từ - Động vật hoang dã Gián tiếp Trực tiếp không khí. Trực tiếp và câu GV: Nguyễn Thị Nhung 10 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Trực tiếp Chính tả Kể Trực tiếp chuyện * Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường (TV 115, tr127) * Luật bảo vệ môi trường (Trang 103) * Người đi săn và con nai - Phòng bệnh sốt rét ( bài Môi trường xung quanh Bộ phận - Phòng bệnh viêm não (bài - Môi trường tài nguyên Bộ phận 12/16) Khoa học Bộ phận - Phòng bệnh sốt xuất huyết ( bài 13/28) 14/30) - Sắt, gang, thép (bài 23/48) - Môi trường tài nguyên - Đồng và hợp kim của Bộ phận đồng ( bài 24/50 Môi trường tài nguyên Liên hệ -Gồm, gạch ngói (bài 27/56) - Môi trường không khí, Liên hệ - Nhôm (bài 25/52) GV: Nguyễn Thị Nhung 11 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 - Xi măng (bài 28/58) đất - Cao su (bài 30/62) - MT không khí, đất - Chất dẻo (31/64) - Khí hậu (bài3/72) - MT không khí MT rừng, nước -Sông ngòi (bài4/74) Địa lý MT nước, động vật Liên hệ Liên hệ Toàn phần Toàn phần - Vùng biển nước ta (B5/77) - MT đất rừng Toàn phần - Đất và rừng (Bài 6/79) - Môi trường sống Toàn phần - Dân số nước ta (Bài 8/83) - Môi trường đất. Bộ phận - Nông nghiệp (bài 10/87) - Môi trường rừng, Toàn phần - Lâm nghiệp, thuỷ sản (bài nước, động vật. Lịch sử 11/83) - Môi trường đất, không - Công nghiệp (bài 12/91) khí Liên hệ - Giao thông vận tải (bài - Môi trường tiếng ồn, Liên hệ 14/96) - Việt Bắc mồ chôn giặc không khí - Môi trường rừng Liên hệ -Chiến thắng Điện Biên Phủ - Môi trường rừng Liên hệ Pháp Giáo dục môi trường thông qua các môn học góp phần không nhỏ vào việc hình thành nhận thức về môi trường và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh, nhưng những kiến thức đó sẽ không vững chắc nếu không được củng cố, rèn luyện thông qua các hoạt động bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. b.1.2. Xây dựng các hình thức lồng ghép * Lồng ghép bằng hệ thống câu hỏi : Ở những bài học có nội dung mà chúng ta có thể khai thác lồng ghép, khi soạn bài, bản thân tôi nghiên cứu tìm đặt câu hỏi để trang bị kiến thức hoặc liên hệ thực tế để học sinh biểu hiện thái độ, hành vi về giáo dục môi trường. Ví dụ : 1. Bài Những người bạn tốt (Tập đọc trang 64) GV: Nguyễn Thị Nhung 12 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 - Chú cá heo có đáng yêu không ? - Em có sợ cá heo bị tiệt chủng không? - Em muốn nói gì với những người làm nghề biển? 2. Bài Đất Cà Mau (Tập đọc /90) - Rừng Đước có tác dụng gì? - Em nghĩ, người đất Cà Mau cần phải làm gì để rừng đước phát huy tác dụng? 3. Bài Chuyện một khu vườn nhỏ ( Tập đọc/ 102) - Môi trường sẽ như thế nào nếu mỗi GĐ đều có 1 khu vườn nhỏ trên ban công như ban công nhà bé Thu? 4. Bài Luyện tập thuyết trình, tranh luận (Tập làm văn/93) - Nếu em là đất, nước, không khí, ánh sáng em muốn bày tỏ nguyện vọng gì với con người? 5. Bài Phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não ( Khoa học lớp 5 – tiết phân phối chương trình 12,13,14 ) - Các em làm gì để phòng những bệnh trên? 6. Bài Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp; Chiến thắng Điện Biên phủ (Lịch sử lớp 5 tiết phân phối chương trình 14-19 ) - Rừng góp phần quan trọng như thế nào trong những chiến thắng oanh liệt đó? - Con người cần làm gì để bảo vệ rừng ? * Lồng ghép dưới dạng bài tập trắc nghiệm Ví dụ : Khi dạy bài Đất và rừng (Địa lý SGK /79) Đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng : Chặt phá rừng sẽ  Mở rộng được nhiều đất đai trồng lúa  Có nhiều gỗ để đóng đồ đạc.  Làm xói mòn đất màu. GV: Nguyễn Thị Nhung 13 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Dạy bài Sắt, gang, thép; bài Nhôm, bài Đồng (Khoa học). Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây, chọn và ghi chữ cái trước ý đó vào bảng con A. Tài nguyên trên Trái Đất là vô tận, con người cứ việc sử dụng thoải mái. B. Tài nguyên trên trái đất là có hạn phải sử dụng có kế hoạch và tiết kiệm. * Lồng ghép dưới dạng trò chơi học tập: Thông qua một số trò chơi học sinh thêm hiểu về môi trường nên tôi tổ chức một số trò chơi như sau: Ví dụ 1: Trò chơi " Tôi ở đâu? " - Giáo viên phát cho học sinh 1 mảnh giấy nhỏ, học sinh dùng bút ghi vào mảnh giấy tên loài cây, 1 loài động vật hoặc 1 loại rác thải ( vỏ kẹo, bao thuốc....) Cứ 4 học sinh tham gia chơi phân vai cho mỗi em ( gồm các vai: đất, nước, thùng đựng rác, bầu trời ) Hướng dẫn học sinh cách chơi: 4 học sinh trên đứng vào các góc lớp, một số học sinh còn lại đứng thành vòng tròn giữa lớp học, trên tay mỗi em cầm tờ giấy của mình. Khi giáo viên phát lệnh các em nhanh chóng đọc tờ giấy của mình và chạy về 1 trong 4 nhân vật trên cụ thể là: Em có tờ giấy ghi "cá" chạy về em đóng vai “nước”, em có tờ giấy ghi "vỏ kẹo" chạy về em đóng vai "thùng rác", ..... Yêu cầu học sinh rút ra kết luận: Mọi vật đều phải ở đúng vị trí của nó, như vậy môi trường sẽ tốt. Ví dụ 2: Trò chơi "phá rừng". - Học sinh để tất cả tờ giấy báo cũ cạnh nhau trên mặt đất, sau đó đứng vào trên tờ báo đó (mỗi học sinh đứng trên 1 tờ báo) - Tất cả chạy ra ngoài và chạy vòng quanh địa điểm có giấy báo. GV: Nguyễn Thị Nhung 14 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 - Khi giáo viên ra hiệu thì tất cả nhanh chóng nhảy vào vị trí có giấy báo ( 1 tờ giấy chỉ chứa 1 người ). - Sau đó ra ngoài chạy tiếp, giáo viên cắt đi một số tờ giấy báo và vỗ tay cho tất cả nhảy vào lại. Lúc này sẽ có một số người không có chỗ đứng, phải đứng ra ngoài vòng. - Cứ tiếp tục như vậy, có nhiều học sinh bị loại ra khỏi vòng. Qua trò chơi giúp HS nhận xét và hiểu rằng - Các tờ giấy báo bị mất dần tượng trưng cho hình ảnh vủa việc đất rừng bị khai thác, lấn chiếm. - Những người bị loại ra khỏi vòng tượng trưng cho cây cối bị chặt, đốn. * Học sinh không nên khai thác rừng bừa bãi. * Đóng vai, diễn kịch Sau khi học xong bài tập đọc“ người gác rừng tí hon” và nghe kể xong câu chuyện “Người đi săn và con nai ”tôi tổ chức cho học sinh đóng vai từ đó giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường rừng, môi trường động vật thông qua một số việc làm cụ thể. Ví dụ 1: Khi dạy bài " Người gác rừng tí hon" (Tập đọc 5 tuần 14/124) - Cho 5 học sinh nhận vai : 1 học sinh đóng vai “bạn nhỏ con người gác rừng”, 2 học sinh đóng vai “bọn trộm gỗ”, 1 học sinh đóng vai “bà Hai chủ quán”, 1 học sinh đóng vai “Công an”. Sau khi đóng vai, yêu cầu học sinh thảo luận. + Việc làm của bạn nhỏ có tác dụng gì cho đất đai, khí hậu, động vật. Từ đó giáo dục HS biết bảo vệ rừng, dũng cảm, đối đầu với những kẻ trộm gỗ để cứ lấy cánh rừng Ví dụ 2 : Người đi săn và con nai (Kể chuyện 5 tuần 11/107) Tổ chức chọc sinh đóng 4 vai :( 1 học sinh đóng vai “người đi săn”, 2 học sinh đóng vai “dòng suối” khuyên người đi săn đừng bắn con nai, 1 học sinh đóng vai “ cây trám” tức giận vì người đi săn bắn con nai, 1 học sinh đóng vai“ con nai ”đẹp, thơ ngây làm người đi săn phải thả súng. GV: Nguyễn Thị Nhung 15 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Thảo luận sau khi đóng vai: + Vì sao người đi săn không bắn con nai? ( Vì con nai đep, ngơ ngác...) + Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? ( Yêu quý và bảo vệ động vật trong rừng ) Qua đó giáo dục học sinh luôn có ý thức bảo vệ động vật hoang dã b.2. Lồng ghép Giáo dục môi trường thông qua tiết sinh hoạt tập thể Trong những tiết sinh hoạt tập thể đầu tuần hoặc cuối tuần, tôi dành khoảng 10 - 15 phút để tổ chức cho HS tìm hiểu về môi trường với nhiều hình thức khác nhau nhằm củng cố, khắc sâu kiến thức về môi trường như : Trò chơi, đóng vai, triển lãm tranh, đọc thơ, hát.... Để tổ chức thành công tiết sinh hoạt tôi đã tiến hành một số hình thức lồng ghép, tích hợp sau: b.2.1. Xây dựng góc môi trường: Giáo viên dùng 3 tờ rô ky có đóng khung viền giao cho 3 tổ treo ở bức tường cuối lớp với tên gọi “Góc môi trường tổ...” Trong quá trình học tập, tham khảo sách báo, các em có thể trưng bày vào góc môi trường của tổ mình những gì mà mình sưu tầm được, đó có thể là: - Tranh ảnh về các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc tác động của con người đến môi trường và hậu quả của nó. - Những bài báo, câu thơ, bài hát, bài văn có liên quan đến môi trường. Ví dụ: * Thơ: Nhớ khi giặc đến giặc lùng Rừng cây, núi đá ta cùng đánh Tây Núi giăng thành luỹ sắt dày Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. (Việt Bắc - Tố Hữu) GV: Nguyễn Thị Nhung 16 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Ôi ! Chiếc mũ vải mềm dễ thương như một bàn tay nhỏ Chẳng làm đau một chiếc lá trên cành (Bài ca Xuân 68 - Tố Hữu) Tiếng chổi tre Sớm tối đi về Giữ sạch lề Đẹp lối Em nghe. (Tiếng chổi tre - Tố Hữu) * Bài hát - Bài : Rừng xanh yêu thương ".Em đến với rừng đâu chỉ vì rừng xanh thân thương. Em đến với rừng mang cả một niềm tin ước mơ. Em đến với rừng bởi rừng xanh yêu thương". - Bài : Tình cây và đất " Đất vắng cây đất ngừng ngừng hơi thở, cây thiếu đất cây sống sống với ai" * Truyện đọc " Khát vọng sống " (Kể chuyện lớp 4- tuần 32) Hoặc các em có thể tự sáng tác bằng nhiều cách : - Tự vẽ tranh cổ động về chủ đề môi trường - Viết khẩu hiệu cổ động về môi trường với lời lẽ ngắn gọn, cô đọng và ý nghĩa. Ví dụ: + Bảo vệ môi trường như bảo vệ chính con ngươi của mắt mình! + Đừng phá huỷ vẻ đẹp của thiên nhiên! + Để rừng mãi xanh ! + Người ơi, đừng phá rừng! b.2.2. Tổ chức biểu diễn tuyên truyền về môi trường GV: Nguyễn Thị Nhung 17 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Tận dụng thời gian 15 phút đầu giờ hoặc tiết Hoạt động ngoài giờ lên lớp, tiết Sinh hoạt cuối tuần tôi cho các em biểu diễn những gì mà mình đã trưng bày ở góc môi trường của tổ dưới nhiều hình thức: + Thuyết minh cho tranh ảnh mình sưu tầm hoặc vẽ được. + Đọc thơ + Hát + Đọc truyện b.2.3. Lập sổ theo dõi: Bất cứ công việc gì dù lớn hay nhỏ, muốn đạt hiệu quả cao cần phải biết khen chê đúng lúc, đúng người và đúng sự việc. Để làm được điều đó tôi đã hướng dẫn mỗi tổ lập sổ theo dõi (theo mẫu) STT Họ và tên Việc làm vì môi trường Việc làm ảnh hưởng đến Thời gian môi trường 1 2 3 Vào tiết sinh hoạt cuối tuần, các tổ tổng kết trước lớp, giáo viên nhắc nhở những học sinh nào còn vi phạm đồng thời tuyên dương khen, thưởng những học sinh có hành động, việc làm tác động đến môi trường dù chỉ là những tràng pháo tay, những lời khen nhưng đó là niềm động viên rất lớn, là cách để nhân điển hình và giáo dục các em ý thức bảo vệ môi trường. Sau khi sinh hoạt cuối tuần xong tôi yêu cầu tổ trưởng của từng tổ đánh dấu những việc thành viên trong tổ đã làm được những công việc gì, ghi rõ thời gian làm việc, sau đó tôi tổng hợp lại để khen thưởng, xếp loại thi đua vào cuối tháng. b.2.4. Xây dựng góc sinh giới Ở vườn trường, chọn một địa điểm kích thước khoảng 10m x 10m làm góc sinh giới. Nội dung góc sinh giới có thể là: + Các cây cảnh GV: Nguyễn Thị Nhung 18 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 + Các cây thuốc nam + Hòn non bộ + Bể cá cảnh + Một số vật có ích: ếch, nhái,... Một số tiết học có liên quan như: Sự sinh sản của thực vật có hoa (Khoa học/ 104), Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ (Khoa học/ 110), Sự sinh sản của ếch (Khoa học/ 116) ... có thể tổ chức ở góc sinh giới giúp học sinh nắm bài tốt hơn, vừa bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên và ý thức, hành vi bảo vệ thiên nhiên. Riêng biện pháp cuối cùng Xây dựng góc sinh giới bản thân tôi rất tâm đắc nhưng vẫn còn nằm trong ý tưởng chưa thể thực hiện được vì không đủ điều kiện về cơ sở vật chất, con người, cũng như nguồn kinh phí b.3. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc lồng ghép Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở mỗi trường đều được trang bị nhiều thiết bị dạy học đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên khai thác tài liệu, thông tin, hình ảnh, video,... và cũng dễ dàng chuyển tải nội dung đó đến với học sinh nhằm kích thích sự hứng thú, niềm say mê khi tiếp thu những vấn đề về môi trường. Muốn dạy các vấn đề liên quan đến môi trường, chúng ta chỉ việc vào Google hoặc vào Thư viện trực tuyến Violet để download về, sau đó sử dụng phần mềm PowerPoint 2003 để soạn thảo trình chiếu Nếu hình ảnh download xuống bị mờ ta có thể sử dụng phần mềm Office Picture Manager để điều chỉnh Đối với phim, khi download về thường có định dạng đuôi là flv, cần phải dùng phần mềm để chuyển “flv” sang “avi” hoặc “mpg” mới đưa vào PowerPoint trình chiếu được. Nếu đoạn phim download xuống quá dài làm ảnh hưởng đến tiết dạy tôi có thể sử dụng phần mềm Movie Maker để cắt, ghép phim tư liệu Ví dụ: Khi dạy bài “Môi trường” - Khoa học 5 GV: Nguyễn Thị Nhung 19 Trường TH Trần phú SKKN : Lồng ghép giáo dục môi trường vào chương trình giảng dạy ở lớp 4, 5 Ngoài những hình ảnh trong SGK tôi có thể download hàng loạt hình ảnh về môi trường rừng, môi trường nước, môi trường làng quê, môi trường đô thị, …để phục vụ bài dạy. Hoặc bài “Đất và rừng”, tôi cho học sinh xem một đoạn phim về nạn cháy rừng hoặc chặt phá rừng, sau đó yêu cầu học sinh: + Hiện trạng rừng ở nước ta. + Hiện trạng đó ảnh hưởng gì đến môi trường ? + Cần có những biện pháp gì để bảo vệ rừng ? Đó chính là cơ sở giúp tôi khắc sâu kiến thức và thực hiện hiệu quả cao trong việc lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường đến học sinh. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Trong giảng dạy, người giáo viên tiểu học lên lớp giảng dạy nhiều môn học nên thật sự phải có kiến thức, am hiểu các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống. Phải trang bị cho mình một phương pháp giảng dạy khoa học, dễ hiểu Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh thì mới đáp ứng được yêu cầu dạy học hiện nay. Để thực hiện các biện pháp, giải pháp cần có những điều kiện và yếu tố sau: + Giáo viên phải hiểu biết sâu rộng về kiến thức về môi trường, dành nhiều thời gian đọc sách báo tài liệu tham khảo, tìm hiểu kỹ những gì thuộc về môi trường để lồng ghép phù hợp với từng bài.... + Hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn một số việc cụ thể trong lớp, trường góp phần bảo vệ môi trường. + Phát huy tính tự giác, tích cực trong học sinh thường xuyên tham gia các hoạt động phong trào để bảo vệ môi trường không khí, môi trường nước...từ đó các em biết sử dụng tiết kiệm, hợp lí d. Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp GV: Nguyễn Thị Nhung 20 Trường TH Trần phú
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng