Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Sáng kiến rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh tiểu học

.DOC
11
734
94

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……………………………………………….. 1. Tên sáng kiến: “Rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh tiểu học” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tin học tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết - Công nghệ thông tin là một trong những phương tiện quan trọng nhất của sự phát triển, nó đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục của thế giới hiện đại, trong đó có Việt Nam. Ngày nay, kiến thức, kỹ năng công nghệ thông tin là một trong những văn hóa thiết yếu mà học sinh cần được trang bị cho học tập và cho cuộc sống; - Đối với ngành giáo dục cũng vậy, việc đưa tin học vào giảng dạy cho học sinh ngay từ cấp tiểu học cũng nhằm mục đích tạo ra được những thế hệ công dân có đủ năng lực, khả năng để tiếp cận và phát huy hơn nữa những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại; - Tuy nhiên để học sinh cấp tiểu học nhận thức được vấn đề này thì mỗi người giáo viên chúng ta phải là người hướng dẫn, dìu dắt các em ngay từ những bước đầu chập chững bước vào thế giới của công nghệ thông tin và hơn ai hết đó chính là những giáo viên phụ trách giảng dạy môn Tin học tại các trường tiểu học. Chúng ta cần nhận thức rõ hơn vấn đề này để từ đó có những biện pháp để giúp đỡ các em; - Ngay từ khi các em làm quen với máy tính chúng ta phải rèn luyện cho các em kỹ năng và tư thế làm việc với máy tính một cách đúng đắn. Một trong 1 những kỹ năng cần rèn luyện trong giai đoạn này là kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón tay; * Ưu điểm - Từ năm học 2012 - 2013 môn Tin học được đưa vào giảng dạy ở trường, đã được sự quan tâm rất lớn của lãnh đạo nhà trường, các đoàn thể trong trường và cha mẹ của học sinh; - Nhà trường được trang bị một phòng tin học để phục vụ cho việc dạy và học môn Tin học; - Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học; - Vì là môn học trực quan, sinh động, khám phá những lĩnh vực mới nên học sinh rất hứng thú học, nhất là những giờ thực hành. * Nhược điểm - Theo khảo sát của tôi, trung bình mỗi lớp chỉ có 2-3 em có máy tính ở nhà nên đa số học sinh chỉ được tiếp xúc với máy tính ở trường, do đó sự tìm tòi và khám phá máy vi tính với các em còn rất hạn chế. Đối với học sinh khối 3, các em còn chưa nắm được hết vị trí các phím trên bàn phím dẫn đến thao tác thực hành nhất là việc rèn luyện kỹ năng gõ 10 ngón còn chậm chạp (thao tác chậm là 53%, chưa biết thao tác là 10%); - Khi giảng dạy bộ môn này cho học sinh, tôi nhận thấy phần lớn các em thường ngồi chưa đúng tư thế và có thói quen gõ văn bản chỉ bằng một hoặc hai ngón tay, mà khi gõ như thế thì mắt các em phải nhìn xuống bàn phím liên tục sẽ gây ra hiện tượng mỏi cổ và vùng vai gáy, các khớp ngón tay cũng rất mau mỏi, dẫn đến tốc độ gõ rất chậm. Từ đó, học sinh sẽ nhàm chán trong các giờ thực hành soạn thảo văn bản; 2 - Đây là môn học có nhiều nội dung mới lạ và những thuật ngữ khó hiểu đối với cấp tiểu học nên phần truyền đạt kiến thức cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn; 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh nhằm mục đích hình thành cho các em có thói quen làm việc đúng cách với máy tính, luyện tập kỹ năng gõ phím bằng mười ngón cho học sinh ngay từ bước đầu làm quen với máy tính. 3.2.2. Nội dung giải pháp 3.2.2.1. Điểm mới của giải pháp - Đề tài là sự nghiên cứu, tìm tòi và thử nghiệm các giải pháp giúp học sinh có nhận thức đúng đắn khi làm việc với máy tính, cũng như luyện gõ bàn phím một cách thành thạo bằng mười ngón đúng cách, khắc phục thói quen gõ bàn phím theo kiểu “mổ cò” của học sinh trước đây. Qua đó, giáo viên sẽ đúc kết được một số kinh nghiệm trong giảng dạy học sinh mang lại hiệu quả thiết thực nhất; - Các giải pháp được đề cập cụ thể, rõ ràng, dễ áp dụng vào thực tế giảng dạy; - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần thiết thực trong việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Tin học trong nhà trường. 3.2.2.2. Giải pháp đã thực hiện 3.2.2.2.1. Hướng dẫn học sinh làm quen với bàn phím máy tính - Học sinh bắt đầu làm quen với bàn phím thông qua sách giáo khoa Cùng học Tin học quyển 1 bài 3: Bàn phím máy tính. Trong bài học này, tôi cho học sinh học trực tiếp trên phòng máy. Các em được quan sát trực tiếp bàn phím và ghi nhớ tên các hàng phím trong khu vực chính của bàn phím: 3 và một số phím được gọi là phím điều khiển, phím đặc biệt. - Hướng dẫn các em phân biệt hàng phím cơ sở với các hàng phím khác ở chỗ: hàng phím cơ sở nằm ở vị trí trung tâm của bàn phím chứa hai phím có gai là phím F và phím J dùng để đặt hai ngón tay trỏ của tay trái và tay phải. Khi soạn thảo văn bản các ngón tay luôn luôn đặt lên tám phím xuất phát của hàng phím cơ sở (A, S, D, F, J, K, L, ;). 3.2.2.2.2. Học sinh hiểu được lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón và tư thế ngồi đúng a) Lợi ích của việc gõ bàn phím bằng mười ngón - Đó là tốc độ gõ nhanh hơn và gõ chính xác hơn, hình thành tác phong làm việc chuyên nghiệp với máy tính; - Kỹ năng gõ mười ngón sẽ giúp con người khi làm việc với máy tính “thoát ly” khỏi việc gõ, cho phép tập trung tư duy vào nội dung gõ, tránh phân tán làm ảnh hưởng đến chất lượng của văn bản. 4 b) Hướng dẫn tư thế ngồi cho học sinh - Ở phần này tôi đưa ra một số ví dụ về việc ngồi sai tư thế dẫn đến lồng ngực thu hẹp dần thành phẳng đều, các góc xương bả vai cách xa cột xương sống và bắt đầu nhô lên, lưng gù và bụng phình ra phía trước. Nếu không kịp thời điều chỉnh thì cột sống bị cong vẹo, xuất hiện đường uốn nghiêng làm lưng gù rõ rệt tạo nên hình dáng rất xấu; - Nêu và cho học sinh quan sát tư thế ngồi đúng và yêu cầu học sinh thực hiện ngay: thẳng lưng, đầu thẳng không ngửa ra sau cũng như không cúi về phía trước. Mắt nhìn thẳng vào màn hình, có thể nhìn chếch xuống nhưng không được hướng lên trên. Bàn phím ở vị trí trung tâm, hai tay để thả lỏng trên bàn phím. 5 3.2.2.2.3. Hướng dẫn học sinh luyện gõ mười ngón a) Hướng dẫn cách đặt tay và gõ phím - Trước hết hướng dẫn học sinh mở phần mềm soạn thảo văn bản Word để luyện tập gõ phím; - Nêu quy tắc đặt tay trên bàn phím và cách gõ phím: + Đặt các ngón tay lên tám phím xuất phát trên hàng phím cơ sở; + Nhìn thẳng vào màn hình và không nhìn xuống bàn phím; + Gõ phím nhẹ nhưng dứt khoát; + Mỗi ngón tay chỉ gõ một số phím nhất định; + Thu tay về vị trí ban đầu trên hàng phím cơ sở sau khi gõ xong các phím ở hàng phím khác. - Cho học sinh quan sát hình 57 và 58 trang 54/SGK - Cùng học Tin học quyển 1 để nhận biết các ngón tay sẽ phụ trách các phím sau đó gõ theo mẫu; - Sau khi học sinh luyện tập đầy đủ các phím ở tất cả các hàng phím yêu cầu học sinh thống kê theo mẫu sau để ghi nhớ các ngón tay sẽ phụ trách các phím trên bàn phím; Bàn tay trái Ngón trỏ CÁCH GÕ MƯỜI NGÓN Các phím cần gõ Bàn tay phải Số 4, R, F, V, số 5, Ngón trỏ Các phím cần gõ Số 6, Y, H, N, số 7, 6 Ngón giữa T, G, B. Số 3, E, D, C Ngón giữa Ngón áp út Số 2, W, S, X Ngón áp út Ngón út Số 1, Q, A, Z Ngón út Ngón cái Phím cách Ngón cái U, J, M. Số 8, I, K, dấu phẩy Số 9, O, L, dấu chấm Số 0, P, dấu chấm phẩy, dấu gạch chéo Phím cách - Cho học sinh quan sát lại bàn phím và phát hiện ra điểm đặc biệt giữa các phím cần gõ và các ngón tay từ đó học sinh dễ nhớ nhất. Điểm đó là: mỗi ngón tay sẽ phụ trách một đường chéo trên bàn phím. Riêng ngón tay trỏ thì phụ trách hai đường chéo của bàn phím; - Lưu ý đối với các phím chứa hai ký hiệu ta sẽ giữ phím Shift để gõ ký hiệu trên. Nếu phím đó thuộc về phía tay phải thì ngón út tay trái ta sẽ giữ phím Shift, tay phải gõ phím đó và ngược lại để cả hai tay đều làm việc, tránh tình trạng khi gõ những phím này học sinh chỉ dùng một tay để gõ. Ví dụ phím muốn gõ dấu (<) ta dùng ngón út tay trái giữ phím Shift ngón giữa tay phải gõ phím này. b) Hướng dẫn học sinh luyện gõ với phần mềm Mario - Phần mềm Mario được ưu tiên sử dụng cho chương trình tiểu học vì giao diện của chương trình này rất đẹp mắt, hiệu ứng hình ảnh và âm thanh rất sinh động phù hợp với lứa tuổi. Mặt khác, đối với học sinh lớp 4-5 thì phần mềm này các em cũng đã được làm quen từ năm học lớp 3, vì vậy các em sẽ tập trung vào luyện tập gõ mười ngón mà không bị bỡ ngỡ, không mất nhiều thời gian làm quen với phần mềm; - Khó khăn chung đối với việc sử dụng các phần mềm học tập ở chỗ nó đều do người nước ngoài viết, ngôn ngữ là tiếng Anh mà vốn tiếng Anh của các em là rất ít, vì vậy tôi chỉ giải nghĩa cho học sinh một số lệnh cần thiết có liên quan đến bài tập trong các bảng chọn (tuỳ vào từng khối và theo chương trình học) để các em có những lựa chọn đúng khi thực hiện thao tác; 7 - Từng bước hướng dẫn các em khởi động phần mềm, đăng ký người luyện tập ở lần đầu tiên chạy chương trình và cách nạp tên người luyện tập ở những lần sau đó để phần mềm theo dõi, đánh giá kết quả luyện gõ phím của em trong quá trình học tập. Tiếp đến là việc thiết đặt các lựa chọn để luyện tập, lựa chọn bài học và mức luyện gõ bàn phím, cách thoát khỏi phần mềm; - Một thực tế là học sinh tự hướng dẫn cho nhau rất nhanh nên tận dụng đặc điểm này, sau khi thao tác mẫu cho cả lớp cùng quan sát tôi đã phân nhóm học sinh sao cho trong nhóm các em có thể hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau; - Hướng dẫn học sinh cách theo dõi, quan sát, đánh giá kết quả lẫn nhau giữa các nhóm hoặc giữa các học sinh trong nhóm tạo không khí thi đua học tập, lớp học sôi nổi, có hiệu quả. Khuyến khích các em về nhà tự giác luyện tập các bài tập từ dễ đến khó trong phần mềm để chuẩn bị tốt cho việc học soạn thảo văn bản ở học kỳ II. c) Tổ chức thi đua giữa các nhóm trong giờ thực hành - Giáo viên tạo sự tranh đua giữa 2 máy tính ngồi gần nhau thông qua các bài thực hành luyện gõ, sau đó các nhóm nhận xét theo những tiêu chí mà giáo viên đề ra (ngồi đúng tư thế, đặt tay đúng, gõ đúng các phím bằng mười ngón,…). Như vậy, sẽ tạo được sự hào hứng học tập và sáng tạo trong quá trình thực hành cho học sinh. Bên cạnh đó, còn giúp cho học sinh có thói quen làm việc đúng đắn với máy tính và đúng theo yêu cầu của giáo viên; - Nếu không có tổ chức thi đua giữa các nhóm, dù giáo viên có nhắc nhở rất kỹ càng nhưng đa số học sinh sẽ chỉ thực hành đúng ngón tay khi giáo viên tới chỗ em đó. Sau đó, các em lại vẫn gõ bằng một hoặc hai ngón, có khi đặt tay không đúng trên hàng cơ sở. Nhưng nếu giáo viên đã tổ chức thi đua giữa các đội với nhau, do đặc điểm lứa tuổi của học sinh tiểu học thường rất hiếu thắng, 8 mặt khác lại sợ bị phạt nếu thua cuộc nên các em càng có động lực trong quá trình thực hành hơn; + Theo những quy định mà giáo viên đưa ra, mỗi nhóm 2 bạn sẽ phân công 1 bạn thực hành, bạn còn lại sẽ quan sát đội bạn có đặt tay và gõ đúng vị trí các ngón tay chưa. Nếu đội nào không thực hành đúng quy định sẽ bị xử thua cuộc, sau khi hết thời gian sẽ tổng kết kết quả cuộc thi lần thứ nhất; + Tiếp theo giáo viên sẽ cho thi lần 2, yêu cầu 2 bạn cùng nhóm sẽ hoán đổi vị trí để thực hành. Như vậy, toàn bộ học sinh trong lớp đều phải làm việc. Nhất là đối với các học sinh trung bình, các em cũng sẽ tập được thói quen thực hành đúng ngón tay. Ở lần thi thứ hai này sẽ có phần hấp dẫn hơn vì những đội thua trong lần thứ nhất sẽ có quyết tâm nhiều hơn để gỡ lại lần thua trước đó. Còn các đội thắng cuộc thi càng cố gắng hơn để không cho đội bạn có cơ hội gỡ hoà; + Kết quả cuộc thi sẽ rất công bằng vì học sinh tiểu học thường rất trung thực nếu như bạn mình làm không đúng với yêu cầu của giáo viên. Chính vì thế, các em sẽ thực hành đúng ngón tay dưới sự theo dõi sát sao của đội bạn. - Với cách tổ chức thi đua như vậy, giáo viên có thể yên tâm rằng các em sẽ có ý thức thực hành đúng theo yêu cầu của mình. Ngoài ra, thông qua các cuộc thi, sẽ giúp cho học sinh phát huy được tính tích cực trong việc tổ chức, phân công nhiệm vụ của các bạn trong nhóm cũng như tính sáng tạo của học sinh trong việc nghĩ ra các hình phạt chung cho các bạn thua cuộc; - Cuộc thi sẽ làm tăng sự hứng thú cho học sinh trong các giờ thực hành, tránh được sự nhàm chán phải gõ bằng mười ngón nhất là khi HS thực hành với phần mềm Word. 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp Sáng kiến kinh nghiệm “Rèn kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh tiểu học” có thể triển khai sâu rộng trong giáo viên dạy Tin học ở bậc tiểu học. 9 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp Giải pháp có thể phát huy tính tích cực của giáo viên và học sinh, tạo sự hứng thú trong quá trình dạy và học, có thói quen làm việc đúng tư thế với máy tính và nhất là việc rèn luyện cho các em kỹ năng gõ bàn phím bằng mười ngón đạt hiệu quả tốt nhất. Qua áp dụng giải pháp vào giảng dạy tin học khối 3, 4 và 5, so sánh với kết quả khảo sát trước khi áp dụng giải pháp đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực Tỷ lệ Mức độ thao tác hiện chuyên đề hiện chuyên đề tăng, giảm Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Thao tác nhanh, đúng 45/320 14% 85/320 26% Tăng: 12% Thao tác đúng 72/320 23% 120/320 38% Tăng: 15% Thao tác chậm 170/320 53% 118/320 36% Giảm: 17% Chưa biết thao tác 33/320 0/320 0% Giảm: 10% 10% Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học, đã giúp các em không những nắm chắc kiến thức mà còn thấy các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, có chất lượng thực sự trong các giờ thực hành luyện gõ phím bằng mười ngón. Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng vào rèn luyện kỹ năng gõ mười ngón cho học sinh. Bài viết này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong được sự góp ý kiến của chuyên môn và các đồng nghiệp để tôi giảng dạy ngày một tốt hơn. 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có …….., ngày tháng năm 2016 Người viết 10 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng