Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Skkn lich su 6 ;sự cần thiết của việc sử dụng kênh hình trong dạy – học lịch sử ...

Tài liệu Skkn lich su 6 ;sự cần thiết của việc sử dụng kênh hình trong dạy – học lịch sử để góp phần hình thành tri thức lịch sử cho học sinh

.DOC
13
1012
82

Mô tả:

A. PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn “chuyên đề”: 1. Cơ sở lý luận Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn dạy học không ai có thể phủ nhận tác dụng to lớn cuả đồ dùng trực quan trong việc hình thành tri thức cho học sinh. Đặc biệt với môn lịch sử thì trực quan sinh động là điều kiện kiên định, là “Con bài chiến lược” để người giáo viên “Khôi phục” lịch sử đúng như nó đã tồn tại. Cho đến nay, mọi cố gắng để cố được những “phòng học lịch sử” trong hệ thống trường, lớp của những người làm sử có tâm huyết cũng không nằm ngoài mục đích trên, việc in nhiều kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử qua mỗi lần thay sách đã chứng minh sự cần thiết của việc sử dụng kênh hình trong dạy – học lịch sử để góp phần hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. 2. Cơ sở thực tiễn Tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng kênh hình trong dạy – học lịch sử như thế nào cho có hiệu quả mới là điều đang phải bàn. Tình trạng sử dụng mang tính hình thức, hời hợt còn khá phổ biến: Một phần do năng lực giáo viên còn có giới hạn. Mặt khác sự quan tâm của các cấp quản lý lãnh đạo trong ngành đối với bộ môn chưa cao, bênh cạnh đó đồ dùng trực quan để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh còn bất hợp lí là một trong những nguyên nhân cơ bản để một bộ phận không nhỏ giới trẻ Việt Nam không có kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới. Hệ qảu làm “thui chột” tinh thần dân tộc, tự tôn, ý thức tự cường dân tộc, tạo ra một thế hệ trẻ sông thực dụng, thiếu lý tưởng và trách nhiệm. Xuất phát từ thực tế trên, tôi mạnh dạn góp phần bàn về vấn đề này rất mong nhận được sự góp ý của đồng nghiệp, đặc biệt với các đồng nghiệp có cùng chuyên môn. II. Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ thực trạng của việt dạy – học lịch sử hiện nay. Tôi nghiên cứu vấn đề này nhằm giúp các đồng nghiệp coa những định hướng cần thiết khi sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6, hình thành tri thức lịch sử cho học sinh, để đạt được mục tiêu giáo dục và dạy học nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng. III. Phạm vi, giới hạn chuyên đề: Với kinh nghiệm này chúng ta có thể áp dụng vào việc dạy – học lịch sử 6. Cụ thể giúp đồng nghiệp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa với các kỹ năng có hiệu quả nhất định đáp ứng mục tiêu bài học. Kinh nghiệm của tôi sẽ có hiệu quả đối với những giáo viên biết vận dụng linh hoạt các biện pháp khai thác kênh hình trong sách giáo khoa sao cho phù hợp với đặc điểm của trường, lớp và địa phương. B.PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Lịch sử là một môn khoa học của quá khứ, không thể thí nghiệm được cũng không thể tái tạo hoặc khôi phục như cũ. Nhận thức của con người là một quá trình mang tính biện chứng: “Từ trực quan sinh động đế tư duy trìu tượng, từ tư duy trìu tượng đến thực tiễn”. Xuất phát từ đặc điểm trong nhận thức của con người, người giáo viên trong qáu trình giảng dạy lịch sử ngoài việc khai thác có hiệu quả kênh chữ và hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa người giáo viên còn phải biết phát huy ưu thế của hệ thống kênh hình trong việc giúp học sinh nhận thức được bản chất và tính quy luật của lịch sử. Kênh hình trong sách giáo khoa được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan: Mắt thấy, tai nghe tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu. Phát triển năng lực chú ý, quan sát, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Ngược lại nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng sẽ làm cho học sinh phân tán sự chú ý tập trung, phản tác dụng, mục tiêu bài học sẽ không đạt được. Sau đây tôi xin giứo thiệu một số cách khai thác kênh hình trong sách giáo khoa để có hiệu quả tốt nhất giúp các đồng nghiệp trong qúa trình giảng dạy lịch sử 6. Chúng ta thấy rằng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử thông thường có thể phân làm 3 dạng: + Dạng thứ nhất là tranh ảnh, các hình vẽ (công cụ lao động, các công trình kiến trúc, điêu khắc, các loại vũ khí, đồ gốm...) + Dạng thứ 2 là tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử. + Dạng thứ 3 là các loại bản đồ, lược đồ, sơ đồ trong những tiết dạy có nội dung các cuộc khởi nghĩa. 1. Biện pháp sử dụng tranh ảnh, hình vẽ trong SGK lịch sử 6: Chúng ta đề biết bản thân các bức hình, bức vẽ hay bức ảnh chỉ là những tài liệu câm nếu chúng không được giáo viên đặt vào các tình huống có vấn đề để giúp học sinh quan sát theo các bước sau: + Hướng dẫn học sinh quan sát. + Dùng hệ thống câu hỏi đặt học sinh vào tình huống có vấn đề mà nội dung cần khai thác. + Rút ra kết luận, bài học lịch sử. Ví dụ: Khi dạy Bài 3: Xã hội Nguyên Thuỷ Để khai thác hình 4, hình 4 trong SGK có hiệu quả giáo viên phải thực hiện một số thao tác sau: Mục tiêu của hai bức hình này là giúp học sinh hình thành được phần nào cuộc sống cuả người nguyên thuỷ. Từ đó hướng dẫn học sinh rút ra một số nhận xét: - Cách đây hàng chục triệu năng đã có loài vượn cổ sinh sống. - Cách đây 6 triệu năm một loài vượn cổ có thể đi, đứng bằng hai chân, dùng hai tay cầm nắm thức ăn. Họ sống trong các hang động, mái đá, sống thành bầy, cuộc sống chủ yếu là săn bắn và hái lượm. Để săn được thú với những con thú to khoẻ họ phải đoàn kết, kết hợp với nhau lại lùa những con thú rơi xuống vực rồi dùng đá, lao xiết chết con thú. Như vậy để giúp học sinh tìm ra những kiến thức lịch sử này trước hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh quan sát hai bức hình. Dùng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, đặt các em vào tình huống có vấn đề. ? Thông qua việc quan sát hai bức hình trong SGK chúng ta thấy cuộc sống của người nguyên thuỷ như thế nào ? (+) Học sinh trả lời: Sống thành bầy, biết dùng hai tay để cầm nắm thức ăn, sống trong hang động mái đá, cuộc sống chủ yếu là săn bắn hái lượm (cảnh săn bắn ngựa rừng). Sau đó giáo viên có thể chốt lại ý bằng câu hỏi: ? Cuộc sống của họ có ổn định không ? HS: Cuộc sống bấp bênh không ổn định ? Ví dụ 2: Trong quá trình giảng bài 6: “Văn hoá cổ đại” để giúp học sinh thấy được những thành tựu rực rỡ về văn hoá cộng với tài năng mà người Hy Lạc và Rô Ma đã đạt được. Giáo viên có thể giưới thiệu các em quan sát hình 17 SGK, tượng lực sỹ ném đĩa. Sau đó đặt câu hỏi: ? Quan sát hình 17 SGK chúng ta thấy tượng lực sỹ ném đĩa trông như thế nào ? + Học sinh nhận xét: Bức tượng trông sinh động (nhìn thấy từng đường gân, cơ, thớ thịt...) ? Vậy bức tượng thể hiện điều gì ? +HS: Tài năng sáng tạo, trí tưởng tượng, bàn tay tài hoa của những người thợ điêu khắc đương thời. Khai thác tranh ảnh, hình vẽ trong SGK lịch sử 6 theo một số cách như trên vừa giúp hcọ sinh tìm thấy những tín hiệu lịch sử nội dung kiến thức lịch sử, vừa phát huy năng lực quan sát, khả năng diễn đạt, kích thích thao tác tư duy lôgíc, tư duy phán đoán, sáng tạo, trí tưởng tượng, tạo nên sự say mê, hứng thú học tập ở học sinh. 2. Một số biện pháp khai thác chân dung nhân vật lịch sử: Chân dung nhân vật lịch sử vừa có tác dụng giáo dục học sinh sự biết ơn, lòng kính trọng, cảm phục. Vừa giúp các em nhìn nhận xâu chuỗi các sự kiện lịch sử, tín hiệu lịch sử ẩn trong các bức chân dung. Từ đó giúp các em rút ra được các khái niệm lịch sử, quy luật và bài học lịch sử. Đối với học sinh THCS đặc biệt là đối với các em học sinh lớp 6 các em rất hứng thú với việc quan sát chân dung các vị anh hùng dân tộc, lãnh tụ cách mạng, các nhà cải cách, các nhà hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật... Bước 1: Hướng dẫn học sinh quan sát chân dung giúp các em có thể mô tả bề ngoài nhân vật cũng giúp các em thấy được những nét tính cách hành vi của nhân vật qua hình ảnh. Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm ra nội dung cần hiểu. Bước 3: Đánh giá vai trò, ảnh hưởng của nhân vật đối với lịch sử. Ví dụ: Khi quan sát tranh vẽ “Lễ thành lập nước Vạn Xuân” ta thấy: + Cuộc khởi nghĩa Lí Bí đã dành thắng lợi (544). Sau khi đánh bại quân Lương, ông lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Vạn Xuân. + Tranh vẽ còn cho thấy: Lí Bí có công lớn trong việc tiêu diệt quân Lương đem lại hoà bình hạnh phúc cho nhân dân. Trong khi sử dụng chân dung, giáo viên cần phân tích hướng dẫn học sinh vào việc đánh giá vai trò, ảnh hưởng cuả các nhân vật lịch sử đó đối với dân tộc nói riêng và nhân loại nói chung. Trong hệ thống kênh hình SGK sử 6 không có chân dung nhân vật lịch sử. Tuy nhiên đối với chuyên đề này tôi cũng xin mạnh dạn bày tỏ một vài quan điểm kinh nghiệm sử dụng chân dung các nhân vật lịch sử trong qúa trình giảng dạy lịch sử nói chung và lịch sử 6 nói riêng. 3. Sử dụng các loại bản đồ, lược đồ, sơ đồ trong SGK sử 6: Có thể nói chiếm số lượng đáng kể trong hệ thống kênh hình 6 là các loại bản đồ, lược đồ, sơ đồ. Chúng ta đều biết bản đồ, lược đồ, sơ đồ là những đồ dùng trực quan vô cùng quan trọng giúp tái tạo, đọng lại ở học sinh những nét cơ bản, đặc trưng nhất của lịch sử. Thông thường bản đồ, lược đồ, sơ đồ giúp học sinh dễ dàng xác định được thời gian, không gian, vị trí diễn ra sự kiện lịch sử, biến cố lịch sử. Khi sử dụng bản đồ, lược đồ, sơ đồ giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo các bước sau: Bước 1: Giới thiệu, giải thích các ký hiệu ghi trên lược đồ, sơ đồ. Bước 2: Hướng dẫn hcọ sinh quan sát. Bước 3: Chỉ vào bản đồ, lược đồ, giúp hcọ sinh khai thác kiến thức bài. Ví dụ 1: Khi quan sát hình 41: Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa. Để giúp học sinh thấy được Cổ Loa vừa là kinh đô của nước Âu Lạc, giáo viên trước tiên phải giúp các em quan sát sơ đồ, xác định vị trí khu di tích trên bản đồ Việt Nam, vị trí của khu Loa Thành trên nước Âu Lạc, giáo viên cần: - Giải thích các ký hiệu ghi trên sơ đồ - Đưa ra một số câu hỏi nêu vấn đề ví dụ. ? Quan sát sơ đồ khu Loa Thành trong SGK chúng ta thấy thành Cổ Loa có đặc điểm gì ? + Học sinh sẽ phát hiện ra Loa Thành có đặc điểm như trên. Ví dụ 2: Để minh hoạ cho sự kiện con người đã xuất hiện như thế nào? Tôi đã sử dụng hình vẽ Hình 3 +Hình 4 cuộc sống của người Nguyên Thuỷ (SGK lịch sử 6 – Trang 8) “Qua bức tranh giúp chúng ta có biểu tượng về cuộc sống của những con người thời xa xưa. Thời kỳ đầu của xã hội Nguyên Thuỷ, con người mới chỉ biết những hòn đá cuội ở sông, suối, những hòn đá có hình dạng thích hợp ghè đẽo qua loa để làm công cụ lao động, đó là những chiếc rìu tay vạn năng, một loại công cụ được dùng trong mọi công việc. Đời sống vật chất của con người được phụ thuộc hoàn toàn vào việc săn bắn, hái lượm... Đời sống tự nhiên hết sức bấp bênh đã từng kéo dài hàng triệu năm” Bức tranh không chỉ giúp chúng ta biết về đời sống vật chất mà còn cho chúng ta hiểu biết về đời sống tinh thần của con người thời Nguyên Thuỷ. Nghệ thuật được bắt nguồn từ thực tiễn lao động, sản xuất. Hình vẽ còn biểu hiện ước mơ, khát vọng của con người thời Nguyên Thuỷ là nhằm bắn chính xác vào nơi hiểm nhất cảu con vật. Bản đồ lịch sử dùng để xác định địa điểm cảu sự kiện lịch sử trong thời gian, không gian nhất định, giúp học sinh suy nghĩ và giải thích các hiện tượng lịch sử, mối liên hệ nhân quả, tính quy luật và trình tự phát triển của quá trình lịch sử, giúp các em củng cố kiến thức, ghi nhớ những sự kiện đã học. Đồ thị dùng để diễn tả qáu trình phát triển, sự vận dụng của một sự kiện, trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê trong bài học lịch sử. Sơ đồ dùng để cụ thể hoá nội dung sự kiện bằng những mô hình học đơn giản, diễn tả tổ chức một cơ cấu xã hội, một chế độ chính trị, một mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử. Ví dụ 3: Như dạy bài các quốc gia cổ đại Phương Đông (lịch sử 6). Tôi sử dụng sơ đồ “Kim Tự Tháp xã hội” để giúp học sinh hiểu được cơ cấu xã hội ở các quốc gia phương Đông cổ đại. Vua Quý tộc Nô lệ Nông dân Hình vẽ: Nô lệ thấp hơn và ít hơn nông dân công xã, nô lệ không phụ thuộc vào nông dân mà phụ thuộc vào quý tộc. Trên đây là một vài quan điểm kinh nghiệm cảu tôi khi sử dụng kênh hình trong qáu trình dạy học sử 6. Do thời gian và kinh nghiệm bản thân còn nhiều giới hạn mong được các đồng nghiệp tham khảo, góp ý thêm. C. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG KINH NGHIỆM 1. Đối với nhà trường: Đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy – học, áp dụng công nghệ vào giảng dạy, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, phổ biến những sáng kiến kinh nghiệm hay, lập dự án xây dựng phòng học lịch sử, trang thiết bị tốt cơ sở vật chất cho bộ môn. 2. Về phía giáo viên: - Từng bước tiếp cận phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo, tự giác ở học sinh. Thường xuyên tích luỹ kinh ngiệm và kỹ năng điều khiển qúa trình dạy học theo hướng đổi mới phương pháp hiện nay. - Tích cực trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp có cùng chuyên môn. - Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng bộ môn với ban giám hiệu nhà trường. - Các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết khi sử dụng đồ dùng trực quan trong qúa trình dạy – học. 3. Về phía học sinh: - Cần có thái độ ngiêm túc, hứng thú hcọ bộ môn. - Tự giác đề xuất các ý kiến thắc mắc, những khó khăn hcọ tập lên giáo viên, ban giám hiệu. - Khắc phục tính ỷ lại, thói quen học tập thụ động, lười biếng, phát huy tính sáng tạo, tự giác trong học tập. - Khắc phục tư tưởng coi môn lịch sử là môn “công trình phụ” (giáo viên sáng tạo) của học sinh và cha mẹ các em. D. KẾT LUẬN: Cùng với kênh chữ, hệ thống câu hỏi, kênh hình trong SGK lịch sử 6 là điều kiện tiên quyết, là yếu tố qaun trọng giúp người giáo viên hình thành tri thức lịch sử cho học sinh. đặc biệt với học sinh khối 6 nhận thức của các em còn mơ hồ, lúng túng. Hơn nữa nội dung Lịch sử 6 rất khó nhớ, khó học, có nhiều thuật ngữ khái niệm mới. Kiến thức lịch sử 6 tập trung ở nội dung Lịch sử xã hội nguyên thuỷ, lịch sử thế giới cổ đại, lịch sử Việt Nam thời kỳ Nguyên Thuỷ, Văn Lang - Âu Lạc, thời kỳ thuộc bắc đều là những thời kỳ sơ sử, tiền sử cách ngày nay nhiều triệu năm nên những thông tin lịch sử thời kỳ này, nhiều mảng kiến thức còn đang đẻ ngỏ, nhiều nghi vấn, thậm chí chưa thật chính xác. Chính vì vậy sử dụng kênh hình trong SGK sao cho có hiệu qảu giáo dục là điều vô cùng cần thiết và qaung trọng giúp người giáo viên dẫn dắt học sinh đến với lịch sử “thầy dạy cảu cuộc sống” Xi_Xê_ Rông (nhà chính trị Rô Ma Lô)- Trích SGK lịch sử 6. PHẦN III: KẾT LUẬN 1. Bài học kinh nghiệm: Với chuyên đề này đã giúp các thầy cô dạy bài mới có sử dụng đồ dùng dạy học đạt hiệu quả đồng thời rèn kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học của cả thầy và trò. Giúp hcọ sinh yêu thích học bộ môn qua đó các em thấy môn học lịch sử là một môn khoa học gắn liền với đời sống hàng ngày. Hình thành tác phong làm việc khoa học, góp phần phát triển tư duy khoa học, phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh. Góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai của đất nước một các toàn diện. 2. Một số đề xuất: Nhà trường quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phụ vụ cho việc dạy và học. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi. Tuy nhiên nó chưa thật đầy đủ mong các bạn đồng ngiệp đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi để chuyên đề hoàn thiện hơn. Thành An, ngày 10 tháng 03 năm 2009 Người thực hiện Lê Thị Thạch
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan