Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến nâng cao hiệu quả giờ dạy toán lớp 2 bằng việc thiết kế giáo án điện t...

Tài liệu Sáng kiến nâng cao hiệu quả giờ dạy toán lớp 2 bằng việc thiết kế giáo án điện tử

.DOC
17
191
87

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:…………………………………………………………… 1. Tên sáng kiến: Nâng cao hiệu quả giờ dạy toán lớp 2 bằng việc thiết kế giáo án điện tử. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục Tiểu học 3. Mô tả bản chất của sáng kiến 3.1 Tình trạng giải pháp đã biết Toán học là môn khoa học tự nhiên có tính logic, tính chính xác cao, nó là chìa khóa mở ra sự phát triển của các bộ môn khoa học khác. Để giúp các em học tốt môn Toán - một môn học khô khan, nếu chỉ dạy trên bảng đen phấn trắng thì học sinh sẽ nhanh chán, tiếp thu bài hạn chế giờ học sẽ trở nên nặng nề, không duy trì được khả năng chú ý của các em nếu các em chỉ có nghe và làm theo. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có chủ trương khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc giảng dạy. Hơn nữa, công nghệ thông tin là phương tiện để giúp chúng ta tiến tới một “ xã hội học tập”. Trong thực tế đã có những giờ dạy học, giáo viên còn lạm dụng công nghệ thông tin, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy thụ động, ít kiến tạo được tri thức, học sinh học "như xem phim", trong khi công nghệ thông tin chỉ là phương tiện dạy học. Hoặc sử dụng chỉ để "thay bảng đen" chứ không phát huy được khả năng tuyệt vời của phương tiện dạy học này. Tất cả các khuynh hướng trên đều không phát huy được vai trò, vị trí, ưu điểm của công nghệ thông tin trong dạy học hiện nay. + Ưu điểm: - Khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên có thể thiết kế bài học như sách giáo khoa, không cần in tranh ảnh tốn tiền, mất thời gian, bảo quản khó mà hình ảnh lại nhỏ không rõ nét như khi đưa lên màn hình lớn. + Hạn chế: - Giờ học toán còn trầm, học sinh còn thụ động trong học tập, một số học sinh còn yếu kém còn ngại học toán. - Nhiều học sinh rất ít có điều kiện tiếp xúc với máy tính hoặc một số em chưa từng biết sử dụng máy tính do đó cũng hạn chế trong việc làm bài trên máy tính. - Đối với giáo viên trình độ tin học còn hạn chế việc thiết kế giáo án điện tử rất vất vả, mất nhiều thời gian và để thiết kế được bài giảng hay giáo viên phải biết sử dụng kết hợp nhiều chương trình phần mềm khác nhau. - Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để có được một giáo án điện tử tốt, giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh hoạ, âm thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. - Việc thiết kế giáo án điện tử chưa có nhiều kinh nghiệm nên việc chọn màu sắc, phông nền hay phông chữ, chọn hiệu ứng đôi khi chưa phù hợp. - Việc sử dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi nó còn bị lạm dụng để làm thay phần việc của giáo viên. 3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 3.2.1. Mục đích của giải pháp Với mục đích nâng cao kiến thức, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục Tiểu học, phục vụ cho giờ dạy của giáo viên đạt hiệu quả cao. Đồng thời chia sẻ với các bạn đồng nghiệp các kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp các bạn sáng tạo ra nhiều cách truyền thụ kiến thức mới cho học sinh phục vụ tốt cho việc dạy – học môn toán lớp 2. Đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở Tiểu học theo phương hướng hoạt động cá thể phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh - một môn học được coi là khô khan, hóc búa thì việc sử dụng phương tiện dạy học hiện đại sẽ giúp các em nhìn nhận, nắm bắt nội dung học tập một cách cụ thể, dễ hiểu không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó vận dụng tốt bài học để làm các dạng bài tập. 3.2.2. Nội dung của giải pháp * Tính mới của giải pháp Đưa ra những giải pháp để ứng dụng phù hợp trong quá trình dạy học ở nhà trường nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Để giáo viên giảng dạy sẽ không còn lúng túng mà tự tin hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ giảng. Đúng như Luật Giáo dục đã quy định “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”. Để học sinh có thể tự học tập, bồi bổ phát triển kiến thức, nâng cao trình độ và lao động một cách sáng tạo, ứng với mỗi kiến thức có thể có nhiều biện pháp và phương pháp giảng dạy khác nhau, người giáo viên phải biết tuỳ tình hình cụ thể, tuỳ điều kiện thiết bị của trường và đặc biệt là tuỳ đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh mà chọn phương pháp giảng dạy thích hợp nhất các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học hướng đến mục tiêu: - Làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu. Học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. Vì vậy, bên cạnh việc thiết kế nội dung bài học hợp lí, người giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho các em bằng việc biết kết hợp sử dụng các phương tiện dạy học hỗ trợ nhằm khơi gợi trí tò mò, óc sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng bài giảng trên máy tính sẽ tạo được sự thích thú, lòng say mê và xây dựng tính kỉ luật, tập cách hợp tác với các bạn xung quanh, các bài giảng sinh động trên các phương tiện dạy học hiện đại phù hợp với việc nhận thức của các em sẽ giúp các em lĩnh hội những tri thức toán học một cách dễ dàng, đầy hứng khởi, củng cố, khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập. Nhờ đó mà kết quả là học sinh tiếp thu bài tốt hơn và có khả năng vận dụng kiến thức vào cuộc sống tốt hơn. * Các bước thực hiện: a) Tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học - Ở lứa tuổi Tiểu học, cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện. Vì thế, sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể tập trung lâu một cử động đơn điệu. - Học sinh Tiểu học dễ nắm bắt nội dung học tập bởi các em chưa bị chi phối nhiều về cuộc sống xung quanh nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ và không được luyện tập thường xuyên. Vì vậy, người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lí đó để luôn tạo ra hứng thú trong học tập cho học sinh và giúp học sinh thường xuyên được luyện tập. - Học sinh tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh đẹp mới lạ. - Trẻ hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới song các em chóng chán. Do vậy, trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều đồ dùng dạy học, sử dụng những phương tiện dạy học hiện đại, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ ... để kích thích trí tưởng tượng của học sinh và củng cố khắc sâu kiến thức. b) Sử dụng giáo án điện tử để dạy ở một số bài của môn toán lớp 2 Môn Toán tuy ít tranh ảnh, nhưng mỗi bài học hay mỗi bài toán ta đưa lên màn hình lớn sẽ giúp học sinh chú ý hơn. Khi dạy bằng giáo án điện tử, giáo viên đỡ vất vả hơn nhiều. Thay bằng các thao tác gắn đồ dùng lên bảng, giáo viên chỉ cần kích chuột là có ngay những hình ảnh như ý muốn. Dạy bằng giáo án điện tử còn tránh được tình trạng cháy giáo án do quá nhiều thao tác gắn và tháo đồ dùng dạy học. Những từ ngữ trọng tâm trong bài ta có thể đổi màu hoặc gạch chân sẽ giúp học sinh hiểu bài hơn, từ đó giải bài toán một cách dễ dàng. Hoặc khi tóm tắt đề bài ta có thể dùng những hình ảnh phù hợp với đề bài (như con chim, con cá, bông hoa...) những hình ảnh này ta có thể lấy trên mạng Internet. Cách tóm tắt đề bài đó sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài và làm bài tốt hơn. Những bài toán về hình học ta có thể đưa lên màn hình lớn, tô màu những phần cần thiết, như vậy sẽ giúp học sinh dễ hiểu bài hơn. Hoặc những bài toán về ghép hình, mỗi bài toán có thể có nhiều cách ghép khác nhau. Cùng một lúc giáo viên đưa các đáp án lên bảng sẽ rất vất vả và mất thời gian. Nhưng nếu dạy bằng giáo án điện tử thì chỉ cần thiết kế trong một Slide là có đủ các đáp án của bài. Dựa vào đó học sinh biết được mình đã ghép theo cách nào, và còn có những cách ghép nào nữa. Từ đó, học sinh có thể vận dụng các cách ghép hình cho các bài học sau. * Dạy phép cộng, trừ Nhóm bài: 29 + 5, 49 + 25 ( trang 16, 17 – SGK Toán 2); 28 + 5; 38 + 25 ( trang 16, 17 – SGK Toán 2) Ở những bài này để xây dựng được các công thức trong bảng cộng mà không sử dụng giáo án điện tử thì người giáo viên phải sử dụng rất nhiều que tính, giáo viên sẽ vất vả trong việc gắn que tính lên bảng cũng như gộp hoặc tách que tính để phân tích nội dung bài học. Trong khi đó với việc sử dụng giáo án điện tử thì thay bằng các thao tác gắn tách trên bảng, giáo viên chỉ cần nhấp chuột là những hình ảnh giáo viên cần sẽ lần lượt hiện ra một cách sinh động (có màu sắc bắt mắt, hình ảnh động.....) gây sự chú ý của học sinh. Bước 1: Cô có 49 que tính (gồm 4 bó 1 Bước 2: có thêm 25 que tính nữa (gồm chục que tính và 9 que rời) 2 bó 1 chục que tính và 5 que rời) Bước 3: Có 9 que tính rời và thêm 5 que Bước 4: 4 bó thêm 2 bó rồi thêm 1 bó tính rời nữa, tức là thêm 1 que tính vào 9 nữa thành 7 bó hay 7 chục que tính, 7 que tính (rồi bó lại thành 1 bó 1 chục que chục que tính thêm 4 que tính là 74 que tính) và thêm tiếp 4 que tính còn lại. tính. Như vậy 49 que tính thêm 25 que tính được 74 que tính. * Dạy phép nhân, chia Khi dạy bảng nhân, chia giáo viên phải chuẩn bị, sử dụng đồ dùng (các tấm bìa) khi hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân mất nhiều thời gian trên lớp nhưng với việc sử dụng giáo án điện tử thì các thao tác đó mất rất ít thời gian mà học sinh tập trung chú ý hơn. Ví dụ: Hướng dẫn học sinh lập bảng nhân Bước 1: Dạy bảng nhân hình ảnh trực quan được trình bày theo nguyên tắc lặp lại lần lượt cô có một tấm bìa 3 chấm tròn dòng thứ nhất và nhấn mạnh: 3 được lấy 1 lần được viết là 3 x 1 và kết luận 3 x 1 = 3 và cho kết luận này ở nửa bên phải của bảng. Bước 2: Cho 2 tấm bìa 3 chấm tròn trên dòng thứ 2 và nhấn mạnh thêm 1 tấm bìa 3 đơn vị nữa. Yêu cầu học sinh nhận xét lúc này 3 được lấy mấy lần? Nên viết thành 3 nhân mấy? Có cách nào tìm ra kết quả mà không phải nhân? Gợi ý cứ thêm 1 lần 3 thì kết quả tăng thêm 3 đơn vị. Kết quả là 3 x 2 = 6 và cho kết luận này ở phía dưới dòng của 3 x 1 = 3. Bước 3: Cho 3 tấm bìa 3 chấm tròn bên dưới dòng thứ 2 và nhấn mạnh thêm 2 tấm bìa 3 đơn vị thêm 1 tấm bìa 3 đơn vị nữa nghĩa là 3 được lấy 3 lần do đó kết quả tăng thêm 3. Kết quả là 3 x 3 = 9 và cho kết luận này ở phía dưới dòng của 3 x 2 = 6. Các phép nhân còn lại giáo viên chỉ cần nhấp chuột là có ngay mà không cần phải ghi bảng phụ. Hay khi giáo viên hướng dẫn học sinh học thuộc bảng nhân, chia mất nhiều thời gian khi đính các hình để che tích, thương,…bằng các tấm bìa (bông hoa, con vật) nhưng với giáo án điện tử thì thao tác nhanh hơn, học sinh cũng mau thuộc hơn. Cho học sinh học thuộc bảng chia bằng cách giáo viên che khuất xen kẽ từng thương và số bị chia. * Dạy đại lượng và đo đại lượng Bài Ki – lô - mét ( trang 151 – SGK Toán 2): Ở bài này, để học sinh hình dung được độ dài 1 ki - lô - mét mà chỉ dùng hình ảnh trong SGK thì khó có thể giúp các em hình dung được một cách cụ thể. Vì thế, khi dạy bài này, giáo viên cần lấy điểm mốc cụ thể rõ ràng để giúp các em dễ hình dung ra độ dài 1km là như thế nào. Ví dụ: Ở bài này, để dạy cho học sinh hình dung ra đoạn đường dài 1km, tôi có thể đưa lên sơ đồ trên màn hình như sau: Ở phần luyện tập, để giúp các em làm tốt bài tập số 3, giáo viên đưa lược đồ Việt Nam, đổi màu các đoạn đường để giúp học sinh hình dung được khoảng cách giữa các tỉnh và các em sẽ dễ dàng so sánh được các quãng đường đó. Bài Mi – li - mét ( trang 153 – SGK Toán 2) Ở bài này để hướng dẫn học sinh cùng quan sát thước có vạch chia Mi - li mét là khó vì khoảng cách giữa các vạch là quá nhỏ. Để giáo viên có thể giới thiệu về 1mm và giúp học sinh nắm được biểu tượng 1mm trên thước là rất khó cho việc quan sát của học sinh. Vì vậy, việc đưa hình ảnh cái thước cùng với độ dài 1mm được tô màu đỏ lên màn hình sẽ giúp cho giáo viên dễ dàng truyền tải tới học sinh và học sinh cũng dễ dàng nắm bắt khái niệm. Để học sinh nắm được 1cm = ...mm, giáo viêncó thể yêu cầu học sinh quan sát độ dài 1cm trên thước và hỏi: “Độ dài 1cm, chẳng hạn từ vạch 0 đến vạch 1, được chia thành bao nhiêu phần bằng nhau?” giáo viên có thể đưa hình ảnh sau: Hoặc khi hướng dẫn học sinh đo độ dài đoạn thẳng thì rất khó để cho học sinh quan sát nếu giáo viên sử dụng thước chia vạch Mi – li - mét của học sinh với một đoạn thẳng chỉ có vài Mi – li - mét. Vì thế với giáo án điện tử, giáo viên có thể phóng lên màn hình để hướng dẫn học sinh cách đo, cách đặt thước và đọc số đo của đoạn thẳng đó. Học sinh có thể quan sát dễ dàng mà không sợ thước nhỏ quá hay đoạn thẳng ngắn quá. Ngoài ra, giáo viên cũng có thể sử dụng máy quay để quay các thao tác đo mẫu hoặc vẽ mẫu để đưa lên màn hình lớn cho học sinh quan sát một cách dễ dàng và chính xác. Bài Ngày tháng (trang 79 – SGK Toán 2) Để dạy bài này, nếu không sử dụng máy chiếu giáo viên phải mất thời gian scan ảnh rồi phóng to ra giấy A0 nhưng vẫn rất khó cho học sinh có thể quan sát được. Bằng việc sử dụng máy chiếu giáo viên có thể phóng to tờ lịch, đổi màu chữ nếu cần và học sinh có thể dễ dàng quan sát. * Dạy các số trong phạm vi 1000 Bài Đơn vị, chục, trăm, nghìn (trang 137 – SGK Toán 2) Với bài này, phần nội dung bài mới, giáo viên sẽ phải gắn rất nhiều các ô vuông nhỏ biểu thị cho đơn vị, chục, trăm, nghìn lên bảng mất rất nhiều thời gian, và nhiều khi nam châm không đủ chắc, lại mất thời gian chỉnh sửa. Bằng việc sử dụng máy chiếu giáo viên chỉ cần kích chuột là các biểu tượng sẽ hiện ra theo đúng ý đồ của giáo viên, không gây nên sự vất vả, tiết kiệm thời gian cho giáo viên còn học sinh thì dễ dàng tiếp cận với nội dung bài học. c) Những phương pháp dạy các nội dung thực hành, luyện tập Qua nghiên cứu chương trình, tôi nhận thấy thời lượng dành cho học sinh thực hành, luyện tập ở trong chương trình toán ở lớp 2 đã chiếm khoảng hơn 80% thời lượng toán ở lớp 2. Nội dung thực hành, luyện tập không chỉ có trong các tiết luyện tập, luyện tập chung, ôn tập mà còn chiếm tỷ lệ khá lớn trong các tiết học bài mới. Đây là cơ hội để giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, thực hiện dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, tăng cường thực hành, vận dụng. Nhận thức điều này, trong những giờ thực hành, luyện tập tôi đã đi sâu đến các đối tượng học sinh còn yếu toán để giúp các em củng cố kiến thức và các kỹ năng của bài mới, rèn luyện các năng lực thực hành. Khi dạy luyện tập, thực hành tôi đã cố gắng giúp mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động thực hành, luyện tập khả năng của mình bằng nhiều cách như: Tổ chức cho học sinh làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong sách giáo khoa, không tự ý lướt qua hoặc bỏ bài tập nào, kể cả các bài tập mà học sinh cho là dễ. Trong tiết học phải chấp nhận có học sinh làm được nhiều hơn học sinh khác. Cần giúp học sinh khai thác nội dung tiềm ẩn trong các bài tập và đưa nhiều kết quả, đáp án cho học sinh xem. Để giúp đỡ các học sinh trung bình, yếu giáo viên cần tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh như: - Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc trong toàn lớp về cách giải một bài tập. Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm, ở lớp. - Sự hỗ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp giúp học sinh tự tin hơn vào bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình. Qua việc hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau học sinh tự đánh giá kết quả luyện tập, thực hành. Giáo viên nên khuyến khích học để học sinh có thói quen làm xong bài nào cũng tự kiểm tra lại xem có làm nhầm, làm sai không? Có thể hướng dẫn học sinh đánh giá bài làm của mình, của bạn rồi báo cho giáo viên. Có điều gì còn chưa hiểu, giáo viên khuyến khích học sinh tự nói ra để tìm cách khắc phục. Trong quá trình dạy các bài luyện tập, thực hành cần giúp học sinh nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập. - Tập cho học sinh thói quen và có phương pháp tìm được cách giải quyết tốt nhất cho bài làm của mình. Tôi không “áp đặt” học sinh theo phương pháp có sẵn, mà động viên các em tìm và lựa chọn phương án tốt hơn. Ví dụ: Bài tập 3, SGK trang 130 A 4cm B 4cm 4cm C Học sinh có thể tính chu vi tam giác bằng các cách: Bài giải Chu vi tam giác ABC là: 4 + 4 + 4 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Hoặc : Chu vi tam giác ABC là: 4 x 3 = 12 (cm) Đáp số: 12 cm Lúc đó giáo viên hỏi: Tại sao con lại lấy 4 x 3 để tính chu vi hình tam giác (vì 3 cạnh hình tam giác có số đo bằng nhau 4 cm). Ví dụ: Bài 4 trang 74 Vẽ đường thẳng: Đi qua hai trong ba điểm A, B, C A. . B C . Học sinh thực hiện thao tác nối để có 3 đường thẳng đó là: đường thẳng AB, BC, CA giáo viên lần lượt cho kết quả (3 lựa chọn) trên bảng. *Kết luận: Như vậy bằng việc sử dụng giáo án điện tử giáo viên có thể mang lại cho học sinh những giờ học bổ ích và lí thú, có thể tác động đến hầu hết các giác quan của học sinh, tạo những ấn tượng sâu sắc tới các em. Khi soạn những bài giảng này, giáo viên không phải vất vả trong việc phóng to tranh ảnh ra giấy vừa tốn tiền vừa tốn thời gian và công sức mà hình ảnh màu sắc lại không sống động, không rõ nét. Khi giáo viên đã thành thạo sử dụng máy vi tính, Internet thì việc soạn bài trên máy rất đơn giản, không cần phải di chuyển đi đâu, chỉ việc vào mạng Internet mọi tư liệu đều có thể tìm thấy. 3. 3. Khả năng áp dụng của giải pháp Qua áp dụng các biện pháp giảng dạy như trên, tôi thấy rằng các em đã phát huy được tính tích cực chủ động nắm bắt nội dung kiến thức của giờ học. Các em hiểu bài ngay tại lớp và làm tốt được các bài tập của giờ học bằng nhiều cách. Chính vì vậy mà kết quả học tập của các em đã nâng cao rõ rệt. Sáng kiến kinh nghiệm này có thể nhân rộng cho đồng nghiệp trong khối Hai, giới thiệu đồng nghiệp ở trường bạn nghiên cứu áp dụng trong giảng dạy. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Sau khi nghiên cứu và đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Toán lớp 2 tôi thấy học sinh thích học những tiết có dạy bằng giáo án điện tử hơn những tiết dạy truyền thống. Sau khi dạy tôi đã thực nghiệm kiểm tra cùng 1 đề bài thì kết quả như sau: Năm học 2014 - 2015 Chưa áp dụng đề tài Năm học 2015 - 2016 Sau khi áp dụng đề tài Khảo sát Kết quả thu được qua kiểm tra khảo sát Nắm vững và tính Nắm chưa vững và tính toán chính xác toán chưa chính xác 25 15/25 10/25 20 19/20 1/20 Nhìn vào bảng trên cho thấy chất lượng học có ứng dụng công nghệ thông tin kết quả cao hơn so lớp không có ứng dụng công nghệ thông tin. Hầu hết các em lớp có ứng dụng công nghệ thông tin nắm chắc bài và làm bài nhanh, đúng hơn lớp không có ứng dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, với các tiết học khác có ứng dụng công nghệ thông tin kết quả cao hơn hẳn so với khi dạy không có ứng dụng công nghệ thông tin, học sinh rất hào hứng và say mê khi học các tiết này các em cảm thấy thích thú đến lớp, đến trường luôn hào hứng tham gia vào các hoạt động học tập. Nói chung, tinh thần của các em phấn khích hơn. Để nâng cao chất lượng dạy học cần lưu ý rằng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học phải quán triệt các quan điểm sau: a. Đối với giáo viên - Có tầm nhìn xa hiểu rộng, kiến thức sâu về môn Toán - Phải thường xuyên trau dồi kiến thức của bản thân, tích cực học hỏi cái mới, cái hay của đồng nghiệp, kỹ năng , thủ thuật giải các dạng Toán ở Tiểu học, phải tâm huyết với nghề. - Mạnh dạn áp dụng những phương pháp mới để áp dụng vào bài giảng một cách có hiệu quả. - Khi soạn giáo án điện tử giáo viên nên cân nhắc việc đưa công nghê thông tin vào bài giảng vì không phải bài nào cũng áp dụng được mà cần lựa chọn 1 cách hợp lý dựa vào nội dung mục đích yêu cầu cách tích hợp trong bài dạy luôn tìm tòi sáng tạo, phương pháp có thay đổi, có phong phú bài dạy mới có kết quả tốt. - Giáo viên cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp cho giáo viên rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác; - Khi thiết kế bài giảng điện tử cần chuẩn bị trước tình huống, tư liệu (Vedeo, hình ảnh, bảng đồ,….) cần lưu ý về Font chữ, màu chữ (Xanh (đen)trắng, vàng/đỏ) và hiệu ứng thích hợp (hiệu ứng đơn giản, nhẹ nhàng tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng); - Nội dung bài giảng điện tử cần cô đọng, xúc tích, hình ảnh, các mô phỏng cần sát chủ đề (trong 1 slide không nên có nhiều hình hay nhiều chữ). Nội dung bài giảng chứa nhiều liên kết củng cố bài cần hướng đến các câu hỏi mang tính vận dụng hay các hình thức trắc nghiệm, cần khai thác thế mạnh của công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá và kiểm chứng kết quả. - Không lạm dụng công nghệ thông tin nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của người học, khi công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. Những kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả. - Giáo viên cần học, tập huấn các lớp soạn, giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy vào các trang web để có thể rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới trao đổi những cách làm hay… - Tổ chức sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề để trao đổi về kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. b. Đối với học sinh - Phải say mê, ham thích môn Toán thì các em mới có hứng thú tìm hiểu bài học một cách say sưa. - Phải nhiệt tình, cộng tác với giáo viên trong giờ học. Vạn sự khởi đầu nan, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ban đầu là một bài toán khó với giáo viên. Nhưng qua một thời gian, giáo viên và học sinh sẽ thấy được hiệu quả tích cực khi công nghệ thông tin mang lại cho cả thầy và trò. Đó là không gian mới nhiều hứng thú trong lớp học. Với sự hỗ trợ của máy tính và một số phần mềm dạy học cùng các thiết bị đi kèm, giáo viên có thể tổ chức tiết học một cách sinh động, các bài giảng không chỉ mang hơi thở cuộc sống hiện đại gần gũi hơn với học sinh mà còn giúp cả người dạy và người học được tiếp xúc với các phương tiện hiện đại, làm giàu thêm vốn hiểu biết của mình. 3.5. Tài liệu bao gồm: không có ............. , ngày... tháng ...năm 2016. Người viết
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng