Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn-kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học tiếng anh ở trường thpt...

Tài liệu Skkn-kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học tiếng anh ở trường thpt

.DOC
27
111
146

Mô tả:

MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................................1 PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................2 1. Lí do chọn đề tài:..............................................................................................2 2. Mục đích của đề tài:.........................................................................................3 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU....................................................3 1. Cơ sở lí luận khoa học bộ môn:.......................................................................3 2. Thực trạng của vấn đề:....................................................................................4 3. Những giải pháp:..............................................................................................5 3.1. Loại tranh ảnh được cấp, phát:...............................................................5 3.2. Băng, đĩa, casstte:......................................................................................6 3.3. Đồ vật thật:................................................................................................7 3.4. Các hình vẽ minh họa, hình que:.............................................................7 3.5. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại: Máy chiếu, máy tính và máy chiếu đa năng Projector:............................................................................................8 3.6. Các đồ dùng dạy học tự làm:.................................................................11 PHẦN THỨ BA: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................15 1. Kết quả đạt được:.....................................................................................15 2. Kết luận:....................................................................................................17 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................18 1 PHẦN THỨ NHẤT: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tại phần III; Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu – mục 2 của phần IV; phát triển Khoa học và Công nghệ Giáo dục – Đào tạo đã nêu: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục – Đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài…”. Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tập trung vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và xem đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Đặc biệt trong những năm học này khi toàn ngành giáo dục đang thực hiện cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai và toàn ngành đang hưởng ứng phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, năm học ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy thì việc quan tâm và tập trung cho Giáo dục – Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục không chỉ là của mình ngành Giáo dục mà là của toàn xã hội. Cũng như các môn học khác, môn tiếng Anh hiện đang được sự quan tâm của toàn ngành giáo dục cũng như các bậc phụ huynh học sinh. Bởi trong thời đại hiện nay, khi nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển, sự giao lưu về kinh tế, xã hội giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO, thì việc giao tiếp của con người giữa các quốc gia khác nhau đòi hỏi người ta phải sử dụng các ngoại ngữ thông thường ngoài tiếng mẹ đẻ và trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, tiếng Anh ngày nay đang được coi là ngôn ngữ phổ biến nhất. Từ nhiều năm nay, việc dạy và học tiếng Anh trong các trường học trên địa bàn tỉnh ta không còn là mới mẻ nữa và các bậc phụ huynh cũng đang dần dần hiểu được tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ của con em mình. Cả xã hội đã gửi gắm niềm tin vào chúng ta, những người giáo viên dạy ngoại ngữ, những người 2 đang từng ngày giúp con em họ có thêm được phương tiện giao tiếp – phương tiện giao tiếp thứ hai, giúp các em trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. Là một giáo viên dạy tiếng Anh ở trường THPT, tôi luôn trăn trở qua từng bài giảng, dạy làm sao cho trò hiểu được và phát huy được tính tích cực, sáng tạo của các em. Việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những kỹ thuật dạy học giúp góp phần vào thành công của giờ dạy. Đồ dùng dạy học là điều kiện không thể thiếu được cho việc triển khai chương trình, nội dung sách giáo khoa nói chung và đặc biệt là cho việc triển khai đổi mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh. Đáp ứng nhu cầu này, đồ dùng dạy học phải tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh thực hiện được các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động theo nhóm. Trải qua hơn 10 năm dạy tiếng Anh tại trường THPT Đông Sơn I, tôi ý thức rất rõ vai trò quan trọng và tác dụng to lớn của đồ dùng dạy học đối với bộ môn tiếng Anh trong tình hình hiện nay. Việc sử dụng và phát huy tác dụng của đồ dùng dạy học để đạt hiệu quả lớn nhất trong dạy học chương trình và sách giáo khoa mới là điều rất cần thiết. Vì vậy tôi chọn đề tài “Kinh nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học tiếng Anh ở trường THPT” để nghiên cứu. 2. Mục đích của đề tài: Mục đích của đề tài này là nhằm tìm ra cách thức chung trong việc sử dụng đồ dùng dạy học như: băng, đĩa, đài cassette, máy chiếu, máy tính, máy chiếu đa năng Projector, các tranh ảnh được cấp phát hoặc khai thác trên mạng Internet, các đồ dùng dạy học tự làm, các đồ vật thật… vào giờ dạy tiếng Anh ở trường THPT một cách hiệu quả. PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3 1. Cơ sở lí luận khoa học bộ môn: Tiếng Anh là một môn học được đưa vào giảng dạy trong các trường THPT nhiều năm nay. Mục tiêu của chương trình môn tiếng Anh trường THPT là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học hoặc đi vào cuộc sống lao động. Tập trung vào việc nâng cao kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh cho học sinh ngay từ cấp THPT là vấn đề vô cùng quan trọng. Bởi tiếng Anh ngày nay đã trở thành ngôn ngữ chung của thế giới. Chúng ta muốn hòa nhập và giao lưu với thế giới thì chúng ta cần phải chú trọng đến việc dạy và học tiếng Anh, ngôn ngữ được cho là phổ thông này. Từ năm 2006, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã triển khai việc đổi mới chương trình và sách giáo khoa bậc THPT. Công cuộc đổi mới này triển khai đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra đánh giá học sinh cho đến phương tiện dạy học mà trong đó khâu được coi trọng tâm là phương pháp dạy học. Việc đổi mới phương tiện dạy học chính là khâu quan trọng dẫn đến thành công của việc đổi mới phương pháp dạy học. Chính vì thế, việc sử dụng đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy của môn tiếng Anh như thế nào cho hiệu quả luôn vẫn là vấn đề cấp thiết và “nóng hổi”. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trong việc dạy và học tiếng Anh ở trường THPT là rất cần thiết. Đồ dùng dạy học có thể dùng để dạy hầu hết các nội dung của bài học tiếng Anh như: dạy từ vựng, dạy mẫu câu, dạy ngữ pháp, dạy và rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết… Đồ dùng dạy học được sử dụng trong giờ học làm cho giờ học thêm sinh động và sôi nổi hơn, dẫn đến các em tiếp thu bài tốt và hiệu quả hơn. Sử dụng đồ dùng dạy học không chỉ là phương tiện của việc dạy mà còn là phương tiện của việc học. Nó không chỉ minh họa mà còn là nguồn tri thức, là cách chứng minh bằng quy nạp. Nếu giáo viên biết sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt là các phương tiện dạy học mới, lựa chọn và sử dụng một cách 4 hợp lí trên cơ sở logic quá trình nhận thức của học sinh thì sẽ đáp ứng được việc đổi mới phương pháp dạy học và thực hiện được mục tiêu dạy học. Đồ dùng dạy học là những gì chúng ta dùng bên cạnh sách giáo khoa, sách giáo viên để giúp quá trình dạy học thêm sinh động, có kết quả tốt hơn. Những đồ dùng đơn giản nhất là những vật gọn nhẹ có sẵn, đựng trong cặp sách như bút, thước, vở ghi, tranh vẽ, bưu ảnh, lịch cũ, ô chữ… đến những bức tranh vẽ phóng to, các vật khác mà giáo viên và học sinh có thể làm được, hoặc là đồ dùng được thiết kế trên máy tính. Mỗi giáo viên có một số đồ dùng dạy học khác nhau tùy theo vùng, miền với những điều kiện hoàn cảnh khác nhau. Có rất nhiều đồ dùng dạy học mà chúng ta có thể sử dụng được trong giờ dạy tiếng Anh và chúng ta có thể tạm chia thành các nhóm đồ dùng dạy học sau:  Nhóm tranh ảnh được cấp phát  Nhóm băng, đĩa, casstte  Nhóm các hình vẽ minh họa, hình que  Nhóm các phương tiện kỹ thuật hiện đại: Máy chiếu, máy tính và máy chiếu đa năng Projector  Nhóm đồ dùng dạy học tự làm…. Mỗi đồ dùng dạy học có tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Chính vì vậy mà chúng ta cần phả tính toán, xem xét và lựa chọn loại đồ dùng dạy học áp dụng riêng cho từng tiết học để tránh lạm dụng việc sử dụng đồ dùng dạy học không thể để tiết dạy trở thành tiết trưng bày đồ dùng dạy học của thầy, cô giáo. 2. Thực trạng của vấn đề: Đã có rất nhiều quan niệm khác nhau về việc sử dụng đồ dùng dạy học. Có người cho rằng giáo viên là người trực tiếp giảng dạy trên lớp, họ có thể hoặc không sử dụng đồ dùng dạy học; số khác thì cho rằng môn tiếng Anh không cần nhiều đồ dùng dạy học, nếu cần thì những người có trách nhiệm đã làm sẵn; cũng 5 có giáo viên lại nghĩ thời gian dành cho soạn bài, đọc sách tham khảo đã thiếu nên không thể rảnh rang để nghĩ đến chuyện sử dụng hoặc làm đồ dùng dạy học được. Thực ra những ý kiến trên chỉ là lí do bao biện cho việc giáo viên ngại sử dụng đồ dùng dạy học, ngại làm đồ dùng dạy học. Hơn nữa, họ hiểu đồ dùng dạy học như một cái gì đó chuẩn mực hoặc quá tốn kém. Tuy nhiên, có nhiều giáo viên tạo ra những đồ dùng dạy học đơn giản mà có hiệu quả tốt trong giảng dạy. Học sinh được học tiếng Anh có đồ dùng dạy học trở nên hào hứng và tích cực hơn nhiều. Không chỉ môn tiếng Anh mà với nhiều môn học khác, việc sử dụng đồ dùng dạy học một cách có hiệu quả sẽ giúp học sinh tập trung cao hơn vào giờ học, học sinh sẽ phát huy được tính chủ động sáng tạo trong việc học qua tư duy trực quan bằng mắt. Học sinh sẽ dễ nhớ, nhớ lâu và ghi chép được đầy đủ, chi tiết bài học. Bản thân là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tiếng Anh, trong quá trình giảng dạy, tôi thấy rằng điều kiện vật chất nhà trường tương đối đầy đủ, có đồ dùng dạy học, song bộ môn tiếng Anh đồ dùng dạy học còn hạn chế, học sinh có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập… Tuy nhiên chất lượng học tập chưa đồng đều, việc tham gia xây dựng bài còn tập trung ở một số em có học lực Khá, Giỏi. Tính ỷ nại của một số bộ phận không nhỏ học sinh đã làm cho chất lượng môn học có phần hạn chế. Vì thế nếu chỉ sử dụng các phương pháp dạy học đơn thuần, dạy chay, dạy suông không những làm cho học sinh không chú ý đến giờ học mà còn gây sự nhàm chán đối với môn học, và khả năng tiếp thu bài của học sinh sẽ bị hạn chế. Cụ thể: Đầu năm học 2011 – 2012 tôi khảo sát mức độ nhớ từ và sử dụng từ mới ở học sinh qua một số bài dạy theo cách dạy từ giáo viên viết từ mới lên bảng và viết nghĩa của từ, sau đó cho học sinh luyện đọc từ nhiều lần. Kiểm tra lại mức độ nhớ từ của học sinh… Tôi đã thu được kết quả như sau: Lớp Khả năng nhớ từ mới Khả năng sử dụng từ mới 6 12A1 Sĩ Tốt Khá số 49 (%) 6 (%) 17 TB (%) Yếu Tốt Khá 22 (%) 4 (%) 6 (%) 16 TB (%) Yếu (%) 23 (12,2%) (34,7%) (44,9%) (8,2%) (12,2%) (32,6%) (47,0%) 4 12A1 49 2 0 (0%) 11 38 (22,4%) (77,6%) 0 0 (0%) (0%) 11 (8,2%) 37 (22,4%) (75,6%) 1 (2,0%) Từ kết quả trên và qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng: Dạy từ vựng theo cách như tôi đã áp dụng như trên thì học sinh tiếp thu kiến thức một cách thụ động, không thu hút được sự chú ý của học sinh, học sinh không có hứng thú trong học tập. Hơn nữa mức độ nhớ từ và khả năng vận dụng từ đã học của học sinh không được cao. Cụ thể, qua khảo sát tôi thấy mức độ nhớ từ của học sinh ở mức Khá, Tốt chỉ đạt khoảng trên 20%. Trong khi tỷ lệ học sinh không nhớ từ mới cũng như không sử dụng được lượng từ đã học cao, chiếm gần 80%. 3. Những giải pháp: Từ thực trạng trên tôi nhận thấy rằng để thu hút được học sinh, gây hứng thú học tập cho các em trong học tập nhằm nâng cao chất lượng môn học thì việc sử dụng đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy một cách có hiệu quả là vô cùng quan trọng. Tôi đã và đang áp dụng phương pháp dạy học theo hướng đổi mới mà cụ thể là tăng cường việc làm và sử dụng có hiệu quả các loại đồ dùng dạy học trong từng tiết dạy. 3.1. Loại tranh ảnh được cấp, phát: Khi dạy các lớp 11 và 12 tôi thường xuyên sử dụng những bức tranh này để vào bài học hoặc giới thiệu chủ đề bài học. Ví dụ: 7 Unit 1: Friendship – B.Speaking Tôi sử dụng bức tranh có hình ảnh nhiều người, treo tranh lên bảng và đặt một số câu hỏi để học sinh trả lời như sau: Look at the people below and describe their physical characteristics. Tôi gợi ý một số từ cần dùng để học sinh nói được dễ dàng Useful language: - height: tall, medium, short… - face: square, large, oval… - forehead: broad, high… - nose: straight, crooked… - hair: black, grey… - appearance: handsome, beautiful, good-looking… Trước tiên, tôi yêu cầu 1 HS khá (giỏi) trong lớp cùng tôi làm mẫu: T: Can you describe the man in the picture? St: The man in tall. Ha has got a square face, a crooked nose, a broad forehead. He is good-looking. Sau đó tôi yêu cầu HS làm việc theo cặp (có thể đưa ra 1 số mẫu câu khác khi hỏi về hình dáng bên ngoài của một người mà em biết) St1: What does the girl in the picture look like? St2: - She’s of medium height - She’s neither tall nor short - She looks pretty with her glasses Giáo viên cần lưu ý khi sử dụng tranh: Tranh ảnh phải to, rõ ràng để học sinh cuối lớp có thể nhìn được. Tranh ảnh phải có tính sư phạm sao để tránh sự sao lãng của học sinh khi sử dụng. Giáo viên cần chọn những tranh ảnh mang tính nội dung giao tiếp cao và trực tiếp sử phục vụ việc luyện nghe, nói, đọc, viết. Tránh sử dụng tranh ảnh mang tính hình thức. 8 3.2. Băng, đĩa, casstte: Đây là nhóm đồ dùng không thể thiếu được đối với bộ môn tiếng Anh, đặc biệt là vào các tiết kỹ năng nghe. Trước đây, do điều kiện khó khăn các trường hầu như không có băng, đĩa, casstte để sử dụng nên tiết dạy kỹ năng nghe gặp rất nhiều khó khăn đối với cả giáo viên và học sinh. Giáo viên thường phải đọc cho học sinh nghe, với cách dạy này có rất nhiều hạn chế: - Cách phát âm của một số giáo viên không chuẩn, còn mang nặng tiếng địa phương. - Tốc độ đọc không đều, lúc nhanh, lúc chậm - Không gây được hứng thú cho học sinh - Ngữ điệu, trọng âm từ, trọng âm câu đôi khi không rõ ràng gây sự nhàm chán cho người nghe Hiện nay, hầu hết các trường đã trang bị được đài casstte phục vụ cho bộ môn ngoại ngữ trong nhà trường vì vậy giáo viên có thuận lợi hơn trong quá trình giảng dạy. Học sinh được nghe băng, đài các em thích thú và hào hứng hơn trong các giờ học ngoại ngữ, các em được luyện nghe và luyện phát âm đúng theo mẫu người bản xứ. Khi chuẩn bị băng, đài casstte chúng ta cần chú ý tới độ rõ nét và âm lượng của băng, làm sao để cả lớp có thể nghe được, giáo viên phải chuẩn bị theo đúng bài học, tránh mất nhiều thời gian tìm bìa trong giờ lên lớp. 3.3. Đồ vật thật: Xung quang chúng ta có rất nhiều đồ vật mà chúng ta có thể sử dụng để làm đồ dùng dạy học cho giờ dạy tiếng Anh mà không tốn kém hay mất thời gian chuẩn bị. Tất cả đều có thể trở thành đồ dùng dạy học giúp cho tiết dạy của chúng ta trở nên hấp dẫn và sinh động hơn nếu chúng ta biết sử dụng một cách linh hoạt và hợp lí. 9 Ví dụ: Trong bài 8 – SGK lớp 11 tiết 43 – Reading Thay vì việc sử dụng tranh, giáo viên có thể sử dụng những thiết bị hoặc đồ vật có sẵn: coloured lights, red banners, peach blossom, apricot blossom, banh chung, plums, tomatoes, lucky moneys… Giáo viên cũng có thể sử dụng các đồ vật đó để học sinh luyện tập hỏi và trả lời. Làm như vậy các em sẽ dễ nhớ từ và cấu trúc hơn. Giáo viên có thể chuẩn bị hoặc hướng dẫn học sinh chuẩn bị. Những thứ HS không thể chuẩn bị được thì giáo viên có kế hoạch mang theo. Làm như thế giúp học sinh có ý thức chuẩn bị chu đáo cho tiết học hơn, kích thích tính tò mò của học sinh, từ đó gây được hứng thú cho học sinh trong học tập. Bên cạnh đó, khi chúng ta sử dụng những đồ vật thật để giới thiệu từ mới giúp học sinh nhận biết được một cách trực quan, giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu những từ đã học. 3.4. Các hình vẽ minh họa, hình que: Với một số mẫu phấn giáo viên có thể tự tạo cho mình một đồ dùng dạy học đơn giản mà cũng không kém phần hiệu quả. Ví dụ: Giới thiệu về các bộ phận trên cơ thể, giáo viên có thể vẽ một hình người phác họa theo dạng hình que lên bảng (hình 1). Hay khi diễn tả một người đang vui ta cỏ thể phác họa hình ảnh như ở hình 2. Hình 1 Hình 2 10 Khi chúng ta giới thiệu từ: mountain, tree, table…chúng ta cũng có thể dùng cách trên để vẽ hình (hình 3) Hình 3 3.5. Các phương tiện kĩ thuật hiện đại: Máy chiếu, máy tính và máy chiếu đa năng Projector: Hiện nay, đa số các trường trong địa bàn Tỉnh ta đã được trang bị máy vi tính, các phương tiện nghe nhìn như máy chiếu Projector, các phương tiện truyền thông khác, nhiều trường đã kết nối Internet. Công nghệ thông tin giờ đây đóng vai trò như một phương tiện, thiết bị dạy học. Chúng ta không thể phủ nhận tác dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy trong điều kiện hiện nay. Khi chúng ta sử dụng công nghệ thông tin, máy tính và máy chiếu đa năng trong giờ dạy tiếng Anh chúng ta sẽ thấy được những ưu việt của nó: - Gây được hứng thú học tập cho học sinh 11 - Khai thác triệt để nội dung cần truyền thụ đến học sinh - Giáo viên có thể thực hiện được hết ý tưởng của mình cho tiết dạy mà phương pháp dạy học truyền thống chưa thể thực hiện được - Giáo viên có thể khai thác được rất nhiều hình ảnh, âm thanh, thậm chí là các video clip trên mạng Internet để phục vụ cho tiết dạy - Giảm được sự cồng kềnh của số lượng đồ dùng dạy học mà chúng ta thường sử dụng trong tiết dạy như: tranh, ảnh, đồ vật thật… - Giáo viên soạn bài một lần có thể sử dụng được nhiều lần - Tăng tính năng động cho học sinh, cho phép học sinh học theo khả năng - Các phương tiện hiện đại sẽ tạo ra khả năng để giáo viên trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại - Học sinh không bị thụ động trong việc tiếp thu bài, có nhiều thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ 3.5.1. Máy chiếu hắt: Chúng ta có thể sử dụng máy chiếu hắt để áp dụng trong các giờ dạy tiếng Anh đặc biệt là một số giờ dạy như: dạy ngữ liệu mới, dạy kĩ năng đọc, viết, luyện tập… Ví dụ: Unit 16 – A.Reading (Period 95) – SGK lớp 12 (173) I. Warm up: HS xem 1 đoạn video nói về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á để giới thiệu bài. Như vậy chưa đọc bài HS có thể hiểu qua về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. II. New lesson: HS nghe băng đọc 1 lần, HS đọc thầm tìm ra một số từ mới - GV giải thích từ mới trên màn hình, có thể bằng hình ảnh, từ đồng nghĩa, trái nghĩa… 12 - HS làm task I (theo nhóm) - GV đưa ra đáp án để HS đối chiếu 3.5.2. Máy tính, máy chiếu đa năng Projector: Hiện nay, máy chiếu đa năng Projector là một phương tiện hiện đại và là phương tiện dạy học vô cùng hữu ích để chúng ta có thể sử dụng trong các giờ dạy tiếng Anh. Chỉ cần một bộ máy vi tính, một đầu chiếu Projector, một màn hình rộng chúng ta có thể tổ chức giờ dạy một cách sinh động và thu hút, gây hứng thú học tập cho học sinh. Chúng ta có thể sử dụng máy chiếu đa năng cho tất cả các giờ dạy. Giờ dạy của chúng ta sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu chúng ta biết khai thác và sử dụng hợp lí phương tiện dạy học này. Ví dụ: Khi dạy Unit 15 – D – SGK 11 trang 174 Tôi cho HS chơi trò chơi “guessing picture” Tôi đưa ra một số sự kiện để HS trả lời câu hỏi Who is he? - He is an America - He is an Astronaut - He was born on 5th August, 1930 - He was the first person to walk on the Moon He is Neil Armstrong Khi giới thiệu về Neil Armstrong tôi sử dụng một số hình ảnh khai thác trên mạng Internet để giới thiệu về tàu Apolo 11 và Neil Armstrong - Khi vào bài mới tôi yêu cầu HS đưa ra một số thông tin cần thiết để viết về tiểu sử của một con người. Tôi dùng “word spider” Nationality Full name Date of birth 13 Life/ well known (famous for) Place of birth BIOGRAPHY Career - Tôi dùng máy chiếu hắt để giới thiệu một số từ mới cần thiết để viết về tiểu sử Neil Armstrong:  Bachelor of Science (B.S): bằng cử nhân khoa học  Master of Science (M.S): bằng thạc sỹ khoa học  Space shuttle: tàu vũ trụ  Leap: bước nhảy  Resign (from): thôi việc  Be appointed: được bổ nhiệm làm gì  Investigate: khám phá, điều tra - Sau khi giới thiệu một số từ cần thiết tôi cho HS làm một bài tập phụ để kiểm tra lại việc hiểu và nhớ từ của HS - Điền vào các câu sau: 1. Policemen … to find out the cause of the accident. 2. His father decided to … from office. 3. Barack Obama was … as the president of the USA. 4. He made a … of six metres. 14 KEY: 1. investigate 2. resign 3. appointed 4. leap Sau khi dạy xong tiết học có sử dụng phương tiện dạy học hiện đại như đã nêu ở trên. Tôi thấy rằng học sinh hiểu bài hơn, các em say mê học tập, giờ học sôi nổi hơn nhiều so với các giờ học khác không sử dụng phương tiện dạy học hiện đại. Trên thực tế đang diễn ra ở nhiều trường THPT đó là việc lạm dụng công nghệ thông tin, biến giờ học thành giờ trình chiếu các hình ảnh, dùng giáo án điện tử thay thế chiếc bảng đen truyền thống. Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy là một bước đột phá về sử dụng phương tiện dạy học nhằm thực hiện thành công đổi mới phương pháp dạy học. Song chúng ta cần phải biết sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí bởi công nghệ thông tin không thể thay thế vai trò của người thầy, vai trò của chiếc bảng đen truyền thống mà chúng ta cần phải xác định nó là một phương tiện hữu ích hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, giúp giờ học đạt hiệu quả tốt nhất. 3.6. Các đồ dùng dạy học tự làm: 3.6.1. Tranh ảnh tự vẽ: Ngoài những tranh ảnh được cấp phát đối với bộ môn tiếng Anh cần rất nhiều loại tranh, ảnh khác. Vì thế, chúng ta có thể vẽ phóng to các tranh ảnh có sẵn trong SGK để sử dụng giới thiệu bài hoặc cho học sinh thực hành luyện tập. Chia nhóm để học sinh viết, sau đó yêu cầu các em trình bày kết quả của nhóm mình. Ví dụ: Unit 12 – D.Writing (trang 134 – SGK lớp 12) 15 Tôi phóng to 5 bức tranh trong SGK, lần lượt treo lên bảng từng bức tranh một để HS quan sát. Sau đó yêu cầu HS nói theo mỗi bức tranh. Tôi cung cấp và giải thích 1 số từ mới để các em có thể miêu tả bức tranh được dễ dàng. Task 1: Below are the instructions for warm up exercices before swimming. Read and match each sentence with one appropriate action. Tôi yêu cầu HS đọc các chỉ dần và ghép các câu với tranh cho phù hợp a-2: Stand with your feet apart, push both arms out straight in front of you. b-4: Raise your hands above your head, looking straight ahead. c-1: Put out your arms to the sides horizontally. d-3: Put down your arms to the first position. Task 2: Look at the picture below. Write the instruction for one warm-up exercise before playing water polo. Use the verbs in the box: - Tôi phóng to 5 bức tranh trong SGK và dùng các bức tranh này để giải thích một số từ mới HS gặp: touch: sờ, đụng, chạm bend: cúi xuống, gập người (bẻ cong) - Tôi yêu cầu HS viết sau đó trao đổi bài vừa hoàn thành, HS cho ý kiến nhận xét bài của bạn - Tôi yêu cầu HS khá, giỏi chép bài làm lên trên bảng, cả lớp nhận xét 1. set yourself in vertical position 2. stand with your feet apart, raise your hands above your head 3. bend forward, fingertips touch the ground 4. then bend again, fingertips touch the ground between your feet 5. finally put each arm back to the first position. 16 3.6.2. Làm bộ đồ dùng theo các động từ bất quy tắc: Ví dụ: Unit 4 – E.Language focus ( trang 49 – SGK 12) Khi dạy phần câu bị động (Passive voice) HS thường quên một số động từ ở dạng quá khứ phân từ nhất là các động từ bất quy tắc. Chúng ta có thể sử dụng các mảnh bìa cứng có kích thước bằng nhau sau đó dán giấy màu hoặc giấy trắng lên, dùng bút dạ viết từng động từ nguyên thể của động từ bất quy tắc vào một tấm bìa và động từ bất quy tắc đã biến đổi sang dạng quá khứ và quá khứ phân từ sang hai tấm bìa khác, gắn các tấm bìa lên bảng. Sau đó yêu cầu HS xếp thành từng cặp và đưa ra nghĩa của các động từ này. 3.6.3. Bảng phụ: - Nguyên liệu: + giấy A0 + bút dạ, thước kẻ - Cách làm: Dùng bút dạ để viết nội dung bài tập vào giấy A0 . Chú ý phải viết chữ rõ ràng, đẹp và HS cả lớp có thể nhìn rõ nội dung bài tập. 3.6.3.1. Dạng bài tập True or False Prediction: Ví dụ: Unit 3- C.Listenning (35- SGK 12) Task 1: Linda Cupple, a social worker, advises young people on how to use the telephone in their familly. Listen to her talk and decide whether the statements are true (T) or false (F) Statements 1. The telephone often causes arguments St1 St2 St3 Correct T between members of the familly. 2. A reasonable length of time for a call is F the main problem. 3. Ten minutes is a reasonable length of T 17 time for a call 4. Young people should not receive a call F at dinner time. 5. Young people often call their friends at F night. 6. You can’t call your friends at any time T even when you have a separate telephone. 3.6.3.2. Dạng bài tập Question and Answer: Khi dạy phần b) Answer - Viết nội dung câu hỏi vào giấy A0 rồi treo lên bảng để HS quan sát. Yêu cầu HS thực hành theo cặp hỏi và trả lời. Ví dụ: Unit 4 – Task 2 (46 – SGK 12) Answer these questions: 1. When do children in England start their compulsory education at school. - ……………………………………………………………………….. 2. How many terms are there in a school year in England? - ………………………………………………………………………... 3. What are the two school systems in England? - …………………………………………………………………………. 4. Do children have to pay fees if they go to “independent” or “public” school? - …………………………………………………………………………… 5. How many core subjects are there in the national curriculm? - ………………………………………………………………………….. 6. When can students take GCSE examination? - ………………………………………………………………………….. 18 - Dưới mỗi câu hỏi là một câu trả lời đầy đủ và được dán phủ giấy lên che nội dung câu trả lời đó. - Sau khi học sinh thực hành và đưa ra câu trả lời, giáo viên sửa và cuối cùng mới mở đáp án để học sinh đối chiếu so sánh với câu trả lời của mình. 3.6.3.3. Dạng bài tập điền khuyết thiếu: Viết nội dung bài tập lên bảng phụ (giấy A0), cho HS thực hành theo cặp, nhóm và cử đại diện lên viết kết quả vào chỗ còn chừa trống. Giáo viên cho cả lớp nhận xét và sau đó sửa lỗi, đưa ra đáp án đúng. Ví dụ: Unit 15 – D.Writing (174 – SGK 11) Task 1: Neil Armstrong – American astronaut 1....................5th August, 1930. 2.................... Wapokoneta, Ohio. 3.................... the first person to walk on the Moon 4.................... 1949 – 1952: pilot in United States Navy 1955: receive a B.S/ Purdue University 1962: Join NASA astronant program 20th July 1969: become first human/ step/ Moon’s surface 5.................... “That’s one small step for man, one giant leap for mankind”. * Student put each of the heading in the box in the appropriate blank: 1. date of birth 2. place of birth 3. known as 4. career 5. quote 3.6.3.4. Dạng bảng gợi ý cho học sinh luyện tập: 19 Kẻ bảng vào ½ tờ giấy A0 và đưa ra những gợi ý đơn giản, cơ bản để học sinh luyện tập. Ví dụ: Khi dạy bài 6 – B.Speaking (66- SGK 12) Task 2: Discuss which of the jobs in column A you would/ would not like to do . Explain Why/ why not? You can use the cues in column B A Pilot B Boring Waiter Rewarding Taxi driver Difficult Electrician Interesting Policeman Fascinating Journalist Dangerous Hotel receptionist Challenging Computer programmer Fantastic Đây là một cách để giáo viên cho HS luyện tập thực hành nói về nghề nghiệp sau này của mình. Ví dụ: I would like to work as a doctor. Working as a doctor would be fascinating job because. I would have a chance to take care of people. Nhờ có những đồ dùng dạy học mà tôi sử dụng HS đã có hứng thú khi học, dễ nhớ, dễ thuộc và khắc sâu được kiến thức mà các em học. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng