Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Sinh học Skkn giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa...

Tài liệu Skkn giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa

.PDF
21
1852
129

Mô tả:

Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa MỤC LỤC I. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 2 II. Tổ chức thực hiện đề tài............................................................................. 3 A. Cơ sở lý luận ............................................................................................. 3 B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài .............................. 5 1. Nội dung thực hiện đề tài. .......................................................................... 5 2. Hình thức tổ chức đề tài ............................................................................. 13 III. Hiệu quả của đề tài ................................................................................... 13 IV. Đề xuất, khuyến nghị khả năng áp dụng ................................................... 15 V. Tài liệu tham khảo. .................................................................................... 17 VI. Phụ lục ..................................................................................................... 18 1 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa GIÁO DỤC SỨC KHỎE SINH SẢN CHO HỌC SINH QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Trong những năm gầy đây, Bộ giáo dục đã đưa vào một số nội dung như: giáo dục kỹ năng sống, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục về sức khỏe sinh sản.... để lồng ghép vào một số môn học như: môn ngữ văn, môn địa lý, môn sinh học... Điều này là cần thiết đối với học sinh, giúp các em trang bị đủ kiến thức, kỹ năng để tự tin bước vào cuộc đời. Song theo tôi, việc tích hợp các kiến thức này vào môn học là chưa đủ, đặc biệt là kiến thức về sức khỏe sinh sản vì: - Với các mảng ghép một cách lộn xộn về sức khỏe sinh sản mà các em lĩnh hội được từ nhiều môn học, thì rất khó để các em có thể ghép lại thành một “Bức tranh hoàn chỉnh”. - Khi tiến hành tích hợp vào mộn học thì nội dung cần tích hợp là không nhiều, dẫn đến các em có thể thiếu kiến thức về vấn đề này hoặc lĩnh hội không đầy đủ. Và việc các em thiếu kiến thức về sức khỏe sinh sản là một trong những lý do có thể dẫn đến việc mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên. - Ở một số giáo viên do còn e ngại khi nói về vấn đề giới tính nên thường bỏ qua, không tích hợp nội dung này như yêu cầu, hoặc nếu có tích hợp thì thường nói vòng vo không rõ ràng. Điều này có ảnh hưởng không tốt đến các em. Các em sẽ có kiến thức về sinh sản một cách mù mờ. - Ở nhiều trường THPT, khi tích hợp về sức khỏe sinh sản thường chỉ hướng các em về việc "chọn lựa" (pro-choice) hơn là chủ trương tôn trọng sự sống con người (pro-life). Nghĩa là: các trường thường chú trọng giáo dục cho các em về các biện pháp ngừa thai, lựa chọn biện pháp ngừa thai phù hợp thay vì giáo dục cho các em hình thành quan niệm đạo đức, giáo dục cho các em về giá trị con người, giá trị của sự sống. Chính vì vậy, việc tổ chức các buổi ngoại khóa về nội dung giáo dục giới tính, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên ở các trường THPT là cần thiết. Nó giúp các em củng cố và mở rộng những hiểu biết về các vấn đề của sức khỏe sinh sản, đồng thời tạo thời cơ thuận lợi để bồi dưỡng thái độ đúng đắn, rèn luyện các kĩ năng sống tích cực. Một thăm dò nho nhỏ ở các em đang theo học tại trường PT Dân Tộc Nội Trú và trường PTTH Trần Quốc Tuấn cho thấy có đến 93% các em đều mong muốn có buổi ngoại khóa về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. Và một lý do nữa thôi thúc tôi chọn thực hiện chuyên đề này là: 2 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa Theo báo cáo điều tra của Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, chỉ có 13-17% thanh niên có câu trả lời đúng về thời điểm dễ thụ thai trong một chu kỳ kinh nguyệt, khoảng 1/4 số thanh niên được hỏi không chắc chắn về các biện pháp phòng chống lây nhiễm HIV khác nhau. Một nghiên cứu khác cho thấy chỉ có 20,7% thanh niên sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Và cũng theo báo cáo của Tổng cục Dân số, Bộ Y tế cho thấy nữ giới tuổi vị thành niên chiếm hơn 20% các trường hợp nạo phá thai ở Việt Nam, một trong những nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, kiến thức của vị thành niên về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn hạn chế và không có sự cải thiện đáng kể giữa hai cuộc điều tra.(Báo mạng xã hội) Theo thống kê mới nhất của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam: Trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300.000 ca nạo hút thai ở độ tuổi 15 -19, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Với con số kỷ lục này, Việt Nam trở thành nước có tỷ lệ nạo phá thai ở tuổi vị thành niên cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới.( http://www.thaythuocvietnam.vn) Với những lý do trên, qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy việc trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các em một cách toàn vẹn thông qua hoạt động ngoại khóa là cần thiết. Vì vậy, tôi xây dựng chuyên đề “Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa”. II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI A. Cơ sở lý luận: Giã từ tuổi thiếu nhi vô tư để bước vào tuổi vị thành niên, đó là lúc cơ thể bắt đầu có những xung năng sinh lý do ảnh hưởng của các hoóc môn sinh dục (tín hiệu từ bên trong) cũng như những tác động từ bên ngoài như phim ảnh, âm nhạc, sách báo, giáo dục gia đình (tín hiệu từ bên ngoài). Hai tín hiệu đó đã tạo nên bản năng tính dục cho các em. Vì vậy, các em trai, em gái tuổi vị thành niên đều có thể có những biểu hiện của sự bừng tỉnh giới tính rất đặc trưng. Lúc này các em sẽ tự khám phá về những thay đổi sinh lý của bản thân cũng như có những thắc mắc, quan tâm, tìm hiểu về người khác phái. Để các em hiểu những vấn đề sinh lý của chính bản thân mình rõ hơn nhằm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt hơn thì về phía gia đình cũng như nhà trường cần hỗ trợ các em về nội dung kiến thức này thay vì các em tự mày mò, tự tìm hiểu. Trong thực tế, rất nhiều gia đình đã không đề cầp đến nội dung này cho con hoặc nếu có thì cũng trì hoãn để cho con qua tuổi học sinh (khoảng 17 đến 18 tuổi) 3 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa rồi mới giáo dục vì họ cho rằng nếu giáo dục trước độ tuổi này là quá sớm sẽ ảnh hưởng đến việc học hoặc là “Vẽ đường cho hươu chạy”. Về phía nhà trường, như đã nói lúc đầu ở các trường THPT nếu chỉ tích hợp nội dung này vào bài học ở trên lớp thì kiến thức về sức khỏe sinh sản học sinh thu nhận được rất ít và rất mù mờ. Chính vì vậy chúng ta cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa về giới, về tình dục an toàn, về bảo vệ sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên...Thiết nghĩ, việc giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa sẽ giúp các em có được kiến thức về vấn đế này tương đối đầy đủ, giúp các em hiểu rõ hơn về vấn đế này. Nó không phải là “Vẽ đường cho hươu chạy” mà nó như một liều văcxin, giúp các em có thể ngừa được những hậu quả ngoài ý muốn có thể xảy ra. Hoạt động ngoại khóa là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lí thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động. Hơn nữa, việc tổ chức ngoại khóa tạo thêm một sân chơi bổ ích cho các em. Trong buổi ngoại khóa, các em vừa học vừa chơi nhằm tạo bầu không khí sôi nổi, đem lại niềm vui, sự hứng thú trong quá trình học. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khóa không gò bó về mặt thời gian do vậy giáo viên có thể tổ chức các trò chơi thi đấu giữa các đội hoặc giao nhiệm vụ cho học sinh hoàn thành. Lúc này, hoc sinh sẽ chủ động tìm tòi, tích cực khám phá kiến thức từ đó các em sẽ bớt e dè hơn khi đề cập đến vấn đề này. Để tổ chức ngoại khóa về đề tài sức khỏe sinh sản thành công cần có một số nguyên tắc sau: Tự giác: Giáo viên phải nhận thấy được công việc mình làm là đúng, là cần thiết với các em. Lúc đó, giáo viên sẽ thực hiện công việc một cách tự giác. Và khi công việc được thực hiện một cách tự giác, tự nguyện thì người thực hiện sẽ làm hết khả năng mình có với tất cả sự say mê để trang bị cho các em những kiến thức bổ ích. Phù hợp: Với từng đối tượng, với từng lứa tuổi thì chúng ta cần có phương pháp cũng như nội dung giáo dục phù hợp. Thông tin đưa ra nên được lựa chọn và ngắn gọn nhưng rõ ràng. Hệ thống: Khi giáo dục, giáo viên cũng cần lưu ý, để các em dễ hiểu và tiếp thu nhanh thì cần phát triển nội dung kiến thức một cách tuần tự, logic. Cởi mở: Đây là một nội dung tương đối nhạy cảm đối với các em, nên các em thường rụt rè, bẻn lẽn khi đề cập đến. Do vậy, giáo viên cần tạo không khí buổi 4 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa học cởi mở, sôi nổi bằng cách thực hiện một số trò chơi khởi động để giúp học sinh tiếp cận nội dung dễ dàng hơn. Chân thực: Cần phải trả lời các câu hỏi của các em một cách đúng đắn, chân thực không vòng vo để tránh sự hiểu lầm ở các em. Tự tin: Cần tạo độ tin cậy vững chắc cho các em. Đây là nguyên tắc quan trọng vì khi có sự cảm thông, sự tin cậy lẫn nhau sẽ tạo được sự gần gũi. Và lúc này chúng ta mới thực sự thành công khi giáo dục kiến thức này cho các em. Trở ngại lớn trong quá trình giáo dục giới tính chính là ngôn ngữ. Để các em thấy hứng thú và hiểu được, thì ngôn ngữ sử dụng trong khi giáo dục giới tính cần phải quen thuộc và phù hợp với lứa tuổi của các em. Nếu sử dụng thuật ngữ chuyên môn thì giáo viên cần phải giải thích hoặc có hình ảnh minh họa. B. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài 1. Nội dung thực hiện đề tài. 1.1 Một số khái niệm về sức khỏe sinh sản vị thành niên. a. Sức khỏe sinh sản vị thành niên: * Sức khỏe sinh sản(SKSS): là tình trạng khỏe mạnh về thể chất, tinh thần và xã hội của tất cả những gì liên quan tới hoạt động và chức năng của bộ máy sinh sản chứ không phải chỉ là không có bệnh hay khuyết tật của bộ máy đó. * Trẻ vị thành niên: Là những người ở độ tuổi từ 10 đến 18 tuổi theo Pháp luật Việt Nam. Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp của sự tăng trưởng và phát triển từ cuối tuổi trẻ nhỏ đến bắt đầu trưởng thành. * Sức khỏe sinh sản vị thành niên: Là những nội dung về sức khỏe liên quan với lứa tuổi VTN của các em. Ở lứa tuổi này về thể chất, tinh thần và xã hội liên quan tới bộ máy sinh sản đã hoàn hảo. Tất cả những vấn đề này đều có ảnh hưởng sâu sắc và mạnh mẽ tới sự phát triển của cá thể trong giai đoạn tiếp theo. b. Kinh nguyệt: Là hiện tượng các mạch máu trong tử cung bị đứt làm niên mạc tử cung bong chóc, máu chảy từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo, báo hiệu mở đầu cho thời kì sinh sản ở nữ. c. Mộng tinh (còn gọi là “giấc mơ ướt” ): Là hiện tượng xuất tinh của nam giới lúc ngủ có kèm hoặc không kèm theo việc chiêm bao thấy kích thích tình dục hoặc quan hệ tình dục, báo hiệu mở đầu cho thời kì sinh sản ở nam. d. Thủ dâm: Là hình thức kích thích bằng tay vào cơ quan sinh dục, thường là vào điểm cực khoái, tạo cảm giác khoái cảm mà không cần giao hợp. 5 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa Thủ dâm nhiều lần dễ làm suy sụp sức khoẻ và tinh thần: Suy sinh dục, liệt dương, xuất tinh sớm, tinh trùng yếu, tiểu nhiều hoặc tiểu lỉ rỉ, tiểu đục, choáng váng, ù tai, thể chất suy sụp, mệt mỏi... Để bảo vệ sức khỏe sinh sản, cần hạn chế điều tiết thủ dâm ở mức thấp nhất. Chúng ta cần tránh coi phim ảnh truyện sex, cần tập trung vào các công việc học hành, tham gia sinh hoạt các nhóm bạn, vui chơi giải trí khác lành mạnh, hoặc luyện tập thao để giảm bớt năng lượng dư thừa giúp quên cơn hỏa dục. e. Quan hệ tình dục: Còn gọi là giao hợp hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong bộ phận sinh dục nữ/cái. Có hành vi tình dục thâm nhập và hành vi tình dục không thâm nhập. f. Tình dục an toàn (safe sex): Là hành vi tình dục được thực hiện bởi những người có sử dụng các biện pháp phòng tránh, để cho máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo của bạn tình không xâm nhập vào cơ thể. Tình dục an toàn là hình thức giúp bảo vệ chính bạn, phòng được AIDS, tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, lậu, mồng gà...và ngừa thai. g. Tránh thai (ngừa thai): là sử dụng những biện pháp khác nhau để ngăn chặn việc tinh trùng gặp trứng, giúp người phụ nữ không mang bầu sau khi quan hệ tình dục. h. Thụ thai và các dấu hiệu khi mang thai: * Thụ thai: là quá trình hợp nhất giữa một trứng của người mẹ với một tình trùng của người cha để tạo hợp tử. * Các dấu hiệu khi mang thai: Mất kinh, cảm thấy mệt mỏi, nôn mửa, đau ngực, đi tiểu thường xuyên. Khi có những dấu hiệu này, nghĩa là bạn đã mang thai vì thế tốt nhất là nên thực hiện một xét nghiệm nhanh chóng và đơn giản bằng que thử thai. 1.2 Những biến đổi sinh lý, tâm lý trong tuổi vị thành niên. a. Những biến đổi sinh lý Ở trẻ VTN nữ - Ngực phát triển, eo thon, hông nở Ở trẻ VTN nam - Cơ quan sinh dục phát triển. - Lông phát triển rõ rệt ở nhiều bộ - Lông (bộ phận sinh dục, nách, chân...), phận trên cơ thể: Bộ phận sinh dục, râu phát triển. - Xuất hiện hiện tượng “mộng tinh”, nách, chân, tay. “giấc mơ ướt”. Xuất hiện thủ dâm. - Phát triển chiều cao nhanh từ 10 – 15 6 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa tuổi. - Đạt được sự tối đa về chiều cao. - Có kinh nguyệt. Xuất hiện thủ dâm. - Giọng nói: Vỡ giọng - Mọc đủ răng vĩnh viễn. - Ngực, vai nở, cơ bắp phát triển. → Khi bạn gái có kinh nguyệt, điều → Khi có hiện tượng xuất tinh, nếu này có nghĩa bạn có thể có thai nếu quan hệ tình dục làm cho các bạn nữ quan hệ tình dục. có thể có thai. b. Những biến đổi tâm lý Các biến đổi tâm lý Giới tính Đầu vị thành niên (10-14 tuổi) Giữa vị thành niên Cuối vị thành niên (14-16 tuổi) (16-18 tuổi) - Nữ giới phát triển - Bận tâm về sự hấp - Bận tâm về các trước nam giới. dẫn giới tính. mối quan hệ - Chơi với các bạn - Thường xuyên thay nghiêm túc. cùng giới tính. đổi các quan hệ. - Bản sắc giới tính - E thẹn, bẽn lẽn và - Hướng đến các quan rõ ràng. khiêm tốn. hệ khác giới với sự sợ - Có đủ khả năng hãi, lo lắng. phát triển tình yêu. - Có tính phô trương. - Quan tâm nhiều đến - Nhạy cảm, dễ bị tổn thương và lo lắng với sự riêng tư. những người khác giới. - Thử nghiệm với cơ - Cảm nhận về tình yêu thể của mình. và sự đam mê. - Lo lắng liệu mình có bình thường không. Hứng thú - Hầu như quan tâm - Hứng thú mang tính đến hiện tại và tương trí tuệ. nghề lai gần. nghiệp - Một số năng lượng - Năng lực làm việc mang tính tính dục và tăng hơn. hung hăng, hướng đến các hứng thú nghề nghiệp và sáng tạo. Đạo đức và sự tự định hướng. - Bận tâm nhiều về tương lai. - Suy nghĩ về vai trò của mình trong cuộc sống. - Thử nghiệm các luật - Phát triển thần tượng - Có sự anh minh, lệ và giới hạn. và lựa chọn các mẫu hiểu biết sâu sắc. - Có đôi khi thử hút hình lý tưởng. - Nhấn mạnh đến thuốc, uống rượu, hoặc - Hiểu về lương tri. chân giá trị và tự các chất kích thích. - Tự đặt ra được mục trọng. - Có thể suy nghĩ trừu tiêu. - Đặt ra mục tiêu tượng. - Quan tâm đến lý lẽ và hiện thực hóa 7 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa đạo đức. mục tiêu. - Chấp nhận các thể chế, quy tắc xã hội và truyền thống văn hóa. - Tự điều chỉnh các ý niệm về giá trị bản thân 1.3. Một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục: Học sinh ở tuổi vị thành niên cần biết các căn bệnh lây truyền qua đường tình dục vì theo nghiên cứu của SAVY2 cho thấy tuổi quan hệ tình dục lần đầu trung bình của tuổi vị thành niên là 18 tuổi. Vì vậy việc giáo dục các bệnh lây truyền qua đường tình dục cần diễn ra trước độ tuổi này để có thể giúp các em phòng tránh cũng như có thể dễ dàng phát hiện những vấn đề bất thường xảy ra với bộ phận sinh dục của mình để kịp thời can thiệp. Có khoảng 20 loại bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Sau đây chỉ giới thiệu một số loại bệnh phổ biến, dễ lây nhiễm và có tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản. a. Bệnh giang mai: Đây là một trong những bệnh sinh dục khá nghiêm trọng. Dấu hiệu đặc trưng của nó là những mụn không gây đau đớn, xuất hiện ở dương vật và âm đạo. Nó cũng có thể xuất hiện ở các vị trí khác, thậm chí ở miệng. Khi mụn nổi lên là lúc bệnh nhân đã bị nhiễm giang mai 2-4 tuần rồi. Tất nhiên, khi phát hiện ra bệnh thì phải tới ngay bệnh viện. Nếu không chạy chữa kịp thời, 9-10 ngày sau, mụn có thể lặn đi, nhưng thật ra bệnh đã chuyển sang giai đoạn hai. Lúc này, người sẽ ngây ngấy sốt, mệt mỏi, đau xương, đặc biệt là ở sống lưng sẽ có thể xuất hiện những mụn nhỏ hoặc những chấm hồng như kiểu dị ứng. Trong tình huống này, tất nhiên phải cấp tốc tìm tới bác sĩ. Nếu không chạy chữa kịp thời, bệnh giang mai sẽ dẫn tới những biến chứng không lường hết. Nếu bệnh kéo dài 5-10 năm, bệnh nhân có thể bị liệt, rối loạn tâm thần, mù, điếc, thậm chí tử vong. b. Bệnh lậu: Vi khuẩn song cầu lậu chủ yếu nằm trong đường niệu đạo, cổ tử cung và hậu môn. Thông thường, đàn ông sau khi nhiễm khuẩn 5 ngày, phụ nữ sau 5-7 ngày bắt đầu thấy nhức khi tiểu tiện và nước giải có mùi thối. Ở phụ nữ, triệu chứng của bệnh này không biểu hiện rõ rệt lắm. Sau một thời gian nhất định, bệnh nhân có thể cảm thấy như hết bệnh. Thật ra bệnh đã chuyển sang giai đoạn kinh niên. Ở giai đoạn này, bệnh nhân nữ không cảm thấy đau, nhưng sẽ trở thành người truyền bệnh sang người khác khi giao hợp. Bệnh này không đe dọa tới tính mạng và không khó chữa. Nhưng nếu không chữa, bệnh sẽ lan dần sang các bộ phận sinh dục khác và dẫn tới vô sinh. 8 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa c. Virus papilloma( bệnh sùi mào gà): Đây là một loại virus thường gặp. Một số chủng papilloma gây mụn cơm ở tay, chân, một số chủng khác lây qua đường tình dục. Nhiều người nhiễm mà không có biểu hiện gì, nhưng cũng có nhiều người (cả nam và nữ) phát bệnh sùi mào gà. Khoảng 1-6 tháng sau khi nhiễm virus, ở cơ quan sinh dục xuất hiện các nốt sùi, nếu lớn thì trông như mào gà. Phụ nữ mang thai nếu có sùi trong âm đạo thì việc sinh nở có thể rất khó khăn vì các nốt sùi cản đường ra của bé, đồng thời bé có thể nhiễm virus của bạn. Điều đáng lo lắng là vẫn chưa có thứ thuốc nào giúp loại bỏ được thứ virus này, nên dù đã chữa rồi, sùi vẫn có thể mọc lên. Một số chủng papilloma có thể gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, dù cơ thể có biểu hiện sùi mào gà hay không. d. Bệnh nấm hoa: Bệnh này mới xuất hiện từ 10-14 năm gần đây, do loại nấm bao hoa (chlamydeous) gây ra. Bệnh này không có triệu chứng rõ rệt, không gây đau đớn. Nấm bao hoa gây viêm nhiễm các tổ chức sinh dục và bài tiết. Sự viêm nhiễm chỉ lộ ra sau 2 tuần tính từ khi giao hợp. Đàn ông mắc bệnh thường thấy đau ở bao tinh hoàn, sau đó có thể bị vô sinh. Còn phụ nữ sẽ bị hỏng buồng trứng và cũng vô sinh. e. Bệnh trùng roi: Đây cũng là một bệnh sinh dục. Bệnh này vốn không phải phát sinh từ đàn ông, song người đàn ông trở thành trung gian truyền bệnh cho phụ nữ. Năm ngày sau khi giao hợp, phụ nữ sẽ bị viêm âm đạo. Đàn ông nếu mang bệnh này lâu ngày sẽ bị viêm đường niệu đạo. Bệnh trùng roi rất khó chịu song dễ chữa. f. Bệnh AIDS: HIV/AIDS (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là bệnh đang thu hút sự quan tâm của toàn nhân loại, do virus HIV gây nên. Virus HIV hủy diệt nhóm bạch cầu T4, khiến hệ thống miễn dịch của cơ thể bị phá vỡ. Cơ thể không còn khả năng đề kháng và tự vệ trước mọi thứ bệnh khác và lúc này là cơ hội cho các loại bệnh này phát triển trong cơ thể người bệnh. Virus HIV cư trú trong các tổ chức lỏng của cơ thể chủ yếu là trong máu, tinh trùng, dịch âm đạo, có thể sống trong tuyến lệ và nước bọt. Trong không khí khô ráo hoặc khi chạm phải những vi khuẩn khác loại, virus này chết rất nhanh. Vì vậy, trong giao tiếp thông thường, người mang vi rút HIV không lây bệnh sang người khác. Nếu không tính tới việc tiêm chích ma túy trực tiếp vào máu thì con đường độc nhất để nhiễm bệnh là giao tiếp tình dục. Bệnh AIDS có triệu chứng rất khác nhau: nổi một vài hạch, sốt nhẹ, đau nhức tứ chi, và nói chung giống như bị cảm cúm. Sau một vài tháng, có thể xuất hiện những hội chứng như viêm họng liên tiếp, sốt, tiêu chảy. 1.4. Các biện pháp phòng tránh thai: Tránh thai đã có từ lâu đời trong xã hội, từ những biện pháp tránh thai đơn giản: uống thảo dược, sử dụng màng chắn âm đạo hay xuất tinh ngoài âm đạo... cho đến ngày ngay khi y học ngày càng tiến bộ thì các biện pháp trành thai cũng tiên tiến hơn. Sau đây là một số biện pháp tránh thai: 9 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa a. Sử dụng bao cao su: + Dùng cho nam: là một loại bao mỏng bằng cao su nhân tạo, bao khít dương vật khi giao hợp để ngăn tinh dịch vào âm đạo. Bao cao su không sử dụng nội tiết tố và ít gây hại đến sức khỏe. Phương pháp sử dụng: Mang bao cao su trước khi dương vật tiếp xúc với âm đạo. Bao cao su cần được lấy ra sau khi xuất tinh lúc dương vật còn cương cứng. Không mang bao cao su quá chặt ở cuối, và để lại 1,5 cm ở đầu bao dự phòng cho việc xuất tinh. Không đeo bao cao su quá rộng so với kích cỡ dương vật. Ưu điểm: là biện pháp giúp ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách hiệu quả nhất. Đạt 98% hiệu quả tránh thai. Nhược điểm: Có thể gây kích ứng âm đạo. + Dùng cho nữ: Bên trong bao có một vòng nhỏ di động, giúp bạn nữ dễ cho bao vào âm đạo. Vòng lớn hơn ở bên ngoài giữ không cho bao tuột cả vào trong âm đạo, đồng thời che phủ âm hộ và trùm kín dương vật đến tận gốc khi giao hợp. Trước khi giao hợp cho bao vào sâu trong âm đạo. Mặc dù bao cao su của nữ chưa được phổ biến rộng rãi nhưng trong tương lai nó sẽ dễ dàng được tiếp cận hơn. Cũng như bao cao su nam giới, bao cao su nữ giới chỉ sử dụng một lần. Ưu điểm: là biện pháp giúp ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục một cách hiệu quả nhất. Đạt 95% hiệu quả tránh thai. Nhược điểm: Có thể gây kích ứng âm đạo. b. Viên uống tránh thai: dành cho nữ, nó ngăn ngừa trứng rụng vào buồng tử cung. Với thành phần là các hoóc môn oestrogen và progesteron giúp ngăn việc rụng trứng, có thể đạt hiệu quả tới 99%. Bao gồm viên uống hàng ngày và viên tránh thai khẩn cấp. c. Cấy que tránh thai Implanon dưới da: Que tránh thai phát huy tác dụng sau 48 giờ cấy vào da và có khả năng ngừa thai trong vòng 3 năm. Có hiệu quả cao hơn 99%. d. Tiêm thuốc tránh thai: Một mũi thuốc chỉ có tác dụng tránh thai trong vòng 3 tháng. Hiệu quả tránh thai của thuốc cao. Nhược điểm: Thuốc có thể gây rong kinh, thậm chí vô kinh. Biện pháp này không giúp phòng tránh các bệnh lây qua đường tình dục. 10 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa e. Đặt miếng dán tránh thai: Cách sử dụng: Dán miếng dán vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, dán miếng tiếp theo cách một tuần sau đó. Sau khi sử dụng liên tục 3 tuần, dừng ở tuần thứ 4. Nhược điểm: Có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh. f. Triệt sản: + Triệt sản nam là thắt và cắt một đoạn ống dẫn tinh (hai bên) làm cho tinh trùng không thể phóng vào âm đạo để thụ thai. Đây cũng là biện pháp tránh thai có hiệu quả ngừa thai rất cao khoảng 99,5%. Bạn kiêng giao hợp trong khoảng hai, ba ngày. Khi giao hợp trở lại cần dùng bao cao su trong 20 lần giao hợp hoặc trong 12 tuần. +Triệt sản nữ là thắt và cắt bỏ một đoạn ống dẫn trứng (2 bên) và như vậy làm cho trứng không đi vào tử cung và tinh trùng không thể gặp trứng để thể hợp được. Cần kiểm tra theo dõi 3 tháng sau khi thực hiện. Phải sử dụng một phương pháp ngừa thai khác cho đến khi kết quả kiểm tra cho thấy vòi trứng hoàn toàn bị tắt. Ưu điểm: Không phải sử dụng nội tiết tố. Là biện pháp tránh thai có hiệu quả ngừa thai cao nhất khoảng 99,7%. Nhược điểm: Không ngừa được các bệnh lân truyền qua đường tình dục. Không thể phục hồi khả năng sinh con, nên chỉ sử dụng với những người đã có con và không muốn có con nữa. g. Sử dụng vòng tránh thai (đặt vòng): Vòng tránh thai làm cho tinh trùng không thể đi vào lòng tử cung để gặp trứng bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung, ngăn không cho trứng làm tổ. Ưu điểm: là một biện pháp tránh thai khá phổ biến và tiện dụng, đặc biệt mang lại hiệu quả tránh thai tới 99%. Vòng thường được áp dụng cho những người đã có con. Nhược điểm: không ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Có thể gây rong kinh. h. Một số biện pháp ngừa thai tự nhiên Là biện pháp ngăn cản việc thụ tinh mà không cần dùng đến bất cứ một dụng cụ, thuốc men nào hay một thủ thuật ngừa thai nào. Nhược điểm: các biện pháp ngừa thai tự nhiên thường có hiệu quả ngừa thai thấp, tỉ lệ thất bại cao và không tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 11 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa * Tính ngày rụng trứng: Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để ước tình thời gian, hòan toàn có khả năng thụ thai cao để tránh giao hợp hoặc có thể sử dung một biện pháp hỗ trợ (bao cao su) trong thời kì này. Đối với người có chu kỳ kinh nguyệt từ 28-30 ngày thì ngày rụng trứng thường bắt đầu từ ngày thứ 12-16. Vì vậy, 1/3 cuối của chu kỳ kinh sẽ không thụ thai. Ưu điểm: không tốn kém, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhược điểm: Hiệu quả ngừa thai thấp. Chỉ áp dụng cho người có kinh nguyệt đều đặn. * Kiêng giao hợp âm đạo: Giao hợp âm đạo là hành động có dương vật ở trong âm đạo. sinh hoạt tình dục không giao hợp âm đạo chỉ có sự vuốt ve, âu yếm tạo khoái cảm tình dục, tránh không cho dương vật vào trong âm đạo. Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào cách thức thực hiện. * Xuất tinh ngoài âm đạo: Phương pháp này còn gọi là giao hợp gián đoạn, nghĩa là dương vật phải đưa ra khỏi âm đạo trước khi xuất tinh, việc phóng tinh sẽ được thực hiện ở bên ngoài âm đạo. * Thời kỳ cho con bú: Nếu thời gian sinh con chưa được 6 tháng, chưa có kinh trở lại và đang cho con bú hoàn toàn thì có thể ngừa thai. Hiệu quả ngừa thai kém. 1.5. Giáo dục về giá trị sống: a. Quan hệ tình dục và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Thông thường, khi quan hệ tình dục chỉ có biện pháp sử dụng bao cao su sẽ giúp phòng ngừa được các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, hiệu quả phòng tránh các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục của bao cao su không phải là tuyệt đối. Những khu vực không được bao cao su che tránh vẫn có thể lây nhiễm nhiều bệnh. Do vậy, chỉ thực nên thực hiện quan hệ tình dục sau hôn nhân và chung thủy một vợ, một chồng. b. Nạo thai và vô sinh: Nạo phá thai là một trong những hậu quả nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe sinh sản của người lớn nói chung và trẻ em nói riêng. Các trường hợp nạo phá thai không an toàn đã đưa đến nhiều tai biến, hậu quả xấu về sức khỏe sinh sản như vô sinh (do tắc dính buồng tử cung, vòi trứng), chửa ngoài dạ con, băng huyết, sót rau, thủng tử cung, nhiễm trùng... và có không ít trường hợp gây tử vong. Nghiên cứu khảo sát nguyên nhân gây vô sinh, thực hiện tại bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ năm 1999 trên 4739 người cho thấy vô sinh thứ phát chiếm 40%. Đa 12 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa số, nguyên nhân của vô sinh thứ phát đều bắt nguồn từ việc nạo phá thai. Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nạo hút thai, trong đó thường gặp là viêm nhiễm đường sinh dục, sót nhau, một phần thai, có thể là thủng tử cung dẫn đến vô sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy phụ nữ có tiền căn nạo phá thai trước đó sẽ có nguy cơ vô sinh thứ phát gấp 2,5 lần so với phụ nữ không có tiền căn nạo phá thai. Như vậy, để có một cuộc sống hạnh phúc trong tương lai. Để đảm bảo về sức khỏe sinh sản, chúng ta cần làm gì? 2. Hình thức tổ chức đề tài. - Tổ chức tư vấn cho nữ/nam học sinh, kết hợp xem một số đoạn video, clip - Tổ chức tư vấn cho cả nam và nữ học sinh: thuyết trình, kết hợp với một số trò chơi. III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI. 1. Kết quả trước và sau khi tổ chức chuyên đề ở trường PT Dân Tộc Nội Trú (đối tượng được tác động): Chỉ tiêu so sánh Trước khi tổ chức chuyên đề Sau khi tổ chức chuyên đề 125 125 Tổng phiếu thăm dò % phiếu đúng % phiếu sai % phiếu đúng % phiếu sai Về khoảng độ tuổi dậy thì của người Việt Nam 45,6% 54,4% 88,8% 11,7% Từ khoảng tuổi nào trở đi thì có thể xảy ra có thai khi quan hệ tình dục. 74,4% 25,6% 93,6% 6,4% Về khoảng thời gian dễ xảy ra thụ thai tính theo chu kỳ kinh của phụ nữ 16,8% 83,2% 94,4% 5,6% Khi nào quan hệ tình dục thì có thể có thai khi không có biện pháp ngừa thai 45,6% 54,4% 76% 24% 2. Kết quả lần 1 và lần 2 ở trường THPT Trần Quốc Tuấn (đối tượng không được tác động): Chỉ tiêu so sánh Tổng phiếu thăm dò Lần 1 Lần 2 90 90 13 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa % phiếu đúng % phiếu sai % phiếu đúng % phiếu sai Về khoảng độ tuổi dậy thì của người Việt Nam 45,6% 54,4% 51% 49% Từ khoảng tuổi nào trở đi thì có thể xảy ra có thai khi quan hệ tình dục. 74,4% 25,6% 85% 15% Về khoảng thời gian dễ xảy ra thụ thai tính theo chu kỳ kinh của phụ nữ 16,8% 83,2% 41,1% 58,9% Khi nào quan hệ tình dục thì có thể có thai khi không có biện pháp ngừa thai 45,6% 54,4% 43,3% 46,7% 3. Nhận xét về kết quả phiếu điều tra: So sánh kết quả phiếu điều tra ở hai nhóm đối tượng (được giáo dục và không được giáo dục giới tính) tôi nhận thấy: a. Với nhóm được tác động (học sinh trường PT Dân Tộc Nội Trú) * Trước khi tổ chức chuyên đề: Khoảng 2/3 các em chọn đúng khoảng từ độ tuổi dậy thì khi xảy ra quan hệ tình dục thì có thể thụ thai nhưng rất nhiều học sinh lại không trả lời đúng khoảng tuổi dậy thì trung bình của người Việt Nam. Khi liệt kê các biện pháp tránh thai đã biết: trong số các em lựa chọn biện pháp tránh thai dựa theo chu kỳ kinh của phụ nữ thì hầu hết các em đều không trả lời đúng câu khoảng thời gian dễ xảy ra thụ thai trong chu kỳ kinh là khoảng thời gian nào. Đa số các em chỉ biết hai biện pháp tránh thai là: uống thuốc tránh thai và sử dụng bao cao su. Có 3/125 học sinh đã có quan hệ tình dục. Các em gần như không định nghĩa được, cũng như không biết về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Học sinh còn ngại ngùng và khá dè dặt khi nói đến các vấn đề về giới, về sức khỏe sinh sản. Với ý nghĩ biết nhiều về kiến thức sinh sản là “hư” do vậy các em còn chưa mạnh dạn trong quá trình tìm hiểu hay tiếp thu các kiến thức này. 14 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa Sau khi tổ chức chuyên đề: Học sinh dần hiểu được, đây thực ra cũng là một phần kiến thức cần phải biết để giúp hình thành những kĩ năng sống cho chính mình, giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản của chính mình. Đa số học sinh đã xác định được khoảng tuổi dậy thì của người Việt Nam, cũng như xác định được khoảng thời gian không xảy ra thụ thai khi quan hệ tình dục mà không có biện pháp ngừa thai dựa theo chu kỳ kinh của phụ nữ. Do được phân công tìm hiểu trước và yêu cầu phải thuyết trình do vậy học sinh đã biết được nhiều biện pháp ngừa thai hơn, cũng như hiểu rõ cơ chế của mỗi biện pháp và sưu tầm thêm các biện pháp ngừa thai ngoài nội dung bài dạy. Khi được giáo dục về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, qua các kênh hình học sinh quan sát, ngoài việc học sinh biết thêm về kiến thức, thấy được hậu quả của các bệnh lây truyền qua đường tình dục từ đó các em ý thức rõ hơn là mình có nên quan hệ tình dục trước hôn nhân hay không. Điểm đặc biệt của chuyên đề này là giáo dục cho học sinh về giá trị sống, học sinh biết phải thực hiện như thế nào để khẳng định giá trị đạo đức của bản thân và biết tôn trọng quyền sống của một mầm sống. Qua một đoạn miêu tả về ca nạo phá thai của trang blooc cá nhân của một sinh viên y thực tập tại khoa phụ sản và một clip “cha me xin lỗi con” học sinh sẽ có cách nhìn nhận về quan hệ tình dục, về nạo phá thai đúng đắn hơn. Thiết nghĩ, qua các buổi giáo dục về giới, về sức khỏe sinh sản học sinh sẽ lựa chọn cho mình một giải pháp tốt để bảo vệ mình và người yêu thương. b. Với nhóm không được tác động (học sinh trường THPT Trần Quốc Tuấn): Kết quả của hai đợt thăm dò không mấy thay đổi, thậm chí có sự giảm số liệu ở đợt hai, điều này chứng tỏ kiến thức về sinh sản của các em còn rất hạn chế, do vậy có những đáp án các em ngẫu nhiên chọn đúng. Cũng như học sinh trường Nội Trú các em không xác định đúng độ tuổi dậy thì cũng như không biết khoảng thời gian dễ xảy ra thụ thai khi quan hệ tình dục dựa theo chu kỳ kinh của phụ nữ và đa số chỉ biết 2 biện pháp ngừa thai phổ biến là uống thuốc tránh thai và sử dụng bao cao su. Điều đáng lo ngại ở đây là có 20 trong tổng số 90 phiếu trả lời là đã có quan hệ tình dục. Vậy nên chăng chúng ta cần tổ chức các buổi ngoại khóa về vấn đế này để các em có thể phòng được các bệnh lay truyền qua đường tình dục, cũng như có thể giảm thiểu những trường hợp quan hệ tình dục trước hôn nhân. 15 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa IV. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Nạo phá thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và của mỗi gia đình. Do thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản nên các em thường có những hành vi chưa đúng để rồi có thể để lại những hậu quả không mong muốn làm ảnh hưởng đến thể chất, đến sức khỏe sinh sản cũng như tương lai của mình. Do vậy, để các em có thêm vốn hiểu biết về vấn đề này, để có được cơ hội lựa chọn biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chính mình, cho chính tương lai của mình, nên chăng mỗi trường chúng ta nên kết hợp giữa tích hợp với tổ chức ngoại khóa về vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên. Chúng ta cần trang bị cho các em những kiến thức, kĩ năng cơ bản về sinh sản nhưng bên cạch đó cần giáo dục các em về giá trị sống, quyền sống, giáo dục các em xây dựng những quan niệm sống, giáo dục các em sống có trách nhiệm, trở thành những ông bố, bà mẹ tốt trong tương lai. 16 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa V. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tư vấn tâm lý học đường (2012) - Nhóm tác giả: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc; TS. Đặng Hoàng Minh; ThS. Trần Thành Nam; ThS. Nguyễn Cao Minh. www thuocbietduoc.com.vn www ykhoa.net Cẩm nang ngừa thai.(2012) Tích hợp giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên trong trường THPT (2005) – tài liệu tập huấn cho giáo viên. 17 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa V. PHỤ LỤC “Tình dục là gì” - Nên hay không? Hãy giáo dục giới tính cho con càng sớm càng tốt Người ta hay đổ lỗi cho những giá trị xã hội thay đổi hay sự du nhập của lối sống hiện đại trước thực trạng nạo phá thai tăng, tuổi quan hệ tình dục giảm ở thanh thiếu niên, nhưng thực tế lại không hoàn toàn như vậy khi mà người ta cũng thường né tránh nói với giới trẻ về giới tính hay tình dục. Nếu hỏi 10 bạn trẻ độ tuổi 15-17 hiểu thế nào về giới tính thì hầu như đều trả lời rất ngô nghê. Vậy cứ nên giấu giếm giới trẻ, để họ tự tìm hiểu hay chúng ta cần phải thẳng thắn đối diện với thực tế: Hơn lúc nào hết, giới trẻ cần được hiểu biết về giới tính và tình dục? “Thử” trước hôn nhân Có lần trong đám cưới của người bạn ở Hưng Yên, tôi trò chuyện cùng mấy cậu thanh niên về chuyện tình dục trước hôn nhân. Họ bàn luận rất sôi nổi, nhưng tôi cứ nghĩ mãi về một cậu trong đám bạn trẻ đó, cậu tên là Thạch, quê ở Đông Hưng, Thái Bình. Thạch rất hồn nhiên: “Em nghĩ là yêu nhau thì rồi sẽ lấy nhau. Lấy nhau thì sẽ có con. Mà muốn có con được hay không thì phải… thử”. Tôi ngỡ ngàng nhìn cậu. Mới đầu tôi tưởng cậu nói đùa. Nhưng nhìn nét mặt, nghe giọng nói và nhất là tiếng cười vô tư của cậu thì tôi mới tin là cậu nghĩ như vậy thật. Tuổi quan hệ tình dục giảm, tỷ lệ nạo phá thai tăng Trên thế giới, hàng năm có khoảng 70.000 phụ nữ chết do nạo phá thai không an toàn. Trong số bệnh nhân phải vào viện do biến chứng nạo phá thai thì tuổi vị thành niên chiếm 60%. Tại Việt Nam, độ tuổi QHTD của thanh niên đang giảm xuống, còn đáng báo động là tình trạng nạo phá thai ở nữ thanh thiếu niên lại có chiều hướng gia tăng. Trong khoảng 1,2 - 1,4 triệu ca nạo phá thai hàng năm, có tới 120.000 trường hợp là trẻ vị thành niên. Tôi hỏi xem cậu đã “thử” lần nào chưa, cậu lại cười và nói rằng, với bạn gái thì chưa... Ngập ngừng một lát rồi Thạch thật thà: “Nhưng mà em đã thử rồi, phải bỏ tiền túi ra. Lúc đó em học lớp 12, một anh bạn dẫn em đi, bảo em “đi ủng” vào, thế là em đi. Em quan hệ 18 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa cho biết vì có ai nói với em đâu...” Tôi lại còn có một cô em họ, đúng hôm sinh nhật 21 tuổi của mình, cô hốt hoảng thì thầm với tôi: “Chị ơi, em với anh ấy quan hệ và em “không thấy” từ hai tháng nay rồi. Uống thuốc gì hả chị?” Tôi tròn mắt hỏi lại: “Uống thuốc gì là thế nào?” “Là để không có thai nữa. Em thấy bảo có cái thuốc gì mà uống sau khi quan hệ sẽ tránh thai được ấy...” Học đến lớp 12 rồi mà cậu thanh niên kia vẫn muốn “thử” để cho biết, để xem có con được hay không, nghĩa là chưa được ai nói về chuyện đó một cách đúng đắn và nghiêm túc. Còn cô em họ đã trưởng thành của tôi thì vẫn không hề biết tý gì về loại thuốc tránh thai khẩn cấp chỉ có tác dụng trong vòng nhiều nhất là 72 giờ. Có bao nhiêu bạn trẻ “không được biết” như vậy? Và theo những ông bố, bà mẹ, những người trực tiếp nuôi dạy con cái từ nhỏ thì đến khi nào nói với con “chuyện ấy” mới thích hợp? Khi nào con nên biết? Ông Đặng Huy, kỹ sư xây dựng quan niệm: “18 tuổi thì nên dạy. Và con gái thì mẹ dạy, còn bố sẽ nói chuyện với con trai. Cùng giới với nhau dễ chia sẻ những chuyện tế nhị”. Anh Nguyễn Văn Chiên ở Hải Dương, một ông bố trẻ có hai cô con gái cũng suy nghĩ như vậy: “Vợ và mẹ tôi phải có trách nhiệm ấy. Nhưng tôi bảo phải đợi đến lúc hai đứa được 17, 18 tuổi hãy nói, không thể sớm hơn được”. Hai đứa con nhà chị Bích Huyền ở Lê Phụng Hiểu, Hà Nội đều đang học phổ thông. Mỗi khi ở trường có buổi học về giới tính, chị đều viện các lý do khác nhau để đón con về: “Tôi thấy giảng trước lớp cho cả cháu nam và cháu nữ cùng nghe là không ổn, làm các cháu ngượng và xấu hổ. Đọc sách thì tốt hơn, tự nhiên hơn, có gì không hiểu thì hỏi cô giáo để cô trả lời riêng”… Và sự né tránh, muộn màng trong cách dạy con về giới tính của các ông bố, bà mẹ đã một phần dẫn đến những con số đáng ngại, những hậu quả khôn lường. Theo bác sĩ Nguyễn Duy ánh, Phó GĐ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thì: Những quan hệ tình dục trước hôn nhân thái quá, không biết phòng vệ, không được tư vấn tốt về SKSS thì sẽ dẫn tới mâu thuẫn không chỉ ở đêm động phòng mà còn gây nhiều bệnh đường sinh dục nhất là ở nữ giới. Đừng né tránh Điều này cũng được TS Giáo dục học Lưu Thu Thuỷ, PGĐ Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển chiến lược và chương trình GD thuộc Viện Chiến lược và chương trình GD khẳng định: “GDGT cho trẻ là cần thiết, nhưng nhiều vị phụ huynh cứ né tránh vì cho rằng nói đến giới tính là nói đến tình dục. Thực ra GDGT là rất rộng, rất nhiều khía cạnh. Và phải bắt đầu giáo dục từ khi trẻ còn rất nhỏ. Có điều, mỗi thời điểm, mỗi lứa tuổi lại phải đề 19 Giáo dục sức khỏe sinh sản cho học sinh qua hoạt động ngoại khóa cập đến những vấn đề khác nhau cho phù hợp”. Kiều Nga Việt báo (Theo_DanTri) PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN Câu 1: Bạn là nam hay nữ .............................................................Nam Nữ Câu 2: Bạn bao nhiêu tuổi? ........................................................... Câu 3: Bạn đã nghỉ học hay đang theo học tại trường............................... Câu 4: Theo bạn, tuổi dậy thì trung bình của người Việt Nam là khoảng bao nhiêu tuổi? + Nữ: Khoảng 13 – 15 tuổi Khoảng 15 – 17 tuổi Khoảng16 - 18 tuổi + Nam: Khoảng 13 – 15 tuổi Khoảng 15 – 17 tuổi Khoảng16 - 18 tuổi Câu 5: Khoảng từ độ tuổi nào trở đi, thì khi thực hiện quan hệ tình dục có thể dẫn đến có thai? A. Bất kể tuổi nào miễn xảy ra quan hệ tình dục. B. Từ độ tuổi dậy thì trở. C. Từ độ tuổi trưởng thành trở đi. D. Không biết. Câu 6: Theo bạn, nếu không có biện pháp ngừa thai thì câu nào sau đây là đúng? A. Có thai ngay lần đầu quan hệ tình dục. B. Có thai ở quan hệ tình dục lần thứ 2 hoặc lần thứ 3 C. Cứ quan hệ là có thai. D. Quan hệ nhưng có thể không có thai. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan