Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp...

Tài liệu Sáng kiến nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt lớp

.DOC
6
37
55

Mô tả:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số:………………………………… 1. Tên sáng kiến: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ SINH HOẠT LỚP 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Công tác chủ nhiệm, chỉ thực hiện nghiên cứu trong giờ sinh hoạt lớp và trong tiết sinh hoạt ngoài giờ lên lớp ở Trường trung học cơ sở của các khối lớp 6, 7, 8, 9. 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết: - Trong nhiều năm làm công tác chủ nhiệm cho thấy việc tổ chức tốt một giờ sinh hoạt lớp là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho tập thể lớp nhận thấy được những mặt tiến bộ và những vấn đề còn tồn tại của lớp trong một tuần học tập để có hướng phấn đấu và khắc phục cho tuần học sau. Nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện đạo đức, học tập của học sinh và công tác chủ nhiệm trong năm học. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: * Mục đích của giải pháp: - Tạo được không khí thoải mái vui tươi nhẹ nhàng trong giờ sinh hoạt lớp; - Xác định được những mặt tiến bộ và hạn chế của lớp; - Hướng phát huy và khắc phục những ưu khuyết điểm; - Nhằm nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm. Ngoài ra đề tài còn giúp cho giáo viên trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. - Thuận lợi: + Đa số học sinh có động cơ học tập tốt, thích hoạt động tìm tòi để nâng cao nhận thức cá nhân trong rèn luyện đạo đức, học tập…; + Tập thể giáo viên nhà trường nhiệt tình ủng hộ với sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu trường; phối hợp kịp thời giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn; + Một số em có năng khiếu vượt trội: Điều khiển chương trình, năng lực lãnh đạo và quản lí lớp; + Bản thân được phân công làm công tác chủ nhiệm nhiều năm; + Các bộ phận trong tập thể lớp như tổ, ban cán bộ, đôi bạn học tập … phối hợp chặt chẽ trong mọi hoạt động; + Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến con em học sinh, phối hợp kịp thời nhiệt tình với giáo viên chủ nhiệm khi cần thiết; + Một số em có ý thức tự giác cao: Biết tự nhận lỗi khi sai lầm làm nguồn động viên lớn để giáo viên thực hiện đề tài. - Khó khăn: + Một số ít học sinh còn lười, chưa hoà nhập với tập thể, có tính cách ngỗ nghịch, phá phách và có tính hiếu động cao; + Một số em lại nhút nhác, chưa biết tổ chức và tham gia sinh hoạt tập thể; + Hoàn cảnh cá nhân mỗi em có sự chênh lệch lớn về: Kinh tế gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với mỗi em, môi trường gia đình, môi trường xã hội nơi các em đang sống …. * Nội dung giải pháp: - Học sinh có cái nhìn mới hơn đối với giờ sinh hoạt lớp. Các em mạnh dạn hơn trong việc nhìn nhận những lỗi lầm và tích cực khắc phục; - Trước yêu cầu mới, học sinh trong nhà trường ngoài dạy kiến thức, phải được giáo dục toàn diện cả nhận thức đạo đức, tư tưởng tình cảm; - Thúc đẩy, kích thích học sinh hứng thú học tập, rèn luyện phẩm chất qua tiết sinh hoạt lớp, tăng cường đoàn kết tập thể, phát huy năng lực lãnh đạo của học sinh; - Nhiều giáo viên còn nhằm lẫn giữa giờ sinh hoạt lớp và giờ xử lý giáo dục học sinh, từ đó mà giờ sinh hoạt lớp chưa có tính giáo dục đạo đức sâu sắc, chưa phát huy được tính tự giác, tích cực, tính dân chủ của các em. - Khảo sát đầu năm cho thấy: + Học sinh chưa biết tổ chức buổi sinh hoạt lớp; + Học sinh chưa thấy lợi ích của giờ sinh hoạt lớp; + Học sinh chưa nâng cao hiệu quả của giờ sinh hoạt lớp, chưa biết ghi chép nội dung sinh hoạt; + Học sinh chưa tự giác, tích cục trong học tập, chưa ý thức, chưa biết tự nhận lỗi khi mắc sai lầm… 3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp: * Khả năng chung của giải pháp: - Phân công ban cán bộ lớp điều khiển hoạt động sinh hoạt, chuẩn bị ý kiến đóng góp xây dựng tập thể, phát thưởng cho cá nhân, tập thể, tổ đạt xuất sắc trong tuần…; - Tập thể sẽ thảo luận đưa ra biện pháp thực hiện các nội dung đề ra và chỉ tiêu đạt được trong tuần tới; - Kết hợp với giáo viên bộ môn nắm bắt kịp thời tình hình học tập, nề nếp của lớp, từ đó có hướng khắc phục khuyết điểm và uốn nắn cá nhân vi phạm; - Lập ra kế hoạch từng tuần cụ thể sinh hoạt đạo đức theo chủ đề tuần, chủ đề tháng, phát huy tối đa tính dân chủ của học sinh từ đó nắm bắt được cá tính, tâm tư nguyện vọng từng em để có biện pháp tác động phù hợp; - Có thể ứng dụng triển khai rộng rãi trong giờ sinh hoạt lớp ở cấp trung học cơ sở. * Khả năng áp dụng cụ thể của giải pháp: - Khâu chuẩn bị: Đội ngũ cán bộ lớp phải đầy đủ: Lớp trưởng, một hoặc hai lớp phó học tập, một hoặc hai lớp phó kỉ luật, lớp phó lao động…; + Bảng tổng kết tuần phải hoàn thành từ ngày hôm trước: Điểm cộng, điểm trừ, xếp hạng, học sinh tuyên dương, học sinh phê bình…; + Để thực hiện tổng kết đạt hiệu quả cao, các tổ trưởng có sự theo dõi chặt chẽ từng thành viên trong lớp về các mặt làm được và chưa làm được trong tuần. Từ đó các tổ trưởng ghi nhận đầy đủ vào sổ theo dõi; + Ban cán bộ lớp cũng thực hiện theo dõi những mặt mà mình đảm nhận như: Học tập (lớp phó học tập); nề nếp, tác phong (lớp phó kỉ luật); vệ sinh (lớp phó lao động); theo dõi hoạt động chung của lớp và việc quản lí các thành viên trong lớp (lớp trưởng); + Chuẩn bị bàn ghế để ban cán bộ lớp ngồi quay xuống lớp, kẻ bảng tổng kết lên bảng thể hiện đầy đủ những vấn đề cần thiết. - Khâu tổ chức sinh hoạt: + Lớp phó văn thể mĩ bắt giọng bài hát tập thể tạo không khí sôi nổi cho buổi sinh hoạt; + Người điều khiển chương trình tuyên bố lí do giới thiệu đại biểu (nếu có); + Các tổ lần lượt báo cáo kết quả thi đua trong tuần về hai mặt trọng tâm học tập, nề nếp ngoài ra các mặt khác như vệ sinh, cơ sở vật chất, cây xanh…; + Ban cán bộ lớp tổng kết những vấn đề của lớp trong tuần: Học tập, nề nếp, tác phong, vệ sinh…; + Ý kiến của các thành viên trong lớp về bảng tổng kết; + Tuyên dương và phát thưởng cho các học sinh tiêu biểu trong tuần; + Ban cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thực hiện trong tuần sau; + Giáo viên chủ nhiệm tuyên dương và phát thưởng cho những học sinh giữ vững thành tích học tập tốt trong nhiều tuần; + Giáo viên chủ nhiệm nhận xét ưu khuyết điểm của lớp trong một tuần qua; + Giáo viên nhắc nhỡ các trường hợp vi phạm nội qui nhà trường và đưa ra hình thức xử lí mang tính giáo dục. - Giáo viên nêu kế hoạch hoạt động cho tuần sau. Động viên học sinh thực hiện tốt nề nếp, học tập và các mặt khác. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc có thể dự kiến thu được do áp dụng giải pháp: * Hiệu quả áp dụng giải pháp: - Nội bộ lớp đoàn kết tốt. Học sinh tham gia tốt hoạt động tập thể, trang bị được nhiều kiến thức bổ ích cho các em; - Học sinh từng cá nhân, tập thể tự giác tích cực tham gia nhiệt tình phong trào thi đua và mọi phong trào khác của nhà trường; - Học sinh dạn dĩ, thể hiện tốt năng lực của mình trước đám đông, dần dần có nhiều học sinh có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào tập thể; - Phát hiện và bồi dưỡng được nhiều học sinh có năng khiếu lãnh đạo; - Học sinh ý thức được giờ sinh hoạt lớp là một giờ học bổ ích, từ đó tích cực học tập và rèn luyện phẩm chất đạo đức cá nhân; - Cảm hóa được nhiều học sinh trong lớp về các mặt: Học tập, nề nếp, đạo đức, tác phong, lẫn vấn đề tình cảm riêng tư mà các em không biết tâm sự với ai, giáo viên chủ nhiệm là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho học sinh trong lớp. * Lợi ích áp dụng giải pháp: - Học sinh hứng thú và tích cực tham gia tốt tiết sinh hoạt lớp. Từ đó chất lượng về hai mặt giáo dục đạo đức, học tập được nâng lên. Với giải pháp trên đã đạt được hiệu quả tốt trong công tác làm chủ nhiệm trong hai năm gần đây: Năm học Sĩ số 2013 -2014 2014 -2015 HKI 33 35 Hạnh Kiểm Tốt Khá 33(100%) 0 35(100%) 0 Học Lực Giỏi Khá Trung bình 12(36,4%) 14(42,4%) 7(21,2%) 14(40%) 14(40%) 7(20%) 35 31(88,6%) 4(11,4%) 11(31,4%) 12(34,3%) 12(34,3%) 2015- 2016 - Bản thân tiếp tục duy trì hoạt động theo kế hoạch, từng bước có điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp thực tế; - Tích cực dự giờ trao đổi học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp; - Tiếp tục có sự trao đổi giữa các đồng nghiệp hoàn thiện đề tài để áp dụng cho những năm tiếp theo. Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, rất mong sự đóng góp nhiệt tình của đồng nghiệp và sự chỉ đạo kịp thời từ các cấp lãnh đạo để đề tài có tính khả thi hơn. 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: Không.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng