Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn lich su tích hợp bộ môn văn học vào dạy học chương 1 - cuộc kháng chiến chố...

Tài liệu Skkn lich su tích hợp bộ môn văn học vào dạy học chương 1 - cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ xix (lịch sử 8)

.DOC
43
322
98

Mô tả:

Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 TÍCH HỢP BỘ MÔN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG 1 - CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX (LỊCH SỬ 8) A. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Hội thảo khoa học về "Thực trạng việc dạy và học Lịch sử trong trường phổ thông - nguyên nhân và giải pháp" do Hội khoa học Lịch sử, Bộ GD&ĐT, Bảo tàng CMVN, trường Đại học KHXH&NV (ĐHQG TPHCM), ĐH Hồng Bàng phối hợp tổ chức ngày 27.3.2008, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Hội nghị trong đó nhấn mạnh "Môn Lịch sử giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong giáo dục chủ nghĩa yêu nước, các giá trị truyền thống và cách mạng, góp phần xây dựng nhân cách, bản lĩnh con người, giữ gìn bản sắc dân tộc. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, môn lịch sử, nhất là quốc sử càng cần coi trọng để chuẩn bị cho thế hệ trẻ làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ người công dân". Thế nhưng, một thực trạng đáng buồn là, do quan niệm môn Sử và một số môn khác như Địa lí, Giáo dục công dân…chỉ là "môn phụ" nên không được phụ huynh và học sinh(ngay cả một số nhà quản lí) coi trọng, trong các giờ học trên lớp cũng như ở nhà, các em học sinh không mặn mà gì lắm với môn Sử… Điều này đã chi phối rất nhiều đến nhiệt tình giảng dạy của giáo viên, kết quả là nhiều giờ học trở nên khô khan, tẻ nhạt. Song, bên cạnh đó không ít giáo viên dạy sử, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, lối dạy học "như sách", nhàm chán là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc học sinh chán học, việc nghe giảng rồi chữ thầy trả thầy. Mặt khác, chương trình, sách giáo khoa cũng bộc lộ những hạn chế như nội dung ôm đồm, nặng nề, khô khan, quá tải đối với học sinh… Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 1 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Vậy làm thế nào để "tình yêu sử" luôn sống mãi trong những giờ học? Để làm được điều này quả thực không phải dễ nhưng cũng không phải là không tưởng. Theo chúng tôi, giáo viên dạy Lịch sử, trước hết phải vượt lên mặc cảm "môn sử là môn phụ", hãy dạy sử bằng lòng say mê, nhiệt tình, nếu giáo viên dạy sử mà không say mê sử thì thử hỏi làm sao học sinh không "quay lưng lại" với môn sử được!. Giáo viên phải trau dồi cho mình thật vững chắc cả về kiến thức và phương pháp dạy học bộ môn, bên cạnh đó cũng cần trang bị thêm những kiến thức của các bộ môn liên quan như Địa lí, Văn học, giáo dục công dân…Từ thực tiễn dạy học, chúng tôi thấy rằng việc tích hợp các bộ môn khoa học xã hội nói chung, môn Ngữ văn nói riêng vào dạy học Lịch sử sẽ đem lại hiệu quả cao cả về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Trong thực tế cũng không ít giáo viên đã sử dụng phương pháp dạy học liên môn vào dạy học Lịch sử nhưng mức độ và hiệu quả của nó ra sao thì có lẻ cần phải có những cuộc hội thảo để nhìn nhận, đánh giá và đúc kết kinh nghiệm. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Nội dung, chương trình sách giáo khoa Lịch sử hiện nay tuy vẫn gồm 2 phần Lịch sử thế giới và Lịch sử dân tộc, song được cấu tạo theo hướng tích hợp hai khoá trình này. Hơn nữa, nó còn thể hiện việc tích hợp thấp giữa Lịch sử với Địa lí, Văn học và Giáo dục công dân. Tuy vậy, trong thực tế hiện nay, giáo viên chưa được chuẩn bị đầy đủ để dạy các môn học tích hợp, tinh thần đổi mới dạy học chưa được phát triển sâu rộng. Sách giáo khoa mới tuy có nhiều ưu điểm song nội dung vẫn còn ôm đồm, nhiều bài khô khan, nặng tính chính trị…vì thế gây khó khăn cho giáo viên khi giảng dạy cũng như chưa hấp dẫn đối với học sinh. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 2 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Bên cạnh đó, nhiều giáo viên chưa chú ý đúng mức, còn xem nhẹ tác dụng của việc tích hợp các môn khoa học xã hội trong dạy học Lịch sử nên bài giảng nhiều lúc khô khan, thiếu sinh động, chưa hấp dẫn, lôi cuốn và chưa phát huy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh. Do đó, hiệu quả bài học không đạt như mong muốn. Trong chương trình phổ thông hiện nay, các bộ môn Lịch sử, Địa lí, Văn học, Giáo dục công dân… có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nắm vững nội dung của các bộ môn này có tác dụng bổ trợ kiến thức cho nhau rất tốt, kể cả trong dạy học của giáo viên cũng như trong học tập của học sinh. Vì thế, việc dạy học tích hợp là một trong những biện pháp quan trọng, có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dạy và học. Thế nhưng, trong quá trình dạy học, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên của các bộ môn Văn học, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân…cũng chưa chủ động “hợp tác” để cùng nhau xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp cho bộ môn mà mình giảng dạy. Thực tiễn hiện nay nguồn tài liệu Văn học có liên quan đến Lịch sử còn khá hiếm (nhất là ở vùng khó khăn nguồn tài liệu lại càng ít). Nếu có thì các tài liệu Văn học đó nằm ở nhiều nguồn khác nhau, chưa có tài liệu nào sắp xếp chúng theo các thời kỳ lịch sử để phục vụ cho dạy và học lịch sử. Vì thế, giáo viên sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức để sưu tầm, lựa chọn và đưa vào bài giảng. Từ việc giáo viên am hiểu không nhiều các bộ môn liên quan, ngần ngại sưu tầm, tìm hiểu tài liệu về các bộ môn đó để phục vụ cho bài giảng, kết quả là sức thuyết phục không cao, đồng thời không rèn luyện được cho học sinh thói quen, kĩ năng sưu tầm tài liệu, tích hợp kiến thức trong học tập cũng như thái độ yêu tích bộ môn. Từ những trăn trở trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX (Lịch sử 8)” để làm sáng kiến kinh nghiệm, trước hết Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 3 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 là để phục vụ cho công tác dạy học của bản thân và trong quá trình dạy thể nghiệm ở trường cũng như một số trường bạn đã được nhiều đồng nghiệp quan tâm, chia sẻ, đúc rút kinh nghiệm và đánh giá cao về hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bài học. Đồng thời là một tài liệu tham khảo khá bổ ích cho các đồng nghiệp ở các trường miền núi thuộc vùng khó khăn, khan hiếm về tài liệu tham khảo khi dạy về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX. II. SỰ CẦN THIẾT TÍCH HỢP BỘ MÔN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS Các khoa học Lịch sử, Văn học,…tuy có đối tượng nghiên cứu (chủ thể) khác nhau để tồn tại và phát triển, song trên một mặt nào đó lại cùng chung một khách thể – xã hội và đời sống con người. Vì vậy, khi nghiên cứu và học tập, kiến thức của những môn này hỗ trợ cho nhau, giúp học sinh nhận thức sâu sắc về xã hội và đời sống con người. Theo Ăng ghen, lịch sử bắt đầu từ đâu thì qúa trình tư duy cũng bắt đầu từ đấy. Nhận thức của con người về quê hương, tổ tiên và bản thân được phản ánh trong các hình thức văn hoá dân gian. Từ khi có chữ viết, nền văn học bác học ra đời, các tác phẩm thơ, văn phản ánh hiện thực khách quan. Các tài liệu Văn học dân gian và bác học đều là những tài liệu lịch sử rất quý. "Các tác phẩm văn học, bằng những hình tượng cụ thể, có tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm người đọc, trình bày những nét đặc trưng điển hình của các hiện tượng kinh tế, chính trị, những quy luật của đời sống xã hội"{3; 156}. Việc sử dụng tài liệu Văn học vào dạy học Lịch sử sẽ làm cho bài giảng trở nên sinh động, hấp dẫn và cuốn hút học sinh vào bài học. Ví như khi dạy về phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh, giáo viên sử dụng những vần thơ sôi nổi như lôi cuốn thúc dục xuống đường: "…Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước, Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 4 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Nọ Thanh Chương tiếp bước, bước lên, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Hương Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi, Không có lẽ ta ngồi chịu chết, Phải cùng nhau tranh đấu một phen, Bên kia đạn sắt, bên ta gan vàng…" (Bài ca cách mạng - Đặng Chánh Kỳ) Hoặc: "Xô viết phong trào dậy tứ tung Biểu tình sôi nổi Bắc - Nam - Trung Nông thôn trống dục ầm ầm dậy, Công xưởng cờ treo rực rực hồng, Mặt nạ bay đưa bom súng doạ, Tay không choa nắm búa liềm vung. Gan người cộng sản là gan thép, Bom súng nào ngăn sức vẫy vùng". (Vịnh Cách mạng - Khuyết danh) "Giữa Văn học và Khoa học nói chung, Sử học nói riêng có mối liên hệ khăng khít. Trong khi sáng tác một tiểu thuyết (lịch sử hay tâm lí xã hội), nhà văn phải nghiên cứu các tài liệu lịch sử. Không ít các tác phẩm văn học, tự nó là một tư liệu lịch sử, ví như “Hịch tướng sĩ” của Trần Hưng Đạo, “Cáo bình Ngô” của Nguyễn Trãi hay “Tuyên ngôn độc lập” của chủ tịch Hồ Chí Minh"{3;156}. Dạy học theo hướng tích hợp làm cho các em nhận thức sự phát triển của xã hội một cách liên tục, thống nhất, mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội, hiểu được tính toàn diện của lịch sử. Điều này khắc phục được tình trạng rời rạc, tản mạn trong kiến thức của học sinh. Nắm được mối liên hệ kiến thức giữa các môn học, tính hệ thống của các tri thức lịch sử sẽ giúp các em có khả năng phân tích các sự kiện, tìm ra bản chất, quy luật chi phối sự phát triển của Lịch sử. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 5 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Bên cạnh đó, việc sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học Lịch sử còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, truyền thống dân tộc cho học sinh. Chẳng hạn như khi nói về nhân vật Trần Hưng Đạo, giáo viên sử dụng một đoạn trong bài Hịch tướng sĩ để giới thiệu về ông "…Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức rằng chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng…"[7; 57]. Đoạn văn chắc chắn sẽ tạo nên biểu tượng sống động về Trần Quốc Tuấn và gây xúc cảm mạnh mẽ trong lòng học sinh. Khi tích hợp tài liệu Văn học vào dạy học Lịch sử đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức vững chắc về bộ môn mà còn phải nắm vững nội dung, chương trình bộ môn Văn học được giảng dạy ở trường THCS, đồng thời tích cực sưu tầm ở những nguồn tài liệu khác. Sử dụng tài liệu Văn học vào dạy học Lịch sử sẽ giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian dạy học, nội dung bài giảng được phong phú và giờ học thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn hơn. Mặt khác, học sinh có vai trò tích cực, chủ động vì ở đây các em huy động những kiến thức đã học để hiểu sâu sắc, toàn diện một sự kiện. Các em được ôn tập, củng cố, tổng hợp các kiến thức ở mức độ cao hơn và biết vận dụng thông minh trong học tập. Chính vì vậy, dạy học theo hướng tích hợp kiến thức bộ môn Văn học trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông đòi hỏi sự nỗ lực lớn của cả Thầy và Trò. III. BIỆN PHÁP SƯ PHẠM KHI TÍCH HỢP TÀI LIỆU VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS Như chúng ta đã biết, mỗi môn học chỉ có khả năng phản ánh những kết quả nhận thức của con người về một hoặc một số lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, học sinh cần được học nhiều môn học tương ứng với các khoa học nhất định. Các khoa học này có mối liên hệ qua lại với nhau rất mật thiết. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 6 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Theo Tiến sĩ Trần Viết Thụ(Trường ĐH Sư Phạm Vinh) vận dụng quan điểm dạy học liên môn (tích hợp), về phương diện phương pháp có ba mức độ: - Ở mức độ thấp, giáo viên nhắc lại tài liệu, sự kiện, kỹ năng của các môn có liên quan. - Ở mức độ cao hơn, đòi hỏi học sinh nhớ lại và vận dụng kiến thức đã học của các môn học khác. - Ở mức độ cao nhất, đòi hỏi học sinh phải độc lập giải quyết bài toán nhận thức bằng vốn kiến thức đã có, huy động các môn có liên quan, theo phương pháp nghiên cứu. Dựa vào mục đích, nội dung kiến thức của môn Lịch sử ở trường THCS, vào đặc điểm tâm lí lứa tuổi, trình độ nhận thức của học sinh(vùng, miền) thì việc tích hợp kiến thức các bộ môn Khoa học xã hội trong dạy học Lịch sử ở mức độ 1 và 2 là hợp lí hơn cả. [2; 204]. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, giáo viên cần thực hiện những yêu cầu sau đây: Một là, khi tiến hành công tác chuẩn bị lên lớp, giáo viên cần nắm vững những sự kiện, hiện tượng lịch sử ở trong bài, có thể sử dụng những kiến thức của môn học khác để làm sáng tỏ hơn. Đồng thời, xác định nội dung kiến thức của các môn học đó (mà học sinh đã hoặc đang học) có thể vận dụng vào bài giảng của mình. Hai là, căn cứ vào mục đích dạy học, vào kiến thức cơ bản của bài để xác định sử dụng biện pháp dạy học tích hợp ở mức độ khác nhau cho phù hợp. Những sự kiện, hiện tượng lịch sử không cơ bản có thể dừng lại ở mức độ 1, nghĩa là chỉ cần nhắc lại tài liệu, sự kiện của các môn có liên quan là đủ. Nói cách khác, trong quá trình tường thuật, miêu tả, phân tích sự kiện lịch sử, giáo viên lồng ghép vào bài giảng những đoạn văn, thơ,…nhằm minh hoạ, phân tích để làm sáng tỏ vấn đề, kích thích tư duy và tăng tính sinh động, hấp dẫn của bài giảng. Ngược lại, những sự kiện, hiện tượng lịch sử quan trọng thì sử dụng biện pháp dạy học tích hợp ở mức độ cao hơn, phải yêu cầu học sinh tái hiện lại và Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 7 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 vận dụng kiến thức đã học của môn học khác để nhận thức kiến thức mới. Ngoài ra, căn cứ vào nội dung, thời lượng lên lớp, giáo viên có thể ra bài tập về nhà để học sinh tiếp tục sưu tầm, tự nghiên cứu thêm ở nhà. Ba là, tiến hành sử dụng biện pháp dạy học tích hợp theo một trình tự sau đây: + Sử dụng cách dạy học thông báo, giáo viên trình bày ngắn gọn sự kiện, hiện tượng lịch sử nêu trong sách giáo khoa. + Yêu cầu học sinh nhớ lại những kiến thức có liên quan của các môn học khác(như Văn học, Địa lí…). Có thể gợi ý học sinh tái hiện lại kiến thức bằng các câu hỏi nhỏ. + Từ kiến thức mà học sinh tái hiện lại, nhờ vào hệ thống câu hỏi, giáo viên yêu cầu các em vận dụng kiến thức đó để tiếp thu kiến thức mới của bài học lịch sử. + Cuối cùng, trên cơ sở các câu trả lời của học sinh, giáo viên nhận xét, chốt ý. [2; 205]. Việc khai thác tài liệu Văn học trong dạy học môn Lịch sử đòi hỏi phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, không chỉ chủ yếu nhớ và nhắc lại các kiến thức của bộ môn liên quan đến sự kiện đang học mà còn giúp các em trên cơ sở kiến thức tổng hợp, hiểu sâu hơn nội dung đang nghiên cứu. IV. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI TÍCH HỢP BỘ MÔN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THCS Thứ nhất, trong khi sử dụng tài liệu Văn học trong dạy học môn Lịch sử, chúng ta cần bảo đảm chức năng, nhiệm vụ, nội dung, đặc trưng của bộ môn. Các vấn đề văn học, nghệ thuật, khoa học,…được tìm hiểu ở góc độ lịch sử – một sự kiện thể hiện sự phát triển của xã hội và có tác động đối với lịch sử. Trong khuôn khổ một giờ học lịch sử không thể và không cần thiết đi sâu vào nội dung kiến thức của các môn học này. Khi tiến hành dạy học, giáo viên không được quá lạm dụng kiến thức của bộ môn Văn học, vì như thế sẽ làm Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 8 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 loãng bài giảng, không đảm bảo được trọng tâm kiến thức. Nếu xét thấy cần thiết, giáo viên có thể tổ chức bằng hình thức ngoại khoá. Thứ hai, do chức năng, nội dung, đặc trưng của Văn học, nên loại tài liệu này cần được lựa chọn, xử lí khi đưa vào bài giảng lịch sử để tạo biểu tượng chân xác, có hình ảnh về các sự kiện, nhân vật có thật. Thứ ba, để dạy học theo nguyên tắc tích hợp có hiệu quả, giáo viên cần tìm hiểu để nắm vững nội dung, chương trình các bộ môn được giảng dạy trong trường THCS, nhất là Văn học, Địa lí, Giáo dục công dân… Qua đó giáo viên xác định và lập kế hoạch dạy học theo nguyên tắc liên môn cho bộ môn mà mình đảm nhiệm. V. TÍCH HỢP BỘ MÔN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC CHƯƠNG 1 - CUỘC KHÁNG CHIẾN TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỶ XIX Ngày 1.9.1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu cho công cuộc xâm lược Việt Nam. Phải mất gần 26 năm(1858-1884), chúng mới tạm thời áp đặt được ách thống trị trên đất nước ta và sau đó lại phải tiến hành 1 cuộc bình định quân sự hao người, tốn của suốt 12 năm để củng cố nền thống trị của mình. Trong suốt nửa sau thế kỷ XIX, thực dân Pháp phải đương đầu với 1 dân tộc thống nhất, 1 quốc gia kiên cường, gắn bó với lịch sử riêng, thể chế riêng và thiết tha với nền độc lập của mình, một dân tộc mà không bao giờ chịu khuất phục trước quân xâm lược. Trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy, kẻ thù nhiều phen khiếp sợ, cảm thấy thất vọng và định từ bỏ giã tâm xâm lược nước ta. Song, do thái độ nhu nhược của nhà Nguyễn dẫn đến thảm cảnh mất nước kéo dài đến năm 1945. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi giới hạn ở việc trình bày nguồn tài liệu văn học được dùng trong dạy học Lịch sử 8 - chương 1: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX (Từ bài 24 đến bài 27). Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873 Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống 9 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Để giảng dạy bài này, chúng ta có thể khai thác một số tài liệu văn học nhằm miêu tả, tường thuật, hoặc để minh họa hay làm sáng tỏ thêm một số sự kiện, nhân vật lịch sử như: Tháng 2.1859, sau thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng, thực dân Pháp kéo quân vào đánh chiếm thành Gia Định. Đất nước rơi vào thảm họa, Nguyễn Đình Chiểu viết bài thơ "Chạy giặc"(có tài liệu ghi Chạy Tây) vừa ghi lại sự kiện bi thảm này, vừa lên án tội ác của thực dân Pháp, vừa trách móc quan quân triều đình hèn yếu, thất trận để giặc chiếm đóng quê hương: "Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây Một bàn cờ thế phút sa tay Bỏ nhà lũ trẻ lơ sơ chạy Mất ổ đàn chim dáo dác bay. Bến Nghé cửa tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng Nỡ để dân đen mắc nạn này ?" Ngày 22 tháng 12 năm 1861, những nghĩa sĩ vốn trước đây là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được 1 số quân đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm tay sai cho Pháp. Khoảng 20 nghĩa sĩ đã bỏ mình. Cảm phục trước những tấm gương anh dũng đó, Nguyễn Đình Chiểu đã làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này(Ở đây chúng tôi không đưa vào toàn văn bài này mà chỉ trích lược một số đoạn mà theo chúng tôi có thể lựa chọn vài câu trong đó để đưa vào bài giảng): …Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống10 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ. Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. …Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. …Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ. …Ngoài cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi; Trong tay cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu, nón gõ. Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia; Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ. Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ. …Đoái sông Cần Giuộc cỏ cây mấy dặm sầu giăng; Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ. Chẳng phải án cướp, án gian đày tới, mà vi binh đánh giặc cho cam tâm; vốn không giữ thành, giữ lũy bỏ đi, mà hiệu lực theo quân cho đáng số. …Đau đớn bấy! mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều; Não nùng thay! vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ…" Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống11 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất(1862), bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, nhân dân không chịu rời vũ khí. Phong trào kháng chiến chống Pháp xâm lược lan rộng cả Nam kỳ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trương Định, đã làm cho giặc "thất điên, bát đảo": "Nam Kỳ là đất Lạp Man, Công người khai phá, mở mang lâu ngày. Kể từ Tây tới đến nay, Giang sơn gần thuộc về tay người ngoài. Trương Công hùng lược thao tài Quyết đem binh mã thử vài trận chơi. Nghĩa thanh sấm động nhức trời, Biết bao hào kiệt đồng lời thệ minh. Bỗng đâu nghe tiếng triều đình Giảng hoà sai sứ hành trình từ kinh. Chỉ trên dụ phải thoái binh, Trương Công lúc ấy giật mình thở than. Rằng: “Xưa lục tỉnh giang san, Tiên vương thổ địa há bàn nhường ai?”. Triều đình sợ việc chẳng hài, Phải đem ông đến Pháp đài nộp ngay. Nam triều thế sự lạ thay"! (Vè yêu nước chống đế quốc Pháp xâm lược, Vũ Ngọc Khánh - Hồ Như Sơn, NXB Văn học, 1970) Khi thực dân Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, bên cạnh những lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm thì Nguyễn Hữu Huân (quê làng Mỹ Tịnh An, huyện Kiến Hưng, tỉnh Định Tường, nay là xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang) cũng giống như nhiều nhà nho yêu nước ở Nam Kỳ, ông đã từ bỏ dạy học, cầm vũ khí đứng lên chống Pháp(1860). Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống12 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Sau 3 lần bị thực dân Pháp bắt, bị tù đày, khổ sai, mua chuộc, dụ dỗ nhưng vẫn không khuất phục được ông. Ngày bị chém, giặc đóng gông ông lại bắt ngồi trên mũi thuyền chở từ nhà ngục đến chợ Thân, vừa đi vừa đánh trống để cổ động dân chúng ra xem, cốt gây một làn không khí khủng bố rộng rãi. Nhưng Nguyễn Hữu Huân đã làm cho âm mưu của chúng bị thất bại bằng cách ung dung ngồi đọc thơ cổ vũ tinh thần đấu tranh của quần chúng: "Hai bên thiên hạ thấy hay không Một gánh cang thường há phải gông…" (Mang Gông - Nguyễn Hữu Huân) Ngày 19.5.1875, Pháp đã hành quyết ông tại làng Mỹ Tịnh An, đúng 12 giờ trưa. Lúc đó ông 45 tuổi. Bài thơ chữ Hán dưới đây ông làm trước khi bị thực dân Pháp chém, nay được tạc ở bia mộ ông(bản dịch của Phan Bội Châu): "Ruổi dong vó ngựa trả thù chung Binh bại cho nên mạng phải cùng. Tiết nghĩa vẫn lưu cùng vũ trụ, Hơn thua xá kể với anh hùng. Nổi xung mất vía quân Hồ lỗ, Quyết thác không hàng, rạng núi sông. Tho thuỷ ngày rày pha máu đỏ, Đảo Rồng hiu hắt ngọn thu phong". Và trước khi bị thụ hình ông còn làm hai câu đối: "Có chí khôn bày, không uổng trăm năm lời nghị chúng Tuy công chưa thành, cũng đành một thác báo ơn vua". Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống13 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Cùng với Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huấn Nghiệp(người làng An Định, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định) đã dùng ngòi bút của mình để chiến đấu. Trước khi bị giặc chém ông đã ung dung đọc thơ: "Phải giữ trọn điều trung hiếu để làm người con trai tốt Thân này sống hay chết chẳng còn kể làm chi". Trong lúc nhân dân Nam Kỳ sục sôi ý chí quyết tâm đánh giặc, triều đình nhà Nguyễn lại chỉ lo thương lượng để hy vọng "chuộc đất". Trước sự nhu nhược của triều đình Huế, tháng 6.1867, Pháp cho quân chiếm 3 tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn, 1 tên lính. Để mất 3 tỉnh miền Tây, trong đó trách nhiệm một phần thuộc về Phan Thanh Giản. Phan Thanh Giản là một người có tính tình cương trực, khảng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm nhưng trong cơn nước biến, ông lại có thái độ ôn hòa. Việc để mất thành Vĩnh Long và sau đó uống thuốc độc tự vẫn là một bi kịch của Phan Thanh Giản, đồng thời cũng là bi kịch của triều đình nhà Nguyễn. Nguyễn Đình Chiểu đã có thái độ thương tiếc, trân trọng Phan Thanh Giản qua bài thơ điếu: "Minh tinh chín chữ lòng son tạc, Trời đất từ rày mặc gió thu". Trong bài "Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh", một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản: "Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước". Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ đã nhận xét về Phan Thanh Giản như sau: " Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống14 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà..." Bài 25 - Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884) Để giảng dạy bài này, chúng ta có thể sử dụng tài liệu văn học vào khai thác các nội dung sau đây: 1. Về nhân vật Nguyễn Tri Phương Sau khi củng cố xong thế lực ở miền Nam, thực dân Pháp bắt đầu tiến quân ra Bắc. Ngày 20.11.1873, quân Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà Nội. Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân chiến đấu trong điều kiện trang bị vũ khí hết sức kém cỏi, thiếu sự chuẩn bị lại chủ quan nên thành Hà Nội nhanh chóng thất thủ. Lão tướng Nguyễn Tri Phương bị thương, nhịn ăn mà chết. Nguyễn Thiện Thuật đã có Thơ điếu về Nguyễn Tri Phương như sau: "Vua cha nặng nghĩa nhẹ thân mình Thua được bàn chi việc dụng binh Trăm trận gian nan mà chẳng chết Một hòa tạm bợ lại quyên sinh Cửa trời đã đón người quân tử Bể ngọc khôn trông mặt lão thành Danh vọng thế mà lâm cảnh thế Quả trời không muốn để tròn danh" Khương Hữu Dũng dịch (Thơ văn yêu nước thế kỷ XIX) 2. Về Đốc học Phạm Văn Nghị Sau khi chiếm xong thành Hà Nội, do sức kháng chiến yếu ớt của quan quân triều đình nên nhiều tỉnh thành lớn nhỏ ở Bắc Kỳ đã rơi vào tay thực dân Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống15 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Pháp. Nhưng đi tới đâu, quân Pháp đều vấp phải sức chiến đấu quyết liệt của nhân dân các địa phương đã sôi nổi tự động chống Pháp. Ở Nam Định có đốc học Phạm Văn Nghị chiêu mộ 7000 quân xây dựng căn cứ chống Pháp tại vùng núi An Hòa. Phạm Văn Nghị người xã Tam Đăng, huyện Đại An (nay là thôn Tam Quang, xã Yên Thắng, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định), đang làm đốc học Nam Định, nghe tin thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng đã cùng học sinh và các nhân sĩ yêu nước tổ chức thành đội quân nghĩa dũng gồm 300 người đi bộ vào Huế xin được vào Nam đánh giặc. Cuộc hành quân vào Sơn Trà của ông bị triều đình Huế ngăn lại nhưng tinh thần yêu nước của ông vẫn rất cao: "Căm hờn mắt thấy giặc cướp đến đóng Trà Sơn Trà Sơn ngày nay mây mù ngoài bể đã tiêu tan. Kẻ sĩ có lòng khảng khái muốn tiến ra mặt trận …Tấm lòng ngay thẳng chưa hề nguội lạnh" Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, ông đã dùng danh nghĩa của mình mộ quân để kiên quyết đánh giặc. Ông ca ngợi những người yêu nước: "Sông Bạch Đằng, máu Bá Linh thửa nọ, lưỡi gươm thiêng còn nhấp nhánh sông Bình Sa; Núi Mã Yên, thây Liễu tướng ngày nào, ngọn cờ nghĩa vẫn phất phơ cùng mây tỏa. Nào những kẻ ngang xông trận địa, cờ công huân còn rực rỡ y thường; Nào những người chống giữ cô thành, miếu trung liệt vẫn ngạt ngào hương tỏa’’. Trước sự ươn hèn của văn quan, võ tướng nhà Nguyễn, ông nói lên sự căm tức của nhân dân: Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống16 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 " Văn võ ấy và giang sơn ấy, dầu hùng binh Ô mã có làm gì. Thành quách này lại giáp binh này, dẫu cương lỗ Hoàng Sào coi chẳng sá". Mặc dù vậy, ông vẫn kêu gọi nhân dân, sĩ phu: "Vì nước thủy chung cùng nước, họa là thiên địa bao dung, Giữ thành sống chết theo thành, chớ để giang sơn hàm nộ". Năm 1874, Hiệp ước Hác măng được kí kết, ông thất vọng, buồn bã và xin về quê dưỡng lão. Năm ông 70 tuổi, học trò Tống Duy Tân đã có câu thơ mừng thọ: "Sóng gió nhiều phen, nghĩa lớn sá chi đầu tóc bạc; Giang sơn yên ổn, vườn xưa còn đấy luống hoa vàng". Năm 1884, ông mất vì già yếu, học trò Tống Duy Tân đã có câu đối: "Tiên sinh lo việc trước người đời, thân thế nổi chìm ôi mấy độ; Đệ tử coi thầy như thân phụ, mất còn thủy chung mãi trăm năm". 3. Về Tổng đốc thành Hà Nội - Hoàng Diệu Năm 1882, thực dân Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ hai, tổng đốc thành Hà Nội lúc bấy giờ là Hoàng Diệu đã tích cực ứng phó, chủ động xin thêm viện binh nhưng Tự Đức đều xuống chiếu khiển trách. Ngày 25.4.1882, ngay khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng tấn công thành Hà Nội, Hoàng Diệu đã dẫn đầu tướng sĩ xông lên mặt thành chỉ huy cuộc chiến đấu. Quân ta mặc dầu anh dũng chống trả nhưng cũng chỉ cầm cự được 1 buổi sáng. Đến trưa thành Hà Nội thất thủ. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống17 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Thấy không thể giữ được thành Hà Nội, Hoàng Diệu quay về dinh mặc triều phục chỉnh tề, thảo 1 tờ di biểu gửi cho vua rồi ra vườn Võ Miếu, gần cột cờ thắt cổ tự tử. Dưới đây là Di biểu của Hoàng Diệu gửi vua Tự Đức: "Thần là một kẻ thư sinh, biết đâu việc binh bị mà Bệ hạ lại giao cho cái chức vụ quá quan trọng. Làm sao tin được lòng giặc, nên thần lo sửa soạn đề phòng. Việc chưa xong thì binh Pháp kéo đến. Thần trộm nghĩ, Hà Nội là cuống họng của Bắc Kì, nên thần thường tâu về triều xin thêm binh, nhưng lại bị Bệ hạ quở trách...Một mình thề với Long thành, nguyện theo Nguyễn Tri Phương nơi suối vàng vậy”. Về sau Phó bảng Nguyễn Trọng Tịnh đã ca ngợi tấm lòng trung quân, ái quốc của ông: "Đã tay cầm bút lại cầm binh Muôn dặm giang sơn nặng một mình Thờ chúa, chúa lo, lo với chúa Giữ thành, thành mất, mất theo thành. Suối vàng chắc hẳn mài gươm bạc Lòng đỏ đành đem gửi sửa xanh Di biểu nay còn sôi chính khí Khiến người thêm trọng bút khoa danh". 4. Đời sống nhân dân dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp Nguyễn Đình Chiểu đặc biệt nhìn thấy - mặc dù ông bị mù lòa - nỗi khổ của nhân dân trước cái cảnh bọn xâm lược giết hại đồng bào: "Từ thửa Tây qua cướp đất, xưng tân trào xây nợ oán cừu… Phạt cho đến người hèn kẻ khó, thâu của quay treo. Tội chẳng tha con nít, đàn bà, đốt nhà bắt vật. Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống18 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 Kể mười mấy năm, trời khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nghe nào xiết đếm tên, Khá thương thay! Dân sa nước lửa bấy chầy, giặc ép mỡ dầu hết sức ". (Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh - Nguyễn Đình Chiểu) Và còn đây là hình ảnh đời sống nhân dân dưới thời Tự Đức: "…Cơm thì nỏ(chẳng) có Rau cháo cũng không Đất trắng xóa ngoài đồng Nhà giàu niêm kín cổng Còn một bộ xương sống Vơ vất đi ăn mày Ngồi xó chợ, lùm cây Quạ kêu vang bốn phía Xác đầy nghĩa địa Thây thối bên cầu Trời ảm đạm u sầu Cảnh hoang tàn đói rét Dân nghèo cùng kiệt…". (Vè cái thời Tự Đức) 5. Nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp Ngày 6.6.1884, Hiệp ước Patơnốt được kí kết đã đưa nước ta từ 1 nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. Từ đây giai cấp phong kiến Việt Nam đã đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp. Nhiệm vụ Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống19 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử 8 chống đế quốc và phong kiến trở thành ngọn cờ đấu tranh của nhân dân ta. Việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp, trách nhiệm chính thuộc về nhà Nguyễn. Năm 1942, trong bài diễn ca Lịch sử Việt Nam, Hồ Chí Minh đã từng viết: "… Nay ta nước mất nhà tan Cũng vì những lũ vua quan ngu hèn. Năm Tự Đức thập nhất niên Nam Kỳ đã lọt dưới quyền giặc Tây. Hăm lăm năm sau trận này, Trung kỳ cũng mất, Bắc kỳ cũng tan, Ngàn năm gấm vóc giang san, Bị vua họ Nguyễn đem hàng cho Tây! Tội kia càng đắp càng đầy, Sự tình càng nghĩ càng cay đắng lòng..." Bài 26 - Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỷ XIX Ở bài này, chúng ta sử dụng một số tài liệu văn học như Chiếu Cần Vương, thơ, vè…về một số nhân vật lịch sử. Dưới đây là 1 số tài liệu văn học mà chúng tôi sưu tầm được có liên quan đến nội dung của bài: 1. Về chiếu Cần Vương “Từ xưa kế sách chống giặc không ngoài ba điều: đánh, giữ, hoà. Đánh thì chưa có cơ hội; giữ thì khó định hẹn được sức; hoà thì họ đòi hỏi không biết chán. …Nước ta gần đây ngẫu nhiên gặp nhiều việc. Trẫm tuổi trẻ nối ngôi, không lúc nào không nghĩ đến tự cường, tự trị. Kẻ phái của Tây ngang bức, hiện tình mỗi ngày một quá thêm. Hôm trước chúng tăng thêm binh quyền đến, buộc theo những điều mình không thể nào làm được…; trong triều đình đắn đo về hai Tích hợp bộ môn Văn học vào dạy học chương 1 - Cuộc kháng chiến chống20 thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan