Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo án - Bài giảng Sáng kiến kinh nghiệm Sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học...

Tài liệu Sáng kiến nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học

.DOC
9
133
56

Mô tả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . I. Tên sáng kiến: Nâng cao chất lượng giảng dạy phân môn vẽ tranh ở trường tiểu học II. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Đề tài thuộc lĩnh vực chuyên môn III. Mô tả giải pháp 1. Tình trạng giải pháp đã biết - Trong cuộc sống hàng ngày nhu cầu thưởng thức về cái đẹp được đặt lên hàng đầu. Cảm thụ cái đẹp để sống đẹp là mục tiêu của giáo dục, lấy cái đẹp để giáo dục con người. - Dạy môn mỹ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường tiểu học là một môn học đem lại niềm vui cho các em, làm cho các em nhìn ra cái đẹp có ở trong mình, xung quanh mình, gần gũi và đáng yêu. Đồng thời giúp các em tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng thức được nó ngay trong sinh hoạt hàng ngày, làm cho cuộc sống thêm hài hòa, hạnh phúc. - Thông qua giảng dạy phân môn vẽ tranh, ngoài việc cung cấp cho học sinh một số kiến thức mỹ thuật phổ thông còn rèn luyện cho các em cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo giúp các em vận dụng những kiến thức hiểu biết mỹ thuật vào học tập cũng như trong sinh hoạt hàng ngày. -1- - Do đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học các em còn nhỏ, sự tập trung chưa cao kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành vẽ tranh còn hạn chế. Bước đầu các em chưa quen cách sắp xếp bố cục, hình mảng trong tranh chưa cân đối, chưa phân rõ hình ảnh chính, phụ, hay dựa vào tranh mẫu có sẵn để vẽ nên bài vẽ thiếu phong phú, sinh động - Trong những giờ học vẽ tranh lớp học còn trầm chưa sinh động, học sinh vẽ bài chưa hứng thú, nhiều em cho là bài khó vẽ không được. Một số em xem đây là môn phụ nên còn thờ ơ trong học tập, chuẩn bị dụng cụ học tập chưa đầy đủ. - Từ tình hình thực tế trên, giáo viên sẽ đề ra biện pháp giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh nhằm trang bị cho các em những kiến thức ban đầu, kỹ năng tìm tòi, tư duy sáng tạo. Từ đó góp phần phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. - Khi áp dụng trong thực tế giảng dạy trong những năm qua tôi thấy có những ưu khuyết điểm như sau : *Ưu điểm : - Trong học tập hoạt động của giáo viên và học sinh rất đồng bộ, nhịp nhàng, các em tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài có hiệu quả. - Chất lượng các bài vẽ tranh của học sinh ngày được nâng lên, có nhiều bài vẽ thể hiện sự tư duy sáng tạo hình ảnh phù hợp, màu sắc tươi sáng, phong phú sinh động - Các em có sự say mê, ham thích môn học * Khuyết điểm -2- - Còn một số em xem đây là môn học phụ cộng với sự thiếu quan tâm của phụ huynh nên học sinh thường học cho qua loa hoặc học hay không cũng được. - Còn vài em ở các lớp chưa quen với cách sắp xếp bố cục, còn vẽ theo tranh mẫu chưa có sự tập trung nên bài vẽ thiếu phong phú, sinh động. 2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến 2.1. Mục đích của giải pháp - Dạy mỹ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường tiểu học nhằm trang bị cho các em một số kiến thức cơ bản ban đầu. Tạo cho các em có khả năng cảm thụ cái đẹp, biết vận dụng cái đẹp vào trong học tập và làm nền tảng cho sự phát triển về mặt trí tuệ và đạo đức. - Rèn cho các em kỹ năng thực hành, biết tự mình tạo ra cái đẹp mà mình yêu thích. Từ đó, làm cho các em ham thích môn học, có khả năng tư duy sáng tạo trong từng tiết học đồng thời hình thành ở các em phát triển toàn diện với: “ Đức – trí – lao- thể - mỹ ” - Giúp các em phát triển năng khiếu đồng thời bồi dưỡng nhân tài, làm nền tảng định hướng cho một số em có năng khiếu tiếp tục học các trường chuyên nghiệp sau này. 2.2. Những điểm khác biệt, tính mới của giải pháp đã được áp dụng *Những điểm khác biệt so với trước đây - Trong chương trình giáo dục mới, môn mỹ thuật được xem là một môn rất quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Trong từng năm học, các ngành liên đới cũng phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục để tổ chức các hội thi vẽ -3- tranh theo chủ đề giáo dục cho học sinh tiểu học. Ngoài ra Ban giám hiệu nhà trường cũng rất quan tâm đến môn học này đồng thời cũng đề ra kế hoạch bồi dưỡng cho đội học sinh có năng khiếu hàng tuần. - Môn mỹ thuật trong trường tiểu học được xem như tất cả các môn học khác, không xem là môn phụ. Chính vì thế mà giáo viên lên lớp cũng phải đầu tư nghiên cứu, tổ chức phương pháp và hình thức dạy học cho phù hợp với nội dung tiết học, rèn cho học sinh kỹ năng thực hành là chính - Ngoài ra, sự giảng dạy nhiệt tình của giáo viên cũng là cơ sở để giúp học sinh ham thích học phân môn vẽ tranh cùng với sự quan tâm nhắc nhở của phụ huynh sẽ góp phần không nhỏ đến sự tiến bộ của các em. * Tính mới của giải pháp so với giải pháp đã được áp dụng: - Dạy mỹ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng là một quá trình chọn lọc lâu dài, thông qua thao tác mẫu của giáo viên từng lúc hình thành cho các em vẽ được những bức tranh đơn giản chỉ một, hai hình ảnh. Sau đó kết hợp nhiều hình ảnh, hoạt động dần dần dựng nên được bức tranh phong phú sinh động - Sử dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức dạy học như: học nhóm đôi, học nhóm lớn, cá nhân để các em có điều kiện trao đổi kiến thức lẫn nhau giúp nhau tìm hiểu đề bài - Phát huy tính tư duy sáng tạo của học sinh trong từng bài vẽ, không còn sao chép tranh mẫu hoặc của bạn - Giáo viên chọn lọc những bài vẽ đẹp của học sinh năm trước và thực tế trong từng tiết học để khuyến khích các em học hỏi theo -4- - Trong từng tiết học, phải theo dõi kiểm tra thường xuyên, quan tâm đều khắp học sinh để động viên khen ngợi kịp thời - Sưu tầm, sáng tạo thêm nhiều tranh vẽ sẽ tạo không khí phấn khởi hứng thú trong giờ học giúp các em ham thích học hoàn thành bài tại lớp - Đưa tiêu chí cho học sinh có cơ sở nhận xét thực hiện theo chuẩn kiến thức kỹ năng, giảm nhẹ yêu cầu đồng thời nhân rộng các bài vẽ đẹp cho học sinh học hỏi 2.3. Mô tả chi tiết bản chất của giải pháp - Để giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh, trong từng tiết học việc đầu tiên là giáo viên phải kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh như: Vở tập vẽ, giấy vẽ, sáp màu,… - Phải nắm chắc qui trình của tiết dạy vẽ tranh theo chủ đề, các yêu cầu cần đạt theo chuẩn kiến thức kỹ năng và điều chỉnh nội dung dạy học, đặc biệt là khâu chuẩn bị đồ dùng dạy học góp phần thành công cho một tiết dạy. Tranh mẫu phải đập vào mắt học sinh sự hứng thú, say mê giúp các em quan sát, so sánh, phân tích được những mảng chính, phụ về hình ảnh, màu sắc, hoạt động,… - Sử dụng linh hoạt các phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với nội dung đề bài để các em tiếp cận dễ dàng. Từ đó, rèn cho học sinh cách quan sát, khả năng tìm tòi, tư duy sáng tạo để dựng nên bức tranh từ đơn giản đến phong phú sinh động - Đối với những bài trừu tượng tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm để các em cùng nhau phân tích tìm hiểu nội dung, hình ảnh chính, phụ hoạt động trong tranh - Hướng dẫn các em tìm hiểu, khai thác đề tài bằng lời nói sinh động, hấp dẫn -5- lôi cuốn các em vào cuộc giúp các em nhớ lại những gì đã quan sát, hình ảnh màu sắc sự hoạt động.Từ đó các em sẽ định hình về bố cục bức tranh mình định vẽ. - Để giờ học mang lại hiệu quả cao, trong thực hành tôi luôn quan tâm đều khắp học sinh để giúp đỡ uốn nắn kịp thời. Đối với những em còn chậm tôi hướng dẫn từng bước từ hình ảnh đơn giản rồi đến từng chi tiết, các mảng chính phụ để các em mới có thể vẽ được bức tranh theo yêu cầu của đề bài. Ngoài ra, đối với những em khá giỏi tôi còn gợi mở thêm để các em có sự sáng tạo, tư duy góp phần tô điểm cho bức tranh phong phú sinh động - Trong từng tiết học khi nhận xét đánh giá bài làm học sinh tôi luôn tuyên dương khen ngợi các em có bài vẽ đẹp màu sáng tươi sáng phù hợp, hình ảnh phong phú sinh động để giúp các em phát triển hơn, song song đó động viên các em có bài làm còn hạn chế giúp các em tiến bộ hơn - Đánh giá sản phẩm dựa trên nền tảng các tiêu chí đưa ra, giúp các em nhận xét bài lẫn nhau và phát hiện ra những bài có tư duy sáng tạo theo cảm nhận riêng của mình, để từ đó giúp các em phát triển hơn * Ví dụ: Bài “Tập vẽ tranh đề tài trường em”, giáo viên đưa ra tiêu chí để học sinh nhận xét: + Tranh vẽ đúng đề tài + Cách sắp xếp hình ảnh + Hình vẽ trong tranh như thế nào? + Màu sắc -6- Ngoài các tiêu chí trên giáo viên hướng cho học sinh cảm nhận tranh theo ý thích của mình: Theo em, em thích bài vẽ nào? Vì sao? - Dạy mĩ thuật nói chung, phân môn vẽ tranh nói riêng đòi hỏi học sinh phải có sự say mê ham thích môn học. Không những học ở trường mà ở nhà các em cũng dành chút ít thời gian để xem lại bài làm của mình, từ đó có thể điều chỉnh bài làm của mình và có thêm ý tưởng phong phú hơn. - Sự giảng dạy tận tình của giáo viên phải duy trì đều đặn và lâu dài, đó cũng là một biểu tượng làm nền tảng giúp học sinh học tốt phân môn vẽ tranh. 2. Khả năng ứng dụng của giải pháp - Với kinh nghiệm nhỏ trong giảng dạy tôi đã tìm ra những biện khả thi từng bước giúp học sinh ham thích học môn mĩ thuật nói chung phân môn vẽ tranh nói riêng - Vận dụng các giải pháp trên vào thực tế giảng dạy, qua 2 năm tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng. Số học sinh dự thi vẽ tranh các cấp đạt kết quả khả quan. - Giải pháp này áp dụng cho giáo viên dạy giảng dạy môn mĩ thuật nói chung phân môn vẽ tranh nói riêng ở trường tiểu học. 4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp - Qua nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng, tìm ra giải pháp và áp dụng vào phạm vi dạy phân môn vẽ tranh tôi thật sự hài lòng về kết quả thu được - Việc học tập của các em đã có bước chuyển biến rõ rệt, các em rất ham thích học phân môn vẽ tranh. Có nhiều em phát triển được năng khiếu của mình. Trong -7- giờ học các em học tập rất sôi nổi, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, có nhiều bài vẽ đẹp thể hiện sự tư duy sáng tạo. Các em đều hoàn thành bài tại lớp. - Qua 2 năm giảng dạy, kết quả đạt được như sau: Năm học 20102011 2011- TSHS A+ A 341 B 2 Đạt giải các cấp Huyện 2 giải III 389 46 380 11,8 87,7 0,5 1 giải KK 44 334 2 1 giải II Tỉnh 1 giải KK 1 giải KK 2012 11,6 87,9 0,5 1 giải III 5. Những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Tất cả học sinh của trường 6. Tài liệu kèm theo: không -8- -9-
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng