Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Mầm non - Mẫu giáo Skkn giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại trường thcs – “mỗi thầy cô giáo l...

Tài liệu Skkn giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại trường thcs – “mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất một học sinh”.

.DOC
12
1
79

Mô tả:

1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại trường THCS – “Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất một học sinh”. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không có 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục(công tác quản lý) 4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu từ ngày 6/7/2020 5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 5.1. Tính mới của sáng kiến: Từ nhiều năm nay, đối tượng học sinh học tập yếu kém vẫn luôn tồn tại trong giáo dục, trong nhà trường chúng ta. Tuy nhiên về số lượng học sinh yếu kém nhiều hay ít, mức độ tiến bộ của học sinh yếu kém nhanh hay chậm trong quá trình được giáo dục và rèn luyện mới là điều đáng quan tâm của nhà trường. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém thì rất nhiều: có em do khả năng hạn chế của bản thân, có em do sự lười học lâu ngày mà thành hổng kiến thức, do chưa có động cơ học tập, chưa hiểu sâu, hay nắm kiến thức chưa chắc chắn, thiếu tự tin, … và còn rất nhiều nguyên nhân khác. Vậy “làm như thế nào” để học sinh vừa lấy lại được kiến thức cơ bản ở lớp dưới, vừa hình thành những kỹ năng cao hơn và đem lại sự tự tin cho các em trong học tập, thực sự là một nỗi niềm trăn trở của người giáo viên nói chung và của những người làm công tác quản lý như chúng tôi khi đang trong cương vị lãnh đạo quản lí nhà trường. Để nâng cao chất lượng giáo dục trước hết là phải giảm được số lượng học sinh yếu kém. Từ những suy nghĩ trăn trở đó chúng tôi mạnh dạn thực hiện giải pháp “Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất 01 học sinh”. Đó là bằng sự nhiệt tình tâm huyết yêu nghề, mến trẻ, mỗi giáo viên sẽ giúp đỡ ít nhất 01 học sinh tiến bộ trong học tập. Từ những việc làm tưởng chừng như đơn giản có thể làm thay đổi được cả một tương lai của ít nhất 01 con người. Chất lượng giáo dục của nhà trường cũng dần được nâng lên. 5.2. Nội dung sáng kiến: 5.2.1.Thực trạng Trường THCS An Lộc B là trường tại trung tâm thị xã Bình Long, căn cứ vào đề án xây dựng trường chất lượng cao thì HS lớp 6 được xét tuyển vào trường THCS An Lộc B là những đối tượng không đủ điều kiện vào trường chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là số lượng học sinh yếu kém luôn là vấn đề được ban giám hiệu và thầy cô trường THCS An Lộc B quan tâm. Kết quả cuối năm học 2019 - 2020 Tổng Khối 6 7 8 9 Tổng số HS 333 284 220 210 1047 Giỏi SL TL 46 13.8 42 14.8 25 11.4 30 14.3 143 25.24 HỌC LỰC Khá TB SL TL SL TL 139 41.7 140 42.0 101 35.6 116 40.8 94 42.7 98 44.5 84 40.0 96 45.7 418 35.14 450 34.90 Yếu SL TL 8 2.4 23 8.1 3 1.4 0 0.0 34 4.72 Kém SL TL 0 0.0 2 0.7 0 0.0 0 0.0 2 0,19 Tỷ lệ học sinh yếu kém là 4,91% Vậy làm thế nào để chất lượng học tập được nâng lên trong những năm học tiếp theo? 5.2.2. Giải pháp . 1.Tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản dẫn đến học sinh học yếu kém . . Về phía giáo viên: - Mỗi giáo viên có cách giảng khác nhau có thể hợp với học sinh này nhưng không phù hợp với học sinh khác. - Còn một số giáo viên chưa nắm chắc yêu cầu kiến thức của từng bài dạy. Việc dạy học còn dàn trải, nâng cao kiến thức một cách tùy tiện. - Một số giáo viên chưa chú ý đúng mức đến đối tượng học sinh yếu, kém. Chưa theo dõi sát sao và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút của học sinh. - Nhiều giáo viên không chú trọng việc chỉ cho học sinh cách trình bày nên nhiều học sinh mặc dù nghĩ được nhưng không biết cách trình bày ý của mình. - Ngoài ra, một số giáo viên chưa thật sự chịu khó, tâm huyết với nghề, không gây hứng thú cho học sinh, thiếu nghệ thuật cảm hóa học sinh yếu, kém, dần dần các em cam chịu chấp nhận sự yếu kém của chính mình mà không có ý chí vươn lên. . Về phía học sinh: Trẻ học giỏi hay yếu kém thì quyết định nhiều nhất là ở chính bản thân của mỗi em. 2 Tạm quên đi vấn đề về tố chất thì điều đầu tiên quyết định được sức học của trẻ là sự chăm chỉ hay lười biếng của học sinh. Đại đa số học sinh học yếu kém là vì nguyên nhân này. Các em học sinh yếu kếm thường là những học sinh lười, cá biệt, không chú ý tới việc học, không chịu học bài và làm bài. Như vậy lười học chính là nguyên nhân đầu tiên và nguy hiểm nhất dẫn đến việc trẻ học kém. Học sinh không có thời gian cho việc tự học cũng là một nguyên nhân dẫn tới việc học sinh học kém. So với nguyên nhân lười học thì nguyên nhân này chỉ chiếm một lượng học sinh rất nhỏ. Những học sinh không có thời gian cho việc học thường thường tập trung ở nông thôn và các vùng núi do nhà không có điều kiện kinh tế nên các em phải phụ giúp gia đình làm việc nhà hay đi làm kiếm tiền. Nếu ở khu vực trung tâm học sinh chỉ cần ngồi vào bàn học và học cho tốt thì ở vùng quê và miền núi học sinh ngoài việc học còn phải làm việc nhà và đi làm thêm. Học sinh học yếu kém còn do bị bị hổng kiến thức từ những lớp nhỏ. Học tập là quá trình học sinh tự tích lũy và nâng cao kiến thức. Kiến thức được sắp xếp từ đơn giản tới phức tạp nên nếu bị hổng hay bị mất gốc thì việc học tập sau này trở nên rất khó khăn học sinh khi bị hổng kiến thức, học kém thì thường có tâm lý lo lắng và sợ học nhưng không tìm được cách khắc phục yếu điểm của mình. Ngoài những nguyên nhân trên thì còn có một lý do nữa là do học sinh chưa tìm ra được phương pháp học hiệu quả và thích hợp với bản thân mình. Có những học sinh rất chăm chỉ, rất đầu tư thời gian cũng như kiến thức nhưng hiệu quả thu lại không được như mong đợi, thậm chí còn không được gì. Những học sinh trong trường hợp này thường thường là những học sinh học vẹt, học máy móc chỉ nắm được bề nổi chứ kiến thức thu nhận để hiểu kỹ để nắm sâu thì không có. Trường hợp này có khá nhiều học sinh đang gặp phải, phụ huynh thường nhầm lẫm là con đang học tốt và chăm chỉ nên không chú ý điều này khiến học sinh dần dần học yếu kém. Học sinh thường chưa tự ý thức hết được tầm quan trọng của việc học nên các em không hiểu được những hạn chế và nhược điểm của bản thân để tìm được những 3 phương pháp cũng như cách học hợp lý. Đây là những nguyên nhân dẫn tới tình trạng học sinh học yếu kém. . Về phía phụ huynh: - Thời nay, đa số phụ huynh đều bận rộn với rất nhiều công việc nên không có thời theo dõi, kèm cặp con học tập, những vấn đề khó khăn của con gặp phải trong quá trình học tập không có người chia sẻ cũng là một thiệt thòi với học sinh. - Thiếu kỹ năng sư phạm để truyền đạt ý của mình đến con, hoặc không đủ kiên nhẫn và bình tĩnh khi ngồi trao đổi, chỉ bảo, hướng dẫn con học tập… 2. Thống kê kết quả học sinh có học lực yếu kém và ghi rõ nguyên nhân và những môn học bị khống chế . Sau khi có kết quả cuối năm thống kê danh sách tổng hợp những học sinh có xếp loại học lực yếu kém theo từng khối lớp và phân loại từng mặt: Học sinh yếu do điểm TB các môn đủ trung bình trở lên nhưng bị khống chế ít nhất môn học chưa đủ 3,5 điểm. Học sinh yếu do điểm trung bình các môn đủ TB trở lên nhưng bị khống chế điểm trung bình cả 2 môn Văn, Toán chưa có môn nào trên 5,0. Học sinh yếu do điểm trung bình các môn chưa đủ 5,0 trở lên. Học sinh yếu do một số nguyên nhân khác … 3. Phát động phong trào “Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất 01 học sinh” Phân công giáo viên hỗ trợ giúp đỡ học sinh học tập theo các nguyên nhân đã tìm hiểu. Sau khi tìm hiểu nắm bắt nguyên nhân và những mặt còn hạn chế của từng học sinh. Chúng tôi tiến hành phân công giáo viên giúp đỡ học sinh theo từng đợt cụ thể như sau: Đợt 1 : Từ 1/7/2020 đến 30/9/2020. Sau khi thống kê số lượng học sinh yếu kém cuối năm, phân công giáo viên giúp đỡ từng em học sinh giúp các em ôn luyện và thi lại đạt kết quả. 4 Mỗi giáo viên được phân công giúp đỡ ít nhất 01 học sinh trong số 36 em có xếp loại học lực yếu kém. Đối với từng đối tượng học sinh có học lực yếu kém, yêu cầu giáo viên khi được phân công sẽ nắm bắt nguyên nhân, điểm hạn chế của học sinh và có kế hoạch, biện pháp giúp đỡ các em, làm thay đổi các em. TSHS Khối TSHS Học yếu kém GV được phân công giúp đỡ học sinh Phương, Xuân, Chuyên, Hạnh, Thu Hằng, Trịnh 6 333 8 Lan, Thuyên, Đại Phượng, Diễm Hằng , Hường, Hoa , Phan Toàn , Hồ Toàn , Ng Ngọc , Giang, Trần Dũng, Lê Hương, Quý B , Út , Quý A, Huyền Trang , Phong , Lê Thu , HươngB, Thơm , Bình, Yên , Vũ Ngọc, Tín , 7 25 Yến, Vương, Thiện, Vết 284 8 3 Tuấn, Hiếu, Châm 220 Đợt 2 : Từ 15/9/2020 đến 25/12/2020 . Sau khi có danh sách lớp năm học 2020-2021, phân công chuyên môn, phân công chủ nhiệm lớp. GVCN thống kê kết quả học tập của năm học 2019-2020 sau đó báo về BGH những đối tượng học sinh yếu kém bộ môn của năm học trước và hoàn cảnh gia đình cũng như nhu cầu cần giúp đỡ của học sinh . Đối với học sinh lớp 6 thì chưa có kết quả cụ thể thì chỉ điều tra nhu cầu kiến nghị của học sinh nếu cảm thấy khả năng học tập còn yếu bộ môn . Tất nhiên những em học sinh phải thi lại vẫn cần được hỗ trợ giúp đỡ các bộ môn học yếu năm học 2019-2020. Phân công giúp đỡ đợt 2 Kết quả học tập năm học STT 1 Họ và tên học sinh Nguyễn Mạnh Dũng Lớp 7a2 2019 - 2020 Điểm Học Hạnh TBM 4,4 lực Yếu kiểm Khá Họ tên GV giúp đỡ Huỳnh Văn Cảnh Ng Thị Tuyết Nhung Nguyễn Thị Hương 5 2 Võ Nhật Quang 7a3 4,7 Yếu Khá Nguyễn T Thanh Xuân Phan Thị Toàn Hoàng Thị Lan 3 4 5 6 7 8 Vũ Thị Diệu Linh Nguyễn Khánh Nam Cao Đức Thắng Phạm Minh Phương Nguyễn Thanh Thảo Lê Quang Trường 7a5 7a5 7a5 7a6 7a6 7a6 4,9 5,1 4,7 5,3 5,5 4,0 Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Khá Khá Nguyễn Văn Chuyên Nguyễn Thị Bích Thủy Ngô Thị Diễm Hằng Khá Hoàng Thị Lan Ngô Thị Diễm Hằng Khá Khá Hoàng Thị Lan Ngô Thị Diễm Hằng Trần Thị Hạnh Khá Nguyễn T Thanh Xuân Ng Thị Thu Hằng, Nguyễn T Thanh Xuân 9 10 Trần Gia Bảo Dương Anh Đại 8a1 8a1 4,7 5,8 Yếu Yếu Khá Huỳnh Văn Cảnh Nguyễn Thái Phong, Khá Hà Thu Trang Nguyễn Thái Phong 11 Phạm Hiệp 8a1 4,6 Yếu Khá Hà Thu Trang Nguyễn Thái Phong 12 13 Nguyễn Hạo Nam Phan Thái Nguyên 8a1 8a1 6,2 5,1 Yếu Yếu Khá Khá Hà Thu Trang Phạm T Ngọc Phượng Nguyễn Thái Phong Khá Hà Thu Trang Phạm T Ngọc Phượng Khá Nguyễn Thị Hoa Phạm T Ngọc Phượng Khá Khá Nguyễn Thị Hoa Nguyễn Thái Phong Nguyễn Thị Giang 14 15 16 17 Đặng Hà Phương Nguyễn Đức Tính Phan Quốc Hoàng Huỳnh Bảo Khang 8a1 8a1 8a2 8a2 5,9 5,2 5,9 5,1 Yếu Yếu Yếu Yếu Phạm Văn Yên 18 19 20 21 Hoàng Văn Thu Lê Hùng Lượng Nguyễn Trọng Trí Hoàng Thái Tú 8a2 7a4 8a4 8a4 5,6 4,7 4,9 5,2 Yếu Yếu Yếu Yếu Khá Nguyễn Thị Phương Nguyễn Thị Giang Khá Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn Thị Bích Thủy Khá Khá Phan Thị Toàn Nguyễn Văn Chuyên Nguyễn Thị Thu Hà 6 22 23 24 25 Nguyễn Tấn Huy Võ Trường Phúc Huỳnh Trần Long Vũ Trần Thị Ngọc 26 Nguyên Nguyễn Văn Tài 8a6 8a6 8a6 8a7 8a7 5,4 6,2 5,5 4,3 4,3 Yếu Yếu Yếu Yếu Yếu Khá Khá Khá Khá Phạm T Ngọc Phượng Nguyễn Thị Giang Hà Thu Trang Vũ Đức Trịnh Khá Lê Thị Thu Vũ ĐứcTrịnh Lê Thị Thu 27 28 Trần Anh Tường Tăng A Nghi 8a7 8a7 5,3 5,1 Yếu Yếu Khá Khá Nguyễn Thị Thu Hà Vũ Đức Trịnh Văn Thị Yến 29 Nguyễn Văn Tài 9a3 5,0 Yếu Khá Nguyễn Thị Ngọc Nguyễn ThànhMinh Khá Trần Huyền Châm Nguyễn ThànhMinh 30 Nguyễn Thanh Tân 9a3 6,0 Yếu Trần Huyền Châm Yêu cầu các giáo viên khi được phân công sẽ nắm bắt các thông tin về học sinh như: hoàn cảnh gia đình, kết quả học tập của những năm học trước, những nguyên nhân dẫn đến kết quả học lực yếu. Sau đó GV gặp trực tiếp học sinh, trao đổi và tìm hiểu tính cách, sở trường và tạo mối quan hệ thân thiện để các em có thể dễ dàng chia sẻ. Sau đó GV sẽ lên kế hoạch giúp đỡ các em, tạo niền tin để các em cố gắng phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, kết quả học sinh tiến bộ nhanh hay chậm cũng còn phụ thuộc vào sự cố gắng của học sinh, khả năng và sự nhiệt tình của giáo viên. 4. Các giải pháp giúp đỡ học sinh : a. Tạo động cơ, lòng tin, hứng thú say mê, yêu thích học tập cho học sinh. - Nắm vững tâm lí lứa tuổi của các em học sinh tạo động cơ quyết tâm phấn đấu vươn lên để tự khẳng định mình. “ Động cơ học tập không có sẵn, không thể áp đặt, phải hình thành dần dần trong quá trình học tập dưới sự tổ chức và điều khiển của thầy ”. - Để thực hiện được vấn đề này, điều quan trọng là giáo viên phải luôn gần gũi, là điểm tựa đáng tin cậy của các em học sinh. Để học sinh có thể thấy rằng muốn đạt 7 được mục tiêu trong học tập, phải có sự cố gắng quyết tâm của thầy và trò trong quá trình học tập. - Tạo hứng thú từ phong cách làm việc của thầy qua từng bài giảng, từ sự gần gũi, sự nhìn nhận của thầy trong sự cố gắng, nỗ lực của học sinh. Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong mỗi giờ học (yêu cầu nghiêm túc nhưng nhẹ nhàng , không căng thẳng ), đây chính là nghệ thuật sư phạm của người thầy nhờ sự nắm vững kiến thức khoa học của bộ môn, hiểu và nắm vững quy luật nhận thức, tâm lý học lứa tuổi, tâm lí sư phạm..., hiểu rõ và đồng cảm với đối tượng học sinh mà mình dạy. - Tạo hứng thú, yêu thích bộ môn từ việc lựa chọn bài tập có ý nghĩa , bài tập có yêu cầu phù hợp với đối tượng học sinh, sao cho đối tượng yếu kém nếu thực sự cố gắng cũng hoàn thành được. Bài tập được nâng dần theo chất lượng và mức độ yêu cầu. b. Thường xuyên gần gũi chăm lo, động viên học sinh, chỉ dẫn, kèm cặp học sinh trong quá trình thực hiện. Tránh sự nóng vội, buông trôi, phó mặc. c. Bù lấp kiến thức cơ bản cho học sinh yếu kém để các em kịp thời hòa nhập với lớp. d. Đổi mới phương pháp dạy học. - Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động học tập của học sinh. Việc đổi mới trên cơ sở bám sát nội dung sách giáo khoa, yêu cầu bộ môn về chuẩn kiến thức kĩ năng. - Đổi mới phương pháp dạy học, phải đổi mới từ khâu soạn giảng, quá trình lên lớp, đến kiểm tra đánh giá. Bài soạn thực sự là bản thiết kế để giáo viên thực hiện trong giờ dạy, kèm theo bản thiết kế là sự chuẩn bị chu đáo các điều kiện cần thiết cho giờ dạy. e. Dạy học sinh trong đó có tự học: Học ⇒Hỏi ⇒Hiểu ⇒Hành - Biết cách học từng phần, từng nội dung, từng bài. Biết cách ghi nhớ, ghi nhớ có chọn lọc, nhớ để hiểu và hiểu giúp ghi nhớ dễ hơn, sâu hơn lâu hơn. - Hiểu mấu chốt, vì vậy học sinh phải biết cách xây dựng câu hỏi để tự trả lời và nhờ người khác trả lời, luôn đặt ra câu hỏi “tại sao ?” để tự trả lời, trước một vấn đề 8 mới, vấn đề nghiên cứu, trước một lời giải hay cách giải quyết của bản thân và người khác. - Nâng cao năng lực khái quát, tổng hợp trong học và tự học, . - Cho học sinh làm việc. “Hiểu” để “Hành” và “Hành” để sáng tỏ kiến thức đã “Hiểu”. Học trước hết để hiểu, hiểu trên cơ sở đó mà hành. Hiểu là điểm tựa, hành để phát triển. f. Thường xuyên kiểm tra đánh giá học sinh. Trong kiểm tra đánh giá cần: - Ra đề theo hướng đòi hỏi người học phải hiểu bài, vận dụng kiến thức, hạn chế học vẹt, ghi nhớ máy móc nhưng phải phù hợp với đối tượng - Kiểm tra thường xuyên với nhiều dạng bài, nhiều hình thức khác nhau: Bài tập trắc nghiệm khách quan, tự luận, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, kiểm tra việc ghi chép, kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà…Đổi mới hình thức và nội dung kiểm tra theo tinh thần của Bộ GD & ĐT. - Kiểm tra đánh giá sự tiến bộ của từng học sinh, lấy sự chuyển biến của học sinh để động viên khích lệ học sinh nỗ nực phấn đấu vươn lên trong học tập. Quan trọng hơn là kiểm tra những sai xót, những lỗi mắc phải của học sinh để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sai xót và biện pháp khắc phục, bài học kinh nghiệm rút ra từ sai lầm đó. g. Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và giáo viên. 5. Sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm phong trào “ Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất 01 học sinh”. Trong quá trình giáo viên thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ học sinh, lãnh đạo nhà trường thường xuyên quan tâm, theo dõi, nắm bắt tình hình, sự chuyển biến của từng học sinh. Động viên, khích lệ giáo viên và học sinh thực hiện tốt; nhắc nhở, giúp đỡ những giáo viên và học sinh chưa thực hiện tốt để đạt được kết quả tốt. Sau mỗi giai đoạn tương ứng với các đợt thực hiện thống kê kết quả đạt được. Tổ chức sơ kết theo từng đợt, rút kinh nghiệm, tuyên dương khen thưởng những giáo viên, học sinh có kết quả tốt. Tiếp tục phân công giáo viên giúp đỡ học sinh trong đợt tiếp theo. 9 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng đại trà và giúp giảm thiểu số học sinh yếu kém trong các trường THCS. 6. Những thông tin cần được bảo mật : Không có 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Người quản lý phải hiểu rõ được khả năng của đội ngũ giáo viên, hiểu rõ đặc điểm, năng lực của học sinh(đặc biệt những điểm học sinh còn hạn chế) để phân công giáo viên giúp đỡ học sinh cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Giáo viên được phân công giúp đỡ học sinh tiến bộ phải thật sự tâm huyết, giúp đỡ học sinh bằng cả trái tim của người thầy khiến học sinh cảm nhận và tự cố gắng, phải có sự kiên trì, nhẫn nại với các em bởi vì để có được kết quả như mong muốn không thể ngày một, ngày hai mà cần phải có thời gian để các em tiến bộ. Bản thân học sinh phải cố gắng, kiên trì, quyết tâm và hợp tác với giáo viên. 8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả1: - Kết quả đạt được Đợt 1: Thống kê báo cáo sau thi lại Được lên TS TSHS Khối 6 7 8 TC TSHS Thi lại 333 284 220 837 Khối 6 7 8 8 23 3 34 TSHS 333 284 220 tham gia thi 8 23 3 34 lớp TSHS sau thi bỏ thi lại 0 8 0 19 0 2 0 29 Không Đươc lên Tỷ lệ lớp sau lên thi lại 0 4 1 5 lớp 100% 82.6% 66,7% 85,3% HS lên lớp HS lên lớp HS lưu thẳng 325 259 217 sau thi lại 333 278 219 ban 0 6 1 Ghi chú Tỷ lệ lên lớp 100% 97.9% 99,5% 1 10 9 TC 210 1047 210 1011 TN 100% 1040 0 7 100% 99,3% - Đợt 2: Kết quả học kỳ 1 của 34 học sinh được giúp đỡ: Thống kê cụ thể: Tổng số học sinh được giúp đỡ HKI 30 Kết luận : Số học sinh tiến bộ Số lượng Tỉ lệ % 25 83,3% Số học sinh chưa tiến bộ Số lượng Tỉ lệ % 5 Ghi chú 16,7% Sau khi triển khai và thực hiện chất lượng học sinh tiến bộ tăng lên rõ rệt. Cụ thể: sơ kết đợt 1 học sinh tiến bộ (lên lớp) đạt 85,3%, sơ kết đợt 2 tỉ lệ học sinh tiến bộ đạt 83,3% . Kết quả tuy chưa được như ý nhưng cũng phần nào nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường trong năm học 2020-2021 và là đà tiến bộ cho những năm học tiếp theo . Tuy nhiên trong quá trình áp dụng giải pháp cũng còn không ít khó khăn : Học sinh không hợp tác do không muốn phấn đấu . Năng lực của học sinh còn hạn chế dẫn đến việc tiếp thu kiến thức rất khó khăn. Chưa có sự quan tâm và phối hợp của phụ huynh học sinh . Qua việc thực hiện Giải pháp nâng cao chất lượng học tập tại trường THCS – “Mỗi thầy cô giáo làm thay đổi ít nhất một học sinh” cũng làm lan toả việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh. Đó cũng là mục tiêu chung vì sự nghiệp giáo dục trong nền giáo dục Việt Nam. Tất cả vì học sinh thân yêu ! Bài học kinh nghiệm : Thực tiễn trong thời gian áp dụng giải pháp trên chúng tôi đã rút ra một số bài học cơ bản. Một là: Mỗi giáo viên khi dược phân công hướng dẫn giúp đỡ học sinh phải tận tâm , nhiệt tình khi giảng dạy lại những kiến thức mà các em đã bị hổng . Luôn 11 luôn tạo mối quan hệ gần gũi để các em dễ tiếp xúc và chia sẻ những vấn đề mà mình còn khúc mắc . Hai là: Giáo viên phải tự nghiên cứu tài liệu liên quan đến môn học mà các em bị yếu , tự học và đa dạng hoá các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để lôi cuốn được học sinh vào quá trình học tập. Ba là: Cần quan tâm sâu sát đến từng đối tượng học sinh đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn , giúp đỡ ân cần, nhẹ nhàng tạo niềm tin, hứng thú cho các em học tập. Bốn là: Trong quá trình giúp đỡ học sinh giáo viên lắng nghe các em thể hiện trao đổi và luôn luôn khen ngợi khi các em tiến bộ , tạo niềm tin và động lực để các em cố gắng. Năm là: Giáo viên phải có sự phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh , tạo điều kiện động viên giúp đỡ các em tiến bộ. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan