Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn...

Tài liệu Sáng kiến rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp bốn

.DOC
13
23
59

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp Bốn. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực chuyên môn. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Tập đọc là một phân môn trong môn Tiếng việt ở bậc tiểu học. Phân môn này được dạy ở bậc tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Nhằm phát triển các kỹ năng nghe, nói, sử dụng tiếng Việt trên cơ sở những kiến thức cơ bản về đọc, nhằm từng bước giúp học sinh làm chủ được ngôn ngữ tiếng Việt để học tập trong nhà trường và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự nhiên trong môi trường xã hội thuộc phạm vi hoạt động của lứa tuổi. Thế nhưng trong những năm qua, trường tôi luôn chú trọng đến việc rèn chữ viết cho học sinh chứ không nghe nói đến rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Chưa đưa nội dung rèn kỹ năng đọc cho học sinh thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn. Thực tế cho thấy các em học sinh trường tôi đang công tác nói riêng và các em ở các trường tiểu học lân cận nói chung. Phần lớn các em đọc không đúng, đọc không diễn cảm,…thậm chí các em còn tùy tiện thay cách phát âm theo ý thích, bắt chước các kiểu phát âm không chính xác của người lớn. Từ lâu đã có những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học. Nhưng việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh không mấy người để ý tới, cứ xoay quanh vấn đề đổi mới nội dung phương pháp dạy học, còn vấn đề đổi mới cách đọc chưa thật sự được chú trọng. Trước đó, trong các lần họp chuyên môn ở trường có vài ý kiến đề cập đến vấn đề học sinh đọc không đúng, đọc chưa trôi chảy. Nhưng vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào đối với giáo viên và học sinh. Qua tìm hiểu, quan sát, nghe cách đọc của học sinh ở trường, tôi nhận thấy chỉ khoảng hơn một phần hai tổng số học sinh của trường đọc đúng, khoảng một 1 phần năm đọc diễn cảm, còn lại hầu như các em đọc được trôi chảy nhưng phát âm chưa chính xác, phát âm bị lẫn lộn phụ âm đầu, vần, thanh, chưa biết cách đọc hiểu, đọc diễn cảm phần lớn học sinh ở các khối lớp càng về cuối cấp. Ưu điểm: Học sinh đầu cấp đa số đọc đúng, phát âm chuẩn. Một số học sinh có ý thức rèn kỹ năng đọc. Hàng năm chọn ra được một vài học sinh đọc diễn cảm để tham gia phát biểu trong các ngày lễ ở trường. Hạn chế: Càng về các lớp cuối cấp học sinh đọc không đúng, đọc không diễn cảm ngày càng nhiều. Phần lớn kỹ năng đọc diễn cảm của các em chưa cao, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn chưa lưu loát, phát âm bị lẫn lộn phụ âm đầu, vần, thanh, chưa biết cách đọc hiểu, đọc diễn cảm dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn. Đa số học sinh chưa có ý thức rèn kỹ năng đọc, chỉ chú trọng đến kiến thức giáo viên truyền đạt. Chỉ có số ít học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến - Mục đích của giải pháp Xuất phát từ định hướng đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, xuất phát từ việc coi trọng đồng thời cả về 4 kĩ năng tiếng việt: nghe, đọc, nói, viết. Điều quan trọng hơn nữa là hiện nay đọc không chỉ dừng lại ở mức độ đọc được, đọc đúng mà phải biết đọc nhanh, đọc hiểu, “đọc diễn cảm” hay còn gọi là đọc truyền cảm. Đó cũng là mục tiêu của các trường tiểu học hiện nay. Từ đó bồi dưỡng cho học sinh tình yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp, yêu cái thiện,... Nhất là các em yêu quý tiếng mẹ đẻ, có ý thức nói đúng, đọc đúng, nghe đúng tiếng Việt. “Đọc” trở thành đòi hỏi đầu tiên của học sinh khi đi học. Không những thế còn giáo dục các em biết giữ gìn, bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Nhiệm vụ của môn tập đọc nhằm hình thành các kỹ năng đọc văn bản. Thông qua đọc làm nổi bật sự biểu đạt của Tiếng Việt, sự giàu đẹp của âm thanh, sự phong 2 phú của ngữ điệu trong việc hiểu được nội dung văn bản đọc. Thông qua tiếp xúc với văn bản đọc các em thấy được cái hay, cái đẹp. Từ đó góp phần hình thành nhân cách. Đây chính là nhiệm vụ chính và rất cần thiết của phân môn tập đọc. Phân môn tập đọc ở tiểu học nói chung, lớp 4 nói riêng củng cố phát triển kỹ năng đọc trơn (đã hình thành sau các lớp 1,2,3 ở bậc học). Tập đọc lớp 4 giúp cho học sinh tăng cường về tốc độ đọc, biết đọc hiểu để lựa chọn thông tin nhanh, tiến tới các em biết đọc diễn cảm các văn bản là văn, thơ, kịch…Hình thành kỹ năng phát hiện giá trị nghệ thuật trong các bài tập đọc và biết nhận xét đánh giá các giá trị đó. Xuất phát từ tình hình thực tế học sinh lớp 4 Trường Tiểu học…mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy trong các năm học qua kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm chưa cao, chưa đạt được yêu cầu, mục tiêu của môn học đề ra, các em đọc còn chưa lưu loát, phát âm bị lẫn lộn phụ âm đầu, vần, thanh, chưa biết cách đọc hiểu, dẫn đến việc cảm nhận cái hay, cái đẹp của văn bản còn khó khăn. Mặt khác, thông qua quá trình giảng dạy của giáo viên trong tổ khối chuyên môn, tôi thấy còn một vài giáo viên chưa thực sự quan tâm rèn kỹ năng đọc trong các giờ tập đọc trên lớp. Để giải quyết phần nào những hạn chế trên của học sinh lớp 4 và góp phần rèn luyện kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. Bản thân tôi đã chọn đề tài “Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp Bốn” để nghiên cứu tìm hiểu. - Nội dung giải pháp + Tính mới của giải pháp Qua nghiên cứu, rồi áp dụng thực hiện biện pháp rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh của bản thân, tôi nhận thấy sự thành công của tôi chính là: tính kiên trì, bền bỉ, gần gũi yêu thương học sinh, tác động đến học sinh bằng nhiều phương pháp, hình thức phù hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh và tình hình thực tế của lớp học. Thường xuyên theo dõi kiểm tra kịp thời đôn đốc nhắc nhở. Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh là nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm, đọc đúng, đọc diễn cảm của học sinh tiểu học là nền tảng để các em tiếp tục học ở các cấp học trên. 3 Mỗi giáo viên phải có kế hoạch rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp mình. Trong từng hoạt động rèn kỹ năng đọc cho học sinh, giáo viên không thể buông bỏ sự kiểm tra, đôn đốc để sớm phát hiện các học sinh đọc còn yếu, nhân điển hình các cá nhân đọc đúng đọc diễn cảm. Tác động đến tình cảm của học sinh bằng các phương pháp phù hợp với đặc điểm của học sinh. Giáo viên lựa chọn phương pháp, hình thức không phù hợp cũng như ta đập búa trên một thanh sắt nguội. Thành công nhất trong việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh là sự kiên trì của giáo viên và bằng cả cái “tâm” của người thầy giáo “hết lòng vì học sinh thân yêu”. + Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ Mục tiêu chính của phân môn tập đọc lớp 4 mà Bộ Giáo dục đã đề ra là: Hình thành và phát triển các kỹ năng sử dụng Tiếng Việt. Giúp học sinh yêu cái hay, cái đẹp của tiếng Việt... Biết đọc nhanh, “đọc diễn cảm” hay còn gọi là đọc truyền cảm. Nếu giáo viên dạy lớp 4 ai cũng thực hiện đúng mục tiêu trên cụ thể là thấy được sự quan trọng của việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm tốt cho học sinh thì sẽ giúp các em nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt... góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, ưa chuộng lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Mặt khác mở rộng vốn hiểu biết về tự nhiên xã hội, con người. Thông qua đọc diễn cảm giúp học sinh biết được chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược. Tóm tắt được nội dung chính của bài. Biết phát hiện giá trị nghệ thuật và nhận xét đánh giá bài. Từ đó các em có thể tự viết được các câu, đoạn, bài văn bằng chính sự hiểu biết của mình. Đó chính là sản phẩm của sự học hỏi, tìm tòi, khám phá được qua tiếp xúc văn bản đọc (đọc diễn cảm). Thế nhưng khi dạy tập đọc phần lớn giáo viên chỉ dừng lại ở mức độ học sinh đọc được, đọc hiểu là chủ yếu còn rèn đọc đúng, đọc diễn cảm thì qua loa không yêu cầu cao. Trong các tiết học trừ tiết tập đọc ra hầu hết các giáo viên chỉ quan tâm đến vấn đề truyền thụ kiến thức, lưạ chọn phương pháp và cuối cùng là hiệu quả giáo 4 dục. Sau bài học học sinh có lĩnh hội được kiến thức yêu cầu không? học sinh có hiểu bài, có thực hành được không? Không mấy giáo viên nhận xét về cách phát âm của học sinh. Thường là giáo viên nhận xét nội dung, kết quả, chữ viết, lỗi chính tả, câu cú,… ít nghe nhận xét về cách phát âm, dần dần học sinh thấy rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm là không quan trọng, các em đọc sai cứ tiếp tục sai và ngày càng trầm trọng hơn. Ngoài việc giáo viên luyện đọc qua loa dẫn đến học sinh đọc không đúng, đọc không diễn cảm còn có nhiều nguyên nhân khác như do giáo viên dạy các lớp càng về cuối cấp lượng kiến thức cung cấp cho các em càng nhiều yêu cầu học sinh đọc nhanh, không chú trọng đến việc phát âm chính xác của học sinh. Ngoài tiết tập đọc ra không còn thời gian rèn kỹ năng đọc cho các em. Do học sinh bắt chước kiểu phát âm không chuẩn của người lớn qua giao tiếp hằng ngày. Nhiều bậc phụ huynh dạy cho các em học ở nhà đọc không đúng, phát âm không chuẩn dẫn đến học sinh đọc không đúng theo. Các em không thường xuyên luyện tập rèn kỹ năng đọc nên đọc không đúng, dọc không diễn cảm được. Để thực hiện mục tiêu trên có kết quả chủ yếu là trong tiết tập đọc giáo viên không thể dạy qua loa khâu luyện đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh. Trước tiên chúng ta phải hiểu: Đọc là hình thức biến chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh để người nghe hiểu được điều mà tác giả nói qua chữ viết. Đọc với tư cách là một phân môn của tiếng Việt ở bậc tiểu học là một dạng hoạt động lời nói, đọc là hoạt động nhận tin và thông hiểu nó (ứng với hình thức đọc thành tiếng) là quá trình chuyển trực tiếp từ dạng chữ viết thành các đơn vị nghĩa không có âm thanh (đọc thầm). Như vậy cả hai hình thức đọc thành tiếng và đọc thầm không thể tách rời với việc hiểu những gì được đọc. Kỹ năng đọc được tạo nên từ 4 yêu cầu về chất lượng đọc: Đọc đúng - đọc nhanh - đọc lưu loát- đọc hiểu. Như vậy rèn kỹ năng đọc cho học sinh đó chính là các em phải biết đọc đúng - đọc nhanh (đọc thầm, đọc thành tiếng) - đọc hiểu nội dung và biết đọc diễn cảm. + Hướng dẫn học sinh đọc đúng âm, vần, dấu thanh * Đọc đúng các âm dễ lẫn lộn 5 Đọc đúng là phát âm đúng hệ thống ngữ âm chuẩn. Nói cách khác là phải đọc đúng chính âm (không đọc theo cách phát âm của địa phương, mà cách phát âm có sự sai lệch so với âm chuẩn). Phát âm đúng tiếng Việt là yêu cầu cần thiết. Đọc đúng đòi hỏi thể hiện chính xác âm vị. Để học sinh đọc đúng, trong quá trình giảng dạy tôi đã cho các em phát hiện, so sánh, phân biệt để từ đó các em phát âm đúng hay đọc đúng trong các bài đọc và trong giao tiếp. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Dế mèn bênh vực kẻ yếu”, bài “Những hạt thóc giống” Tiếng Việt lớp 4 – Tập I. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn như sau: Các tiếng có phụ âm đầu “l/n” (thường là ít có học sinh lẫn lộn nhưng đôi lúc vẫn còn). - Học sinh đưa ra các từ hay đọc lẫn ở trong bài đó là: “Mới lột, bước non, lương ăn, món nợ cũ...” “nô nức, lo lắng, nảy mầm...” Noài các bước tiến hành như đã dạy mặt khác cho học sinh có thể so sánh phân biệt để đọc đúng. - Phải đọc là vay “lương” ăn chứ không đọc là vay “nương” ăn trong câu (Năm trước, gặp khi trời làm đói kém, mẹ em phải vay lương ăn của Nhện). “Lương” ở đây là lương thực, lương tháng... khác “Nương” rẫy hay làm nương. Như vậy chúng ta cần chỉ rõ cho học sinh khi nào phát âm là “l”, khi nào phát âm đọc là “n” trên cơ sở học sinh hiểu nghĩa của từ. Khi đọc “nô nức, lo lắng, nảy mầm...” không được đọc là “lô lức”; “no nắng”, “lảy mầm” trong các câu (... mọi người nô nức chở thóc... chôm lo lắng đến trước vua quỳ tâu). Ví dụ 2: Khi dạy bài “ Chuyện cổ tích về loài người”, bài “ Chợ Tết”, bài “ Đường đi Sa Pa” Tiếng Việt lớp 4 – Tập II. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn như sau: Các tiếng có phụ âm đầu “r/d/gi”, “s/x”, “v/d/gi” “Cho trẻ con nhìn rõ”,“ rõ” không thể đọc “dõ” càng không đọc “ giõ” được. 6 “lon xon”, “ đồi xanh”, “thoa son”…khi phát âm tiếng có âm đầu viết “x” đọc tự nhiên, nhẹ, khi phát âm tiếng có âm đầu viết “s” khi đọc uốn cong lưỡi. “chênh vênh”, “ vênh” không đọc “ dênh”, “rên”. “ gió xuân”, “gió” không đọc “ vó”, “dó”. Gíáo viên giải thích thêm đọc không đúng dẫn đến hiểu sai nghĩa. * Đọc đúng các vần Gíáo viên cần rèn cho các em đọc đúng cả những vần khó, tiếng khó, vần có nguyên âm đôi mà các em hay phát âm sai, tôi đã hướng dẫn cụ thể như sau: Cho các em đọc bài giáo viên cùng học sinh theo dõi, nếu học sinh đọc sai ghi lên bảng và sửa cho học sinh. Ví dụ: “con hươu” vần “ươu” không đọc là con “hiêu” vần iêu, “về hưu” không đọc là “về hiu” vần “iu”, “uống rượu” vần “ươu” không đọc là “uống riệu” vần “iêu” hoặc cho học sinh phát hiện các tiếng có vần khó như “tuyết, khuyết, khúc khuỷu, đêm khuya, ngoằn ngoèo...” Gọi học sinh đọc lại những từ, tiếng có vần khó. Giáo viên uốn nắn sửa luôn cho học sinh. * Đọc đúng dấu thanh Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại. Trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Các em còn phát âm sai ở dấu thanh như thanh ngã (~) phát thành thanh sắc (') như tiếng “mỡ” thành “mớ”... là sai nghĩa của câu. Chính vì thế chúng ta cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc như: Ví dụ: Khi dạy bài “Chị em tôi” - Tiếng Việt lớp 4 - Tập 1. Giáo viên đưa ra các tiếng mà có dấu thanh hay lẫn. Giáo viên gọi một số học sinh đọc học sinh khác nhận xét bạn đọc đúng dấu thanh chưa. Nếu vẫn còn học sinh đọc chưa đúng. Giáo viên đọc mẫu và phân tích cho học sinh. Như “tặc lưỡi” thanh ngã không đọc là “Tặc lưới” thanh sắc. “giận giữ” thanh ngã không đọc là “giận dứ” thanh sắc. “dũng cảm” thanh ngã không đọc là “dúng cảm” thanh sắc. + Hướng dẫn học sinh đọc hiểu 7 Đọc hiểu là thông qua đọc, người đọc hiểu được nội dung, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung. Hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kỹ năng đọc lướt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Biết ghi các thông tin cần thiết. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc cho học sinh, tôi đã chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu. * Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của đoạn, bài. Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu nội dung của bài, đoạn. Gíáo viên cho học sinh dựa vào các câu hỏi trong sách giáo khoa để tìm hiểu. Ví dụ 1: Khi dạy bài “Trung thu độc lập”. Tác giả: Thép Mới. Tiếng việt 4- Tập1 Học sinh đọc đoạn 1 và các em thấy được cảnh đẹp của đất nước qua các câu văn miêu tả Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước. “... Trăng ngàn và gió núi bao la khiến lòng anh...” Đoạn 2: Đây chính là mơ tưởng của anh chiến sĩ - Mơ ước của anh rất đẹp và ước mơ đó đã thành sự thực. “... Mươi mười lăm năm... dòng thác nước chảy xuống làm chạy máy phát điện”. Đoạn 3: Học sinh đọc và thấy được niềm tin của anh chiến sĩ về những tết Trung thu sau là niềm tin vào tương lai. “Anh mừng cho các em... Tết Trung thu sau còn tươi đẹp hơn” Ví dụ 2: Khi dạy bài “Chợ tết” Tác giả: Đoàn Văn Cừ. Tiếng Việt 4 - Tập II. Thông qua đọc, học sinh hiểu và thấy được vẻ đẹp của bài thơ là một bức tranh giàu mầu sắc và vô cùng sinh động dưới ngòi bút của tác giả. Bức tranh ấy nói lên cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân quê: Mặt trời lên làm đỏ dần những dải mây trắng và những làn sương sớm. Núi đồi cũng làm duyên, núi uốn mình trong chiếc áo the xanh đồi thoa son. Những tia nắng nghịch ngợm nhảy hoài trong ruộng lúa... Bức tranh giàu màu sắc của chợ tết được tạo bởi các màu: Trắng, đỏ, hồng, làm, xanh, biếc, thắm, vàng, tím, son. Ngay cả màu đỏ cũng có nhiều cung bậc: (hồng, đỏ, tía, thắm, son...) Học sinh hiểu được như vậy là do đọc từng đoạn, bài thông qua các câu hỏi gợi ý của sách giáo khoa và giáo viên đưa ra. Ví dụ 3: Khi dạy bài “Hoa học trò”. Tác giả: Xuân Diệu. Tiếng việt 4 -Tập II. 8 Để học sinh cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả. Tôi đã cho học sinh đọc đoạn, đọc bài và gợi ý bằng hệ thống câu hỏi để học sinh tìm hiểu nội dung như: Tại sao tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò? Vì Phượng là loại cây gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng nhiều ở sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Hoa phượng nở là nghĩ đến kỳ thi và những ngày hè. Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt? Hoa phượng đỏ rực, đẹp không phải ở một đóa mà cả loạt, cả một vùng, cả một góc trời, sắc màu như muôn ngàn con bướm thắm ... Màu hoa phượng thay đổi như thế nào theo thời gian? Lúc đầu đỏ nhạt, gặp mưa hoa càng tươi. Dần dần số hoa tăng, màu đỏ đậm dần theo thời gian. Em nêu cảm nhận của mình khi đọc bài văn đó (Học sinh tự do nói cảm nghĩ) Ngoài việc rèn đọc đúng âm, vần, thanh và đọc hiểu bài văn, thơ, chúng ta cần rèn cho học sinh biết đọc đúng ngữ điệu. + Hướng dẫn học sinh đọc đúng ngữ điệu Đọc đúng ngữ điệu bao gồm lên giọng, xuống giọng, nhấn giọng, chuyển giọng, ngắt hơi, cường độ và cả trường độ của giọng đọc... Như vậy đọc đúng ngữ điệu là đúng về ý nghĩa, nội dung của từ, câu, đoạn... đúng phong cách và chức năng của văn bản các em đọc thế nào để người nghe thấy được cái hay, cái đẹp của nội dung và nghệ thuật của bài đọc. Đọc đúng ngữ điệu là thể hiện hài hòa về âm hưởng của bài đọc. Nó có giá trị lớn để bộc lộ cảm xúc, giúp học sinh bước đầu thâm nhập vào văn bản, làm việc với văn bản. Chính vì thế để rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh đọc đúng ngữ điệu. Giáo viên hướng dẫn đọc cụ thể, từng thể loại. * Hướng dẫn đọc các câu đối thoại, lời nhận vật Ví dụ: Khi dạy bài: “Những hạt thóc giống”. Tiếng Việt 4 - Tập 1. 9 Tôi hướng dẫn cụ thể như sau để học sinh biết đọc lời của nhân vật, cho học sinh đọc thầm 1 lượt. Hỏi: Bài có mấy nhận vật? Đó là những nhận vật nào? Lời của từng nhân vật đọc như thế nào? Lời của Chôm: Ngây thơ, lo lắng: “Tâu bệ hạ! con không làm sao cho hạt thóc của Người nảy mầm được''. Lời của Nhà vua: Khiêm tốn (lúc giải thích thóc giống đã được lộc). Khi dõng dạc (lúc ca ngợi chú bé Chôm). “Trung thực là đức tính quý nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực và dũng cảm này”. Sau khi hướng dẫn và đọc mẫu, giáo viên cho học sinh đọc phân vai (người dẫn chuyện, Nhà vua, chú bé). * Hướng dẫn đọc nhấn giọng các từ ngữ hình ảnh quan trọng Ví dụ: Khi dạy bài “Đôi giày ba ta màu xanh” - Tiếng Việt lớp 4- Tập 1. Đoạn 1: Tả vẻ đẹp của đôi giày cần đọc giọng thế nào. Đoạn 2: Đọc giọng thế nào thấy được tâm trạng của cậu bé. Đoạn 1: Đọc giọng hồi tưởng, nhẹ nhàng nhấn giọng một số từ ... Chao ôi!/ đôi giày mới đẹp làm sao!/ cổ giày cao,/ ôm sát chân,/ thân giày làm bằng vải cứng,/ dáng thon thả,/ màu vàng như màu da trời.... Đoạn 2: Nhấn giọng từ ngữ tả sự xúc động niềm vui xướng của cậu bé. …, tay Lái run run,/ môi cậu mấy máy,/ mắt hết nhìn đôi giày,/ lại nhìn xuống đôi chân,/ Lái cột hai chiếc giày vào với nhau,/ đeo vào cổ,/ nhảy tưng tưng... Ví dụ 1: Khi dạy bài “Truyện cổ nước mình” Tác giả: Lâm Thị Vĩ Dạ - Tiếng Việt 4 - Tập1 * Thơ lục bát Thể thơ lục bát cần đọc giọng thong thả, trầm tĩnh, sâu lắng. Sự ngắt nhịp của câu thơ rất đa dạng, phù hợp với nội dung của từng câu thơ như: -Tôi yêu/ truyện cổ nước tôi// Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa// -Thương người/ rồi mới thương ta// 10 Yêu nhau/ dù mấy cách xa/ cũng tìm// - Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa// Con sông chảy/ có rặng dừa nghiêng soi// Câu thì nhịp 3/5, câu thì 2/4, câu lại nhịp 2/2/2 và câu nhịp 3/3. Khi dạy, chúng ta cho học sinh thấy được sự ngắt nhịp cũng như sự gieo vần của các dòng thơ. Thơ lục bát thường tiếng 6 của câu 6 gieo vần với tiếng thứ 6 của câu thứ 8 (Vần “ơi” của tiếng tôi gieo với vần “ơi” của tiếng vời..) Ví dụ 2: Khi dạy bài “Dòng sông mặc áo”. Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo. Tiếng Việt 4- Tập II. Để thấy được niềm vui bất ngờ của tác giả khi phát hiện ra những vẻ đẹp đổi thay muôn màu của dòng sông qua sự ngắt nhịp của câu thơ. Sáng ra/ thơm đến ngẩn ngơ/ Dòng dông đã mặc bao giờ/ áo hoa/ Ngước lên/ bỗng gặp la đà/ Ngàn hoa bưởi đã nở nhòa/ áo ai/ * Thơ tự do Khi dạy bài “Tuổi ngựa” Tác giả: Xuân Quỳnh Tiếng Việt 4-Tập1 Bài thơ mỗi dòng gồm 5 tiếng. Yêu cầu học sinh đọc ngắt nhịp khác với bài thơ lục bát. Để miêu tả được ước vọng lãng mạng của đứa con. Lắng lại đầy trìu mến của tình cảm mẹ con, thể hiện rõ sự ngắt nhịp, nhấn giọng như: Mẹ ơi/con sẽ phi/ nhịp 2/3 Qua bao nhiêu/ngọn gió/ nhịp 3/2 Gió xanh/miền Trung du/ nhịp 2/3 Gió lồng/vùng đất đỏ nhịp 2/3 Gió xanh hút/đại ngàn/.... nhịp 3/2 Con/mang về/ cho mẹ/ nhịp 1/2/2 Ngọn gió của/ trăm miền.// nhịp 3/2 Như vậy, thông qua đọc học sinh không những thấy được, hiểu được, cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của văn bản mà còn thấy được giá trị nghệ thuật của từng văn bản, có thể đưa ra nhận xét, đánh giá về chúng. Đây là những giải pháp để 11 hướng dẫn học sinh lớp 4 đọc diễn cảm tốt. Tôi thấy vô cùng cần thiết, để góp một phần không nhỏ vào việc cảm thụ văn học của mình. Đọc diễn cảm tốt là truyền được nội dung và cảm xúc của bài văn, thơ tới người nghe mà chưa cần phải giảng. Ngoài việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm trong phân môn tập đọc ra giáo viên còn phải biết tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau. Giáo viên trao đổi với phụ huynh về kế hoạch rèn kỹ năng đọc của học sinh ở lớp để phụ huynh hỗ trợ nhắc nhở các em đọc đúng khi học ở nhà. Giáo viên phải kết hợp với giáo viên bộ môn kiên trì tập luyện cho các em mọi lúc mọi nơi, nghĩa là khi phát hiện học sinh đọc chưa đúng thì nhắc nhở ngay không được bỏ qua. Thường xuyên tổ chức thi đua đọc đúng, đọc diễn cảm trong tiết sinh hoạt lớp hay tiết tâp làm văn( chỉ đọc một đoạn văn, thơ ngắn). Có tổng kết, khen ngợi động viên khuyến khích học sinh phát huy. Khi nhận xét các em đọc giáo viên phải hết sức nhẹ nhàng, giáo viên không chê bay, la rầy, không so sánh giữa học sinh này với học sinh khác mà nên động viên khích lệ sự tiến bộ của các em để các em nhận biết được kết quả tập luyện của mình mà tích cực phấn đấu. Việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh không phải giáo viên bắt buộc các em là được. Có thể làm các em chán ngẫm việc rèn kỹ năng đọc là một cực hình. Giáo viên phải tác động đến học sinh bằng tình cảm yêu thương thật sự của mình dành cho các em, mới mong nhận được kết quả từ các em. Để có được tình cảm của học sinh rất dễ vì tình cảm của các em còn rất mỏng manh, chưa bền vững, chưa sâu sắc, sự chuyển hóa cảm xúc rất nhanh nên khi giáo viên gần gũi, quan tâm, khen ngợi các em, lúc đó các em sẽ thích giáo viên và các em ngoan hơn, tích cực hơn trong học tập, việc giáo dục, rèn các kỹ năng cho học sinh mang lại hiệu quả hơn. 3.3. Khả năng áp dụng giải pháp Trên cơ sở tính hiệu quả khi vận dụng tại lớp chủ nhiệm trong thời gian qua đề tài này có thể trao đổi, áp dụng trong đội ngũ giáo viên của trường đang công tác. Trao đổi rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn để giáo viên có ý thức cao hơn nữa về việc rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh lớp mình. Từ đó 12 củng cố áp dụng trong đội ngũ giáo viên của trường đang công tác, góp phần mang lại hiệu quả như mong muốn. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Qua hai năm thực hiện rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh bằng những giải pháp đã nêu giúp học sinh đọc tốt hơn, diễn cảm hơn. Bên cạnh đọc đúng sẽ giúp các em viết đúng chính tả hơn, viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn đúng với yêu cầu chương trình của bậc tiểu học. Các em say mê học bộ môn, không còn sợ bộ môn tiếng Việt. Đó chính là mục tiêu yêu cầu của bậc tiểu học. Thực hiện tốt sự kết hợp các giải pháp trên, cũng như sự tích cực rèn luyện của học sinh, dưới sự hướng dẫn của giáo viên trong thời gian qua tôi thấy về chất lượng đọc đúng, đọc diễn cảm của lớp chủ nhiệm được nâng lên rõ rệt cả về số lượng và chất lượng. Nhiều em đã đọc một cách truyền cảm đến người nghe. Đầu năm chỉ khoảng hơn 1/2 tổng số học sinh của lớp đọc đúng, khoảng 1/5 đọc diễn cảm, còn lại hầu như các em đọc chưa trôi chảy, phát âm chưa chính xác, phát âm bị lẫn lộn phụ âm đầu, vần, thanh, chưa biết cách đọc hiểu, đọc diễn cảm. Đến nay số học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm tăng lên chiếm khoảng 3/4 số học sinh của lớp, số ít học sinh phát âm chưa chuẩn nhưng đã đọc được trôi chảy. Đi sâu nghiên cứu đề tài rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh là cơ sở tốt trong suốt quá trình học tập của hoc sinh. Giúp học sinh nhận thức được cái hay, cái đẹp trong tiếng Việt góp phần hình thành nhân cách con người. Thấm nhuần truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, có lối sống lành mạnh, ham thích làm việc, có khả năng tư duy cao và thích ứng với cuộc sống xã hội sau này. Bến Tre, ngày 13 tháng 4 năm 2016 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng