Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Skkn hướng_dẫn_hs_phân_tích_tìm_lời_giải_cho_dạng_bài_tập_về_mạch_điện....

Tài liệu Skkn hướng_dẫn_hs_phân_tích_tìm_lời_giải_cho_dạng_bài_tập_về_mạch_điện.

.DOC
17
80
105

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn sáng kiến: Bài tập là một phương tiện giáo dục, giáo dưỡng cho học sinh giúp học sinh hiểu, khắc sâu phần lí thuyết. Mặt khác bài tập là một hoạt động tự lực của học sinh, phần nhiều bài tập làm ở nhà không có sự giúp đỡ, chỉ đạo của giáo viên. Đặc biệt hiện nay trong chương trình môn Vật lý 9, ở phần điện học trong đó nhất là các dạng bài tập về mạch điện hỗn hợp rất đa dạng và khó đối với học sinh. Hơn nữa trong phân phối chương trình số lượng tiết dành cho luyện giải bài tập còn quá ít. Do đó học sinh rất lúng túng khi giải các bài tập ở các bài kiểm tra. Kiến thức trong bài học ở phần vận dụng cũng khá phức tạp, bài tập trong sách bài tập thì khó đối với học sinh, phần lớn nhiều bài tập ở sách bài tập đa số các em chưa làm được vì nó đa dạng trong khi đó giáo viên chưa có điều kiện về thời gian để sữa bài cho học sinh, đặc biệt là những bài đòi hỏi phải tư duy nhiều. Tình trạng phổ biến hiện nay là học sinh rất thụ động, máy móc, chưa có động cơ học tập đúng đắn, còn giáo viên chỉ chú trọng nhiều tới các bài tập tính toán cho nên học sinh chỉ thuộc công thức máy móc mà không hiểu rõ hiện tượng Vật lý, ý nghĩa Vật lý của công thức đó. Bởi vậy, để giúp học sinh thực sự biết vận dụng kiến thức để giải bài tập thì điều quan trọng trước hết là phải hướng dẫn học sinh phân tích hiện tượng, xác định những tính chất, nguyên nhân, quy luật vật lý, áp dụng công thức vào từng bài tập cụ thể. Với các yêu cầu thời sự trên, sáng kiến nhằm nêu lên thực trạng về việc giải bài tập vật lý của học sinh hiện nay, sự chuyển biến nhằm đưa ra một phương pháp hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho dạng bài tập về mạch điện trong chương điện học Vật lý 9, đặc biệt là các bài tập về mạch điện hỗn hợp một cách khoa học nhất. II. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài: Đề tài được thực hiện với học sinh lớp 9 3 tại trường tôi đang công tác trong hai năm qua PHẦN NỘI DUNG 1 I. Thực trạng của nội dung sáng kiến: Ngay từ đầu năm học tôi đã được giao nhiệm vụ giảng dạy bộ môn Vật lý ở lớp 93, 94. Tôi đã thăm dò, trao đổi với học sinh lớp này và tôi được biết: Một số học sinh tỏ ra yêu thích môn Vật lý, tuy vậy phần lớn học sinh ngần ngại và cho rằng đây là môn học khó hơn so với các môn tự nhiên còn lại. Nguyên nhân chủ yếu là do các em chưa có một phương pháp thực sự để học, để giải các bài tập đòi hỏi tư duy. Đặc biệt sang chương trình Vật lý 9, có rất nhiều bài tập về phần điện đòi hỏi các em phải phân tích được mạch điện. Việc tóm tắt, phân tích bài toán để tìm hướng đi đúng cho bài giải đòi hỏi ở học sinh rất nhiều, rất cao và phải có nhiều kinh nghiệm (đặc biệt trong xu thế các bài tập chủ yếu là bài tập trắc nghiệm). Do đó từ đầu năm tôi đã hướng và phát triển dần cho học sinh những kĩ năng cần thiết này, giúp các em có một kỹ năng nhất định trong việc giải các bài tập về Vật lý. Số liệu điều tra cụ thể trước khi thực hiện sáng kiến: Thực tế về trình độ học tập của học sinh qua khảo sát đầu năm môn vật lý ở hai lớp 93, 94 như sau: Số Lớp bài kiểm tra Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 93 32 2 6,3 5 15,6 15 46,9 6 18, 8 4 12,5 94 33 2 6,3 5 15,2 15 45,5 7 21,2 4 12,1 Qua số liệu ở bảng ta thấy chất lượng làm bài của hai lớp tương đương nhau, sức học của hai lớp trên gần như nhau và chưa đáp ứng với yêu cầu của bộ môn. Nguyên nhân của thực tế trên là do học sinh chưa nắm bắt được kỹ năng giải một bài tập Vật lý, chưa được trang bị một cách đầy đủ các kiến thức cơ bản phục vụ cho việc giải bài tập, giáo viên chưa có nhiều thời gian để phụ đạo cho học sinh yếu kém, một số em còn chịu ảnh hưởng của bệnh thành tích ở những năm trước, học sinh không có sự ôn luyện hè ở nhà. 2 Với thực trạng nêu trên bản thân tôi nhận thấy mình cần phải có trách nhiệm tìm ra các giải pháp nhằm giúp đỡ học sinh trong quá trình học tập lĩnh hội kiến thức và giải bài tập một cách có hiệu quả hơn nhằm nâng cáo chất lượng bộ môn. II. Các giải pháp trong quá trình thực hiện sáng kiến: 1. Giải pháp 1: Tìm hiểu đối tượng học sinh Việc tìm hiểu đối tượng học sinh là công việc đầu tiên khi người thầy muốn lấy các em làm đối tượng thực hiện một công việc nghiên cứu nào đó. Do đó tôi đã làm sẵn một số phiếu có ghi sẵn một số câu hỏi mang tính chất thăm dò như sau: - Em có thích học môn Vật lý không ? - Học môn Vật lý em có thấy nó khó quá với em không ? - Em có thuộc và nhớ được nhiều công thức, định nghĩa Vật lý không ? - Khi làm bài tập em thấy khó khăn ở điểm nào ? - Em đã vận dụng thành thạo công thức Vật lý chưa ? - Em có muốn đi sâu nghiên cứu các bài toán về mạch điện không ? Dựa vào kết quả tìm hiểu học sinh qua các phiếu câu hỏi ở trên, tôi đã thấy được những khó khăn bức xúc của học sinh trong việc học tập Vật lý 9 và sự cần thiết phải đi sâu nghiên cứu các bài tập về mạch điện. Một lý do nữa là số tiết dành cho việc luyện tập trong chương trình Vật lý 9 là tương đối ít vì vậy tôi đã cố gắng sắp xếp thời gian hợp lí tổ chức một số buổi ngoại khoá để giải đáp các thắc mắc của các em cũng như hướng dẫn các em suy nghĩ, phân tích một bài tập về mạch điện. 2. Giải pháp 2: Trang bị thêm cho học sinh các kiến thức môn Toán cần thiết - Trang bị cho các em một số công thức toán học khi giải bài toán về sự phụ thuộc của điện trở dây dẫn vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn: +Tính tiết diện dây dẫn hình tròn: S = π.R 2  + Tính chu vi đường tròn:  .d 2 4 C = 2πR = πd + Thể tích của dây dẫn hình trụ: V = S.h 3 + Khối lượng của vật dẫn: m  D.V - Trang bị cho học sinh những kiến thức toán học cần thiết, đặc biệt là kĩ năng tính toán, biến đổi toán học. - Giáo viên khai thác triệt để các bài toán trong SGK, SBT và một số bài tập ngoài bằng cách giao bài tập về nhà cho học sinh tự nghiên cứu tìm phương pháp giải. - Trong những giờ bài tập, giáo viên hướng dẫn học sinh trình bày lời giải và nhiều học sinh có thể cùng tham gia giải một bài. 3. Giải pháp 3: Giúp học sinh nắm chắc chắn các công thức cơ bản của chương điện học 3.1. Định luật ôm: - Điện trở: R = I= U R U I 3.2. Các đoạn mạch: + Đoạn mạch nối tiếp: I = I1 = I2 = ... = In U = U1 + U2 + ... + Un Rtđ = R1 + R2 + ... + Rn U1 R = 1 U2 R2 + Đoạn mạch song song: I = I1 + I2 + ... + In U = U1 = U2 = ... = Un 1 1 1 1 = + +... + R td R1 R2 Rn I1 R = 2 I2 R1 3.3. Điện trở của dây dẫn: R = ρ l S 4 3.4. Công, công suất điện, định luật Jun – Len xơ U2 = I 2 .R - Công suất điện: P = U.I = R - Công của dòng điện: A = Pt = U.I.t - Định luật Jun – Len xơ: Q = I2.R.t (J) hoặc Q = 0,24I2.R.t (cal) 4. Giải pháp 4: Cung cấp, hướng dẫn cho học sinh hiểu và nắm chắc cách giải của một số bài toán cơ bản, trên cơ sở đó để học sinh vận dụng vào các bài tương tự: Bài toán 1: Phân tích mạch điện trong các sơ đồ sau: R1 A O  R2 B Hình a R1 A B R2 Hình b A + C R1 K R2 D Hình c B - R3 Hướng dẫn HS: - Thế nào là một đoạn mạch nối tiếp ? Thế nào là đoạn mạch song song ? - Hình c phải xét khi K đóng và khi K mở. - Dòng điện tương tự như dòng nước nên đường nào dễ đi nó sẽ đi. * Giải: Hinh a: Giữa R1 và R2 có duy nhất một điểm chung O, vậy chúng mắc nối tiếp với nhau. Hình b: Giữa R1 và R2 có hai điểm chung vậy chúng mắc song song với nhau. 5 Hình c: - K đóng: Dòng điện không đi qua R1 mạch điện chỉ còn R2 // R3. R1 R2 C A+ BK R3 D - K mở: Mạch điện gồm AC nối tiếp CB hay R1 nối tiếp (R2 // R3) * Nhận xét: Trong bài tập này để phân tích được mạch điện đòi hỏi HS phải hiểu được thế nào là đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và phải hiểu được ý nghĩa dòng điện tương tự như dòng nước. (giải thích tại sao khi K đóng lại không có dòng điện đi qua R1) Bài toán 2: (Bài toán về mạch điện hỗn hợp đơn giản) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R 1 = 7, R2 = 3, R3 = 6. Cường độ dòng điện qua R1 là I1 = 2A. Tính UAB, UBC, UAC ? * Tìm hiểu đề bài: Biết R1 = 7 ; R2 = 3 A + ; R3 = 6. I1 = 2A R1 C - B Tính UAB, UBC, UAC ? R2 R3 * Hướng dẫn HS: - Mạch điện được phân tích như thế nào ?( Đoạn AB mắc nối tiếp với đoạn BC) - UAB là hiệu điện thế của điện trở nào được tính bằng công thức nào? - Tương tự với UBC và UAC * Giải: Mạch điện gồm: R1nt(R2//R3) nên IAB = IBC = IAC =2A Ta có: UAB = R1.I1 = 7.2 = 14V R .R 3.6 2 3 Đoạn BC gồm: R2 //R3 nên R BC = R + R = 3 + 6 = 2Ω 2 3 UBC = IBC. RBC = 2.2 = 4 V Đoạn AC gồm AB nối tiếp BC nên: UAC = UAB +UBC = 14 + 4 = 18V * Tìm cách giải khác. 6 * Nhận xét : Bài toán yêu cầu học sinh phải phân tích được mạch điện và phải sử dụng công thức phù hợp. Bài toán 3: (Bài toán về mạch điện gồm 4 điện trở) Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ. Biết R1 = 1; R2 = 10; R3 = 50; R4 = 40, điện trở của ampe kế và của dây nối không đáng kể. Ampe chỉ 1A. Tính cường độ dòng diện qua mỗi điện trở và hiệu điện thế MN ? * Tìm hiểu đề bài: N R1 = 1; R2 = 10; R3 = 50 R1 R4 = 40; IA=1A I1 = ?; I2 =?; I3 = ? ;I4 = ? UMN = ? M P * Hướng dẫn HS: - Phân tích xem mạch điện được mắc như thế nào? R2 R3 + A Q R4 - Số chỉ của ampe kế cho biết điều gì ? - Sử dụng công thức nào để tính I, U ? * Giải: Ta có đoạn mạch MN gồm: R1 nối tiếp PQ nối tiếp ampe kế  I1 = IPQ = IA = 1A Đoạn PQ gồm: (R2 nối tiếp R3) // R4  R23 = R2 + R3 = 10 + 50 = 60 I R 40 2 2 23 4 Ta có: I = R = 60 = 3  I 23 = 3 I 4 4 23 Mặt khác: I23 + I4 = IPQ = 1A. Vậy 2 I 4 + I 4 = 1  I4 = 0,6A và I23 = 0,4A 3 Ta có R2 nối tiếp R3 nên: I2 = I3 = I23 = 0,4A Tính UMN = ? R PQ = R 23 .R 4 60.40 = = 24Ω ; RMN = RPQ + R1 = 24 + 1 = 25 R 23 + R 4 60 + 40 Vậy UMN = I.RMN = 25.1 = 25V Tìm thêm cách giải khác? 7 * Nhận xét: - Bài tập đòi hỏi học sinh phải phân tích được mạch điện khi có nhiều điện trở. - Khả năng vận dụng công thức của học sinh phải thuần thục. Bài toán 4: (Bài toán về đại lượng định mức của một dụng cụ điện) Các đèn Đ1 và Đ2 giống nhau, loại 6V, được mắc như sơ đồ hình vẽ. Hai đèn sáng bình thường. a. So sánh R1 với R2. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch AB bằng bao nhiêu? b. Tính R1 và R2 ? A * Tìm hiểu đề bài: + Uđm1 = Uđm2 = 6V Đèn sáng bình thường. B a. So sánh R1và R2 Đ1 R1 Đ2 R2 - b. Tính R1 và R2 * Hướng dẫn học sinh: - Phân tích mạch điện. Chú ý xem các dụng cụ có mấy điểm chung. - Đèn sáng bình thường khi nào. * Giải: Dễ thấy Đ1 và R1 có hai điểm chung nên Đ1 // R1. Tương tự: Đ2 // R2 Đoạn mạch AB gồm: (R1 // Đ1) nối tiếp (R2 // Đ2) Hai đèn sáng bình thường nên: Uđ1 = Uđ2 = 6V; Iđ1 = Iđ2 Vì R1 // Đ1 nên II = Iđ1 + I1; U1 = Uđ1 Vì R2 // Đ2 nên III = Iđ2 + I2; U2 = Uđ2 Do mạch I nối tiếp mạch II nên: II = III .Vậy Iđ1 + I1 = Iđ2 + I2 hay I1 = I2. U U 1 2 Ta có: R1 = I và R 2 = I nên R1 = R2. 1 2 Ta có: UAB = U1 + U2 = 6 + 6 = 12V. * Nhận xét : 8 Học sinh phải biết được một dụng cụ hoạt động bình thường thì U = Uđm; I = Iđm Bài toán 5: (Bài toán về điện trở của dây dẫn) Một dây đồng tiết diện đều được uốn thành một khung hình vuông ABCD như hình vẽ. So sánh điện trở của khung trong hai trường hợp sau: a. Dòng điện đi vào từ điểm A và đi ra khỏi điểm D b. Dòng điện đi vào từ điểm A và đi ra khỏi điểm C B C D A B A C D *Tìm hiểu đề bài: AB = BC = CD = DA AB, BC, CD, DA cùng làm từ một vật liệu và cùng tiết diện So sánh RABCD trong hai trường hợp. *Hướng dẫn học sinh: - Khi dòng điện đi từ A đến D mạch điện được phân tích như thế nào ? - Khi dòng điện đi từ A đến C mạch điện được phân tích như thế nào ? - Dây đồng tiết diện đều vậy điện trở của các đoạn AB, BC, CD và DA có quan hệ với nhau như thế nào ? - Tính điện trở của mỗi trường hợp rối so sánh. *Giải: Dễ thấy được rằng: RAB= RBC = RCD = RDA = R (do chúng cùng S, l, cùng vật liệu) a. Khi dòng điện đi vào A và ra D: Mạch điện được phân tích (AB nối tiếp BC nối tiếp CD) // DA Điện trở của đoạn AB nối tiếp BC nối tiếp CD là: 3R Vậy: R a = 3R.R 3 = R 3R + R 4 b. Khi dòng điện đi vào A và ra C: 9 Mạch điện được phân tích: (AB nối tiếp BC) // (AD nối tiếp DC) Điện trở đoạn R(AB nối tiếp BC) = R(AD nối tiếp DC) = 2R. Vậy Rb = R .So sánh ta thấy: Ra < Rb * Nhận xét: Đa số học sinh không phân tích được mạch điện vì các em chưa nhìn thấy điện trở. Ở đây các em phải thấy mỗi đoạn dây dẫn đóng vai trò là một điện trở. Bài toán 6: (Bài toán về biến trở) Cho mạch điện như sơ đồ. Hai đèn Đ1 và Đ2 giống hệt nhau hiệu điện thế định mức là 6V. Khi con chạy đang ở một vị trí xác định người ta thấy đèn Đ 1 sáng bình thường. Đ1 A R Đ2 a. Lúc đó đèn Đ2 làm việc ở tình trạng như thế nào ? b. Có thể dịch chuyển con chạy để đèn Đ1 và Đ2 sáng như nhau không ? C B D c. Đẩy con chạy lên phía trên thì độ sáng của đèn Đ 2 tăng hay giảm. * Tìm hiểu đề bài: Đ1 và Đ2 giống hệt nhau. Uđm1 = Uđm2 = 6V Đ1 sáng bình thường a. Đ2 làm việc như thế nào ? b. Có thể để Đ1 và Đ2 sáng như nhau không ? c. Đẩy con chạy lên trên độ sáng Đ2 tăng hay giảm ? * Hướng dẫn: Mạch điện được phân tích như thế nào? Dụng cụ điện hoạt động bình thường khi nào?. Đ1 và Đ2 giống hệt nhau thì ta có điều gì? * Giải: Mạch điện được phân tích: Đ1 nối tiếp CO nối tiếp (Đ2 // OD) 10 a. Ta có: I1 = ICO = I2 + IOD. Vậy I1 > I2. Vậy nếu Đ1 sáng bình thường thì Đ2 làm việc ở cường độ dòng điện nhỏ hơn giá trị định mức, đèn 2 sáng yếu. (6V) b. Không thể để 2 đèn sáng như nhau vì không thể làm cho dòng điện I1 = I2. c. Gọi điện trở của phần biến trở ở phía dưới là x thì điện trở ở phần trên của biến trở là (R – x) Ta có: UAO = UAC+ UCO = I. R1= I.(Ro + R – x) (Ro là điện trở của mỗi bóng đèn) R .x R .x U R 0 0 AO 1 UBO = U2 = I.RBO = I.R2 =I. R + x  R 2 = R + x  U = R 0 0 BO 2 Mà UAO + UBO = U ; UBO = U2 Dịch chuyển con chạy lên trên ta thấy: R2 = R 0 .x R0 = R0 tăng do x tăng. R0 + x +1 x Vậy U2 tăng nên Đ2 sáng mạnh lên. Bài toán 7: (Bài toán về sử dụng điện) Một xã có 450 hộ, tính trung bình công suất tiêu thụ của mỗi hộ là 120W. Điện năng này được truyền tải từ trạm điện đến. Cho biết hiệu suất truyền tải điện năng là 68% và hiệu điện thế tại nơi sử dụng là 150V. Tìm hiệu điện thế phát đi từ trạm điện và điện trở đường dây tải ? * Tìm hiểu đề bài: P1 = 120W; N = 450 hộ; H = 68%; UAB = 150V U0 = ? Rd = ? * Hướng dẫn HS: - Dây dẫn được coi mắc như thế nào so với xã (các điện trở ở xã coi một điện như trở). - Hiệu suất truyền tải điện năng được tính bằng công thức nào ? - Dựa vào các công thức nào để tính U và R - Tìm những cách khác nhau để giải bài toán. * Bài giải: Mạng điện được sử dụng được kí hiệu bằng điện trở giữa hai điểm A và B. 11 B Rd R U0 Rd A Công suất điện tới xã là: P = 120W. 450 = 54 000W. Dễ thấy dòng điện chạy qua dây tải và dòng điện chạy qua công tơ của xã bằng nhau (do Rdây nối tiếp R) I= P 54000 = = 360A U 150 Gọi Ud là hiệu điện thế của dây dẫn. Theo bài ta có: H = 68%. Vậy Pd = 32% U d .I 32 32.150 =  Ud = = 70V U.I 68 68 Vậy hiệu điện thế tại trạm điện bằng: U0 = Ud + UAB = 70 + 150 = 220V. U 70 d Điện trở của đường dây tải điện : R d = I = 360 = 0,194Ω d * Nhận xét: Đây là dạng bài tập rất thực tế học sinh thường quên mất điện trở của dây dẫn nên không phân tích được mạch điện. PHẦN KẾT LUẬN 12 I. Ý nghĩa của sáng kiến: Với những giải pháp đưa ra như trên, trong năm học qua tôi đã áp dụng các giải pháp đó để giảng dạy, hướng dẫn cho các học sinh của lớp 9.3. Ngoài việc giảng dạy trên lớp tôi còn tổ chức thêm một số buổi ngoại khóa vì trong phân phối chương trình số tiết bài tập là rất ít. Tôi đã tiến hành khảo sát trên cả 2 lớp 9.3 và 9. 4, trong đó lớp 9.3 đã được triển khai ứng dụng các giải pháp mà tôi đã nêu ra ở trên. Đề bài: Bài 1: Cho mạch điện có sơ đồ. Biết U = 12V, R 1 = 20, R2 = 5, R3 = 8. Một vôn kế có điện trở rất lớn và một ampe kế có điện trở rất nhỏ. a. Tìm số chỉ của vôn kế khi nó được mắc vào hai điểm A và N trong hai trường hợp K mở và K đóng. b. Thay vôn kế bằng ampe kế, tìm số chỉ của ampe kế trong hai trường hợp K mở và K đóng. A R1 N R3 B R2 K Bài 2: Khi mắc song song ba điện trở R 1 = 10, R2 và R3 = 16 vào hiệu điện thế U không đổi ta thu được bảng số liệu còn thiếu. Hãy hoàn thành bảng số liệu đó. R1 = 10 I1 = 2A U1 = ? R2 = ? I2 = 1,6A U2 = ? R3 = 16 I3 = ? U3 = ? Đáp án: Bài 1: a, Trường hợp K mở ta có mạch điện như hình a. A R3 N R1 B 13 Hình a RAB = R1 + R3 = 20 + 8 = 28  I AB = U 12 = A  R AB 28 U AN = I AB . R 3 = 12 . 8 = 3,34V 28 * K đóng ta có mạch điện như hình b. A R1 N R3 B R2 Hình b R AB = R 3 + R 1R 2 = 12 ; R1 + R 2 I AB = U 12 = = 1 A  R AB 12 Mà IAN = IAB = 1A => UAN = IAN.R3 = 1.8 = 8V b. * K mở: Khi mắc ampe kế vào hai điểm AN thì dòng điện không chạy qua R 3. U 12 Vậy trong mạch (hình a) chỉ có điện trở R1, ta có: IA = I = R = 20 = 0,6  A  1 R .R 20.5 U 12 1 2 * K đóng: ta có: R AB = R + R = 20 + 5 = 4Ω ; IA = I = R = 4 = 3  A  1 2 AB Bài 2: R1 = 10 I1 = 2A U1 = 20V R2 = 12.5 I2 = 1,6A U2 = 20V R3 = 16 I1 = 1.25A U3 = 20V Kết quả thu được như sau: Số Lớp bài kiểm tra Giỏi SL Khá % SL Trung bình % SL % Yếu SL Kém % SL % 14 93 32 8 25,0 9 28,1 13 40,6 2 6,3 0 0 94 33 2 6,3 6 18,2 14 42,4 8 24,2 3 9,1 Qua kết quả trên tôi nhận thấy rằng việc hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện trong dạy học chương I vật lí 9 đã làm cho chất lượng học tập của học sinh ở lớp 9 3 được nâng lên một cách rõ rệt, học sinh đã nắm vững các dạng bài tập, biết cách suy luận lôgic, tự tin vào bản thân khi đứng trước một bài tập hay một hiện tượng vật lý, có cách suy nghĩ để giải thích một cách đúng đắn nhất. Từ kết quả nghiên cứu trên tôi đã rút ra những bài học kinh nghiệm sau: - Việc phân loại các dạng bài tập và hướng dẫn học sinh làm tốt các dạng bài tập đã giúp cho giáo viên nắm vững mục tiêu, chương trình từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy môn vật lý. - Giúp giáo viên không ngừng tìm tòi, sáng tạo những phương pháp phân loại và giải bài tập phù hợp với đối tượng học sinh, từ đó nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của người giáo viên. II. Những kiến nghị và đề xuất: Đề tài mới chỉ dừng lại ở một số bài toán nhất định. Tuy nhiên mỗi dạng bài đều có phương pháp giải cụ thể. Hệ thống bài tập trong chương trình Vật lý là rất lớn, thời gian cho các tiết bài tập là rất ít nên khả năng tích lũy kiến thức của học sinh là rất khó khăn.. Nhà trường và cấp trên nên tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất cho giáo viên có một số giờ để giáo viên và học sinh có thể trao đổi, giải quyết những bài tập khó. Việc dạy học môn vật lý trong trường phổ thông là rất quan trọng, giúp các em biết cách tư duy lôgic, biết phân tích tổng hợp các hiện tượng trong cuộc sống. Vì vậy giáo viên giảng dạy môn vật lý cần không ngừng học hỏi, sáng tạo để tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất với từng đối tượng học sinh. Đối với bản thân tôi kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa nhiều nên trong đề tài này có khiếm khuyết gì mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý giúp đỡ để tôi có thể tiếp tục phát triển rộng đề tài vào những năm tiếp theo. 15 Bằng những kinh nghiệm rút ra sau nhiều năm giảng dạy ở trường phổ thông, nhất là các bài học rút ra sau nhiều năm dự giờ thăm lớp của các đồng chí cùng trường cũng như dự giờ các đồng chí ở trường bạn. Cùng với sự giúp đỡ tận tình của ban giám hiệu nhà trường, của tổ chuyên môn. Tôi đã hoàn thành đề tài: “Hướng dẫn học sinh phân tích tìm lời giải cho bài tập về mạch điện cho học sinh lớp 9” Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí trong ban giám hiệu nhà trường, cảm ơn các đồng chí trong tổ chuyên môn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này. Tôi rất mong được sự chỉ bảo của các đồng chí chuyên môn phòng giáo dục và Đào tạo, ý kiến đống góp của các đồng nghiệp để vốn kinh nghiệm giảng dạy của tôi được phong phú hơn. Kiến nghị: - Đề nghị hội phụ huynh cần quan tâm hơn đến việc học tập của con em mình. - Nhà trường cần tạo mọi điều kiện thời gian giúp cho giáo viên có thời gian bổ trợ thêm kiến thức. Tôi xin chân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. 16 .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. .................................................................................................................................................................................................................................. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng