Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp...

Tài liệu Sáng kiến những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp

.DOC
13
149
89

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: .......................................... 1. Tên sáng kiến: "Những biện pháp nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp". 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới Hiện nay ngành giáo dục đang tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học nhưng công tác chủ nhiệm lớp chưa được mọi người quan tâm do giáo viên chủ yếu tập trung vào việc dạy học, phụ huynh học sinh thì giao hết trách nhiệm cho nhà trường, còn các em học sinh tiểu học chưa có ý thức, chưa thấy trách nhiệm của mình,...dẫn đến: lớp học chưa tự quản tốt, chưa có nề nếp, thiếu đoàn kết, chất lượng giáo dục chưa cao,… Ngoài ra một số giáo viên còn xem nhẹ, thiếu kinh nghiệm hoặc có phương pháp giáo dục chưa phù hợp mặc dù giáo viên rất nhiệt tình trong công tác chủ nhiệm lớp. Ưu điểm của giải pháp cũ - Những giải pháp cũ đã giúp người giáo viên có được vốn kinh nghiệm thiết thực, nhận thức rõ về vai trò của mình trong trong quá trình chủ nhiệm lớp; - Một số học sinh cũng biết nghĩa vụ của mình với lớp học, có tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và các phong trào thi đua do trường tổ chức, phát động. Khuyết điểm của giải pháp cũ - Một số giáo viên chủ nhiệm vội vàng, thiếu kiên trì nhẫn nại, chưa có kinh nghiệm, thực hiện chưa sát các kế hoạch, biện pháp cần thiết mà mình đề ra… - Thông thường khi lên lớp giáo viên thiếu quan tâm đều khắp các đối tượng học sinh, đến khi có chuyện đáng tiếc xảy ra giáo viên mới tìm hiểu tình hình thì lúc đó đã quá trễ; 1 - Sự nhận thức của học sinh trong lớp không đồng đều, gia cảnh khác nhau; giáo viên chưa xây dựng nề nếp lớp tốt, chưa giúp các em cách tự quản khi giáo viên vắng mặt, chưa phát huy tính tích cực học tập của học sinh, chưa tạo điều kiện cho các em phát huy sở trường,... Đó chính là nguyên nhân một số giáo viên chủ nhiệm chưa hài lòng trong công tác chủ nhiệm của mình. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến Mục đích của giải pháp - Chủ nhiệm lớp là công việc không đơn giản. Với mong muốn tìm ra những giải pháp đạt hiệu quả cao nhất trong công tác chủ nhiệm giúp người giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, vai trò của mình: thông qua công tác chủ nhiệm lớp, xây dựng lớp học thành một tập thể lớp đoàn kết, sáng tạo, tự quản nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. Thực hiện trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó; - Bậc tiểu học là bậc học nền tảng nền giáo viên chủ nhiệm cần phải xây dựng nền tảng ấy cho thật vững chắc giống như người thợ xây nhà trước tiên phải xây dựng nền móng vững vàng thì ngôi nhà ấy mới vững. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp - Nắm được tình hình học sinh từ đầu năm học để xây dựng kế hoạch chủ nhiệm chặt chẽ, đảm bảo tính khả thi giúp người giáo viên chủ nhiệm dễ dàng trong việc thực hiện kế hoạch chủ nhiệm; - Những cách làm nêu trong đề tài đã chỉ rõ từng bước thực hiện, từ đầu năm và những việc làm xuyên suốt đến cuối năm để xây dựng thành một tập thể đoàn kết, có ý thức tham gia và có trách nhiệm trong mọi hoạt động,... người giáo viên chủ nhiệm lớp có điều kiện đi sát thực tế hơn để từ đó giáo dục các em ngày càng tốt hơn; - Đề tài cung cấp một số kinh nghiệm chủ nhiệm lớp tích cực đạt hiệu quả. Giáo viên chủ nhiệm lớp có thể tự tin, an tâm hơn trong công tác chủ nhiệm của mình; - Kinh nghiệm về quản lý lớp học, linh hoạt giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời kế hoạch chủ nhiệm lớp, nâng cao năng lực quản lí học sinh của giáo viên. 2 Cách thực hiện của giải pháp Để làm tốt công tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện những việc cụ thể sau: * Đầu năm học tiến hành công tác điều tra, khảo sát chất lượng để nắm được trình độ, năng lực, gia cảnh, cá tính của mỗi học sinh để lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp; - Thực hiện khảo sát chất lượng đầu năm để phân loại trình độ học sinh, sở thích của mỗi em: thông qua kết quả bài khảo sát, xem sổ liên lạc năm học trước, thăm dò các bạn cùng nhóm, khác nhóm, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp dưới, theo dõi các biểu hiện và việc học của học sinh; - Điều tra tìm hiểu hoàn cảnh, lý lịch học sinh: tìm hiểu trực tiếp học sinh, qua lí lịch trích ngang, trao đổi với giáo viên dạy những năm học trước hoặc qua phụ huynh học sinh,…Việc nắm bắt các thông tin này sẽ giúp giáo viên định hướng được những thuận lợi cũng như những khó khăn sẽ gặp phải để xây dựng được một kế hoạch chủ nhiệm sát tình hình thực tế và có tính khả thi cao; + Đối với học sinh cá biệt về đạo đức, nghịch ngợm, mất trật tự: giáo viên tìm hiểu nguyên nhân (gia đình hoặc giáo viên cũ), dùng phương pháp cảm hóa các em, gần gũi học sinh, nhắc nhở, động viên, tuyên dương kịp thời. Giáo viên thường xuyên giữ mối liên lạc với phụ huynh học sinh,… + Đối với học sinh chậm tiến: ta tìm hiểu nguyên nhân từ đó lập kế hoạch, biện pháp giúp đỡ: phụ đạo, dạy phân hóa, đưa ra câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được, nhằm tạo hứng thú, tự tin ở các em. Lắp bù những kiến thức các em bị hỏng. Trao đổi với phụ huynh, nhờ phụ huynh hỗ trợ thêm ở nhà. Không miệt thị, nhục mạ, phân biệt đối xử,… + Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn: cần quan tâm, gần gũi, động viên để các em khắc phục khó khăn, phấn đấu vươn lên trong học tập.Vận động mạnh thường quân hỗ trợ vế vật chất tinh thần cho các em. + Với các em mồ côi: giáo viên chủ nhiệm quan tâm các em về mọi mặt + Đối với học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu: trong giảng dạy cần phát hiện bồi dưỡng kịp thời; có câu hỏi, bài tập phát triển, nâng cao để tạo hứng thú 3 học tập. Động viên, khuyến khích các em tham gia các cuộc thi do trường, ngành tổ chức... * Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm - Dựa vào kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn. Khi xây dựng kế hoạch cần căn cứ vào tình hình thực tế trường, lớp, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ trong đó có chỉ tiêu phấn đấu: về học tập và tham gia các phong trào thi đua; - Trên cơ sở các chỉ tiêu đề ra giáo viên chủ nhiệm sẽ đưa ra các biện pháp thực hiện cụ thể, rõ ràng, sát thực tế, giao trách nhiệm phù hợp đối tượng và tổ chức thực hiện. Tất cả đều phải thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh và lớp để các em nắm bắt và có hướng phấn đấu. *Xây dựng cơ cấu tổ chức lớp và quy định nề nếp học tập - Bên cạnh việc nắm sĩ số, điều tra lý lịch, kết quả học tập năm trước của các em. Việc xây dựng cơ cấu tổ chức lớp học chặt chẽ đóng một vai trò rất quan trọng. Xây dựng bộ máy tổ chức lớp học tốt sẽ tạo điều kiện để giáo viên chủ nhiệm quản lý lớp, giáo dục học sinh một cách chủ động. Xây dựng bộ máy tổ chức lớp vững mạnh sẽ đẩy mạnh các hoạt động phong trào thi đua của lớp, của trường và đồng thời phát huy vai trò tự quản của mỗi học sinh và của tập thể lớp, góp phần giáo dục toàn diện cho các em; - Công việc đầu tiên của tôi là chia tổ ( chia đều các đối tượng). Tổ chức cho học sinh bầu ban cán sự lớp (các em tự chọn rồi cả lớp biểu quyết), tôi chỉ làm cố vấn cho các em học sinh; - Lập sơ đồ tổ chức lớp; - Bố trí chỗ ngồi phù hợp cho HS ( chú ý các em có các bệnh về mắt ) - Sau khi sắp xếp bộ máy tổ chức lớp, giáo viên chủ nhiệm tổ chức bồi dưỡng cách làm việc cho ban cán sự lớp. Để kịp thời đưa lớp đi vào hoạt động có nền nếp, công việc này phải thực hiện trong tuần chuẩn bị của năm học; - Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp (nhiệm vụ quản lý lớp khi giáo viên chủ nhiệm vắng mặt và thúc đẩy các hoạt động của lớp). Lớp có tự quản tốt hay không còn tùy thuộc vào uy tín của các em trong ban cán sự lớp, đặc biệt là lớp trưởng . 4 + Lớp trưởng: Điều hành chung công việc của lớp, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy định. Theo dõi thi đua giữa các tổ, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nội quy, quy định về học tập và sinh hoạt. Điều hành các buổi sinh hoạt lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đề nghị khen thưởng đối với tập thể và cá nhân trong lớp ở mỗi tuần, tháng. Là người phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp; + Các lớp phó: cùng với lớp trưởng điều hành công việc chung nhưng thường xuyên hỗ trợ lớp về học tập, lao động, văn nghệ của lớp; + Tổ trưởng: Quản lí tổ về việc thực hiện nội quy học tập, thực hiện và duy trì truy bài 10 phút đầu giờ, theo dõi, ghi chép những ưu điểm và hạn chế giúp ban cán sự lớp có cơ sở để nhận xét, đánh giá; + Tổ phó: Cùng với tổ trưởng thực hiện công việc của tổ, đôn đốc tổ làm các công việc được phân công, nhắc nhở việc trực nhật hàng ngày; - Giáo viên phổ biến cho học sinh học tập nội quy, quy định đối với học sinh ( giáo viên giải thích tỉ mĩ từng nội dung cho hoc sinh rõ ); - Sau đó tiến hành phát động thi đua giữa các tổ; - Yêu cầu học sinh lâ âp thời gian biểu cũng như quy định về sách vở, đồ dùng học tâ p, khi đi học phải mang theo dụng cụ học tâ p đầy đủ, giữ trâ ât tự â â trong giờ học, thuô âc bài và làm bài trước khi đến lớp. Muốn phát biểu phải đưa tay, trả lời câu hỏi phải nói rõ ràng sát yêu cầu, tròn câu. Không làm viê âc riêng trong giờ học. Giáo dục học sinh biết học tâ âp tự giác, khi giáo viên giảng bài phải chú ý lắng nghe và tham xây dựng bài học, biết vệ sinh cá nhân. Làm vệ sinh trường, lớp trước khi vào học, giữ vệ sinh trong lớp, ngoài sân trường luôn sạch sẽ; - Xây dựng tập thể lớp đoàn kết, thống nhất, tự quản. Tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên và học sinh, gây ấn tượng tốt đẹp với các em để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời giải quyết những thắc mắc, mâu thuẫn tạo sự đồng thuận trong các em. 5 * Tìm hiểu tâm tư của học sinh - Học sinh tiểu học là những đứa trẻ thích hiếu động tiềm tàng khả năng phát triển: tâm hồn các em ngây thơ, trong sáng, bản tính bộc trực luôn thể hiện bên ngoài. Chính vì thế mà ta dễ dàng nắm bắt tâm lý của trẻ; - Là nhân cách đang hình thành: hoàn thiện về cơ thể và đang phát triển về tâm hồn, chưa có ý thức, chưa đủ phẩm chất và năng lực để tồn tại như người trưởng thành. Các em luôn cần sự bảo trợ, giúp đỡ của người lớn, nhà trường, gia đình và xã hội; - Hoạt động học là hoạt động chính: thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo và cũng là bước chuyển từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng; * Quan tâm từng cá nhân học sinh Trong từng thời điểm của năm học giáo viên chủ nhiệm luôn ghi nhận và có sự đánh giá sát về hành vi, thái độ của từng học sinh để từ đó có sự điều chỉnh và tác động kịp thời đến từng em. Giáo viên thường xuyên thông báo kết quả học tập, rèn luyện của các em đến phụ huynh học sinh. Những trường hợp cần thiết giáo viên có thể trao đổi trực tiếp với cha mẹ. Cần duy trì tốt thông tin hai chiều giữa giáo viên và phụ huynh học sinh trong công tác giáo dục học sinh. * Thực hiện dạy chữ đi đôi với dạy các em cách làm người hữu ích Trong công tác chủ nhiệm, việc hình thành nhân cách, tạo cho các em học sinh trở thành người tốt, có đạo đức tốt rất khó khăn. Công việc này đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải phối hợp tốt với các giáo viên bộ môn khác, Ban Giám Hiệu nhà trường và tổng phụ trách đội để tiện việc theo dõi và nhắc nhở kịp thời khi các em học sinh có hành vi sai lệch. Việc hoàn thiện nhân cách cho các em học sinh hay là việc các em học sinh có lễ độ, có đạo đức hay không nó tùy thuộc vào ba yếu tố: gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó yếu tố gia đình và xã hội đóng một vai trò khá quan trọng. Vì vậy khi các em học sinh vi phạm, trước hết giáo viên chủ nhiệm có nhiệm vụ nhắc nhở, giáo dục các em thấy được hành vi của mình. Nếu sau khi nhắc nhở các em học sinh chưa có chuyển biến tốt thì giáo 6 viên chủ nhiệm nên báo với gia đình để nhờ phụ huynh học sinh hỗ trợ thêm. Sau đó tùy theo mức độ mà giáo viên chủ nhiệm báo với Ban Giám Hiệu hay tổng phụ trách đội để cần sự hợp tác . * Vận dụng các phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh - Là một trong những công việc chính của công tác chủ nhiệm, đây là công việc rất quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy tốt môn học của mình mà còn có nhiệm vụ nhắc nhở các em học sinh phải học tốt tất cả các môn. Để công việc này được thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần nắm vững và vận dụng tốt việc đổi mới phương pháp dạy và học, kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy hàng ngày tạo môi trường học tập thoải mái làm cho học sinh thấy được “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngoài ra cần chia tổ, nhóm học tâ p, đôi bạn cùng tiến. Song song đó cũng đề ra một số biện â pháp giúp đỡ học sinh chậm tiến, theo dõi sự tiến bộ của các em hàng ngày. Theo dõi, quán triệt việc truy bài đầu giờ, kịp thời giải thích những thắc mắc của học sinh, để các em dễ dàng tiếp thu kiến thức ở ngay lớp học; - Nâng cao chất lượng học tập và hoạt động của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần tập cho học sinh có thói quen, có nề nếp ngay từ đầu năm. Chính nề nếp tốt sẽ tạo cho các em thói quen tốt; - Giáo viên cần dạy các bằng nhiệt tình và sự yêu thương. Tình yêu thương sẽ sưởi ấm tâm hồn trẻ thơ đồng thời tạo được sự gắn bó thân thiện của học sinh. Sự động viên, chia sẻ được ăn sâu vào trong tâm trí các em, giúp các em tự tin học tập. * Phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu mũi nhọn Công việc này cũng cần được chú trọng ngay từ đầu năm học. Giáo viên chủ nhiệm dựa vào các kế hoạch của trường và các ban ngành đoàn thể đề ra chỉ tiêu phấn đấu cho lớp trong các phong trào thi đua chung của trường: Viết đúng viết đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện Bác Hồ, thi hát dân ca, thi giải toán Violympic, Olympic Tiếng Anh, giải toán bằng Tiếng Anh, các trò chơi dân gian, hội thao,.... cần phối hợp với giáo viên bộ môn để lựa chọn đội tuyển của lớp và lên kế hoạch 7 bồi dưỡng cho những em có năng khiếu. Qua đó khơi dậy lòng say mê hứng thú học tập thông qua các hội thi, tổ chức thêm các sân chơi ở lớp như: rung chuông vàng, hái hoa dân chủ,... trong các tiết sinh hoạt lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp,...để phát huy sở trường của các em. * Thường xuyên tổ chức tiết Sinh hoạt lớp cuối tuần - Đây là hoạt động giáo dục tập thể không thể thiếu, là cơ hội để học sinh thể hiện khả năng tự quản của mình và là một trong những biện pháp cơ bản góp phần xây dựng tập thể học sinh thi đua cùng tiến bộ; - Đây cũng là dịp để học sinh làm quen với nhiều loại hình hoạt động khác nhau, giúp các em phát triển các kĩ năng cơ bản và cần thiết như: phát triển về trí tuệ, sự năng động sáng tạo, bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, sức khỏe; - Đây là thời điểm để giáo viên chủ nhiệm nắm được tình hình lớp sau một tuần làm việc, là dịp để thầy trò ngồi lại với nhau trao đổi, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp ngày một hiệu quả hơn. Học sinh có thể bày tỏ nguyện vọng, trao đổi những khó khăn, những vướng mắc mà các em còn gặp phải. Đồng thời triển khai được phương hướng tới; - Tiến trình 1 tiết sinh hoạt lớp như sau: + Lớp trưởng điều khiển chung; + Các tổ trưởng báo cáo tình hình học tập, hoạt động thi đua của tổ trong tuần vừa qua; + Giáo viên ghi vào bảng tổng kết, đánh giá xếp hạng; + Ý kiến cá nhân; + Ý kiến ban cán bộ lớp; + Ý kiến giáo viên chủ nhiệm (nhận xét ưu điểm, hạn chế trong tuần, tuyên dương những cá nhân điển hình, nhắc nhở những cá nhân còn vi phạm…). + Lớp trưởng nêu phương hướng tuần tới; * Công tác phối hợp - Để quản lí và giáo dục học sinh giáo viên chủ nhiệm phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể trong nhà trường: Ban giám hiê âu, Công đoàn, Đô âi thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tổ chuyên môn trong viê âc thực hiện nội quy và tham gia các phong trào thi đua; 8 - Phối hợp Tổng phụ trách, sinh hoạt ý nghĩa các ngày lễ lớn trong năm, sinh hoạt về An toàn giao thông. Giáo dục vê â sinh cá nhân, vê â sinh trường lớp, phòng chống dịch bê nh,…qua sinh hoạt dưới cờ và sinh hoạt lớp; â - Thường xuyên liên hệ, trao đổi ban đại diện cha mẹ học sinh, với phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục, động viên giúp đỡ kịp thời từng học sinh nhất là đối với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến,... để nâng cao chất lượng học tập, rèn luyện phát triển phát triển toàn diện; - Trao đổi với phụ huynh bằng nhiều hình thức như: có thể gặp trực tiếp hoặc trao đổi qua điện thoại mỗi khi có sự việc cần trao đổi ngay, để giúp học sinh tiến bộ; - Họp phụ huynh học sinh: Ít nhất mỗi năm ba lần ( tùy tình hình thực tế có thể tổ chức nhiều hơn). Giáo viên chủ nhiệm thông báo cụ thể tình hình của từng em về mọi mặt để phụ huynh thấy ưu điểm và tồn tại của con em mình đồng thời lắng nghe để hiểu những tâm tư, nguyện vọng của họ cùng nhau bàn bạc thống nhất cách giáo dục con em mình cho phù hợp; * Thực hiện nghiêm các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và các hoạt động của tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức theo từng chủ điểm để giáo dục. Ngoài ra thông qua giảng dạy các môn học giáo viên tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho phù hợp. Tổ chức hội thi kể chuyện "Bác Hồ" thông qua tiết sinh hoạt lớp giúp các em hiểu hơn về đức tính giản dị trong sáng, yêu nước thương dân, yêu quý thiếu nhi và ca ngợi cuộc đời, công lao của Bác đối với đất nước, dân tộc; - Thực hiện hoạt động theo từng chủ điểm: + Tháng 9: Chủ điểm "Mái trường thân yêu của em"; Giáo dục cho các em yêu quý ngôi trường của mình, xây dựng, gìn giữ trường luôn sạch đẹp; + Tháng 10 : Chủ điểm “Vòng tay bè bạn" giúp các em biết đoàn kết giúp bạn cùng tiến bộ; 9 + Tháng 11: Chủ điểm "Biết ơn thầy cô giáo" để các em biết chia sẻ và yêu quý thầy cô; + Tháng 12: Chủ điểm " Uống nước nhớ nguồn" để các em biết công lao của cha, anh; + Tháng 1: Chủ điểm " Ngày Tết quê em " để các em biết phong tục của ngày Tết cổ truyền của dân tộc; + Tháng 2 : Chủ điểm "Em yêu tổ quốc Việt Nam" giáo dục các em lòng yêu nước; + Tháng 3: Chủ điểm " Yêu quý mẹ và cô giáo " để các em biết quan tâm giúp đỡ bà, mẹ, chị, em gái; + Tháng 4: Chủ điểm "Hòa bình và hữu nghị" giúp các em biết yêu chuộng hòa bình, ghét chiến tranh; + Tháng 5: Chủ điểm " Bác Hồ kính yêu" Bác Hồ rất quan tâm chăm sóc thiếu nhi qua các mẫu chuyện: "Hãy để các cháu làm chủ"; "Quả táo của Bác Hồ"; "Bác nhớ các cháu thiếu niên dũng sĩ miền Nam". Qua đó giáo dục lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu, hết mực vì mọi người. Từ đó thể hiện được lòng kính yêu và biết ơn Bác Hồ. * Xét khen thưởng và phê bình học sinh - Biết được tâm lí học sinh tiểu học thích khen hơn chê, thích được động viên. Trong quá trình dạy học, giáo viên cần đảm bảo khen thưởng và phê bình nhắc nhở trên cơ sở những kết quả thực tế của học sinh, mang tính công bằng, khách quan, kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ nhằm định hướng cho các em noi theo những hành vi tốt, đồng thời tạo thêm động lực để các em khắc phục sai lầm; - Sau mỗi tuần tổng kết thi đua, sau mỗi phong trào. Tổ chức khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật để làm gương và kịp thời động viên ( đề nghị lên hội cha mẹ học sinh xin kinh phí ) 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp - Đề tài này không chỉ áp dụng cho học sinh lớp tôi mà có thể áp dụng cho các lớp khác trong tổ, cho tất cả giáo viên trong 10 các trường tiểu học. Chỉ cần giáo viên chịu khó nghiên cứu áp dụng thì sẽ thành công trong chủ nhiệm lớp mình; - Đề tài góp phần hữu ích trong việc chuyển biến suy nghĩ, nhận thức của giáo viên trong quá trình giáo dục học sinh. Thúc đẩy giáo viên tìm tòi thêm những kinh nghiệm giáo dục trong công tác chủ nhiệm lớp với những biện pháp hiệu quả. Đây sẽ là những điều cơ bản góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp a) Đối với học sinh - Lớp học có tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Học sinh ít vi phạm nội quy nhà trường, có ý thức, kỉ luật cao, thi đua học tập rất sôi nổi ngay trong từng giờ học. Thực hiện tốt thi đua hàng tuần, lớp có nề nếp tốt, kết quả học tập đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả cuối năm vừa qua: Quá trình học tập từng môn học, hoạt động giáo dục khác, những đặc điểm nổi bật, sự tiến bộ, hạn chế, mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng khiếu, hứng thú về từng môn học, hoạt động giáo dục, xếp loại từng học sinh đối với từng môn học, hoạt động giáo dục: Hoàn thành chương trình lớp học 100%. Mức độ hình thành và phát triển năng lực: Đạt 100%. Mức độ hình thành và phát triển phẩm chất: Đạt 100%. Học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích khác đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen: 40 % trở lên; - Các cán bộ lớp thực sự năng động, sáng tạo hơn; - Các em đã tích cực chuẩn bị bài ở nhà, luôn sẵn sàng tham gia các phong trào của lớp, của trường. Các em mạnh dạn trình bày ý kiến và mong muốn của mình trước tập thể; - Đối tượng học sinh được xem là cá biệt và học sinh yếu kém đã chuyển biến rõ nét; 11 - Học sinh của lớp thường xuyên được giáo dục đạo đức thông qua các môn học, các buổi sinh hoạt lớp nên các em đều chăm ngoan, biết vâng lời thầy cô, tinh thần đoàn kết trong lớp tốt. Các em còn biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ nhau trong học tập, trong sinh hoạt ở trường; - Ngoài việc học các em còn tham gia tích cực các phong trào do nhà trường, ngành giáo dục phát động . b) Đối với giáo viên - Hoàn thành tốt công tác chủ nhiệm; - Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc học tập, giáo dục học sinh diễn ra thường xuyên. Trong năm đã tổ chức 4 lần họp phụ huynh học sinh, nhiều cuộc trao đổi riêng khi cần thiết với phụ huynh học sinh. Nhờ đó phụ huynh học sinh hỗ trợ tốt với giáo viên chủ nhiệm lớp. Học sinh tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện: 100%; - Thường xuyên phối hợp tốt với giáo viên dạy bộ môn để theo dõi nắm tình hình học tập của các em khi không có giáo viên chủ nhiệm. Qua trao đổi các giáo viên bộ môn đều có chung nhận xét lớp có tinh thần học tập tốt, nghiêm túc khi học các môn và đều đạt so với chỉ tiêu; - Phụ huynh, học sinh tin tưởng và quý mến. Được sự đồng tình của gia đình học sinh và xã hội nên công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng hiệu quả; - Áp dụng các biện pháp trên trong công tác chủ nhiệm nên giáo viên yên tâm công tác. Công tác giảng dạy ngày càng chất lượng góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”; - Giảm được áp lực quản lý lớp học vì học sinh hiểu và tự giác chấp hành nội quy. Xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa thầy và trò. Nâng cao hiệu quả quản lý lớp học, nâng cao chất lượng giáo dục. c) Đối với nhà trường 12 - Từ sự thành công của công tác chủ nhiệm lớp đã góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục lên một cách đáng kể góp phần không nhỏ vào phong trào thi đua của nhà trường. Tạo niềm tin với phụ huynh, với xã hội. - Giúp nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đặt ra; 3.5. Tài liệu kèm theo: Không có. Mỏ Cày Nam, ngày 28 tháng 3 năm 2016 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng